TIẾN TỚI CÓ CƠ QUAN QUYỀN CON NGƯỜI QUỐC GIA Ở VIỆT NAM - THAM KHẢO THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC THUỘC LIÊN MINH CHÂU ÂU
Vũ Ngọc Bình[1]
(Towards a national human rights institution in Viet Nam
- from practices and experiences from countries in the European Union)
1. Thực tiễn và kình nghiệm từ các nước thuộc Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) trong năm 2015 có dân số hơn 508 triệu người (chiếm hơn 7% dân số thế giới), hiện bao gồm 28 nước châu Âu thành viên là Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai-Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Ét-xtô-ni- a, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri, Ruma-ni, Crô-a-ti-a. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của EU.
EU là một liên minh kinh tế-chính trị được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992 (thường gọi là Hiệp ước Mát- xtrích) đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu. Tuy nhiên, về nhiều phương diện thì EU đã có từ trước, kể từ thập niên 1950 thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Các thành viên của EU kết hợp lại tương ứng với nền kinh tế lớn nhất thế giới về GDP, đứng thứ bảy trên thế giới về diện tích và đứng thứ ba trên thế giới về dân số. EƯ được miêu tả là “một gia đình của các quốc gia châu Âu dân chủ”, mặc dù phạm vi châu Âu đang là vấn đề tranh luận, đặc biệt liên quan đến việc gia nhập có thể xảy ra của Thổ Nhĩ kỳ. EU là một trong những đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, EU cùng các quốc gia thành viên của mình cũng là đối tác cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.
Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính tri quan trọng cơ bản của EU bão gồm ủy ban châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Điều này có nghĩa là nước thành viên trao cho các cơ quan EU quyền lập pháp trong những lĩnh vực cụ thể và áp dụng pháp luật này theo trật tự pháp lý của mỗi nước thành viên.
Trên bình diện thế giới, EU thúc đẩy các vấn đề về quyền con người, phản đối việc kết án tử hình và đề nghị loại bỏ khung hình phạt này trên khắp thế giới. Ngoài ra, việc loại bỏ khung hình phạt tử hình cũng là một điều kiện đối với quy chế thành viên EƯ, đảm bảo nhà- nước pháp quyền và quyền con người là nhân tố thiết yếu trong mối quan hệ giữa các bên.
Hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người ở châu Âu chủ yếu gồm Công ước châu Ấu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản (the European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms) được Hội đồng châu Âu thông qua từ ngày 4-11-1950 và có hiệu lực từ tháng 9 năm 1953. Quốc gia nào muốn trở thành thành viên của Hội đồng châu Âu đều phải tham gia Công ước châu Âu về quyền con người. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền và tự do cơ bản, Công ước châu Âu về quyền con người cũng quy đinh cơ chế giám sát thực hiện mà nòng cốt là ba cơ quan, bao gồm: ủy ban quyền con người trực thuộc Hội đồng châu Âu (được thành lập năm 1954 nhưng đã kết thúc hoạt động từ năm 1990), Tòa án châu Âu về quyền con người (1959) và ủy ban các bộ trưởng của Hội đồng châu Âu (gồm ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia thành viên). Công ước cũng quy định hai loại khiếu nại với những vi phạm quyền con người có thể được tiếp nhận và xem xét, đó là khiếu nại của các cá nhân với quốc gia mà mình là công dân và khiếu nại giữa các quốc gia đối với nhau.
Quyền con người, dân chủ và pháp quyền đã và đang được coi là những giá trị phổ quát cốt lõi phải được tôn trọng và thúc đẩy đối với nhiều nước châu Âu, nhất là từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945 và khi Tuyên ngôn Phổ quát về quyền con người được tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này thông qua năm 1948 để ngăn ngừa những vi phạm quyền con người, với những thiết chế và cơ chế quốc gia độc lập được các quốc gia thành lập hay cử ra. Rồi sau đó ý tưởng có những cơ quan đó được thảo luận rộng rãi ở châu Âu cùng nhiều nơi khác trên thế giới và vai trò của những cơ quan này trở nên rõ ràng hơn với hai công ước quốc tế về quyền con người do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1966 là Công ước về quyền dân sự và chỉnh trị (ICCPR) và Công ước về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR). Ý tưởng này đã được tái khẳng định tại Hội nghị Thế giới về Quyền con người lần thứ hai năm 1993 ở Viên (Áó) có nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của những cơ quan quốc gia về quyền con người (national human rights institutions - NHRIs) trong Tuyên bố và Chương trình Hành động Viên.
Sm đó Các nguyên tắc Hên quan tới địa vị của những cơ quan quốc gia (về quyển con người) thường được gọi là Nguyên tắc Pa-ri (Principles relating to the Status of National Institutions (the Paris Principles) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua trong tháng 12 năm 1993.
Tuy không mang tính ràng buộc trong luật pháp quốc tế, Nguyên tắc Pa-ri[2] tạo nền tảng cơ bản cho nhận thức chung và được các NHRI, chính phủ và những tổ chức xã hội dân sự chấp nhận. Những nguyên tắc này là điểm định hướng quan trọng cho các nước muốn thành lập NHRI hay củng cố các cơ cấu sẵn có để làm thành một NHRI. Đồng thời, các nguyên tắc này cũng là chuẩn mực để đánh giá mức độ độc lập và hoạt động của một NHRI. Một trong số các công việc thiết yếu được đề ra cho NHRI trong giai đoạn tranh luận ban đầu là việc thúc đẩy các công ước quốc tế về quyền con người ở cấp độ quốc gia - thông qua việc xác định những cản trở và yếu kém trong việc thực hiện ở cấp độ quốc gia và sau đó kiến nghị chính phủ các cách thức để giải quyết những thiếu hụt, khiếm khuyết. Các nước đã nhấn mạnh vai trò mang tính xây dựng của những cơ quan quốc gia trong quá khứ, đặc biệt là vai trò của họ như là các tổ chức tư vấn cho những cơ quan có thẩm quyền và trong việc khắc phục các vi phạm quyền con người, trong việc phổ biến những thông tin về quyền con người và trong việc giáo dục người dân về các vấn đề quyền con người.
Kể từ đó, Đại hội đồng Liên Họp Quốc, cũng như các cơ quan khác của Liên Họp Quốc và những hội nghị quốc tế thường xuyên đề cập đến Nguyên tắc Pa-ri. Trong những năm gần đây, các cơ quan điều ước giám sát việc thực hiện những điều ước về quyền con người thường đề cập đến vai trò quan trọng của NHRI ở cấp độ quốc gia và khuyến khích các nước chưa có thành lập NHRI. Các công ước về quyền con người gần đây như Nghị định thư không bắt buộc của Công ước chống tra tấn hay Công ước về quyền của người khuyết tật nêu rõ là Nguyên tắc Pa-ri là nguyên tắc chủ đạo đối với việc thành lập thiết chế quốc gia theo các công ước đó.
Vào thời điểm thảo luận việc thông qua Nguyên tắc Pa-ri, trên thế giới chưa có đến 20 NHRI song trong hơn 20 năm qua từ khi có Tuyên bố và Chương trình Hành động Viên, số các NHRI đã lên tới 111 trên toàn thế giới (tính đến ngày 26-1-2016). Trên thực tế toàn thế giới, không có một mô hình chung về NHRI cho các quốc gia mà thường có những mô hình khác nhau về tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ....song thông thường được thiết lập theo những hình thức khác nhau.
Ủy ban điều phổi quốc tế các cơ quan quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (the International Coordination Committee of National Institutions for the Promotion and Protection of Human Rights - ICC)[3] được thành lập năm 1993 đã có tiêu chí phân loại4 các NHRI trên thế giới như sau:
Loại
|
Tiêu chí phân loại
|
Số lượng NHRI
|
A
|
Tuân thủ Nguyên tắc Pa-ri
|
72
|
B
|
Không hoàn toàn tuân thủ Nguyên tắc Pa-ri
|
29
|
c
|
Không tuân thủ Nguyên tắc Pa-ri
|
10
|
Tổng sô NHRI (tính đên ngày 26-1-2016)
|
111
|
GANHRI là hiệp hội của các NHRI trên thế giới với một có chế phối hợp lãnh đạo gồm 16 NHRI, trong đó có 4 NHRI là thành viên đại diện cho 4 châu lục, mỗi nhóm khu vực hay tiểu khu vực có mạng lưới riêng mà manh nhất là Diễn đàn châu Á-Thái bình Dương.
Ở các nước châu Âu, Mạng lưới châu Ấu các cơ quan quyền con người quốc gia (the European Network of National Human Rights Institutions - ENNHRI) có sứ mạng là thúc đẩy quyền con người ở khắp châu Âu. ENNHRI là một trong bốn mạng khu vực của GANHRI và đây là tổ chức điều phối, phối hợp khoảng 40 NHRI các loại dưới các hình, thức hoặc mô hình khác nhau về tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ...
• Ủy ban quyền con người (human rights commissions)
• Người/cơ quan đại diện/thanh tra quốc hội về quyền con người (human rights ombudsman institutions)
• Thiết chế hỗn hợp (hybrid institutions) không chỉ chuyên về quyền con người mà còn làm các công việc khác như chống tham nhũng, các vấn đề môi trường...
• Cơ quan tư vấn (consultative and advisory bodies)
• Trung tâm and viện nghiên cứu (centres and institutes)
• Những thiết chế chuyên biệt (specialized institution) về một nhóm hay lĩnh vực quyền con người nhất định như về phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số...
Riêng EU có 24 NHRI loại A (vượt dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 20 NHRI loại A), 8 NHRI loại B, 1 NHRI loại c và 6 NHRI không được xếp hạng. Một số nước khác đang phấn đấu nâng cấp những NHRI hiện có hay thiết lập các NHRI mới theo Nguyên tắc Pa-ri. Tuy nhiên không có một mô hình mẫu chuẩn chung cho các nước EƯ do sự đa dạng về pháp luật, chính trị, tình hình và đặc điểm quốc gia, nhu cầu, nhận thức...khác nhau giữa các nước và thậm trí trong cùng một nước. Các NHRI ở những nước EU đề cập tất cả các thể loại quyền con người gồm những quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa với các chức năng gồm:
• Giám sát và điều tra tình hình quyền con người như tự do biểu đạt và hội họp.
• Báo cáo những tổ chức giám sát quốc tế như Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu.
• Hỗ trợ các cá nhân nêu cao những quyền của mình, qua việc xử lý khiếu nại hay trợ giúp pháp lý.
• Trợ giúp chính phủ, quốc hội và các cơ quan, tổ chức công quyền giải quyết những mối quan tâm quyền con người cơ bản, cũng như xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử.
• Bảo đảm sự tuân thủ, tương thích của pháp luật và thông lệ quốc tế với tất cả những chuẩn mực quyền con người quốc tế, gồm cả các điều ước Liên Hợp Quốc, Công ước châu Âu về quyền con người và Hiến chương châu Âu về các quyền cơ bản.
• Công bố những nghiên cứu, khuyến nghị và ý kiến.
• Thúc đẩy văn hóa quyền qua các hoạt động tập huấn và nâng cao nhận thức về hàng loạt vấn đề, như quyền có nhà ở đầy đủ, giáo dục hay y tế.
• Ủng hộ công việc của những nhà hoạt động quyền con người chống lại các vấn đề như tra tấn, giam giữ tùy tiện và buôn bán người.
• Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự, những mạng lưới và tổ chức khu vực về quyền con người…
Nguyên tắc Pari đặt ra sáu tiêu chí chính sau mà một NHRI cần có đủ:
• Chức năng và năng lực trên cơ sở các chuẩn mực và tiêu chuẩn về quyền con người.
• Tự quản và độc lập với chính phủ
• Độc lập theo hiến định và luật định;
• Đa nguyên (về thành phần);
• Đủ các nguồn nhân vật lực;
• Có những thẩm quyền về điều tra.
Tính độc lập là yếu tố không thể thiếu của NHRI. Theo Nguyên tắc Pa-ri, NHRI cần phải có tính độc lập với các cơ quan nhà nước khác ở mức độ độc lập càng cao càng tốt, đặc biệt trong đó bao gồm được cung cấp trụ sở và trang thiết bị làm việc, được nhận tài trợ để thực hiện những hoạt động thích hợp, việc thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp hay luật.
Ở nhiều nước EU và một số nước ASẸAN, các NHRI nếu dưới hình thức là ủy ban quyền con người quốc gia thông thường thuộc nhánh hành pháp, do chính phủ thành lập nhưng có tính độc lập tương đối với các cơ quan hành pháp khác và có thể có nhiệm vụ báo cáo thường kỳ với cơ quan lập pháp, ủy viên và các thành viên khác của ủy ban quyền con người quốc gia có thể có chuyên môn khác nhau, tuy nhiên đều phải có uy tín, kinh nghiệm, được bầu ra trên cơ sở tính đến tính đại diện cho vùng, miền, nhóm dân cư (đặc biệt với những nhóm người dễ bị tổn thương), các đảng phái, những nhóm lợi ích... của quốc gia đó. Những NHRI thường bao gồm đại diện các giai tầng trong xã hội như các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trên lĩnh vực quyền con người, các tổ chức công đoàn, các tổ chức nghề nghiệp và xã hội, các cơ sở học thuật (trường đại học, viện nghiên cứu...), các chuyên gia hay người có uy tín, nghị sĩ, luật sư, nhà báo, bác sỹ....
Chức năng, quyền hạn cụ thể của những NHRI ở các nước cộ thể khác nhau song đều có nhiệm vụ chung là giải quyết tệ phân biệt đối xử dưới tất cả các hình thức khác nhau, cũng như bảo vệ và thúc đẩy những quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các chức năng cốt lõi của những NHRI gồm cả xử lý khiếu nại và tố cáo, giáo dục quyền con người và đưa ra các khuyến nghị về cải cách pháp luật.
Cũng ở các nước EƯ, NHRI cũng là cầu nối giữa quốc tế và quốc gia, áp dụng tất cả những chuẩn mực quốc tế về quyền con người vào cấp quốc gia, với sự hiểu biết đầy đủ về tình hình .quốc gia. Đồng thời, NHRI báo cáo tới các cơ chế quốc tế và khu vực một bức tranh thực tế quốc gia về tình hình quyền con người. Trên thực tế ở một số quốc gia, nhà nước đóng vai trò kép - vừa là chủ thể có nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và lại vừa là thủ phạm chính của các vi phạm quyền con người. Chính vì vậy, NHRI có vai trò làm cân bằng và giúp làm giảm thiểu các vi phạm quyền con người.
Mỗi NHRI đều có những chuyên môn về tình hình quyền con người của các nước thành viên. NHRI huy động phối hợp và liên kết các NHRI lại với nhau để hoạt động về hàng loạt các vấn đề quyền con người ảnh hưởng, tác động đến châu Âu như:
• Các cơ cấu châu Âu hỗ trợ quyền con người
• Quyền con người của người khuyết tật
• Quyền con người của người di cư, người tị nạn và người đi lánh nạn
• Quyền con người của người cao tuổi được chăm sóc lâu dài
• Các quyền kinh tế và xã hội
• Chống khủng bố và quyền con người
• Kinh doanh và quyền con người.
2. Nhu cầu thành lập thiết chế quốc gia về bảo vệ quyền con người ở Vỉệt Nam
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về bảo đảm quyền con người, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện những điều ước quốc tế cốt lõi sau về quyền con người của Liên Hợp Quốc trong vòng hơn ba thập kỷ qua.
TT
|
Tên điều ước
|
Ngày LHQ thông qua
|
Ngày có hiệu lực
|
Số quốc gia thành viên
|
Việt Nam tham gia
|
1
|
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (CCCPR)
|
16-12-
1966
|
23-03-
1976
|
168
|
24-9-1982
|
2
|
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICSCR)
|
16-12-
1966
|
03-01-
1976
|
164
|
24-9-1982
|
3
|
Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD)
|
21-12-
1965
|
04-01-
1969
|
177
|
9-6-1982
|
4
|
Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW)
|
18-12-
1979
|
03-09-
1981
|
189
|
17-2-1982
|
5
|
Công ước về quyền trẻ em (CRC)
|
20-11-
1989
|
02-09-
1990
|
196
|
28-2-1990
|
6
|
Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả những người lao động di cư và thành viên gia đình họ (ICRMW;
|
18-12-
1990
|
01-07-
2003
|
48
|
Đang nghiên cứu xem xét
|
7
|
Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD)
|
13-12-
2006
|
03-05-
2008
|
162
|
5-2-2015
|
8
|
Công ước về chống tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt
|
10-12-
1984
|
26-06-
1987
|
159
|
5-2-2015
|
Biết về NHRI mà thường được cho là nhạy cảm hoặc chưa có nhận thức đầy đủ và kinh nghiệm về vấn đề này. Như vậy có nên thiết lập NHRI theo Nguyên tắc Pa-ri hay không nhìn từ kinh nghiệm và nghĩa vụ quốc tế cùng thực tiễn đặc thù Việt Nam, đặc biệt trong xu hướng ngày càng hội nhập quốc tế và khu vực nhiều hơn?
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát các hoạt động của Nhà nước, trong đó có quyết sách về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong đó có Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát và của Chủ tịch nước đều chịu sự giám sát của Quốc hội. Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, huyện và xã là những cơ quan trực tiếp do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân để thực hiện quyền lực của nhân dân và giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền tại địa phươngề Tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách nào giống như một ủy ban quyền con người, viện nghiên cứu/trung tâm quyền con người hay “người đại diện” hoặc “thanh tra quốc hội” như ở nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu.
Điều này phản ánh và thể hiện một thực tế là Việt Nam hiện do Đảng Cộng sản là chính đảng duy nhất lãnh đao quản lý nhà nước và xã hội trong nhiều thập kỷ qua. Quyền lực nhà nước được tổ chức thống nhất và có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa những cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bảo đảm tổ chức bộ máy nhà nước vận hành có hiệu quả và thể hiện được bản chất bộ máy nhà nước, vì các quyền và tự do cơ bản của con người. Trong hệ thống cơ quan nhà nước, các chính quyền địa phương được phân cấp và giao quyền ngày càng mạnh hơn để chủ động triển khai những chính sách phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm thực hiện quyền con người tại địa phương. Chính đặc điểm này đã chi phối và quyết đinh đến mô hình NHRI trong tương lai gần của Việt Nam.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất chịu trách nhiệm quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, Chính phủ đứng đầu cơ quan hành pháp, thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội và đối ngoại của nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thông qua cơ quan chấp hành là ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra để bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật trong các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương. Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan công quyền mà mọi hoạt động đều tác động trực tiếp đến việc bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người ở Việt Nam. Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ (do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 63/2004/QD-TTg ngày 16-04-2004) là cơ chế liên ngành do một phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao đứng đầu và chủ yếu phục vụ các mục đích đối nội. Hơn nữa, đây lại là cơ quan chính phủ nên không thể được coi là một NHRI theo Nguyên tắc Pa-ri được.
Bên canh đó, trong Chính phủ còn có một số cơ quan, tổ chức ưên thực tế có thể coi là những cơ quan quyền con người đặc biệt (specialized institutions) như một dạng của NHRI, như ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, ủy ban Dân tộc, ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, ủy ban Quốc gia về người khuyết tật.. .Các cơ quan; tổ chức này có chức năng thực hiện một số hoạt động theo kiểu NHRI ở các nước, nhưng không thể được coi là các NHRI thực sự, vì không phù hợp với Nguyên tắc Pa-ri ở nhiều điểm cơ bản như tính độc lập, chức năng, nhiệm vụ...
Với quyền tư pháp, tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và viện kiểm sát nhân dân là cơ quan công tố và kiểm sát tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ các giá trị quyền con người. Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đều không phải là những NHRI nhìn từ góc độ của Nguyên tắc Pa-ri.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể nhân dân như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.. .hoạt động trên phạm vi toàn quốc với hàng chục triệu hội viên khắp cả nước) là những lực lượng rất đông đảo, hùng hậu như những cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người trong từng lĩnh vực cụ thể và trong toàn xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, các tể chức cơ quan này lại không phải là những NHRI theo Nguyên tắc Pa-ri mặc dù họ ít nhiều làm những công việc rất quan trọng để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tùy theo các chức năng, nhiệm vụ của họ, bởi vì họ không phải là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hơn thế nữa, căn cứ theo các tiêu chuẩn nêu trong Nguyên tắc Pa-ri cũng như những chuẩn mực và văn kiện quốc tế liên quan khác thì Việt Nam hiện chưa có cơ quan/tổ chức nào có thể được coi là NHRI, như chưa có ủy ban quyền con người quốc gia hay “người đại diện” hay “thanh tra quốc hội” như nhiều nước khác, vấn đề này cũng chưa bao giờ được các hiến pháp và những văn bản luật ở Việt Nam quy định từ trước tới nay. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền liên quan của Việt Nam đang nghiên cửu khả năng xúc tiến thực hiện những khuyến nghị trên để tiến tới đề xuất những mô hình xây dựng thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người phù hợp nhất với bối cảnh và thực tiễn Việt Nam trên các mặt chính trị, pháp lý, lịch sử, kinh tế và xã hội, theo với những thông lệ và chuẩn mực quốc tế về quyền con người, trong đó có Nguyên tắc Pa-ri. Để thành lập một cơ quan như vậy cần phải có lộ trình chuẩn bị từng bước về cơ sở pháp lý, cơ chế, nhân sự và điều kiện hoạt động.
3. Định hướng thành lập thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người ở Việt Nam theo các mô hình ủy ban liên ngành
Từ thực tiễn và kinh nghiệm của hơn 100 NHRI trên thế giới, đặc biệt từ các nước đã triển khai có NHRI khác nhau ở Liên minh châu Âu cũng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và từ thực tiễn Việt Nam nhìn từ các góc độ, chúng tôi đề xuất năm phương án (theo thứ tự ưu tiên) dưới đây mà cần được nghiên cứu xem xét:
1. Thành lập một NHRI dưới hình thức là ủy ban quyền con người liên ngành trên cơ sở của Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ.
2. Thành lập một NHRI là ủy ban quyền con người theo đúng Nguyên tắc Pa-ri với tư cách là một cơ quan nhà nước độc lập và không nằm trong hệ thống của chính phủ. Thiết chế này có vị thế và quy chế riêng tương tự như Kiểm toán Nhà nước.
3. Thành lập một NHRI là một cơ quan quyền con người đặt trong Văn phòng Chủ tịch Nước.
4. Thành lập một NHRI với việc kiện toàn Ban Dân nguyện trực thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội thành Hội đồng Quyền con người có vị thế như một ủy ban hay một cơ quan tương tự trong Quốc hội.
5. Thành lập một NHRI dưới hình thức là một trung tâm hay viện nghiên cứu (tương tự như Viện nghiên cứu về quyền con người) thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hay như một viện hay trung tâm nghiên cứu trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hoặc đật trong một trường đại học chuyên ngành luật.
Về lâu dài, phương án hai là có một NHRI theo đúng Nguyên tắc Pa-ri sẽ là phù hợp nhất song phương án một (có một NHRI theo mô hình ủy ban liên ngành quốc gia) sẽ thích hợp trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, việc thiết lập NHRI còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
• Thể chế chính trị
• Hiến pháp và pháp luật
• Các yếu tố, văn hóa và lịch sử
• Yếu tố kinh tế
• Các thiết chế, thể chế hiện hành có liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
• Nhu cầu về giáo dục và đào tạo về quyền con người
• Hợp tác, hội nhập quốc tế và khu vực.
Xuất phát từ thực tiễn phức tạp của vấn đề quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng cơ quan một NHRI cần có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở pháp lý, chuyên gia và đội ngũ cán bộ, kiến thức, kinh nghiệm... Lộ trình xây dựng cơ quan này nên chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn một trước mắt (từ một đến hai năm) là xây dựng một ủy ban quyền con người liên ngành quốc gia trên cơ sở của Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ để bước đầu đáp ứng một số yêu cầu căn bản của Nguyên tắc Pa- ri. Tên dự kiến của NHRI này là ủy ban Liên ngành Quốc gia về quyền con người Việt Nam.
- Giai đoạn thứ hai là thành lập và hoàn thiện cơ quan quyền con người quốc gia trên cơ sở bộ máy, đội ngũ cán bộ của ủy ban liên ngành sẽ được xây dựng trên cơ sở của Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ. Tên dự kiến của NHRI này là ủy ban Quốc gia về quyền con người Việt Nam.Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp cũng như cơ chế, thể chế của bộ máy nhà nước là những công việc cấp bách để đáp ứng những yêu cầu đặt ra của Nguyên tắc Pa-ri.
Các đặc điểm của thiết chế quốc gia về quyền con người dưới hình thức của một ủy ban liên ngành quốc gia này được xây dựng và phát triển ữong giai đoạn một sẽ có thể có những đặc điểm sau:
Cơ sở pháp lý và vai trò:
Về cơ sở pháp lý và theo quy định của Nguyên tắc Pa-ri, thì dù theo mô hình nào thì cơ quan này cũng phải được thành lập từ một quy định trong Hiến pháp hoặc trên cơ sở một đạo luật riêng biệt. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, việc ban hành một đạo luật hay sửa đổi Hiến pháp trong tương lai là có thể và thích hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang tiến hành cải cách hành chính và thu gọn bộ máy nhà nước cho hiệu quả như hiện nay và trong tương lai thi trước mắt việc thiết lập một NHRI dưới hình thức là một ủy ban liên ngành quốc gia thuộc Chính phủ (do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập) là thích hợp để đủ sức đáp ứng các yêu cầu trong nước và đối ngoại trong tình hình hiện nay.
Về chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền
NHRI không phải là: (i) một cơ quan lập pháp vì không có chức năng đại diện và không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật...; (ii) không phải là một cơ quan tư pháp vì không có chức năng tài phán; và (iii) cũng không hẳn là một cơ quan hành chính, mặc dù ở nhiều nước NHRI được đặt trong/dưới một cơ quan hành pháp, nhưng nó được hưởng mức độ độc lập nhất định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động.
Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, ủy ban liên ngành quốc gia (gọi tắt là ủy ban) không có chức năng trực tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo những vi phạm quyền con người mà:
• Xem xét, nghiên cứu việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của các chủ thể nhà nước và những chủ thể khác.
• Tiến hành thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu, đánh giá về quyền con người ở Việt Nam và trên thế giới. Đây sẽ là đầu
mối cung cấp thông tin khách quan, tin cậy cho cộng đồng quốc tế về tình hình quyền con người ở Việt Nam.
• Phát triển các chiến lược và kế hoạch thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
• Thúc đẩy xây dựng năng lực và khả năng triển khai hiệu quả những nghĩa vụ quy định ừong các điều ước quốc tế về quyền con người.
• Làm đầu mối hợp tác quốc tế về quyền con người với các nước khác, các tổ chức quốc tế và khu vực.
• Thúc đẩy xây dựng năng lực và khả năng triển khai hiệu quả những nghĩa vụ quy định trong các điều ước quốc tế về quyền con người.
• Tiến hành tổ chức tuyên truyền, phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo về quyền con người ở các cấp học, bậc học, các ban ngành, đoàn thể các cấp và những giai tầng trong xã hội.
• Xây dựng hay soạn thảo các báo cáo quốc gia hàng năm quyền con người cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước như Quốc hội, Chính phủ hoặc hoặc những báo cáo khác nếu cần thiết và những báo cáo quốc gia về thực hiện điều ước cho các cơ quan điều ước Liên Hợp Quốc, đặc biệt với những điều ước mà Việt Nam là quốc gia thành viên qua gia nhập hay phê chuẩn.
• Tổ chức tiến hành những đối thoại song phương và đa phương về quyền con người với các nước, với các tổ chức quốc tế và trong nước có nhu cầu.
• Xem xét việc ban hành luật và văn bản dưới luật có phù hợp với Hiến pháp năm 2013 hay không, đề xuất các kiến nghị, tham gia xây dựng luật và tư vấn về chính sách liên quan đến quyền con người.
• Xem xét tính tương thích và sự hài hòa của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người.
• Giám sát, kiểm tra đôn đốc các hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử liên quan có theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật và theo hướng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người độc lập, khách quan hay không rồi khuyến nghị các cơ quan có chức năng, thẩm quyền phương hướng giải quyết.
• Cung cấp các dịch vụ tư vấn và trợ giúp kỹ thuật về các vấn đề quyền con người theo yêu cầu của những cơ quan, ban ngành và tổ chức trong nước về quyền con người.
• Bảo đảm hiệu quả sự hiện diện, tham gia và đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự về quyền con người ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Về cơ cấu tổ chức
Ủy ban cần được tổ chức và cơ cấu:
• Theo phòng hay nhóm công tác hoặc nhóm chuyên môn phục vụ các nhóm đối tượng như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, nạn nhân của buôn bán người hay bạo lực...
• Theo chuyên đề: hợp tác quốc tế/đối ngoại, giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông, thúc đẩy và bảo vệ, nghiên cứu và đánh giá, tổng hợp và theo dõi/giám sát, báo cáo...
• Theo vấn đề: sức khỏe, giáo dục, tín ngưỡng-tôn giáo, HIV/AIDS, di cư, lao động, giam tù, môi trường và biến đổi khí hậu, quyền con người và kinh doanh, quyền con người và chống khủng bố...
Về thành phần đại diện, thành viên
• ủy ban có cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, chuyên gia tư vấn... được tuyển chọn, bổ nhiệm (có thời hạn), khen thưởng và kỷ luật trên cơ sở đạo đức, chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu theo các quy định hiện hành của pháp luật.
• ủy ban có văn phòng trung ương và chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố.
• Sự đa dạng phong phú về thành phần của NHRI như là một tổ chức nhà nước đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới cũng là một sự gợi mở cho Việt Nam khi tiến hành xây dựng và phát triển một NHRI theo đúng Nguyên tắc Pa-ri trong tương lai và trước mắt là ủy ban liên ngành quốc gia về quyền con người trong hoàn cảnh rất đặc thù về chính trị và pháp luật.
Ủy ban có thành phần chọn lọc từ các bộ, ngành và cơ quan như sau:
Chính phủ
Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thong, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Thanh tra Chính phủ, ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, ủy ban Quốc gia về sự tiến bộ của Phụ nữ Việ.t Nam, ủy ban Quốc gia về người khuyết tật, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam.
Quốc hội
ủy ban Pháp luật, ủy ban Tư pháp, ủy ban Đối ngoại, Hội đồng Dân tộc, ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ủy ban các vấn đề xã hội, Ban Dân nguyện.
Các đoàn thể, tổ chức xã hôi và những cơ quan tổ chức khác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hội người khuyết tật, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật, Liên hiệp hội Hòa bình Hữu nghị, Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao...
Về vị trí và mối quan hệ hợp tác của NHRI trong hệ thống các cơ quan nhà nước
Theo kinh nghiệm của các nước EU và ASEAN thì NHRI là những cơ quan hay định chế nhà nước do hiến định hay luật định với chức năng bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. NHRI là một bộ phận của bộ máy nhà nước và có ngân sách do nhà nước cấp song hoạt động độc lập với chính phủ. Theo Nguyên tắc Pa-ri, NHRI không phải là tổ chức phi chính phủ hay xã hội dân sự mà là một cơ quan nhà nước đặc thù hay một thiết chế có tính chất của cơ quan nhà nước. Nó có một vị thế rất đặc biệt, không giống tổ chức phi chính phủ hay xã hội dân sự và đồng thời cũng không giống các cơ quan nhà nước thông thường khác.
Việc hình thành một NHRI ở Việt Nam đã trở thành một yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội. Sự phát triển và vận hành theo kinh tế thi trường và nhà nước pháp quyền chắc chắn sẽ dẫn đến việc đòi hỏi sự hình thành NHRI để thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện quyền con người vì đây vừa là một nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế và vừa là một yêu cầu khách quan, Tuy nhiên, xây dựng NHRI là yêu cầu phát triển mới của cơ chế đảm bảo và thúc đẩy quyền con người chứ sẽ không làm thay thế vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như những cơ chế khác thuộc hệ thống chính trị. Cơ quan này phải hoạt động độc lập (tương đối) với các cơ quan quyền lực kể trên. Nó không phải là một tổ chức phi chính phủ mà là một tổ chức hay cơ quan nhà nước theo hiến định hoặc luật định. Đồng thời, nó phải là thành tố trung tâm của hệ thống quyền con người quốc gia mà đồng thời thiết chế độc lập này còn phải là cầu nối giữa nhà nước với xã hội dân sự (như ở các nước khác có thể gồm cả báo chí, giới chuyên môn học thuật, các trường đại học, tổ chức công đoàn...) và những chủ thể khác. Theo kinh nghiệm của các nước EU, NHRI đứng ở giữa nhà nước và xã hội dân sự với tư cách là cơ quan/tổ chức nhà nước có chức năng, thẩm quyền và độc lập với chính phủ nên NHRI phối hợp với nhiều tổ chức xã hội dân sự và đem tới một bức tranh tổng thể chính xác về tình hình quyền con người, với những khuyến nghị tới chính phủ, quốc hội và các cơ quan, tổ chức nhà nước khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TỔNG HỢP
• Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Hà Nội, 2014.
• Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam 2035 - Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ (Báo cáo Tổng quan), Hà Nội, 2016.
• Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ, Tài liệu tổng kết Chỉ thị 12 của Ban Bỉ thư Trung ương Đảng về quyền con người và quan điểm chủ trương cúa Đảng ta, Nhà xuất bản Chính trị-Hành chính, 20i2.
• Vũ Ngọc Bình, Quyền con người trong quản lỷ tư pháp - những nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản (bài trình bày tại Hội thảo “Từ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng - đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự” do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức tại Hà Nội ngày 26-10- 2011).
• Vũ Ngọc Bình, Quyền con người trong quàn lỷ tư pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000.
• Vũ Ngọc Bĩnh, Sách bỏ túi về quyền con người, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002.
• Vũ Ngọc Bình, Tiến tới việc thiết lập cơ quan quắc gia độc lập về giám sát, theo dõi quyền trẻ em ở Việt Nam (nghiên cứu thực hiện cho UNICEF), Hà Nội, 2014.
• Vũ Ngọc Bình, Thực trạng nhận thức về cơ quan quốc gia về quyền con người ở Việt Nam (bài trình bày tại Hội thảo “Cơ quan nhân quyền quốc gia: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 12-9-2014 tại Hà Nội).
• Vũ Ngọc Bình, Tiến tới cỏ cơ quan quyền con người quốc gia - kinh nghiệm toàn cầu và gợi ý cho Việt Nam (bài trình bày tại Hội thảo phục vụ đề tài “Nghiên cứu mô hình thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người của một số nước trên thế giới và đề xuất mô hình ở Việt Nam” do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 22-9-2015 tại Hà Nội).
• Vũ Ngọc Bình, Tiến tới quyền con người cho tất cả mọi người ở ASEAN - sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và những vấn đề thực tiễn đặt ra với Việt Nam, (bài trình bày tại Hội thảo khoa học về “Vai trò của xã hội dân sự trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam” tổ chức ở Hà Nội, ngày 14-15 tháng 4 năm 2016).
• United Nations, National Human Rỉghts Institutỉons - History, Princỉples, Roỉes and Responsỉbỉlỉtỉes (Professional Training Serỉes No. 4), New York and Geneva, 2010.
• United Nations, Handbook for Human Rỉghts Treaty Body Members, New York and Geneva, 2015.
• United Nations, National Institutions for the Promotion and Protectỉon of Human Rights, Geneva, 1993.
• Raoul Wallenberg Institute of Human Rights and Humanitarian Law (RWI) and Asia Pacific Forum (APF), National Human Rỉghts Institutions and National Inquỉrỉes, 2014.
• Asia Paciíic Forum (APF), Media Handbook fọr National Human Rỉghts Instừutions, Sedney, 2014.
• Asia Pacific Forum (APF), Ả Manual on National Human Rights Institutỉons, Sedney, 2015.
• Asia Pacific Forum (APF), International Human Rỉghts and the International Human Rights System: A Manual for National Human Rights Institutions, Sedney, 2012.
• Asia Pacific Forum (APF), Promotỉng and Protecting the Rights of Migrant Workers: The Role of National Human Rỉghts Instỉtutions, Sedney, 2012.
• Asia Paciíĩc Forum (APF), Human Rights Education: The Role of National Human Rỉghts Institutions, Sedney, 2013.
• Asia Pacific Forum (APF) and Asian NGO Network on National Human Rights Institutions (ANNI), 2015 ANNI Report on the Performance and Establishment of National Human Rights Institutions in Asia, Bangkok, 2015.
• Commonwealth Secretariat, National Human Rights Institutions - Best Practices, London, 2001.
• European Union Agency for Fundamental Rights (FRA), Handbook on the establishment and accreditation of National Human Rights Institutions in the European Union, Vienna, 2012.
• UNDP, Cơ quan nhân quyền quốc gia - Mô hình, chương trình, thách thức và giải pháp: Nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội.
[1] Bài trình bày của ông Vũ Ngọc Bình, Chuyên gia độc lập về quyền con người tại Hội thảo quốc tế về “Thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người, kinh nghiệm của các nước châu Âu và đề xuất mô hình cho Việt Nam” do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) và Quỹ hợp tác pháp luật quốc tế của Đức (Quỹ IRZ) tổ chức ngày 15-16 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.
[2] Văn kiện này đề cập đến các vấn đề như thẩm quyền và trách nhiệm của NHRI, cơ cấu tổ chức và những bảo đảm về tính độc lập và đa nguyền của NHRI; những cách thức hoạt động của NHRI; các nguyên tắc bổ sung liên quan đến vị thế của NHRI có thẩm quyền xử lý những khiếu nại vi phạm quyền con người...
[3] Trong tháng 3 năm 2016 đã được đổi tên là Liên minh toàn cầu các cơ quan quyền con người quốc gia (the Global Alliance of National Human Rights Institutions - GANHRI). GS.TS. Beate Rudolf của Viện Quyền con người Đức (the German Institute for Human Rights) được bàu làm chủ tịch đầu tiên của GANHRI (nhiệm kỳ 2016-2018).