PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HỘI HỌP, MÍT TINH, BIẺU TÌNH, TUẦN HÀNH VÀ PHONG TỎA Ở LIÊN BANG NGA HIỆN NAY
TS. Mai Văn Thắng
1. Dẩn nhập
Tự do biểu đạt hay thể hiện quan điểm, chính kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ một cách công khai, hợp pháp về một vấn đề, sự kiện nào đó là một trong những quyền cơ bản của con người. Thực hiện quyền tự do hội họp, biểu tình, tuần hành, phong tỏa, mít tinh vừa giúp người dân thể hiện được quan điểm, tình cảm, nguyện vọng của mình với chính quyền, đồng thời giúp chính quyền có thể nắm bắt được mong muốn, thái độ của người dân đối với các quyết định, chính sách hoặc hành vi của mình. Vì vậy, “biểu tình” (theo nghĩa rộng) không chỉ là quyền của người dân mà còn là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong xây dựng chính sách, quản lý, điều hành đất nước trong xã hội dân chủ, văn minh.
Liên bang Nga đã và đang nỗ lực xây dựng một xã hội dân chủ, pháp quyền và vì vậy việc xây dựng, vận hành hệ thống cơ chế ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy nhân quyền, trong đó có các quyền tự do hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, do những đặc thù trong tổ chức xã hội, quan niệm truyền thống và trình độ tổ chức tổ chức quyền lực nhà nước, nên pháp luật về nhân quyền nói chung và pháp luật về lĩnh vực này nói riêng ở Liên bang Nga có những điểm khác biệt cần tìm hiểu, nghiên cứu.
“Quyền biểu tình” trong Luật Nhân quyền quốc tế (“right to demonsứate/ right to hold a peaceíul demonstration)” được hiểu rộng hơn khái niệm biểu tình (“aeMOHCTpaiỊHíi”
- “demonstration”) ở Liên bang Nga. Theo pháp luật Liên bang Nga, biểu tình chỉ là một trong những hình thức của “sự kiện công cộng” (“nyốÃUHHoe Meponpmmue” trong tiếng Nga hay “pubỉic events” (cũng có thể dịch là “pubỉic actions ”) trong tiếng Anh). Nếu như ở một số quốc gia, khái niệm quyền biểu tình bao hàm các hình thức hội họp hòa bình, tuần hành, mít tinh, phong tỏa... thì trong tiếng Nga các hình thức này nằm trong nội hàm của khái niệm “sự kiện công cộng”. Vì vậy trong bài viết này đôi khi tác giả dùng khái niệm “quyền biểu tình” và đặt trong ngoặc kép để biểu đạt nghĩa rộng của khái niệm khi trong nó ngoài biểu tình (theo cách hiểu của Nga) còn có các hình thức khác như mít tinh, hội họp, phong tỏa và tuần hành.
2. Hệ thống pháp luật Liên bang Nga về quyền hội họp, mít tinh, tuần hành, biểu tình và phong tỏa
Quyền hội họp, mít tinh, tuần hành, biểu tình và phong tỏa là quyền quan trọng của người dân Nga được ghi nhận trong pháp luật và thực thi trong thực tiễn xã hội Nga hiện đại.
Điều 31 Hiến pháp Liên bang Nga, bản Hiến pháp được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý toàn dân vào năm 1993, ghi nhận: “Công dân Liên bang Nga có quyền tự do hội họp hòa bình, không vũ khí, tiến hành các cuộc họp, các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành, và phong tỏa”.
Như vậy, từ những quy định về quyền tự do hội họp hòa bình, không vũ khí, tiến hành các cuộc họp, các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành, và phong tỏa ừong Hiến pháp Liên bang Nga có thể khẳng định, đây là loại quyền hiến định trực tiếp chứ không phải là quyên hàm chứa. Bởi, trong Luật Nhân quyền quốc tế (LNQQT), quyền biểu tình cũng không được ghi nhận một cách rõ ràng và ở trong bản hiến pháp nhiều quốc gia trên thế giới cũng không hề ghi nhận một cách trực tiếp quyền biểu tình như là một loại quyền chính trị của người dân mà thông thường được hàm chứa trong nội dung của các quyền như quyền tự do hội họp, quyền tự do ngôn luận và biểu đạt ý kiến...
Cụ thể hóa những quy định hiến pháp, năm 2004 Liên bang Nga ban hành Đạo luật Liên bang số 54-FZ “Về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa”
Có thể nói, đây là văn bản pháp luật chuyên ngành quan trong bậc nhất của Liên bang Nga liên quan đến việc tồ chức, tiến hành quyền này. Đạo luật này lần đầu tiên được ban hành vào năm 2004, tuy nhiên, đến năm 2012, dưới sự ảnh hưởng cùa làn sóng dân chủ và “cách mạng màu sắc” trong khu vực Quốc hội Liên bang Nga đã thông qua những thay đổi quan trọng trong luật này và Bộ luật về xử lý vi phạm hành chính theo hướng thiết lập thêm những khó khăn cho quá trình tổ chức và thực hiện quyền hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa. Một trong những hạn chế mới được quy định cho những người tổ chức các sự kiện công cộng này là những người nào đã bị hai hoặc nhiều hơn số lần vị xử lý vi phạm hành chính liên quan đến các hoạt động biểu tình, hội họp, diễu hành và phong tỏa thì cũng bị cấm tổ chức và thực hiện các cuộc hội họp, tuần hành, biểu tình, mít tinh và phong tỏa ở Liên bang Nga.40
Ngoài những quy phạm hiến pháp và luật chuyên ngành nói ừên, các quy phạm pháp pháp luật điều chỉnh quan hệ ừong lĩnh vực “biểu tình” còn được tìm thấy ở rất nhiều văn bản có liên quan như Bộ luật về xử lý vi phạm hành chính, Luật Liên bang về cảnh sát Liên bang Nga và một số đạo luật khác như luật về các đảng chính trị, về các tổ chức xã hội, luật về tự do tư tưởng và tôn giáo...
Ở cấp độ dưới luật đáng chú ý phải kể đến phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang số 12 về việc công nhận điểm 3, khoản 4 điều 5 và điểm 5, khoản 3 điều 7 Luật Liên bang về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa năm 2012 là không vi hiến.
Ngoài các phán quyết này, ở nhiều các sắc lệnh của Tổng thống, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ Liên bang, các bộ ngành Liên bang cũng chứa đựng những quy phạm điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thực hiện quyền “biểu tình” cùa người dân.
Là một nhà nước có cấu trúc Liên bang nên bên cạnh hệ thống văn bàn quy phạm pháp luật của chính quyền Liên bang, ở Nga tồn tại hệ thống các văn bản, nhất là các đạo luật, của chính quyền các chủ thể Liên bang, thậm chí còn có cả các quy định của chính quyền tự quản địa phương. Hiện nay, hầu hết các chủ thể Liên bang Nga đều ban hành đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động liên quan đến thực hiện quyền tự do hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa cho phù hợp với điều kiện cùa địa phương nhưng không trái với các quy định của Hiến pháp Liên bang và đạo luật Liên bang về vấn đề này.
3. Quan niệm về “biểu tình” ở Liên bang Nga
Xuất phát từ quy định được hiến định tại Điều 31 Hiến pháp Liên bang Nga “Công dân Liên bang Nga có quyền tự do hội họp hòa bình, không vũ khỉ, tiến hành các cuộc họp, các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa'”, nên hiện nay ở Nga khái niệm “biểu tình” lại không được hiểu như ở nhiều văn bản luật nhân quyền quốc tế hay như ở một số quốc gia trên thế giới.
Theo quy định nói trên của Hiến pháp, biểu tình được hiểu là một bộ phận của nhóm quyền của người dân và tổ chức của họ để biểu thị ý nguyện, quan điểm, hình thành quan điểm hay gửi những yêu cầu, thông điệp đến các cơ quan, tổ chức, nhà chức trách có thẩm quyền về các vấn đề chính trị, văn hóa xã hội hay các chính sách đối ngoại. Biểu tình cùng với hội họp, tuần hành, mít tinh và phong tỏa tạo thành nhóm quyền có chung một mục đích. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong Luật Nhân quyền quốc tế, các hình thức nói trên lại được coi là các hình thức của “biểu tình”.
Tại điều 2 Đạo luật Liên bang về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa năm 2004 (sửa đổi năm 2012), có đưa ra các khái niệm sau:
- Sự kiện công cộng (Tiếng Nga là “nyốJiHHHoe MeponpHíiTHe”, tiếng Anh tạm dịch là “Public event” hay “public action) là hoạt động công khai, hòa bình, mở cho mọi công dân và được tiến hành dưói các hình thức hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành, phong tỏa hoặc kết hợp giữa các hình thức ấy, được thực hiện theo sáng kiến của công dân Liên bang Nga, các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo khác, bao gồm cả việc sừ dụng các phương tiện giao thông. Mục đích của sự kiện công cộng là tự do thể hiện và hình thành các quan điểm, gửi các yêu cầu đối với các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cả những vấn đề của chính sách đối ngoại.41
- Hội họp là việc các công dân cùng nhau tập hợp vào một địa điểm ấn định hoặc địa điểm dành riêng cho việc hội họp nhằm cùng nhau bàn luận về các vấn đề nào đó có ý nghĩa xã hội.
- Mít tỉnh là sự tập hợp của quần chúng đến một địa điểm xác định nhằm cùng nhau thể hiện quan điểm xã hội chung về các vấn đề có tính thời sự chủ yếu là mang tính chất chính trị-xã hội.
- Biểu tình là việc thể hiện thái độ một cách có tổ chức của nhóm công dân cùng với việc sử dụng các băng rôn, biểu ngữ và các phương tiện cổ động hiển thị khác trong quá trình di chuyển.
- Tuần hành là sự di chuyển của một đám đông theo một hướng xác định trước nhằm gây sự chú ý đến những vấn đề nào đó.
- Phong tỏa là hình thức công khai biểu thị thái độ xã hội của một công dân hoặc nhiều hơn mà không di chuyển và sử dụng các phương tiện kỹ thuật phóng thanh bằng cách đặt ở đối tượng bị phong tòa một hoặc nhiều hơn công dân, những người có sừ dụng các băng rôn, biểu ngữ hoặc các phương tiện cổ động hiển thị khác.
Như vậy, từ những khái niệm nêu trên, biểu tình ở Liên bang Nga (demonstration) chỉ là một trong những hình thức thực hiện các “sự kiện công cộng” (“public events”). Theo đó, sự kiện công cộng” là hoạt động công khai, hòa bình, mở cho mọi công dân và được tiến hành dưới các hình thức hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành, phong tỏa hoặc kết hợp giữa các hình thức ấy, được thực hiện theo sáng kiến của công dân Liên bang Nga, các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo khác, bao gồm cả việc sừ dụng các phương tiện giao thông. Mục đích của sự kiện công cộng là tự do thể hiện và hình thành các quan điểm, gửi các yêu cầu đối với các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cả những vấn đề của chính sách đối ngoại.
Như vậy, ở một khía cạnh nào đó khái niệm “biểu tình” trong Luật Nhân quyền quốc tế có phần tương đồng với khái niệm “sự kiện công cộng” trong luật pháp Liên bang Nga hiện nay.
4. Tổ chức và thực hiện quyền hội họp, mít tính, biểu tình, tuần hành, phong tỏa ở Liên bang Nga
4.1. Về chủ thể tổ chức hội họp, mit tỉnh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa
Chủ thể tổ chức hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa ở Liên bang Nga là các tổ chức chính trị, xã hội tôn giáo hoặc các chi nhánh của các tổ chức này và công dân Liên bang Nga. Một công dân cũng có thể là người tổ chức các hoạt động này.42 Theo quy định, đối với các hoạt động biểu tình, tuần hành và phong tỏa thì người tổ chức phải đủ 18 tuổi, còn đối với các hình thức hội họp và mít tinh thì người tổ chức chỉ cần đạt đủ 16 tuổi trở lên.43
Như vậy, với quy định hiện hành, người tổ chức các hoạt động nói trên không thể là cá nhân và các tổ chức nước ngoài hay các tổ chức quốc tế. Điều này không có nghĩa là các cá nhân tồ chức nước ngoài không được tham gia vào các hoạt động đó. Rõ ràng, trong bối cảnh sự canh tranh khốc liệt giữa các cường quốc, những tính toán làm bất ổn định nội bộ trong các quốc gia ngày càng lớn, cũng như ngăn ngừa những can thiệp từ bên ngoài việc ngăn cấm các tổ chức, công dân nước ngoài tham gia tổ chức là hoàn toàn phù hợp, nhất là khi trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra rất nhiều các cuộc cách mạng màu sắc nhằm bất ồn chính trị, lật đổ chế độ. Để ngăn ngừa sự can thiệp từ bên ngoài, Chính phù Liên bang Nga còn ngăn cấm và kiểm soát những nguồn tài chính từ bên ngoài vào với mục tiêu chủ yếu là cung cấp tài chính nhằm gây mất ổn định nội bộ trong nước.
Luật pháp hiện hành cũng quy định những trường hợp bị cấm trở thành người tổ chức các hoạt động hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa, bao gồm:
-Những người bị tòa án công nhận là mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi và những người đang thụ lý án tù theo phán quyết của tòa án;
- Những cá nhân chưa được xóa án tích đối với việc thực hành hành vi phạm tội chống lại nền tảng hiến định Liên bang, an ninh quốc gia, trật tự an toàn và an ninh xã hội hoặc những cá nhân có hai hoặc hơn số lần bị truy cứu trách nhiệm hành chính cho các hành vi được quy định tại các điều 5.38, 19.3, 20.1-20.3, 20.18, 20.29 của Bộ luật xử lý vi phạm hành chính và trong thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính;44
- Đảng chính trị, tổ chức xã hội, tồ chức tôn giáo và các chi nhánh của các tổ chức ấy đã bị dừng hoặc đình chỉ hoặc bị giải tán theo quy định của pháp luật.45
Pháp luật Liên bang Nga quy định rất nhiều quyền cho người tổ chức. Từ quyền thông báo, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về sự kiện, thu nhận các khoản đóng góp, phân công nhiệm vụ đến các hoạt động yêu cầu cảnh sát cũng như các tổ chức, cá nhân hữu quan đảm bảo an ninh, an toàn cho việc tồ chức và tiến hành các hoạt động nêu trên...46 Ngoài thẩm quyền được quy định, người tổ chức cũng có nhiều trách nhiệm. Chẳng hạn, trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới chính quyền sở tại và thông báo sơ bộ về những thay đổi thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động nói trên tới chính quyền sở tại trong thời gian 3 ngày trước khi sự kiện được diễn ra (trừ hội họp hoặc phong tỏa được tiến hành bởi một cá nhân); Yêu cầu những người tham gia phải tuân thủ trật tự xã hội, chương trình được thông qua và chấm dứt các hành vi vi phạm; Thông tin tới những người tham gia yêu cầu của cơ quan, nhà chức tranh có thầm quyền; Yêu cầu những người tham gia không che mặt, không mang những dụng cụ nguy hiểm; Có những biểu tượng nhận biết riêng biệt cho người tổ chức; Đình chỉ các hoạt động khi có vi phạm…47
Như vậy, có thể thấy, người tổ chức bên cạnh các quyền được pháp luật ghi nhận cũng có rất nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến hoạt động tổ chức và thực hiện các hoạt động hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa. Những trách nhiệm nói trên là cần thiết bởi ngoài quyền và tự do cá nhân cần có sự đảm bảo lợi ích công cộng, an toàn và trật tự xã hội. Tuy nhiên, những thay đổi năm 2012 gặp không ít chỉ trích từ phía công luận, nhất là những thay đổi nhằm hạn chế những người đã bị hai hoặc hơn số lần bị truy cứu trách nhiệm hành chính cho những hành vi vi phạm liên quan đến “biểu tình” trước đó ở Mục 1.1 Điều 5 của Luật nói trên. Nhiều quan điểm cho rằng, quy định này là vi hiến bởi theo Hiến pháp Liên bang, một người không thể bị truy cứu hai lần cho một hành vi vi phạm pháp luật.48 Ngoài ra, những quy định mới liên quan đến trách nhiệm của người tổ chức đối với những vi phạm và thiệt hại do những người tham gia các hoạt động hội họp, biểu tình… gây ra cũng gây nhiều tranh cãi. Bởi trên thực tế, một người chỉ phải chịu trách nhiệm với những lỗi của mình và những vi phạm do mình gây ra. Những gì thuộc hành vi của người khác và vượt ngoài tầm kiểm soát của người tổ chức thì không thể quy kết trách nhiệm cho người tổ chức. Điều này gây khó khăn cho những người tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình, phong tỏa, hội họp và mít tinh và rõ ràng đang tạo ra những hạn chế và cản trở bất hợp lý.49
4.2 về các chủ thể tham gia hội họp, mít tính, biểu tình, tuần hành và phong tỏa
Người tham gia các sự kiện công cộng có thể là công dân, các thành viên của các tổ chức xã hội, đảng phái, tổ chức tôn giáo và những người tự nguyện tham gia khác.50 Người tham gia vào các sự kiện nói trên phải tự nguyện và được thực hiện tất cả những gì pháp luật không cấm, tham gia vào thảo luận để đưa ra các kiến nghị, đưa ra những quan điểm về các vấn đề quan tâm...
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người tham gia vào các sự kiện nói ừên cần phải: 1) tuân thủ sự chỉ dẫn, chỉ đạo của người tổ chức, của các cơ quan, nhà chức trách của chính quyền Chủ thể Liên bang hoặc của chính quyền tự quản hay của cơ quan cảnh sát; 2) Bảo đảm trật tự công cộng, thực hiện đúng chương trình kế hoạch của sự kiện đã được thông qua; 3) Tuân thủ các quy định về ừật tự an toàn giao thông nếu có sử dụng phương tiện giao thông.51
Bên cạnh đó, người tham gia các sự kiện công cộng nói ứên cũng không được phép:
Che mặt hoặc dùng mặt nạ hoặc các thiết bị che mặt hoặc gây khó khăn cho việc xác định danh tỉnh; 2) Mang theo vũ khí, những trang thiết bị, phương tiện quan dụng, những thiết bị có thể được sử dụng như vũ khí, vật liệu gây nể, các thiết bị dễ gây chảy, gây ra khỏi bụi, các chất độc, chất hỏa học hoặc mang trong mình bia, rượu hoặc các chất gây cồn khác; 3) Tham gia vào các sự kiện trong tình trạng say xỉn.52
Trong các sự kiện công cộng này, ngoài những người tham gia còn có các phóng viên báo chí. Để tham gia vào các sự kiện này, các phóng viên cũng cần phải có giấy phép và có những dấu hiệu riêng biệt để nhận biết.
4.3 Quy trình, thủ tục tiến hành các hoạt động hội họp, mít tinh, biểu tình tuần hành và phong tỏa
Theo quy định tại Điều 4 Luật Liên bang về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa thìviệc tổ chức một trong các sự kiện công cộng kể trên bao gồm:
1. Thông báo tới các chủ thể có thể tham gia vào sự kiện “biểu tình” và gửi thông báo về việc tổ chức “biểu tình” đến cơ quan hành chính chuyên ữách của chính quyền Chủ thể Liên bang tương ứng hoặc chính quyền tự quản địa phương. Thông báo gửi đến cơ quan chuyên trách phải gửi bằng văn bản và trong thời hạn không sớm hơn 15 ngày và không muộn hơn 10 ngày tính đến thời điểm sự kiện đó được tổ chức. Nếu thời hạn ừên trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì theo hướng dẫn của Tòa án Hiến pháp cơ quan tiếp nhận phải bố trí lịch nhận cho phù hợp; 2) Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về sự kiện đó; 3) Chuẩn bị và phát tán các hình thức tuyên truyền hình ảnh (băng rôn, khẩu hiệu, phát giấy thông báo...); 2
5) Các hành động không trái luật khác có mục đích hướng tới chuẩn bị và thực hiện “sự kiện công cộng” đó.
Trong giấy thông báo về sự kiện công cộng sẽ được tổ chức, người tổ chức cần ghi rõ mục đích, hình thức, địa điểm tiến hành sự kiện đó và dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc sự kiện. Ngoài ra, trong thông báo cũng cần ghi rõ họ, tên, địa chỉ thường trú, điện thoại liên lạc của người tổ chức, các biện pháp đảm bảo an toàn, trật tự công cộng, hỗ trợ ý tế, dự kiến số lượng tham gia và ngày tháng gửi thông báo.
Thời gian tổ chức các sự kiện công cộng được ấn định không sớm hơn 7 giờ sáng và không muộn quá 22 giờ đêm, trừ những sự kiện kỷ niệm, tồ chức các ngày lễ chính thống đã được phê duyệt.
5.1. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chính quyền tự quản địa phương trong việc đảm bảo thực hiện quyền hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa của người dân
Do việc thông báo về tổ chức các sự kiện công cộng được quy định gửi đến cho cơ quan hành pháp của chính quyền Chủ thế Liên bang hoặc chính quyền tự quản địa phương (trong các trường hợp luật định), nên pháp luật hiện hành quy định những quyền và trách nhiệm cho các cơ quan này. Theo Điều 12 của Luật Liên bang về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa (2004), cơ quan hành chính của các chính quyền này sau khi nhận được thông báo về tổ chức hội họp, mít tinh, biểu tình... thì trong hạn định 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo cần gửi cho người tổ chức những đề xuất về thay đổi thời gian, địa điểm hoặc đề xuất giải quyết những vấn đề khác có liên quan đến tổ chức sự kiện. Cơ quan chuyên trách này có trách nhiệm phân công người đại diện hỗ trợ người tổ chức trong những vấn đề liên quan đến tồ chức và thực hiện sự kiện. Người đại diện của cơ quan này có nghĩa vụ thông tin đến nhà tổ chức những vấn đề phát sinh hoặc thông báo cho nhà tổ chức về những sai phạm, vi phạm và trách nhiệm pháp lý nếu thực hiện những sai phạm đó...
Ngoài cơ quan chuyên ữách của chính quyền Chủ thể và tự quản địa phương, luật pháp hiện hành cũng quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan cảnh sát và người đại diện của cơ quan này trong việc tổ chức sự kiện đó. Theo đó, người đại diện của cơ quan cảnh sát có quyền yêu cầu người tổ chức và người tham gia tuân thù các nội dung chương trình, ngăn cản việc xâm nhập các địa điểm cấm, hỗ trợ và thực hiện đảm bảo trật tự công cộng. Người đại diện cho lực lượng cảnh sát có nghĩa vụ hỗ ữợ người tổ chức trong việc ngăn chặn những kẻ phá hoại, “tống cổ” những người vi phạm pháp luật ứong khi thực hiện sự kiện đó để đảm bảo sự kiện được diễn ra theo đúng quy định và lịch trình.53
5.2. Căn cứ và trình tự tạm dừng hoặc hủy bỏ sự kiện
a) Căn cứ và trình tự tạm dừng sự kiện
Theo quy định tại Điều 16 Luật Liên bang về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành, phong tỏa, trong quá trình tồ chức sự kiện nếu những người tham gia vào sự kiện đó vi phạm những quy định của pháp luật nhưng không đe dọa tính mạng, sức khỏe của những người tham gia, thì người đại diện của cơ quan hành pháp cấp Chủ thể Liên bang hoặc của chính quyền tự quản địa phương có thể ra quyết định tạm dừng sự kiện trong một thời hạn nhất định để người tổ chức có thể xừ lý những vi phạm đó. Trong trường hợp xử lý kịp thời, người đại diện của chính quyền ra quyết định cho phép tiếp tục.
Ngược lại, nếu trong thời gian ấn định, những vi phạm không được xử lý, sự kiện có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
b) Căn cứ và trình tự hủy bỏ sự kiện
Pháp luật hiện hành quy định 3 trường hợp làm căn cứ hủy bỏ sự kiện như sau: 1) có sự đe dọa thực tế đến tính mạng, sức khỏe của công dân, cũng như tài sản của cá nhân, pháp nhân; 2) có vi phạm pháp luật của những người tham gia sự kiện đó và hành vi cố ý vi phạm của người tổ chức những yêu cầu của pháp luật liên quan đến điều kiện và trình tự thực hiện các hoạt động biểu tình, mít tinh, hội họp, diễu hành và phong tòa; 3) Người tổ chức không thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quy định.54
Khi có các căn cứ nêu ừên, người đại diện cho cơ quan hành pháp của chính quyền Chủ thể Liên bang hoặc chính quyền tự quản địa phương ừong sự kiện này ban hành quyết định về việc hủy bỏ sự kiện và ứong vòng 24 giờ kể từ thời điểm ban hành quyết định chỉ thị cho người tồ chức hủy bỏ sự kiện đó và quy định thời gian để thực hiện chỉ thị. Trong trường hợp nếu người tồ chức không thì hành chỉ thị thì người đại diện cho cơ quan hành pháp giám sát việc tổ chức sự kiện đó đưa ra chỉ thị và thông báo việc đình chỉ sự kiện tới những người tham dự. Nếu cả những người tham dự cũng không thi hành quyết định, cảnh sát sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp với pháp luật để hủy bỏ sự kiện này. Nếu có xảy ra những va chạm, đụng độ lớn hoặc đốt phá... cảnh sát sẽ phải áp dụng các biện pháp được quy định bởi pháp luật trong trường hợp đặc biệt chứ không áp dụng quy trình theo trình tự hủy bỏ thông thường được quy định ở Luật Liên bang năm 2004 về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa.
Đẻ đảm bảo cho công dân thực hiện các quyền hội họp, mít tinh, biểu tình tuần hành và phong tỏa của mình, pháp luật Liên bang Nga quy định những đảm bảo pháp lý quan trọng, trong đó ghi nhận trách nhiệm cùa cơ quan và cá nhân thẩm quyền của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo giải quyết những vấn đề liên quan đến tổ chức các sự kiện công cộng nhanh, đúng thời hạn và không được gây cản ữở trái phép. Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 18 Luật Liên bang nói trên cũng quy định ừách nhiệm của các cơ quan nhà nước của chính quyền Chủ thể Liên bang hoặc chính quyền tự quản phải hỗ trợ miễn phí về y tế, vệ sinh dịch tễ, giữ gìn trật tự xã hội, điều chỉnh phân luồng giao thông... nhằm đảm bảo cho cuộc hội họp, biểu tình... diễn ra đúng theo quy định, lịch trình. Trong trường hợp có bất kỳ những quyết định hoặc hành vi can thiệp bất hợp pháp hoặc gây cản ừở đến việc thực hiện quyền này cùa người dân, pháp luật Liên bang quy định về quyền khiếu kiện các quyết định, hành vi này ở tòa án.
6. Kết luận
Ở Liên bang Nga quyền tự do thể hiện quan điểm, chính kiến, tình cảm, thái độ của công dân đối với các vấn nào đó của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc đối với các chính sách đối goại được hiến định và cụ thể hóa ữong các đạo luật, các văn bản pháp luật khác và đàm bảo thông qua các hình thức hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa (gọi chung là các sự kiện công cộng). Việc ghi nhận, đàm bảo thực thi các quyền này gắn liền với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ liên bang hiện đại. Tuy nhiên, dưới những tác động cùa bối cảnh kinh tế, chính trị, đòi sống quốc tế... việc thực thi quyền này của người dân đang có những hạn chế và thu hẹp nhất định, nhất là sau những diễn biến bất ổn tại các quốc gia ữong khu vực. Dù vậy, có thể khẳng định, việc thực hiện quyền này vẫn phù hợp với những chuẩn mực và cam kết quốc tế, phù hợp với bối cảnh, điều kiện xã hội Liên bang Nga hiện nay.