Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Luật về biểu tình ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

ThS. NCS Nguyễn Minh Tâm

18/07/2016

Ở Trung Hoa, quyền biểu tình là quyền chỉ dành cho công dân và việc thụ hưởng quyền này có đi kèm theo những nghĩa vụ nhất định. Nói cách khác, quyền biểu tình không phải là một quyền tuyệt đối và nó có thể bị hạn chế. Cách hiểu này về cơ bản tương thích với cách hiểu ở Việt Nam hiện nay về quyền biểu tình.

LUẬT VỀ BIỂU TỈNH Ở CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

ThS. NCS Nguyễn Minh Tâm

1.  Cơ sở hiến định của quyền biểu tình ở CHND Trung Hoa

Hiến pháp hiện hành của Trung Hoa là bản Hiến pháp được ban hành năm 1982 (sửa đôi, bô sung năm 1988, 1993, 1999, 2004), trong đó, vấn đề quyền con người được quy định tại Chương II về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” (từ Điều 33 đến Điều 56);64 và quyền biểu tình là một trong số những quyền tự do chính trị cơ bản được quy định tại Điều 35 như sau: “Công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, lập hội, tham gia tổ chức đoàn thể, đi lại, biểu tình ”.

Hiến pháp đồng thời cũng quy định những “nghĩa vụ đặc biệt kèm theo” khi thụ hưởng các quyền con người nói chung, quyền biểu tình nói riêng. Cụ thể, Điều 51 quy định về hạn chế quyền tự do và quyền lợi công dân như sau: “Công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và quyền lợi của mình không được xâm hại đến tự do và quyền lợi hợp pháp của nhà nước, xã hội, tập thể và công dân khác Điều 53 quy định về nghĩa vụ tôn trọng pháp luật như sau: “Công dân nước Cộng hòa nhăn Trung Hoa phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật,... tuân thủ trật tự công cộng, tôn trọng đạo đức xã hội".

Từ những quy định trên có thể rút ra nhận định rằng, ở Trung Hoa, quyền biểu tình là quyền chỉ dành cho công dân và việc thụ hưởng quyền này có đi kèm theo những nghĩa vụ nhất định. Nói cách khác, quyền biểu tình không phải là một quyền tuyệt đối và nó có thể bị hạn chế. Cách hiểu này về cơ bản tương thích với cách hiểu ở Việt Nam hiện nay về quyền biểu tình.

2.  Những nội dung cơ bản của luật về quyền biểu tình của CHND Trung Hoa

Ở Trung Hoa, luật về quyền biểu tình được ban hành và có hiệu lực vào ngày 31/10/1989, với tên gọi đầy đủ là “Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hội họp, diễu hành và biểu tình” (Law of the People’s Republic of China on Assemblies, Processions and Demonsứations - sau đây gọi là Luật biểu tình).65 Luật này gồm 5 Chương với 36 điều, chia thành bốn nội dung chính sau: (i) Các quy định chung; (ii) Quyền và nghĩa vụ của người tham gia; (iii) Quyền và nghĩa vụ của chính quyền; và (iv) Trách nhiệm pháp lý.

a. Các quy định chung

Về phạm vi, Luật biểu tình được áp dụng cho các hoạt động hội họp, diễu hành và biểu tình (sau đây gọi chung là hoạt động biểu tình) diễn ra trong lãnh thổ quốc gia, trong đó “hội họp” được hiểu là hoạt động mà mọi người tụ hợp lại với nhau tại một địa điểm công cộng ngoài trời (open air) nhằm biểu đạt quan điểm hoặc nguyện vọng; “diễu hành” được hiểu là hoạt động mọi người xếp thành hàng tuần hành dọc theo một con đường công cộng hoặc qua một địa điểm công cộng ngoài trời nhằm biểu đạt nguyện vọng chung của mình; và “biểu tình” được hiểu là hoạt động mà mọi người bày tỏ nguyện vọng chung của mình bao gồm yêu cầu, phản đối, hỗ trợ hoặc ủng hộ tinh thần theo cách của một cuộc hội họp, diễu hành, biểu tình ngồi,... tại một địa điểm công cộng ngoài trời hoặc dọc theo một con đường công cộng. Luật này không áp dụng cho các hoạt động có tính chất giải trí hoặc thể thao, các hoạt động tôn giáo thông thường hoặc các sự kiện dân gian truyền thống (Điều 2).

Luật quy định hoạt động biểu tình phải được tiến hành một cách hòa bình, không được mang theo vũ khí, các công cụ gây thương tích đã được kiểm soát hoặc chất nổ, không sử dụng bạo lực (Điều 5); phải xin phép và được cấp phép bời cơ quan có thẩm quyền (Điều 6, Điều 7); không được ừái với các quy định về an ninh hành chính công, và không liên quan đến các hoạt động tội phạm hoặc xúi giục phạm tội (Điều 26). Một hoạt động biểu tình được tổ chức phù hợp với luật sẽ không bị làm phiền, can thiệp hoặc phá vỡ bởi bất cứ ai bằng bạo lực, cưỡng ép hoặc bất cứ phương tiện bất hợp pháp nào khác (Điều 19).

Luật cũng quy định những trường hợp hoạt động biểu tình sẽ không được cấp phép nếu: (i) đối lập với các nguyên tắc cốt lõi được quy định rõ trong Hiến pháp; (ii) làm tổn hại đến sự thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; (iii) xúi giục sự chia rẽ giữa các dân tộc; và (iv) có sự tin tưởng dựa ừên bằng chứng đầy đủ rằng việc tiến hành hoạt động biểu tình sẽ gây nguy hại trực tiếp đến an ninh công hoặc hoặc phá hoại nghiêm trọng trật tự công (Điều 12).

Thời gian diễn ra hoạt động biểu tình là từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối, trừ những ngoại lệ được cho phép (Điều 24). Hoạt động biểu tình không được diễn ra trong phạm vi bán kính từ 10-300m tại một số địa điểm, trừ khi được sự đồng ý của cơ quan có thầm quyền, bao gồm: (i) khuôn viên của ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhà nước, ủy ban Quân ủy trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (ii) những noi khách mời của nhà nước đang ở; (iii) các căn cứ quân sự quan trọng; (iv) cảng hàng không, ga xe lửa và bến cảng (Điều 23).

b. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia

Luật biểu tình quy định, phải có một người hoặc một số người chịu trách nhiệm cho việc tổ chức một cuộc biểu tình. Người chịu ứách nhiệm này phải nộp đon xin phép bằng văn bàn đến cơ quan có thẩm quyền 5 ngày trước ngày dự kiến diễn ra hoạt động biểu tình; trong đó, đơn phải nêu rõ các mục đích của hoạt động biểu tình, cách thức sẽ được thực hiện, các áp phích và khẩu hiệu được sử dụng, số lượng người tham gia, số lượng phương tiện giao thông, các chi tiết kỹ thuật và số lượng của các phương tiện âm thanh được sử dụng, thời gian bắt đầu và kết thúc, địa điểm (bao gồm cả những nơi người tham gia hội họp và phân tán), tuyến đường, và tên, nghề nghiệp và địa chi của (những) người chịu trách nhiệm cho hoạt động biểu tình (Điều 8).

Sau khi nhận được đơn, nếu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không cấp phép cho cuộc biểu tình thì (những) người chịu trách nhiệm cho cuộc biểu tình, nếu không chấp nhận quyết định này có thể nộp đơn đến chính quyền nhân dân cùng cấp để xem xét lại trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định, và chính quyền nhân dân trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được đơn sẽ đưa ra quyết định về việc xem xét lại (Điều 13).                                                                                                      

Người chịu trách nhiệm cho cuộc biểu tình cũng có thể rút lại đơn sau khi nộp và trước khi nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền; nếu quyết định dừng hoạt động biểu tình (call off) sau khi nhận được thông báo cấp phép, người chịu ữách nhiệm phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền trong thời gian thích hợp và giải tán những người tham gia nếu họ đã tiến hành hội họp (Điều 14).

Người chịu trách nhiệm phải có trách nhiệm giữ gìn trật tự của cuộc biểu tình và phòng ngừa nghiêm ngặt sự tham gia của những người khác. Khi cần thiết, người chịu trách nhiệm sẽ chỉ định người đặc biệt để hỗ trợ cảnh sát trong việc duy trì trật tự. Những người chịu trách nhiệm cho việc duy trì trật tự phải mang những dấu hiệu nhận dạng (Điều 25).

Người tổ chức hoặc tham gia hoạt động biểu tình phải là công dân tại noi mình cư trú (Điều 15). Nếu công dân thực hiện những việc này ở nơi không phải là noi cư trú của mình, cảnh sát có quyền giữ hoặc trả người đó về nơi cư trú bằng vũ lực (Điều 33). Người nước ngoài trên lãnh thổ Trung Hoa, nếu không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, sẽ không được tham gia vào hoạt động biểu tình được tổ chức bởi công dân Trung Hoa (Điều 34).

Công chức, viên chức của một cơ quan nhà nước không được tổ chức hoặc tham gia vào hoạt động biểu tình mà trái với các chức năng và nghĩa vụ của công chức nhà nước theo quy định của pháp luật và các quy định có liên quan (Điều 16). Bất cứ ai tổ chức hoặc tham gia vào một hoạt động biểu tĩnh dưới danh nghĩa của cơ quan nhà nước, tổ chức công, doanh nghiệp hoặc thiết chế thì trước hết phải được sự chấp thuận từ lãnh đạo của các tổ chức đó (Điều 17).

c.   Quyền và nghĩa vụ của chính quyền

Sau khi nhận được đơn xin phép, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản tới (những) người chịu trách nhiệm về quyết định có cấp phép hay không trước 2 ngày so vói ngày dự kiến diễn ra hoạt động biểu tình. Việc không cấp phép phải đưa ra những lý do. Việc không thông báo trong thời hạn sẽ được hiểu như việc cấp phép. Đối với một hoạt động biểu tình diễn ra bất ngờ nhưng thực sự cần thiết thì một báo cáo sẽ được gửi ngay lập tức đến cơ quan có thẩm quyền; cơ quan này sẽ ngay lập tức kiểm tra và quyết định việc cấp hoặc không cấp phép cho hoạt động này (Điều 9).

Nếu cơ quan có thẳm quyền cho rằng việc tổ chức biểu tình theo thời gian hoặc địa điểm thoặc theo tuyến đường cụ thể trong đơn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và trật tự công thì họ có thề, khi hoặc sau khi cấp phép, thay đổi thời gian, địa điểm hoặc tuyến đường và thông báo tới (những) người chịu trách nhiệm về sự thay đổi trong thời gian tốt nhất (Điều 11).

Đối với hoạt động biểu tình phù họp vói luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều động cảnh sát để giữ gìn giao thông và trật tự công và đảm bảo sự diễn ra thuận lợi của hoạt động biểu tình (Điều 18). Trong trường hợp này, cảnh sát chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự giao thông có thể tạm thời thực hành linh hoạt các hoạt động của mình theo các quy định có liên quan về giao thông (Điều 20). Nếu một cuộc biểu tình (diễu hành) không thể diễn ra theo tuyến đường được phép vì những hoàn cành bất ngờ xảy ra trên đường đi thì cảnh sát trường có mặt tại hiện trường có quyền thay đổi lộ trình của cuộc diễu hành (Điều 21).

Nếu hoạt động biểu tình diễn ra hoặc đi qua những địa điểm như cơ quan nhà nước, cơ quan quân đội, trạm truyền thanh, truyền hình hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, cơ quan có thẳm quyền nhằm giữ trật tự có thể thiết lập hàng rào an ninh tạm thời mà cuộc biểu tình sẽ không được vượt qua nếu không có sự cho phép của cảnh sát (Điều 22).

Cảnh sát sẽ dừng cuộc biểu tình đang diễn ra nếu liên quan đến các tình huống sau: (i) không nộp đơn theo các quy định của Luật hoặc không nhận được sự cấp phép cho đơn yêu cầu; (ii) không tiến hành các hoạt động theo mục đích, cách thức, áp phích, khẩu hiệu, thời gian bắt đầu và kết thúc, các tuyến đường được cho phép bởi cơ quan có thẩm quyền; (iii) xuất hiện tình huống đe dọa đến an ninh công cộng hoặc phá hoại nghiêm ữọng trật tự công (Điều 27). Nếu các trường hợp trên xảy ra và chỉ dẫn dừng hoạt động biểu tình bị phớt lờ, cảnh sát trưởng tại hiện trường sẽ có quyền ra lệnh giải tán; với những người không giải tán, cảnh sát trưởng tại hiện trường có quyền quyết định, theo các quy định của nhà nước có liên quan, đưa ra những biện pháp cần thiết để bắt buộc giải tán và bắt đi những người không tuân lệnh hoặc giam giữ họ (Điều 27).

Nếu một người vượt qua hàng rào an ninh tạm thòi (theo Điều 22), tiến vào những khu vực cụ thể mà một cuộc biểu tình không được tổ chức (theo Điều 23), hoặc có những hành vi bất hợp pháp khác hoặc phạm tội, cảnh sát có thể bắt buộc người đó rời khỏi hiện trường bằng vũ lực hoặc bắt giữ (Điều 27).

d.   Trách nhiệm pháp lý

Theo quy định của Luật, những người cỏ hành vi vi phạm sẽ tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính, hình sự hoặc dân sự. Hình phạt hành chính ờ đây bao gồm cảnh cáo hoặc tạm giữ hình sự không quá 15 ngày, cụ thể với các đối tượng và ừong các trường hợp sau:

-   Người chịu trách nhiệm cho cuộc biểu tình và người chịu trách nhiệm trực tiếp cho vi phạm nếu cuộc biểu tình diễn ra liên quan đến các trường hợp sau: (i) không nộp đom theo các quy định của Luật hoặc không nhận được sự cấp phép cho đơn yêu cầu; (ii) không tiến hành các hoạt động theo mục đích, cách thức, áp phích, khẩu hiệu, thời gian bắt đầu và kết thúc, các tuyến đường được cho phép bởi cơ quan có thẩm quyền; và không tuân theo chỉ dẫn dừng cuộc biểu tình mà không được cho phép (Điều 28).

Những người gây nhiễu loạn, phá hoại hoặc làm suy yếu bằng các cách khác một cuộc biểu tình hợp pháp theo luật (Điều 30); ừong trường họp nghiêm trọng và tội phạm được cấu thành thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định có liên quan của Luật hình sự (Điều 30).

Nêu một bên không đồng ý với quyết định về hình phạt tạm giam (theo Điều 28 và Điều 30) có thể khiếu nại đến cơ quan công an ở cấp cao hơn trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được thông báo về quyết định hình phạt; cơ quan này sẽ đưa ra quyết định trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan cấp cao hơn này, người đó có thể tiến hành khởi kiện ra tòa án trong vòng 5 ngày kề từ khi nhận được thông báo về quyết định (Điều 31).

Bất cứ ai có hành vi cấu thành tội phạm sẽ bị điều tra trách nhiệm hình sự theo quy định có liên quan của Luật hình sự. Cụ thể, theo Điều 29 của Luật thì:

-   Bất cứ người tham gia nào mang vũ khí, các công cụ gây thương tích đã được kiểm soát hoặc chất nổ sẽ bị điều tra ứách nhiệm hình sự theo việc áp dụng những sửa đổi thích hợp theo Điều 163 Luật hình sự;

-  Trường hợp cuộc biểu tình không xin phép hoặc không được cấp phép, hoặc được tiến hành không theo đúng thời gian bắt đầu và kết thúc, địa điểm và tuyến được được cho phép bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc lệnh giải tán biểu tình không được tuân thủ và gây phá hoại nghiêm trọng ữật tự công; hoặc cuộc biểu tình dẫn đến việc bao vây cơ quan nhà nước hoặc mọi người xâm nhập vào, ngăn cản nó thực hiện công việc hoặc hoạt động thông thường của nhà nước, người chịu trách nhiệm cho cuộc biểu tình và người chịu trách nhiệm trực tiếp cho vi phạm sẽ bị điều tra ứách nhiệm hình sự theo Điều 158 Luật hình sự;

-   Trường hợp cuộc biểu tình dẫn đến việc chiếm đóng những noi công cộng, hành động ngăn chặn các phương tiện giao thông hoặc người đi bộ hoặc tụ tập đám đông để cản trở giao thông dẫn đến trật tự tại nơi công cộng và trật tự giao thông bị phá hoại nghiêm trọng, nguòi chịu trách nhiệm cho cuộc biểu tình và người chịu trách nhiệm trực tiếp cho vi phạm sẽ bị điều tra trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Luật hình sự.

Theo Luật hình sự, tại các Điều 158 và Điều 159, hình phạt có thể là tù có thời hạn không quá 5 năm, tạm giam hình sự (criminal detention), chịu sự giám sát công cộng (pubỉic surveỉllancè) hoặc tước quyền chính trị; tại Điều 163, hình phạt có thể là tù có thời hạn không quá 2 năm hoặc tạm giam hình sự.66

Ngoài hình phạt hành chính và hình sự ừên, bất cứ ai trong cuộc biểu tình mà làm thiệt hại đến tài sản công hoặc tư nhân, gây thương tích hoặc cái chết cho người khác sẽ phải bồi thường theo các quy định của pháp luật (Điều 32).

---------------------------------------------------

64 Xem thêm toàn văn Hiến pháp Trung Hoa (bản dịch) trong cuốn “Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia” (đo Khoa Luật - ĐHQGHN biên soạn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012), tr.75-116.

65 Xem:

httD://en.pkulaw.cn/displavaspx?id=1206&lib=law&SearchKevword=Assemblies.%20Processions%20 and%20Demonstratỉons&SearchCK.evword=. [truy cập: 5/12/2015].

66 Xem: http://en.pkulaw.cn/Displav.aspx?lib=ỉaw&Cgid=556. [truy cập: 5/12/2015].