Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Những điểm mới của phần nghĩa vụ Hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015

TS. Nguyễn Minh Tuấn

26/11/2016

Hà Nội, ngày 17/6/2016

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA PHẦN NGHĨA VỤ  HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

(Tọa đàm ngày 17/6/2016, Dự án JICA)

TS. Nguyễn Minh Tuấn

                                                                                        Đại học Luật Hà Nội  

 

I. NHỮNG QUI ĐỊNH MỚI CỦA PHẦN QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHĨA VỤ

Trong giao lưu dân sự nói chung và các giao dịch dân sự và thương mại nói riêng, quy định chung về nghĩa vụ và hợp đồng điều chỉnh những vấn đề cơ bản về nghĩa vụ như thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự do vi phạm do vi phạm nghĩa vụ. Đặc biệt các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp có thể vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn. Mặt khác, các tổ chức tín dụng sẽ lựa chọn biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm linh hoạt có độ tin cậy cao trong việc cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Vì thế trong phần nghĩa vụ và hợp đồng những quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sửa đổi nhiều nhất.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một chế định quan trong của BLDS, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự bảo đảm được quyền và các lợi ich của mình. Trong các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, nếu các bên có lựa chọn một biện pháp bảo đảm phù hợp với nội dung, tính chất của nghĩa vụ, thì khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ xâm phạm đến lợi ích của bên kia, thì bên bị vi phạm có quyền  áp dụng các biện pháp chế tài do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định để bảo vệ quyền lợi của mình.

Chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS 2005 đã phát huy hiệu quả điều chỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, trong chế định này còn một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể, chưa phù hợp với cơ chế thị trường hoặc còn thiếucho nên khi xảy ra tranh chấp không có quy định để áp dụng. Để khắc phục những điểm hạn chế trên, BLDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung các qui định đó.

Trong phần nghĩa vụ và hợp đồng có nhiều Điều luật được loại bỏ vì trùng với nội dung của các Điều luật khác, có những điều luật được tách ra thành nhiều khoản hoặc sửa chữa từ ngữ nhưng không ảnh hưởng đến  nội dung của điều luật. Bài viết này chỉ phân tích đánh giá những câu, cụm từ, khoản, điều luật có nội dung mới so với BLDS 2005.

A.Quy định chung về nghĩa vụ

Trong Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 một số quy định là trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ thì trong BLDS 2015 quy định thành thực hiện nghĩa vụ. Vì nội dung của những điều luật này có tính chất hướng dẫn bên vi phạm nghĩa vụ tiếp tục thực hiện mà không quy định hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ. Quy định này phù hợp với lý luận chung về trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm dân sự nói riêng.

1- Điều 355BLDS 20015 bổ sung vào khoản 2 Điều 288 BLDS 2005 về chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ  như sau: “ ..Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.”

Thông thường khi một bên thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền phải tiếp nhận nghĩa vụ. Tuy nhiên, có trường hợp bên có quyền vì lý do khách quan hoặc chủ quan không tiếp nhận nghĩa vụ đúng thời hạn có thể gây thiệt hại cho bên có nghĩa vụ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế luật cho phép bên có nghĩa vụ gửi tài sản cho người thứ ba thực hiện dịch vụ giữ tài sản như kho tàng, bến bãi.. Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp vận chuyển, cung ứng hàng hóa, vật tư sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc giử tài sản cho người thứ ba giữ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Bên có nghĩa vụ giải phóng nghĩa vụ của mình, bên có quyền được bảo đảm tài sản an toàn không bị hư hỏng, mất mát hoặc hạn chế việc bồi thường tổn thất cho bên có nghĩa vụ

Quy định về giử giữ tài sản khi bên có quyền chậm tiếp nhận nghĩa vụ có tính chất rằng buộc trách nhiệm của bên có nghĩa vụ khi gửi tài sản của bên có quyền cho người thứ ba giữ thì phải thông báo để bên có quyền biết và yêu cầu người thứ ba giao tài sản. Nếu bên có nghĩa vụ không thông báo mà bên có quyền bị thiệt hại do không tìm thấy tài sản thì phải bồi thường.

2. Điều 284.Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện , bổ sung khoản 2 như sau:

“ 2. Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật này”.

Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện là những nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận mà khi nào điều đó phát sinh thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Ngược lại, nếu điều kiện không phát sinh thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ. Điều kiện để thực hiện nghĩa vụ là các sự kiện khách quan không phụ thuộc vào các chủ thể. Tuy nhiên, trong sinh hoạt hoặc trong sản xuất kinh doanh có thể một bên chủ thể cố ý thúc đẩy cho điều kiện phát sinh hoặc ngăn chặn điều kiện không phát sinh nhằm đem lại lợi ích cho mình.

Quy định này nhằm xác định hậu quả pháp lý của việc một bên cố ý vi phạm thỏa thuận, không thực hiện đúng nguyên tắc trung thực, thiện chí cho nên phải gánh chịu bất lợi về mình khi điều kiên đó không xảy ra hoặc có xảy ra  theo ý chí của một bên.

B. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Ngoài 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS 2005, BLDS 2015bổ sung biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Trong BLDS 2005 quy định là quyền của một bên trong hợp đồng song vụ và hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần, cho nên không có hiệu lực đối kháng với người thứ ba. BLDS 2015 quy định là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tạo cơ sở pháp lý để bên có quyền thực hiện và bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Điều 293.Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

Điều 293 bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trong cơ chế thị trường thì nhu cầu mua bán, vay, mượn, trao đổi hàng hóa của các cá nhân và doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. Thông thường các giao dịch diễn ra khi các bên có tài sản để thự hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, để quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa luôn diễn ra một cách liên tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi thì doanh nghiệp có thể mua bán đặt hàng những hàng hóa đang hoặc sẽ sản xuất. Đối với những nghĩa vụ hình thành trong tương lai thì cần phải xác định thời hạn sẽ hình thành từ đó áp dụng biện pháp bảo đảm có thời hạn tương ứng. Những nghĩa vụ hình thành sau khi giao dịch bảo đảm chấm dứt thì không thuộc nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đối với nghĩa vụ hình thành trong tương lai là nghĩa vụ phát sinh sau khi biện pháp bảo đảm đã xác lập, cho nên cần phải xác định thời hạn bảo đảm mà các bên đã thỏa thuận. Nếu nghĩa vụ được bảo đảm hình thành sau khi biện pháp bảo đảm hết thời hạn thì được coi là nghĩa vụ không có biện pháp bảo đảm.

3. Điều 294.Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

1. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.

Đây là một quy định mới về bảo đảm nghĩa vụ hình thành trong tương lai. Theo nguyên tắc chung nếu các bên không thỏa thuận về phạm vi nghĩa vụ hình thành trong tương lai được bảo đảm, thì áp dụng khoản 1 Điều 293. Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ hình thành trong tương lai, thì thời hạn bảo đảm xác định theo thời hạn của nghĩa vụ hình thành trong tương lai. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ hình thành trong tương lai thì thời hạn của nghĩa vụ sẽ xác định theo thực hiện nghĩa vụ không thời hạn (khoản 3 Điều 278).

4. Điều 295. Tài sản bảo đảm

Điều 295 sủa đổi Điều 320 BLDS 2005-Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tên điều luật sủa đổi phù hợp với các quy định về tài sản. Ngoài ra Điều 295 bổ sung khoản 1, 2 và khoản 4.

- Các tài sản qui định tại Điều 105 BLDS 2015 đều có thể trở thành tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, mỗi biện pháp bảo đảm có đối tượng riêng cho nên tùy từng trường hợp mà có thể lựa chọn loại tài sản phù hợp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản bảo đảm phải quyền sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này nhằm phòng ngừa trường hợp tranh chấp về tài sản với người thứ ba gây ra phức tạp, khó khăn cho bên nhận bảo đảm khi xử lý tài sản. Mặt khác nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản khi bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp hoặc cố ý chiếm đoạt tài sản sau đó đem cầm cố, thế chấp… Đối với các biện pháp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu không áp dụng quy định này, vì đây là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng song vụ (khoản 1).

- Tài sản bảo đảm có thể là một vật cũng có thể là vật đồng bộ hoặc nhiều tài sản trên đất (BĐS), hàng hóa luân chuyển…. Trường hợp này các bên có thể mô tả tài sản một cách chung nhưng phải thể hiện được loại tài sản, số lượng, trị giá tài sản. Mục đích của việc xác định tài sản để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản trong cầm giữ, cầm cố, đặt cọc và xử lý tài sản bảo đảm (khoản 2)

-  Thông thường giá trị tài sản bảo đảm sẽ lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm có thể nhỏ hơn giá trị nghã vụ  được bảo đảm, trừ trường hợp luật có quy định khác (khoản 3)

5. Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp khi mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc thực hiện các dự án đầu tư lớn cần nhiều vốn phải vay của nhiều người hoặc nhiều ngân hàng khác nhau. Cho nên người sản xuất, kinh doanh cần phải có tài sản giá trị lớn để bảo đảm cho các khoản vay đó. Trường hợp không thanh toán được nợ thì các chủ nợ phải xử lý tài sản bảo đảm theo nguyên tắc chủ nợ nào xác lập đối kháng trước được ưu tiên.

Hiệu lực đối kháng là quyền yêu cầu của người nhận bảo đảm đối với người thứ ba giao lại tài sản bảo đảm để xử lý hoặc quyền ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp nhiếu người cùng có quyền đối với tài sản bảo đảm.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba phát sinh từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm (bắt buộc hoặc tự nguyện). Trường hợp, luật không qui định bắt buộc đăng ký thì hiệu lực đối kháng phát sinh từ thời điểm nắm giữ tài sản như biện pháp cầm cố, đặt cọc, ký cược hoặc từ thời điểm chiếm giữ như kỹ quĩ, cầm cố giấy tờ có giá hoặc từ thời điểm chiếm giữ tài sản trong cầm giữ tài sản (khoản 1)

Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng mà tài sản do người thứ ba đang chiếm hữu thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba giao lại tài sản để xử lý. Trường hợp bên bảo đảm chuyển quyền sở hữu cho người thứ ba thông qua các hợp đồng mua bán, trao đổi, vay tài sản mà không có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng và nhận lại tài sản để xử lý (khoản 2).

Trường hợp tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ như xử lý tài sản trong thế chấp, phá sản, thực hiện nghĩa vụ của người khác, thì người nhận bảo đảm có quyền ưu tiên thanh toán trước những người có quyền khác theo quy định tại Điều 308 Bộ luật này và luật khác liên quan.

5. Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm

Điều 298 bổ sung khoản 3 như sau:

3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm là hoạt động dịch vụ công, cho nên khi đăng ký biện pháp bảo đảm các bên phải thực hiện theo quy trình do pháp luật quy định. Nếu vi pham về hinh thức đăng ký thì có thể không phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba

7. Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Xử lý tài sản bảo đảm là một trong các phương thức thanh toán các nghĩa vụ từ tài sản bảo đảm khi người bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ. Căn cứ để xử lý tài sản do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Các bên co thể thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm trước thời hạn hoăc đúng hạn việc này phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Quy định cho phép các bên xử lý tài sản trước thời hạn sẽ tạo điều kiện cho bên bảo đảm chấm dứt nghĩa vụ sớm khi không còn khả năng thanh toán và có thể lâm vào tình trạng phá sản. Mặt khác cho phép chủ nợ thu hồi được tài sản của mình. Một số trường hợp luật quy định cần phải xử lý tài sản trước thời hạn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ thể có quyền liên quan đến tài sản bảo đảm.

Khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ, hoặc theo thỏa thuận, hoặc do pháp luật qui định mà tài sản bảo đảm bị xử lý, thì việc xử lý tài sản bảo đảm cần phải minh bạch, khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo trình tự sau:

- Khi nghĩa vụ đến thời hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà việc không thực hiện, thực hiện không đúng này không thuộc trường hợp bất khả kháng hay nói cách khách, bên vi phạm không được miễn trách nhiệm dân sự. Thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm (khoản 1).

-  Thông thường xử lý tài sản bảo đảm sẽ thực hiện khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ, thì bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận nếu bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng thì bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm (khoản 2). Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khác theo pháp luật qui định (xem Điều 423, 424,425,426 các điều luật này quy định về hủy bỏ hợp đồng…..)

- Khi tham giaquan hệ hợp đồng hoặc trong thời hạn thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, như hợp đồng vay có thời hạn và các bên có thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước kỳ hạn mà không phải trả toàn bộ lãi cho cả thời hạn vay.Tuy nhiên khi bên cho vay yêu cầu trả nợ, nhưng bên vay không trả nợ hoặc trả một phần, thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm (khoản 3).

Trường hợp luật có qui định phải thực hiện trước nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ như thu hồi tài sản của bên nhận bảo đảm để thi hành án hoặc xử lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp bị bán đấu giá thi hành án dân sự thì bên nhận thế chấp câm cố có quyền ưu tiên, sau đó thanh toán cho các khoản phải thi hành án theo Luật thi hành án (xem Điều 47 và Điều 90 LTHADS)

8. Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

- Trước khi xử lý tài sản bảo đảm bên nhận bảo đảm thông báo cho bên bảo đảm  và những người nhận bảo đảm khác biết về thời gian, phương thức, địa điểm xử lý tài sản… nhằm tào điều kiện cho các chủ thể đó chuẩn bị tham gia xử lý tài sản hoặc thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản phù hợp với điều kiện của các chủ thể. Tuy nhiên đối với những tài sản có nguy cơ hư hỏng hoặc đã bị hư hỏng như hàng hóa là nông sản bị hư hỏng thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay và thông báo cho các chủ thể liên quan biết việc xử lý đó để kiểm tra quá trình xử lý tài sản có đảm bảo tính khách quan hay không (khoản 1).

- Trường hợp, bên nhận bảo đảm xử lý tài sản mà không thông báo cho bên bảo đảm hoặc người nhận bảo đảm khác biết mà việc xử lý đó không khách quan, minh bạch gây thiệt hại cho các chủ thể thì những người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, như bán tài sản giá thấp hơn giá thị trường, đẫn đến không đủ tài sản để thanh toán cho những người có quyền khác (khoản 2).

9. Điều 301. Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Tài sản bảo đảm có thể do chính người bảo đảm giữ hoặc do người thứ ba giữ, khi xử lý tài sản thì người giữ tài sản phải chuyển giao cho bên nhận bảo đảm xử lý theo thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định. Trường hợp người giữ tài sản không chuyển giao để xử lý tài sản, thì người nhận bảo đảm không được dùng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi tài sản mà phải yêu cầu Tòa án giải quyết. Qui định này nhằm ngăn ngừa trường hợp bên nhận bảo đảm cố ý gây mất trật tự xã hội hoặc cưỡng đoạt tài sản trái pháp luật.

10. Điều 302.Quyền nhận lại tài sản bảo đảm

Sau khi đã thông báo về xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm tự nguyên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ, thì được coi là bên bảo đảm đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm, cho nên bên bảo đảm có quyền nhận lại tài sản bảo đảm.

11.  Điều 303.Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Khi xác lập biện pháp bảo đảm các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhằm tạo điều kiện cho bên nhận bảo đảm thu hồi tài sản nhanh hiệu quả và giảm bớt chi phí cho việc thực hiện xử lý tài sản bảo đảm. Các bên có thể thỏa tuận về một trong các phương thức thức sau hoặc các bên đưa ra các phương thức xử lý tài sản cho phép bên nhận bảo đảm lựa chọn một phương thức phù hợp.

Khi xử lý tài sản thì biện pháp bán tài sản không qua đấu giá sẽ thuận lợi nhất vì biện pháp này linh hoạt và nhanh, chi phí bán tài sản không đáng kể. Biện pháp này phù hợp với hoạt động cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản sau.

-Bán đấu giá là phương thức mua bán khách quan do pháp luật quy định tạo điều kiện cho bán tài sản với giá cao nhất. Khi xác lập biện pháp bảo đảm các bên có thể thỏa thuận về bán đấu giá tài sản bảo đảm tại tổ chức bán đấu giá để thanh toán nghĩa vụ.

- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đó để thanh toán nghĩa vụ trong các trường hợp tài sản không thể bán được và bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán nghĩa vụ.

- Ngoài các phương thức trên các bên có thể thỏa thuận các phương thức khác phù hợp với tính chất của nghĩa vụ như cho thuê tài sản, sử dụng tài sản trong một thời hạn phù hợp.

- Trường hợp các bên không thỏa thuận về các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đầu giá.

12. Điều 304. Bán tài sản cầm cố, thế chấp

- Việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được áp dụng nguyên tắc chung quy định về các phương thức thức xử lý tài sản bảo đảm, Cho nên, khi lựa chọn biện pháp bảo đảm các bên có thỏa thuận về bên nhận bảo đảm có quyền bán đấu giá tài sản bảo đảm, nếu bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ,thì bên nhận bảo đảm có quyền ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc bảo đảm các lợi ích khác. Hoặc việc bán đấu giá được thực hiện theo qui định của pháp luật về bán đấu giá.

- Việc tự bán tài sản bảo đảm được thực hiện trong trường hợp các bên có thỏa thuận và thực hiện theo qui định về hợp đồng mua bán tài sản được quy đinh tại Điều 430 đến Điều 449 Bộ luật này. Số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định tại Điều 307 Bộ luật này. Trường hợp, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì bên nhận bảo đảm phải làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua như hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, hoặc các loại thuế khác….

13. Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

Thông thường khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm muốn nhận được khoản tiền từ việc bán tài sản bảo đảm để bù trừ nghĩa vụ. Tuy nhiên có trường hợp tài sản bảo đảm không bán được do nguyên nhân khách quan và người bảo đảm không còn tài sản khác thay thế, thì trường hợp này bên nhận bảo đảm bảo có thể nhận tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm hoặc theo thỏa thuận bằng văn bản khi xử lý tài sản để bù trừ nghĩa vụ. Trường hợp này tài sản bảo đảm phải được định giá khách quan theo Điều 306..

Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị nghĩa vụ, thì người nhận tài sản bảo đảm thanh toán phần chênh lệch cho bên bảo đảm. Ngược lại nếu giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.

Nếu tài sản bảo đảm phải đăng ký quyền sở hữu, thì người bảo đảm phải làm các thủ tục để chuyển quyền sở hữu cho bên nhận bảo đảm.

13. Điều 306. Định giá tài sản bảo đảm

Khi xác lập biện pháp bảo đảm hoặc khi xử lý tài sản bảo đảm các bên có thể thỏa thuận về giá trị tài sản bảo đảm khi xử lý hoặc yêu cầu tổ chức định giá. Việc định giá tài sản phải đảm bảo tính khách quan, phù hợp với giá thị trường để bảo đảm qyền lợi của các bên. Trường hợp tổ chức định giá tài sản không khách quan mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm phải bồi thường thiệt hại.

13.Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

- Khi xử lý tài sản thì cần phải bảo quản, nếu tài sản bị hư hỏng trong thời gian giữ thì những chi phí này được ưu tiên trước sau đó sẽ thanh toán theo thứ tự ưu tiễn tại Điều 308.

- Nếu thanh toán toán toàn bộ nghĩa vụ và các cho phí lien quan đến xử lý tài sản mà số tiền còn dư thì hoàn trả cho bên bảo đảm. Ngược lại, nếu thanh tóan hết số tiền bán tài sản mà không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ còn lại là nghĩa vụ không có bảo đảm, cho nên bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ bảo đảm dùng tài sản khác thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

13. Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Khi thanh toán từ tài sản bảo đảm cho những người có quyền đều có quyền ưu tiên thì theo thứ tự ưu tiên. Thứ tự ưu tiên xác định theo thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm và thời điểm nắm giữ tài sản. Quy định này phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ việc nắm giữ tài sản có tính chất bảo đảm cao nhất, người nắm giữ tài sản sẽ xử lý ngay khi có căn cứ xử lý và thanh toán nghĩa vụ cho chính mình. Vì vậy BLDS 2015 quy định thời điểm nắm giữ tài sản là thời điểm xác lập đối kháng có hiệu lực như đăng ký biện pháp bảo đảm. Đối với những biện pháp bảo đảm không có tính đối kháng với người thứ  ba, thì biện pháp bảo đảm nào xác lập trước được ưu tiên. Những người xác lập biện pháp bảo đảm sau cần phải biết tài sản đó đang bảo đảm cho một nghĩa vụ vì vậy có thể rủi ro xảy ra.

Trường hợp tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiện thanh toán được xác định như sau:

- Nếu các biện pháp bảo đảm đều có hiệu lực đối kháng với người thứ ba, thì thứ tự thanh toán xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng. Trường hợp này những người nhận bảo đảm đều có quyền yêu tiên thanh toán từ việc bán tài sản bảo đảm, cho nên thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký biện pháp bảo đảm nếu các biện pháp bảo đảm đều đăng ký. Hoặc có biện pháp bảo đảm đăng ký và biện pháp bảo đảm không đăng ký nhưng bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm (cầm cố, cầm giữ) thì ưu tiên thanh toán cho người nhận bảo đảm có biện pháp bảo đảm xác lập hiệu lực đối kháng trước (theo thời điểm đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ tài sản)

- Trường hợp biện pháp bảo đảm có đăng ký và biện pháp bảo đảm không nắm giữ tài sản, không chiếm giữ và không đăng ký thì người nhận bảo đảm có đăng ký có quyền ưu tiên thanh toán. Hoặc trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không đăng ký, thì người nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm có quyền ưu tiên thanh toán trước người không nắm giữ tài sản bảo đảm.

-  Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không đăng ký và không nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm thì ưu tiên thanh toán cho ngươi nhận bảo đảm xác lập biện pháp bảo đảm trước.

- Khi thanh toán tài sản bảo đảm những người nhận bảo đảm có thể thỏa thuận về thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Người được thế quyền ưu tiên chỉ được thanh toán trong phạm vi ưu tiên của người nhường quyền ưu tiên đó. Nếu giá trị nghĩa vụ của người thế quyền vượt quá phạm vi ưu tiên thì phần vượt quá đó sẽ theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

C. Cầm cố tài sản

1. Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản

- Hợp đồng cầm cố tương tự như các hợp đồng thông dụng khác, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xác định theo Điều 400 và 401 Bộ luật này. Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nếu luật không qui định khác

- Cầm cố là biện pháp đối vật cho nên pháp luật quy định người nhận cầm cố có quyền ưu tiên đối với người thứ ba kể từ thời điểm nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp luật có quy định đối tượng của cầm cố là bất động sản thì hợp đồng cầm cố phải đăng ký, thì thời điểm xác lập hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm đăng ký.

2. Điều 312. Quyền của bên cầm cố

Bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. “

Khi xác lập cầm cố các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố được phép định đoạt tài sản cầm cố và thay bằng tài sản khác hoặc biện pháp bảo đảm khác. Thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện cho bên cầm cố thu được những khoản lợi phục vụ  tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng trong thời hạn cầm cố. Trường hợp pháp luật quy định thì bên cầm cố có quyền bán tài sản cầm cố

3. Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố

Điều 314 bổ sung cụm từ” Được cho thuê, cho mượn..”

3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận trong thời hạn cầm cố bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn , thì bên nhận cầm cố sẽ cho thuê, cho mượn. Nếu cho thuê thì tiền thuê thu được thuộc về bên câm cố, các bên sẽ thỏa thuận về thanh toán số tiền thu được đó.

D. Thế chấp tài sản

1. Điều 318. Tài sản thế chấp.

Điều luật này bổ sung khoản 3  quy định về tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn của cá nhân, doanh nghiệp. Đối với loại đất phi nông nghiệp, thì trên đất thường có những công trình xây dưng, cây lâu năm gắn liền với đất và chế độ pháp lý đối với những tài sản này có những điểm khác nhau như có những bất động sản thì quyền sử dụng đất và công trình xây dựng thuộc về một chủ thể và có bất động sản hai loại tài sản này thuộc về hai chủ thể khác nhau như các doanh nghiệp thuê đất của nhà nước hoặc được nhà nước giao đất hoặc được nhận chuyển nhượng sau đó xây dựng nhà máy trên đất đó. Để xác định rõ những tài sản nào là đối tượng bảo đảm, luật quy định cụ thể như sau:

- .Thông thường tài sản gắn liền với đất là thuộc quyền sở hữu của người có quyền sử dụng đất. Trường hợp này, nếu quyền sử dụng đất là đối tượng của thế chấp thì tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất cũng là đối tượng của hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, nếu tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của người khác ( quyền bề mặt),thì tài sản đó không thuộc đối tượng của hợp đồng thế chấp.

- Khoản 4 bổ sung về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm về tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết, trường hợp này nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm thì tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả cho bên nhận thế chấp. Nếu bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm thì tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả theo hợp đồng bảo hiểm.

2.  Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản

1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

 Thời điểm giao kết hợp đồng phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng (Điều 400). Bộ luật dân sự không qui định về hình thức của thế chấp phải bằng văn bản, cho nên các bên có quyền lựa chọn một hình thức của hợp đồng phù hợp theo Điều 119 Bộ luật này. Trường hợp luật qui định thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực và đăng ký thì các bên phải tuân theo.

Thế chấp tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Trường hợp luật không qui định hợp đồng thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực mà các bên không đăng ký thì hợp đồng thế chấp chỉ có hiệu lực đối với các bên. Quy định này giúp cho việc xử lý tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ thuận lợi hơn, tránh những trường hợp bên thế chấp không thiện chí cho xử lý tài sản thế chấp tẩu tán tài sản gây khó khăn cho bên nhận thế chấp.

3. Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp

Điều này bổ sung các khỏan 1, 4, 5, 6 như sau:

- Tài sản thế chấp là động sản hoặc bất đông sảnphải đăng ký quyền sở hữu, khi thế chấp các bên có thể thỏa thuận bên thế chấp phải giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu TS để bên thế chấp không định đoạt được trong thời hạn thế chấp. Tuy nhiên có những loại tài sản khi sử dụng phải có giấy tờ sở hữu thì không thể giao giấy tờ được như xe ô tô, tầu biển, máy bay.

- Thông thường tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ và sử dụng, khai thác, tuy nhiên có trường hợp tài sản thế chấp do người thứ ba giữ như cho thuê… Trong thời hạn thế chấp tài sản bảo đảm bị hư hỏng thì bên thế chấp phải sửa chữa để bảo toàn giá trị thế chấp. Trường hợp mất, hư hỏng không thể sửa chữa được thì có thể thay tài sản thế chấp khác có giá trị tương đương.

- Khi xác lập thế chấp bên thế chấp phải cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng pháp lý và thực tế của tài sản để bên nhận thế chấp biết và đưa ra các quyết định xác lập thế chấp hay không. Trong thời hạn thế chấp, nếu tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị … bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết để các bên hợp tác khắc phục hoặc thỏa thuận lựa chọn tài sản khác để thế chấp…

- Trường hợp, bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc trường hợp khác do luật quy định thì theo yêu cầu của bên nhận thế chấp, bên thế chấp phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp xử lý thanh toán nghĩa vụ.

4. Điều 321. Quyền của bên thế chấp

Khoản 4 Điều 321 bổ sung như sau:

- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì hàng hóa cần được lưu thông mang lại lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh. Nếu hàng hóa luân chuyển là tài sản thế chấp thì bên thế chấp có quyền bán, thay thế, trao đổi hàng hóa luân chuyển, thì quyền yêu cầu thanh toán, tài sản có được từ việc định đoạt đó trở thành tài sản thế chấp.

- Nếu tài sản thế chấp là kho hàng chưa bán, chưa đưa vào lưu thông, thì trong quá trình sản xuất, kinh doanh bên thế chấp có quyền thay thế hàng hóa đó bằng hàng hóa khác có giá trị tương đương hàng hóa thế chấp.

5. Điều 322. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Điều 322 bổ sung khoản 2 như sau:

“ 2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật”.

Thủ tục xử lý tài sản được quy định từ Điều 300 đến Điều 308. Khi bên nhận thế chấp xử lý tài sản thì phải tuân theo trình tự thủ tục đó. Quy định này nhằm buộc trách nhiệm của bên nhận bảo đảm phải tôn trọng quyền lợi của bên bảo đảm và các chủ thể liên quan.

6. Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

Điều luật này bổ sung khoản 4, 6.

“4.Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

 5.…

6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

-Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm quyền của bên nhận thế chấp, cho nên khi tham gia vào quan hệ dân sự, thương mại bên có quyền lựa chọn biện pháp bảo đảm phù hợp với tính chất của nghĩa vụ được bảo đảm. Cho nên việc đăng ký thế là  nghĩa vụ của bên nhận thế chấp nhằm bào đảm an toàn cho quyền lợi của mình khi bên thế chấp không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

- Tài sản thế chấp là động sản, bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, hoặc là hàng hóa … khi thế chấp các bên có thể thỏ thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản nhằm kiếm soát việc định đoạt của bên thế chấp. Ngăn ngừa bên thế chấp không thực hện đúng thỏa thuận, cam kết khi xác lập thế chấp. Trường hợp pháp luật quy định thì không được giữ giấy tờ như xe máy, ô tô.. lưu thông.

7.  Điều 324. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Điều 324 bổ sung khoản 2 như sau:

Thông thường tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Tuy nhiên, đối với một số loại tài sản khi bên thế chấp giữ thì bên nhận thế chấp không kiểm soát được nếu bên thế chấp định đoạt. Trường hợp này các bên có thể thỏa thuận gửi người thứ ba giữ. Người thứ ba, là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng gửi giữ như không được khai thác sử dụng tài sản, làm mất mát hư hỏng thì phải bồi thường, giao lại tài sản để xử lý hoặc khi hết hạn của hợp đồng.

8. Điều 325. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với  đất có thể là cây lâu năm, công trình xây dựng… những tài sản này thuộc quyền sở hữu của người thế chấp, Trường hợp các bên thỏa thuận thế chấp quyền sử đất mà không thỏa thuận về thế chấp tài sản gắn liến với đất, nếu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì những tài sản này được xử lý như tài sản thế chấp.

Trường hợp quyền sử đụng đất thuộc về bên thế chấp và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người khác (quyền bề mặt), thì khi xử lý tài sản thế chấp người nhận chuyển quyền sử dụng đất kế thừa các quyền và nghĩa vụ của người chuyển quyền sử dụng đất đối với người có quyền bề mặt trên diện tích đất chuyển nhượng.

9. Điều 326. Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

Trường hợp người sử dụng đất có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng, cây lâu năm… thế chấp những tài sản này mà không thỏa thuận thế chấp quyền sử dụng đất. Nếu tài sản thế chấp bị xử lý thì quyền sử dụng đất cũng được xử lý như tài sản bảo đảm. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận chỉ xử lý tài sản gắn liền với đất mà không được xử lý quyền sử dụng đất, như thế chấp rừng trồng đã đến thời hạn thu hoạch hoặc thế chấp nhà xưởng khung sắt….

Trường hợp tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người có quyền bề mặt là đối tượng của thế chấp, nếu xử lý tài sản bảo đảm thì người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ kế tiếp quyền và nghĩa vụ của người có quyền bề mặt đã chuyển quyền sở hữu tài sản cho mình.

Đ. Bảo lưu quyền sở hữu

1. Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

Mua bán trả chậm trả dần là một phương thức kinh doanh hiệu quả có tính kích cầu tạo điều kiện cho những người có nhu cầu sử dụng hàng hóa nhưng khả năng tài chính hạn hẹp thì có thể lựa chọn phương thức mua bán trả chậm, trả dần. Tuy nhiên việc mua bán trả chậm, trả dần có nhiều rủi ro nếu người mua định đoạt tài sản mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Để bảo đảm cho việc thanh toán nghĩa vụ trong mua bán, luật cho phép bên bán đăng ký giao dịch mua bán trả chậm, trả dần để đối kháng với người thứ ba.

Đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là bất động sản, động sản đăng ký quyền sở hữu và các tài sản khác. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người mua trở thành chủ sở hữu khi được đăng ký quyền sở hữu. Đối với các tài sản khác người mua có quyền sở hữu khi nhận tài sản. Tuy nhiên trường hợp mua bán trả chậm, trả dần, thì việc xác lập hoặc hạn chế quyền sở hữu do pháp luật qui định hoặc do các bên thỏa thuận. Đối với tài sản luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm xác lập quyền sở hữu là thời điểm đăng ký. Tuy nhiên đối với phương tiện giao thông người mua phải đăng ký thì mới sử dụng được. Trường hợp này bên bán cần đăng ký hợp đồng mua bán trả chậm, trả dầnbảo lưu quyền sở hữu  đến khi bên mua trả đầy đủ tiền mua và có quyền đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

10. Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua không trả hết tiền mua, thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán trả cho bên mua số tiền đã thanh toàn sau khi khấu trừ hao mòn do bên mua đã sử dụng. Trường hợp bên mua làm hư hỏng mất thì phải bồi thường thiệt hại và số tiền đã thanh toán được bù trừ vào tiền bồi thường thiệt hại

Trong thời hạn mua bán trả chậm, trả dần, bên mua có quyền khai thác sử dụng tài sản như chủ sở hữu và phải chịu rủi ro khi tài sản mất mát, hư hỏng và vẫn phải trả hết số tiền mua chưa thanh toán (Điều 333)

Thông thường bên mua thanh toán đầy đủ tiền mua thì có quyền định đoạt tài sản, cho nên bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt, Hoặc bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt do các bên thỏa thuận hủy bỏ bảo lưu quyền sở hữu, cho phép bên bán có quyền sở hữu đầy đủ đối với với tài sản. Trường hợp bên mua không thể thanh toán được hết tiền mua còn lại, bên bán đòi lại tài sản thì bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt ( Điều 334).

E. Bảo lãnh

1. Điều 356. Phạm vi bảo lãnh

Các khoản 2,3,4 được sửa đổi như sau:

Bảo lãnh là một trong những dịch vụ tín dụng phát triển trong có chế thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác sử dụng định đoạt tài sản của mình linh hoạt. Đối với các dự án đầu tư lớn như cảng biển, đường giao thông, nhà máy thủy điện, doanh nghiệp phải vay số lượng vốn lớn nhưng không thể có tài sản thế chấp. Trường hợp Ngân hàng sẽ là người bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Đối với cá nhân có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản bảo đảm thì có thể thỏa thuận người thứ ba bảo lãnh để vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

- Phạm vi bảo lãnh bao gồm toàn bộ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh phát sinh khi xác lập, thực hiện, chấm dứt nghĩa.

- Thông thường bên bảo lãnh chỉ cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay. Tuy nhiên, khi xác lập bảo lãnh bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh có thể thỏa thuận về một biện pháp bảo đảm đối vật để bảo đảm cho việc bảo lãnh. Quy định này cho phép bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền đối kháng với người thứ ba khi liên quan đến tài sản của bên bảo lãnh.

- Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm hình thành trong tương lai, khi nghĩa vụ đó hình thành thì phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ đó. Nếu nghĩa vụ hình thành trong tương lai được hình thành sau bên bảo lãnh chết hoặc pháp nhân chấm dứt hoạt động thì sẽ không thuộc phạm vi bảo lãnh.

2. Điều 341. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Khoản 1, 3 được sủa đổi như sau:

- Khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được chuyển chobên bảo lãnh, cho nên khi bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ  cho bên bảo lãnh thì nghĩa vụ chấm dứt theo khoản 3 Điều 372. Vì vây người được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đó nữa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác (khoản 1).

- Trường hợp có nhiều người nhận bảo lãnh liên đới, khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì một người nhận bảo lãnh có quyền thay mặt những người nhận bảo lãnh khác yêu càu người bảo lãnh thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một người nhận bảo lãnh miễn nghĩa vụ bảo lãnh cho người bảo lãnh thì người bảo lãnh sẽ thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới (khoản 3)

3. Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

Khoản 2 bổ sung như sau:

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh có thể là một công việc, trả tiền, trả tài sản. Khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện thay. Nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có.

F. Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản được quy đình từ Điều 346 đến điều 350 Bộ luật này. Cầm giữ tài sản xác lập trong các hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là tài sản của bên có nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền sẽ chiếm giữ tài sản để buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ. Người chiếm giữ tài sản có quyền chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, nhưng không được làm mất mát hư hỏng, không được sử dụng nếu không được sự đồng ý của bên có tài sản. Trong thời gian cầm giữ,  người có tài sản không khai thác được tài sản để thu hoa lợi, lợi tức thì cũng không được yêu cầu người chiếm giữ bồi thường thu nhập bị mất trong thời gian cầm giữ. Trường hợp bên có tài sản thanh toán nghĩa vụ thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm gữi đã  bỏ ra duy trì, bảo quản tài sản.

G. Trách nhiệm dân sự

1. Điều 351.Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Khoản 1 bổ sung một đoạn sau:

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”.

Đoạn 2 Khoản 1 định nghĩa vi phạm nghĩa vụ là thực hiện không đúng thời hạn, không đầy đủ nghĩa vụ hoặc không đúng nội dung của nghĩa vụ. Thời hạn nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc do quy định. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thì nghĩa vụ được thực hiện vào thời hạn các bên lựa chọn. Trong quan hệ tài sản, các bên có nhiều quyền và nhiều nghĩa vụ, thì cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do luật định và nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, cam kết. Mặt khác, mỗi loại nghĩa vụ có những nội dung khác nhau, các bên phải thực hiện đầy đủ các nội dung đó.

2. Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

“Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”.

Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng. Trường hợp không thực hiện đúng thì bên có nghĩa vụ phải gánh chịu trách nhiệm dân sự.

3. Điều 355. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Khoản 2 Điều này được bổ sung là: “..gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản..” và  Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền:.

Đây là quy định phù hợp với thực tế hiện nay với nền kinh tế thị trường thì các loại dịch vụ đa dạng trong đó có dịch vụ gửi gữi. Trường hợp bên có quyền chậm tiêp nhận nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ sẽ gửi tài sản tại nơi giữ tài sản và thông báo cho bên có quyền biết để nhận lại tài sản

4. Điều 356 Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

Khoản 3 được bổ sung như sau:

“3. Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại”.

Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghia vụ giao vật quy định tại khoản 1 và mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định.

5. Điều 357.Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Nghĩa vụ trả tiền gồm nợ gốc, lãi trên nợ gốc chưa trả và lãi quá hạn đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời hạn chậm trả. Lãi quá hạn theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá mức luật địnhtại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

6. Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

- Đối tượng của nghĩa vụ có thể là một công việc do các bên thỏa thuận, bên có nghĩa vụ phải hoàn thành công công việc đó. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì bên có quyền yêu cầu tiếp tục thực hiện. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền sẽ tự mình hoặc thuê người khác thực hiện và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán, bồi thường thiệt hại.

Nếu đối tượng của nghĩa vụ là công việc không thực hiện mà bên có nghĩa vụ lại thực hiện, thì bên có nghĩa vụ cần phải chấm dứt việc thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có.

7.  Điều 359.Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ cũng là nghĩa vụ của bên có quyền. Cho nên bên có quyền phải tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Nếu vi phạm mà gây thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường và phải chịu mọi rủi ro đối với tài sản và các lợi ích khác là đối tượng của nghĩa vụ.

8. Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Trường hợp vi phạm nhĩa vụ mà gây ra thiệt hại cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại quy định tại Điều 361

9. Điều 362 Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại

“Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình”.

Trường hợp thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ, mà bên có quyền có khả năng ngăn chặn, hạn chế thiệt hại thì phải thực hiện các biện pháp cần thiết và luật cho phép. Trường hợp, bên có quyền không thực hiện các biện pháp ngăn chặn phù hợp sẽ là điều kiện để giảm trách nhiệm của bên vi phạm.

10. Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi

Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.

-Khi thực hiện nghĩa vụ mà bên vi phạm gây thiệt hại do lỗi của mình thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trường hợp thiệt hại xẩy ra do lỗi của hai bên thì căn cứ vào mức độ lỗi của mối bên để xác định trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ phù hợp

11. Điều 365.Chuyển giao quyền yêu cầu

Đoạn hai khoản 2 Điều này bổ sung như sau:

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này”.

Trong giao lưu dân sự có những trường hợp nhiều chủ thể hình thành mối quan hệ bắc cầu trong việc cung ứng hàng hóa và thanh toán hợp đồng. Trường các chủ thể kinh doanh cùng mua bán cung ứng hàng hóa cho nhau có thể thiết lập một phương thức thanh toán mang tính khấu trừ như chuyển giao quyền yêu cầu của mình cho chủ nợ để thanh toán các khoản nợ mà chính chủ nợ đó là con nợ của người có nghĩa vụ đối với người được chuyền giao quyền yêu cầu. Trường hợp này các chủ nợ chuyển giao cho nhau quyền yêu cầu con nợ trong quan hệ chéo đểkhấu trừ các khoản nợ đến kỳ hạn thanh toán. Việc khấu trừ nghĩa vụ này giảm các chi phí thanh toán và không cần áp dụng các biện pháp bảo đảm đối với các nghĩa vụ của các chủ nợ.

Trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền yêu cầu có thể chuyển cho người thứ ba. Người thế quyền sẽ tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Khi chuyển giao yêu cầu cần thông báo cho bên có nghĩa vụ biết để thực hiện đúng nhĩa vụ. Trường hợp chuyển giao yêu cầu không thông báo cho bên có nghĩa vụ biết mà việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh chi phí, thiệt hại thì bên chuyển giao yêu cầu phải chịu thanh toán chi phí đó.

H. Quy định chung về hợp đồng

1.Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

Trong cơ chế thị trường các daonh nghiệp tận dụng các cơ hôi để tiếp xúc với khách hàng. Đặc biệt khi hệ thống truyền hình, phát thanh và internet phát triển thì thương mại điện tử có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng. Vì vậy pháp luật có những quy định rằng buộc các doanh nghiệp quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, trên điện thoại di động.. khi đưa ra những lời quảng cáo có tính chất đề nghị giao kết hợp đồng thì thông tin quảng cáo đó có giá trị pháp lý.

Khoản 1 bổ sung thên cum từ “hoặc tới công chúng”. Đây là căn cứ để xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại di động... Tổ chức cá nhân đã đưa ra cam kết phải chịu trách nhiệm về nội dung cam kết đó.

2. Điều 387. Thông tin trong giao kết hợp đồng

Trong việc giao kết hợp đồng thì sự minh bạch các thông tin liên quan đến đối tương giao dịch có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt trong sản xuất kinh doanh thì thông tin đối với quá trình sản xuất hàng hóa, thông tin về chủ thể sản xuất hàng hóa, về khả năng sử dụng hàng hóa hoặc các thông tin khác có ảnh hưởng đến hậu quả của việc giao kết hợp đồng thì cần phải thông báo cho nhau biết để quyết định giao kết hợp đồng. Những thông tin có tính chất bí mật kinh doanh mà một bên biết khi giao kết hợp đồng thì cần phải giữ bí mật đó không được tiết lộ cho người thứ ba biết, không được sử dụng bí mất đó trong hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp, sử dụng hoặc để lộ bí mật kinh doanh đó thì có thể bị phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

- Khi giao kết hợp đồng các bên cần phải thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực, cho nên trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng mà có những thông tin làm ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì cần phải thông báo cho bên kia biết để đưa ra quyết định phù hợp.

-Trường hợpthông tin bí mật của một bên được chuyển giao cho bên kia thì bên nhận được thông tin bí mật đó phải giữ kín không được tiệt lộ cho người thứ ba hoặc không được sử dụng thông tin đó vào mục đích riêng hoặc vi phạm pháp luật.

3. Điều  393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

Giao kết hợp đồng là sự đồng ý tham gia vào hợp đồng. Các bên cần phải thực hiện  việc giao  kết hợp đồng thông qua các hình thức nhất định. Sự im lặng của một bên chỉ được coi là giao kết hợp đồng trong trường hợp có thỏa thuận hoặc do thói quen giao dịch mà các bên đã thực hiện.

4 .Điều 395 và 396 bổ sung thêm chủ thể bên được đề nghị và bên đề nghị là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi. Và bổ sung nội dung của đề nghị gắn với nhân thân của người đề nghị và người được đề nghị. Quy định phù hợp với các quy định về năng lực hành vi và quyền nhân thân của cá nhân.

5. Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng

Điều 400 bổ sung khoản 2 ,4 như sau:

- Khi giao kết hợp đồng các bên có thể thỏa thuận về sự im lặng là chấp nhận đề nghị trong thời hạn, thì kết thúc thời hạn đó mà bên được đề nghị không trả lời thì được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng.

- Việc giao kết hợp đồng bằng văn bản là người sau cùng ký hoặc điểm chỉ trên văn bản. Trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói thì sau xác lập bằng văn bản thì thời điểm chấp nhận đề nghị là thời điểm thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng.

6. Điều 401.Hiệu lực của hợp đồng

Bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”.

Thông thường khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên, có những hợp đồng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm xác lập đối kháng với người thứ ba khác nhau, cho nên khi hợp đồng có hiệu lực thì buộc các bên thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Trường hợp nếu có tranh chấp với người thứ ba thì không làm phát sinh hiệu lực đối kháng. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm khi không đăng ký biện pháp bảo đảm.

Hợp đồng được giao kết dưới nhiều phương thức khác nhau do thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định. Hợp đồng được giao kết là thể hiện ý chí chung của các bên, cho nên từ thời điểm giao kết, các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ  quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi hợp đồng có hiệu lực một bên không được tự ý sửa đổi hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật có quy định.

7. Điều 404. Giải thích hợp đồng

Khoản 1 Điều 404 bổ sung đoạn: “được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng”.

Khi giải  thích điều khoản của hợp đồng thì cần phải xem xét ý chí đích thực của các bên đã được thể hiên trong suốt quá trình chuẩn bị giao kết và trong khi thực hiện hợp đồng. Ý chí của các bên có thể đã được thể hiện cụ thể hoặc thông qua việc thực hiện hợp đồng có thể biết được ý chí đó.

8. Điều 405. Hợp đồng theo mẫu

Khoản 1 bổ sung đoạn sau đây:

Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng.

Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Trong kinh doanh thương mại, chủ thể kinh doanh có một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ chuyên cung cấp cho nhiều người và ở nhiều nơi trong xã hội, thì việc soạn thảo một hợp đồng theo mẫu sẽ giúp cho chủ thể kinh doanh tiết kiệm thời gian đàm phán, soạn thảo hợp đồng, ký hợp đồng. Những người có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ đồng ý tham gia hợp đồng là chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng theo mẫu có thể có những hạn chế nhất định  như trong hợp đồng có điều khoản gây bất lợi cho bên tham gia. Vì vậy pháp luật cần quy định một số hợp đồng theo mẫu có đối tượng liên quan đến nhu cầu cấp thiết của người dân thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công bố công khai theo phương thức quy định

9. Điều 406. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thường mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ở nhiều địa bàn khác nhau để tạo ra cơ hội chiếm lĩnh thị phần.Đối với cùng một mặt hàng, dịch vụ bán cho nhiều người, phục vụ nhiều đối tượng trong suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường đưa ra điều khoản giao dịch chung đối với một loại giao dịch, thông qua điều khoản này khách hàng sẽ biết mình có đủ điều kiện hoặc có chấp nhận tham gia giao kết hợp đồng hay không. Điều kiện giao dịch chung có thể là những qui định, qui tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa ra. Điều kiện giao dịch chung giúp chủ thể kinh doanh tiết kiệm được thời gian đàm phán, soạn thảo hợp đồng... Nếu khách hàng giao kết hợp đồng thì được coi là đồng ý với những điều kiện giao dịch chung đó.

Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản của giao dịch do một bên soạn thảo và áp dụng đối với tất cả khách hàng, do vậynhững điều khoản này phải được công bố công khai tại nơi giao kết hợp đồng, hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp... cho mọi khách hàng biết hoặc khách hàng phải biết như điều kiện giao dịch chung ghi trong hợp đồng theo mẫu.Hoặc đối với vận chuyển hành khách đường hàng không thì điều kiện giao dịch chung được ghi trên vé in....

Đối với một số loại hàng hóa dịch vụ thiết yếu bắt buộc phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung.Trình tự thủ tục công khai điều kiện giao dịch chung luật qui định.

Điều kiện giao dịch chung không được gây bất lợi cho khách hàng, tạo ưu thế cho bên đưa ra điều kiện giao dịch chung. Nếu điều kiện giao dịch chung miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, loại bỏ quyền lợi của khách hàng thì điều kiện giao dịch chung này bị vô hiệu.

10. Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

Khi tham gia hợp đồng các bên phải thưc hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Ngoài ra, bên vi phạm có thể phải bồi thường những lợi ích mà việc thực hiện đúng hợp đồng mang lại cho bên bị vi phạm. Lợi ích này phải xác định được cụ thể, khách quan, không suy diễn chủ quan. Trường hợp bên bị vi phạm có chi phí phát sinh ngoài thiệt hại do lợi ích của hợp đồng mang lại, thì phải thanh toán các chi phí đó.

Ngoài việc gây thiệt hại về vật chất, nếu  vi phạm hợp đồng còn dẫn đến gây tổn thất về tinh thần cho bên bi vi phạm, thì phải bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định.

11. Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Thông thường khi giao kết hợp đồng các bên phải xem xét các điều kiện chủ quan, khách quan tác động đến việc thực hiện hợp đồng để thỏa thuận về nội dung của hợp đồng phù hợp với các điều kiện đó. Tuy nhiên, có những trường hợp khi giao kết hợp đồng các bên không thể lường trước được hết khó khăn xảy ra tác động trực tiếp vào quá trình thực hiện hợp đồng và nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì sẽ gây thiệt hại lớn cho một bên. Trường hợp này nếu có đủ các điều kiện do luật qui định, thì các bên sẽ đàm phán lại nội dung của hợp đồng.

Khoản 1 Điều 420 quy định về 5 điều kiện cần và đủ để xác định hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản hay không. Nếu đủ các điều kiện chứng minh việc thực hiện hợp đồng có hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thì bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu đàm phán lại nội dung hợp đồng đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên. Trường hợp không thể đàm phán được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.Trong qua trình đàm phán, sửa đổi chấm dứt hợp đồng hoặc trong thờì hạn Tòa án giải quyết các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vu của mình theo hợp đồng.

 Ví dụ: A thỏa thuận với B đào giếng nước để sử dụng sinh hoạt gia đình, sâu 15m, rộng 1m giá thuê là 15 triệu đồng. Khi đào sâu 10 m thì xuất hiện một khối đá lớn mà không thể đào bằng cuốc, xẻng…. Nếu muốn đào tiếp phải thuê máy khoan hết 10 triệu đồng hoặc tiêp tục đào thủ công thì mất quá 2 tháng so với thời hạn của hợp đồng….Trường hợp này việc thực hiện hợp đồng đã xuất hiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

12. Hủy bỏ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng quy định từ Điều 423 đến Điều 427 Bộ luât dân sự 2015.Điều 423 quy định cụ thể các trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Các Điều 424, 425, 426 quy định một số trường hợp cụ thể về hủy bỏ hợp đồng. Điều 427 quy định hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng. Đặc biệt luật quy định các bên chỉ được hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp được quy định tại các điều luật trên để ngăn ngừa những trường hợp các bên tùy tiện hủy bỏ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia, gây thiệt hại về tài sản, danh dự uy tín cho bên bị vi phạm ./.

II.NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI CỦA MỘT SỐ HỢP ĐỒNG CỤ THỂ

Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là một trong những hợp đồng thông dụng nhất đối với cá nhân và pháp nhân. Thông qua việc mua bán các chủ thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác. Trong hợp đồng mua bán thì đối tượng của hợp đồng đóng vai trò quan trọng để xác lập hợp đồng, vì người mua bao giờ cũng quan tâm đến đối tượng có đáp ứng nhu cầu của người mua hay không. Hiện nay, trong cơ chế thị trường thì đối tượng của hợp đồng mua bán đa dạng từ bất động sản đến nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng.. Những đối tượng này cần phải đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận hoặc đã công bố nhãn mác, sản phẩm, bao bì. Đối với một số loại hàng hóa thiết yếu nhà nước có quy định về chất lượng hàng hóa để bảo vệ người tiêu dùng, thì các chủ thể sản xuất kinh doanh phải tuân thủ.

Ngoài ra, vấn đề chuyển quyền sở hữu tài sản như bất động sản, tài sản đăng ký quyền sở hữu là rất quan trọng đối với người mua, cho nên pháp luật cần phải quy định những vấn đề trên rõ ràng cụ thể, để bảo đảm quyền và lợi ích của người mua tài sản. Bộ luật dân sự 2015 bổ sung một số nội dung sau:

Điều 431. Đối tượng của hợp đồng mua bán

1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản bán phải phù hợp với các quy định đó.

2. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

 Theo chế độ pháp lý thì tài sản chia thành cấm, hạn chế và tự do lưu thông. Những tài sản cấm hoặc hạn chế lưu thông trên thị trường tự do là tài sản này có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế, xã-hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng thì pháp luật có quy định riêng về việc mua bán, sản xuất, kinh doanh, cho nên Khoản 1 Điều này qui định nếu tài sản bị cấm, hoặc hạn chế giao dịch thì phải tuân theo qui định của pháp luật về trình tự thủ tục mua bán.

 Khoản 2 qui định về thẩm quyền bán tài sản là chủ sở hữu hoặc người có quyền bán như bán đấu giá thi hành án, bên nhận bảo đảm bán tài sản thế chấp, cầm cố, qui định này phù hợp với thực tiễn.

Điều 432. Chất lượng của tài sản mua bán

Chất lượng của tài sản bán là vấn đề quan tâm hàng đầu của người mua. Chất lượng của tài sản tốt thì việc khai thác công dụng của tài sản có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của người mua, mặt khác, chất lượng của tài sản tỉ lệ thuận với giá cả, cho nên người mua cần phải biết về chất lượng của tài sản để quyết định việc giao kết hợp đồng.

- Thông thường chất lượng của tài sản mua bán trên thị trường do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì chất lượng xác định theo các nguyên tắc tại khoản 3 Điều này.

- Đối với những loại tài sản mà nhà sản xuất đã coong bố chất lượng trên sản phẩm bao bì hàng hóa  hoặc theo quy định của nhà nước thì chất lượng tài sản bán không được thấp hơn các tiêu chuẩn đó.

- Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lương tài sản bán, thì chất lượng được xác định theo khoản 1 Điều này hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề. Trường hợp không có căn cứ xác định tiêu chuẩn về chất lượng tài sản bán thì chất lượng tài sản theo tiêu chuẩn thông thường trên thị trường. Đối với nhưng tài sản đặc thù không phải là tài sản thường bán trên thị trường thì chất lượng theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và tuân theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng

-  Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền

-Trả tiền là  nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Bên mua phải trả tiền đúng thời hạn thỏa thuận. Trường hợp vi phạm thời hạn thì phải trả lãi suất trên số tiền chậm trả tương ứng với thời hạn chậm trả.

- Nếu các bên chỉ thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì bên mua trả tiền vào thời điểm giao tài sản. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì việc trả tiền thực hiện tại thời điểm nhận tài sản.

- Trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền thì phải trả tiền lãi trên số tiền chậm tả tương ứng với thời gian chậm trả. Quy định này hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo bên bán được bồi thường thiệt hại do bên mua gây ra.

Điều 442. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

Điều này được bổ sung các khoản 1, 2, 3 như sau:

Khi mua bán tài sản lớn cần phải vận chuyển từ nơi bán đến nơi cư trú, nơi đóng trụ sở của tổ chức. Chi phí vận chuyển do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bên bán phải chi phí

Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì pháp luật quy định trình tự, thủ tục, chi phí xác lập quyền sở hữu. Trường hợp sang tên nhà ở, quyền sử dụng đất thì luật quy định bên mua, người nhận chuyển nhượng phải nộp lệ phí sang tên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, trước khi thông quan thì phải kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và các luật khác liên quan. Việc chi phí kiểm tra, kiểm dịch do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thì bên bán phải chịu chi phí kiểm tra, kiểm dịch.., bởi vì theo nguyên tắc chung thì bên mua chỉ có quyền sở hữu khi nhận hàng, cho nên hàng hóa nhập khẩu không được thông quan thì bên mua không thể nhận hàng hóa đó.

Trường hợp các bên không thỏa thuận về các khỏan chi phí để chuyển quyền sở hữu, thì các khoản chi phì này xác định theo công bố của một bên hoặc theo quy định của Nhà nước hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề. Nếu không xác định được căn cứ tính chi phí thì xác định theo tiêu chuẩn thông thường như chi phí thực tế với loại phương tiện chuyên vận chuyển loại hàng hóa đó, chi phí kiểm tra, kiểm dịch đối với hàng hóa. Đối với những hàng hóa đặc thù không có tiêu chuẩn thông thường thì căn cứ vào mục đích giao kết hợp đồng để xác định chi phí cần thiết cho chuyển tài sản và chi phí chuyển quyền sở hữu.

 Điều. 452. Mua sau khi dung thử.

Khoản 1 Điều này bổ sung đoạn hai như sau:

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại”.

Thông thường thời hạn dùng thử do các bên thỏa thuận, tuy nhiên nếu các bên không thỏa thuận thì thời hạn dùng thử xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại. Trong giao lưu dân sự, thương mại tại một địa phương thường hình thành những thói quen trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dần dần trở thành tập quán của giao dịch. Cho nên nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn dùng thủ thì xác định theo thói quen của loại giao dịch đó

2 .Hợp đồng vay tài sản

Trong hợp đồng vay tài sản BLDS quy định mới về lãi và cách tính lãi quá hạn như sau

-Điều 466.Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Điều 446 bổ sung khỏa 4, 5,

- Đối với hợp đồng vay không có lãi, mà bên vay chậm trả nợ thì phải trả tiền lãi với mức lãi suất bằng 10%/ năm của khoản vay trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả

- Đối với hợp đồng vay có lãi, khi hết hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà hết hạn chưa trả. Ngoài ra, nếu chậm trả số Lãi trên thì phải trả lãi theo mức lãi suất bằng 50% của lãi suất theo luật định.

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả thì bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Mức tối đa không quá 30% / năm của khoản vay

- Điều 468. Lãi suất

Trong cơ chế thị trường, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đều có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Trường hợp lãi xuất quá cao thì cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiêp sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, thậm chí lỗ vốn, cho nên việc xác định lãi suất phù hợp đảm bảo bên cho vay và bên vay đều có lợi nhuận là vấn đề quan trọng. BLDS 2015 quy định mức lãi suất theo tỉ lệ vốn vay/ một năm có tính linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường và có tính ổn định cao. Trường hợp, nền kinh tế lạm phát cao hoặc Việt Nam đồng có giá trị cao thì Nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ lệ lãi suất phù hợp.

 Bộ luật dân sự 2015 quy định tối đa là 20%/năm của khoản vay. Trường hợp các bên cho vay vượt quá lãi suất qui định thì phần vượt quá không có hiệu lực, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác (Luật các tổ chức tín dụng). Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất nhưng không cụ thể, nếu có tranh chấp, thì tính bằng 10%/năm của khoản tiền vay  tương ứng với thời hạn vay.

 Ngoài quy định về cách tính lãi suất trong hạn, BLDS quy định về lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Mặt khác, đối với khoản lãi chưa trả thì bên vay phải lãi suất bằng 50% mức lãi suất quy định. Đây là một quy định rất tiến bộ so với BLDS 2005 phù hợp với các quy định về nghĩa vụ trả tiền và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ. Quy định này thúc đẩy bên vay phải thực hiện nghĩa vụ đúng kỳ hạn góp phần lành mạnh hóa thị trường tiền tệ.

1.                 Hợp đồng thuê tài sản

-Điều 473. Giá thuê

- Giá thuê tài sản do các bên thỏa thuận. Đối với những trường hợp các bên không xác định được giá thuê thì có thể yêu cầu người thứ ba là các nhân, tổ chức đã đang cho thuê loại tài sản đó xác định hoặc yêu cầu tổ chức định giá thuê tài sản.Trường hợp luật quy định về giá thuê như thuê quyền sử đất của nhà nước... thì phải thuân theo giá đó.

- Nếu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ rang thì giá thuê xác định theo giá thị trường vào thời điểm giao kết hợp đồng và tại nơi có tài sản thuê.

-Điều 474. Thời hạn thuê

Khoản 2 được bổ sung đoạn sau: “mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý”.

Thông thường thời hạn thuê tài sản do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên có trường hợp bên thuê không xác định được thơi hạn cụ thể thì thời hạn theo mục đích sử dụng. Trường hợp mục đích không xác định được mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng thuê vào thời hạn thích hợp và thông báo cho bên kia biết để chấm dứt hợp đồng và thanh toán chi phí theo thỏa thuận....

2.  Hợp đồng cho mượn

-   Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Bổ sung khoản 5 như sau:

5.Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả”.

Trong thời hạn mượn mà tài sản bị hư hỏng do bị rủi ro thì người mượn không chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, nếu vi phạm về thời hạn mà rủi ro tài sản hư hỏng thì bên mượn phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Quy định này phù hợp với quy định chung về trách nhiệm dân sự. 

4. Hợp đồng hợp tác (Điều 504-512)

Trong sản xuất kinh doanh cùng một ngành nghề, một lĩnh vực khinh doanh, cá nhân, pháp nhân có thể hợp tác, liên kết với nhau để cùng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Khi hợp tác kinh doanh các chủ thể cần giao kết một hợp đồng bằng văn bản làm cơ sở để xác định tư cách thành viên của nhóm hợp tác. Trên cơ sở nội dung của hợp đồng hợp tác để xác định quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên. Tư cách thành viên hợp tác được quy định tại các Điều 504, 507, 510 và 511. Nội dung của hợp đồng hợp tác quy định tài Điều 505. Nhóm hợp tác không có tư cách pháp nhân, cho nên để thuận tiện cho việc tham gia các quan hệ dân sự thì trong hợp đồng hợp tác các thành viên có thể cử một thành viên làm người đại diện. Trường hợp này được coi là đại diện theo ủy quyền thường xuyên. Nếu nội dung của hợp đồng không xác định người đại diện thì khi tham gia quan hệ dân sự, thương mại các thành viên phải cử một người đại diện. Trường hợp không cử người đại diện thì tất cả thành viên cùng tham gia.

Trách nhiệm dân sự của nhóm hợp tác là trách nhiệm chung bằng toàn bộ tài sản của hợp tác. Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình vào hợp tác.

5.Hợp đồng vận chuyển tài sản

-Điều 536. Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển

Khoản 2 bổ sung như sau:

“2. Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển”.

Tài sản vận chuyển có nhiều loại cần phải có phương thức bảo quản riêng.Khi vận chuyển bên vận chuyển phải có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến nơi an toàn, Vì vậy người thuê vận chuyển có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết cho bên vận chuyển biết để có phương thức bảo quản phù hợp.

Hợp động vận chuyển tài sản nói chung, vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện hiện đại như tầu biển, tầu hỏa, xe tải chuyên dụng...góp phần lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế tạo điều kiện cho nền kinh tế và xã hội phát triển.

Hiện nay, hàng hóa trên thị trường rất đa dạng và đủ các loại hàng hóa thông dụng, hàng hóa đặc dụng do Việt Nam sản xuất hoặc trường quốc tế cung cấp thông qua đường nhập khẩu. Một số loại hàng hóa có tính chất độc hại, dễ hư hỏng phải có phương tiện bảo quản riêng và việc vận chuyển cần phải tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt, thì  bên thuê vận chuyển cần phải cung cấp thông tin về các loại hàng hóa đó. Mặt khác bên vận chuyển phải chuẩn bị phương tiện phù hợp và thực hiện việc vận chuyển bảo đản an toàn cho hàng hóa.

III. QUY ĐỊNH MỚI VỀ NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG

1. Thực hiện công việc không co ủy quyền và nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu . sử dụng, được lợi tài sản không căn cứ

- Điều 576.Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền

“4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận”.

Trong thực tiễn một công việc có thể thuộc về một cá nhân hoặc pháp nhân, cho nên Khoản 4 Điều 575 và khoản 4 Điều 578 bổ sung chủ thể có công việc là pháp nhân phù hợp với quy định chủ thể của BLDS.

-Điều 582. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả

Điều 582 bổ sung: “chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả”,

 Chủ thể có tài sản bị người khác chiếm hữu sử dụng, được lợi không căn cứ có thể là người có quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên những người có quyền khác như người chiếm hữu, ngươi có các quyền đối với tài sản khác cũng có quyền yêu cầu, do vậy Điều 582 bổ sung chủ thể khác là phù hợp./.

IV. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi hành vi của cá nhân, pháp nhân hoặc tài sản gây thiệt hại cho chủ thể khác. Khoản 1 Điều 584 quy định về hành vi gây thiệt hại của cá nhân, pháp nhận. Khoản 3 Điều 584 quy định khi tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại. Các chủ thể trên không phải bồi thường nếu chứng minh được việc gây thiệt hại là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại (khoản 2 Điều 584). Như vậy, pháp luật không quy định về lỗi của người gây thiệt hại hoặc lỗi của người quản lý tài sản. Quy định này dựa trên nguyên tắc của pháp luật dân sự là khi thực hiện quyền dân sự mà xâm phạm lợi ích của người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự Điều 584 sửa đổi như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Khi có sự kiện có khả năng gây ra thiệt hại thì mọi người liên quan, đặc biệt là người bị hại cần phải áp dụng biện pháp cần thiết cho phép để ngăn chăn thiệt hại hoặc hạn chế thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên nếu người bị hại có đủ khả năng ngăn chặn thiệt hại nhưng không sử dụng biện pháp cần thiết, cho nên đã để thiệt hại xảy ra thì người bị thiệt hại không được bồi thường (khoản 5 Điều 585).

Khi thiệt hại xẩy ra, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người phải bồi thường thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Nếu người phải bồi thường không thực hiện nghĩa vụ thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Trường hợp hết thời hạn mà pháp luật quy định mà người bị thiệt hại không yêu cầu Tòa án giải quyết thì hết thời hiệu hiện khởi kiện. Điều 558 quy định thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng. Tuy nhiên trong thực tiễn có trường hợp con của người chết đang là thai nhi, nếu sinh ra mà sống sau khi người bị thiệt hại chết thì việc cấp dưỡng tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống đến khi đủ 18 tuổi (Khoản 3 Điều 593)

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng người gây thiệt hại có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Pháp nhân là cơ quan công quyền, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội. Khi người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân giao cho mà gây thiệt hại thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại (Điều 597). Trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì nhà nước sẽ bồi thường (Điều 598).

Ngoài những sủa đổi như trên, khoản 3 Điều 603 bổ sung chủ thể chiếm hữu trái pháp luật. Điều 604 bổ sung chủ thể người quản lý, Điều 607 bổ sung tiền bù đắp tinh thần cho người thân thích khi mồ mả bị xâm phạm.

                             ...............................................................