Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Các tiêu chuẩn và hướng dẫn của Liên hợp quốc và OSCE về thực hiện quyền biểu tình

PGS.TS. Vũ Công Giao -CN.Nguyễn Phú Hải - Ths.NCS.Nguyễn Anh Đức

20/07/2016

Đây là các cơ quan giải thích các tiêu chuẩn pháp lý, và cách hiểu đầy đủ những nhiệm vụ thi hành pháp luật trong nước về tự do hội họp. Chiếu theo các quy định trong các văn kiện đó, các quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế đều khẳng định rằng tất cả mọi người sẽ có quyền hội họp và biểu tình trong hòa bình. Nếu việc thực hiện các quyền này có bất kì hạn chế nào thì sẽ được quy định bởi pháp luật và phủ hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

CÁC TIÉU CHUẨN VÀ HƯỚNG DẪN CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ OSCE VỀ THỰC HIỆN QUYỀN BIỂU TÌNH

PGS.TS. Vũ Công Giao - CN.Nguyễn Phú Hải - Ths.NCS. Nguyễn Anh Đức

1.  Khung quy định quốc tế

Tự do hội họp hòa bình cần được thống nhất bảo vệ bởi hiến pháp, có nghĩa là tối thiểu nên có một tuyên bố tích cực để đảm bảo cả quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, Hiến pháp không thể đưa ra các chi tiết hoặc các thủ tục cụ thể. Như vậy, các quy định của Hiến pháp nói chung có thể bị lạm dụng và bản thân nó mang đến một sự tự do không chính đáng với các nhà chức trách.

Do đó, nhiều quốc gia đã ban hành pháp luật cụ thể để điều chinh quyền tự do hội họp nhằm cụ thể hóa việc đảm bảo bằng Hiến pháp. Trong những trường hợp đó, pháp luật không nên ức chế khả năng được hưởng những quyền hiến định để hội họp hòa bình, mà thay vào đó nên tạo điều kiện và đảm bảo cho quyền này có được sự bảo vệ. Cụ thể hơn là, luật pháp nên tránh việc tạo ra một hệ thống quan liêu quá mức quy định nhằm tìm cách quy định về tất cả các vấn đề và do đó có thể xâm phạm các quyền cơ bản. Đây là một nguy cơ thực sự ở nhiều nước, và đã được đưa ra như một mối quan tâm đặc biệt của ủy ban Venice (Cơ quan chuyên trách về Hiến pháp của Hội đồng châu Âu), về cơ bản, pháp luật quốc gia điều chỉnh tự do hội họp phải phù hợp với tinh thần của các văn kiện quốc tế đã được quốc gia đó phê duyệt, và tính hợp pháp của pháp luật trong nước sẽ được đánh giá dựa theo tính phù hợp với các văn kiện quốc tế. Pháp luật trong nước cũng phải được hiểu và thực hiện phù hợp với khoa học pháp lý có liên quan ở tầm quốc tế và khu vực.

Các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực liên quan đến tự do hội họp chủ yếu xuất phát từ hai văn kiện pháp lý: Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước châu Âu về bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản (ECHR), cũng như các Nghị định thư tùy chọn kèm theo. Công ước châu Mỹ về Nhân quyền cũng có giá trị đối với các nước thành viên của OSCE là các quốc gia châu Mỹ.

Ý nghĩa của các điều ước quốc tế có nguồn gốc, một phần, về mặt khoa học pháp lý được phát triển bởi các cơ quan giám sát của điều ước đó, như ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Tòa án Nhân quyền Châu Âu và ủy ban liên Mỹ về Nhân quyền. Đây là các cơ quan giải thích các tiêu chuẩn pháp lý, và cách hiểu đầy đủ những nhiệm vụ thi hành pháp luật trong nước về tự do hội họp. Chiếu theo các quy định trong các văn kiện đó, các quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế đều khẳng định rằng tất cả mọi người sẽ có quyền hội họp và biểu tình trong hòa bình. Nếu việc thực hiện các quyền này có bất kì hạn chế nào thì sẽ được quy định bởi pháp luật và phủ hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Điều cần thiết là những người tham gia soạn thảo và thực thi pháp luật liên quan đến tự do hội họp cần xem xét cẩn trọng các mối tương quan của các quyền và tự do có ứong các điều ước quốc tế. Tính cấp thiết của việc áp dụng cách tiếp cận toàn diện đối với tự do hội họp được nhấn mạnh bởi sự xâm phạm quyền quy định ừong Điều 30 của UDHR, Điều 5 của ICCPR và Điều 17 của ECHR.

Việc áp đặt các hạn chế về quyền tự do hội họp hòa bình cũng có khả năng xâm phạm về quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, đạo đức và tôn giáo. Trường hợp các quyền phái sinh, các vấn đề lớn cần được xem xét theo góc độ quyền có liên quan đến thực tiễn (Luật riêng - lex specialis), và các quyền khác nên được xem như là bổ sung (lex generalis).

2.  Các hướng dẫn của Báo cáo viên đặc biệt của Liên họp quốc146

Các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội có thể được coi là động cơ giúp thực thi rất nhiều quyền dân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội khác Các quyền này là những thành tố quan trọng của nền dân chủ vì các quyền ấy tạo sức mạnh cho mọi người để “bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật và theo đuổi các hoạt động văn hóa, kinh tế, và xã hội, tham gia vào những nghi thức tôn giáo hoặc những tín ngưỡng khác, thành lập và gia nhập công đoàn và các hợp tác xã, và bầu ra lãnh đạo để đại diện cho những mối quan tâm của họ, cũng như giữ cho những lãnh đạo đó có trách nhiệm giải trình” (Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền, Lời nói đầu). Sự liên quan và phụ thuộc lẫn nhau với các quyền khác khiến cho những quyền này trở thành một chỉ số quan trọng về việc Nhà nước tôn trọng việc thụ hưởng nhiều quyền con người khác như thế nào.

Nghị quyết 15/21 tái khẳng định rằng “mọi người đều có quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội” Điều này cần được xem xét cùng nội dung điều 2 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, trong đó quy định rằng “Mỗi nhà nước thành viên cần tiến hành các bước nhằm tôn trọng và đảm bảo tất cả các cá nhân toong phạm vi lãnh thổ và tài phán của mình có các quyền được công nhận trong Công ước, không có sự phân biệt nào như về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, vị thế tài sản, sinh thành, hay vị thế khác”, và điều 26 trong Công ước, trong đó đảm bảo tất cả các cá nhân đều bình đẳng và được bảo vệ một cách hiệu quả khỏi việc phân biệt đối xử trên các nền tàng quy định ở điều 2. Điều này cũng áp dụng với người chưa trưởng thành, các dân tộc bản địa, người khuyết tật, người thuộc về các nhóm thiểu số hoặc các nhóm đang ở tình trạng rủi ro, bao gồm các nạn nhân của phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục và bản dạng giới (xem Nghị quyết 17/19 của Hội đồng Nhân quyền), những người không phải công dân, bao gồm cả những người không quốc tịch, người tị nạn hay nhập cư, cũng như các hội, bao gồm các nhóm không đăng ký.

Quyền tự do hội họp ôn hòa được đảm bảo trong điều 21 của Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị và quyền tự do hiệp hội toong điều 22. Các quyền này cũng thể hiện trong điều 8 của Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và trong các văn kiện nhân quyền cụ thể khác ở cấp quốc tế và khu vực.

Theo Điều 4 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, các quyền tự do hội họp ôn hòa và và quyền tự do hiệp hội không phải là các quyền tuyệt đối. Nghị quyết 15/21 (OP 4) nói rõ ràng những quyền này “có thể bị hạn chế nhất định, các hạn chế đó cần định ngặt hơn để miễn trừ các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội hay tự do biểu đạt. Báo cáo viên đặc biệt về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người và tự do căn bản trong khi chống khủng bố đã nhấn mạnh trong một báo cáo trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng “Nhà nước không cần phải dùng đến các biện pháp đình chi quyền trong lĩnh vực tự do hội họp và hiệp hội. Thay vào đó, các biện pháp hạn chế quyền, như quy định trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, là đủ phù hợp trong một cuộc chiến chống khủng bố hiệu quả” (A/61/267, đoạn 53).

Hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia đôi khi làm tuyệt diệt các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội. Trong xung đột vũ trang, các cá nhân muốn hội họp và hiệp hội một cách tự do, dù chỉ để đáp ứng những nhu càu khẩn cấp hoặc để kêu gọi chấm dứt bạo lực, có thể gặp phải những hạn chế tuyệt đối đến mức bằng với việc từ chối triệt để các quyền của họ.

Bối cảnh của các cuộc bầu cử có thể cũng có tác động lớn đến các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội. Điều này đặc biệt xảy ra khi việc hội họp bị ngăn cản một cách có hệ thống hoặc khi các cá nhân tích cực trong các hiệp hội thúc đẩy tiến trình bầu cử minh bạch và công bằng và bảo vệ các nguyên tắc dân chủ bị sách nhiễu và đe dọa vì việc hoạt động xã hội của họ.

“Hội họp” là việc tụ họp có mục đích và tạm thòi ữong một không gian riêng hay không gian chung (công) vì một mục đích cụ thể. Vì thế, việc này bao gồm các cuộc biểu tình, các cuộc họp trong nhà, đình công,40 diễu hành, tuần hành hoặc thậm chí cả biểu tình ngồi. Các cuộc tụ họp đóng một vai trò sinh động trong việc huy động dân chúng và tạo ra sự bất bình và những nguyện vọng, giúp kỷ niệm các sự kiện và, quan trọng hơn, để gây ảnh hưởng lên chính sách công của nhà nước.

Báo cáo viên đặc biệt đồng ý rằng luật nhân quyền quốc tế chỉ bảo vệ những cuộc hội họp nào mang tính ôn hòa, nghĩa là những cuộc hội họp phi bạo lực, và khi nào các thành viên tham dự có mục đích ôn hòa - đây là nguyên tắc tiền định.41 Theo Tòa Nhân quyền Châu Âu, “một cá nhân không phải ngừng thụ hường quyền hội họp ôn hòa như là hệ quà của bạo lực rải rác, hay các hành vi khác do các cá nhân khác gây ra có thể trừng phạt được trong quá trình biểu tình, nếu cá nhân ấy vẫn ôn hòa trong mục đích hoặc ứng xử của anh ta hoặc cô ta”.

Về cơ bản, Báo cáo viên đặc biệt coi việc giả định thiên về việc tổ chức hội họp ôn hòa là một thực hành tốt, như được các chuyên gia về Tự do hội họp ôn hòa của OSCE/ODIHR nhấn mạnh. Giả định này phải “được thể hiện rõ ràng và mạch lạc trong luật” có thể là trong cả hiến pháp và các luật điều chỉnh việc hội họp ôn hòa (ví dụ như ở Armenia hay Romania).

Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh ràng việc thụ hường quyền tổ chức và tham gia hội họp ôn hòa là một phần trong việc thực thi nghĩa vụ của nhà nước trong việc chủ động tạo điều kiện cho việc thực hành quyền này. Theo đó, ông nêu bật một thực hành tốt là Luật Hội họp ở Armenia, trong đó nêu rằng cảnh sát có nghĩa vụ hỗ ứợ các cuộc hội họp ôn hòa (điều 32 khoản 2). Ông cũng lưu ý và quan tâm đến tuyên bố của Văn phòng Thanh tra Cảnh sát Vương Quốc Anh, một tổ chức đánh giá độc lập, rằng “cành sát - với tư cách là một dịch vụ công - công nhận và tiếp nhận quan điểm căn bản và đúng đắn đối với việc giữ trật tự cho các cuộc biểu tình lập giả định có lợi đối với việc tạo điều kiện cho các cuộc biểu tình ôn hòa”.

Báo cáo viên đặc biệt tin rằng việc thực hành các tự do căn bản không phải là đối tượng để được phê duyệt trước bởi cơ quan chức năng (nguyên tắc này được nhấn mạnnh trong Hiến pháp Tây Ban Nha), cùng lắm là có thủ tục thông báo trước với biện minh là để cho phép cơ quan nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ cho việc thực thi quyền tự do hội họp ôn hòa và có những biện pháp bảo vệ an toàn và trật tự chung, và quyền và tự do của người khác. Thủ tục thông báo này phải được áp dụng quy trình đánh giá cân xứng, không phải là một quá trình đánh giá quan liêu phi lý46 và cần tối đa là, ví dụ, 48 giờ trước ngày dự kiến tụ họp. Rất nhiều nước có thủ tục thông báo này, bao gồm Armenia, Áo, Canada, Bờ Biển Ngà, Phần Lan, Indonesia, Morocco, lãnh thổ Palestinian bị chiếm đóng, Bồ Đào Nha, Senegal, Serbia, và Cộng hòa Tanzania. Việc thông báo trước, lý tưởng là chỉ yêu cầu đối vói những cuộc họp lớn, hoặc những cuộc họp có thể gây ra gián đoạn giao thông. Tại cộng hòa Moldova, bất kỳ cuộc hội họp nào ít hơn 50 người cũng có thể diễn ra không cần thông báo trước, và sự thay đổi từ việc cấp phép sang một thủ tục thông báo đã thúc đẩy việc tăng số cá nhân thực thi các quyền tự do hội họp ôn hòa. Từ góc độ này, Báo cáo viên đặc biệt lấy làm tiếc là Luật biểu tình được thông qua gần đây bằng trưng cầu dân ý ở tỉnh Geneva, Thụy Sỹ, quy định mức phạt đến 100.000 Franc Thụy Sỹ đối với bất kỳ ai không xin phép để biểu tình, hoặc không tôn trọng nội dung cấp phép.

Nếu người tổ chức không thông báo với cơ quan có thẩm quyền, việc tụ họp cũng không nên bị giải tán tự động (như ở Áo) và người tổ chức không nên bị truy cứu về hình sự hay phạt hành chính dẫn đến phạt tiền hoặc bị tù. Nguyên tắc này đặc biệt quan ứọng để áp dụng với các hội họp bộc phát khi người tổ chức không thể tuân thủ các điều kiện thông báo định trước, hoặc không có hoặc không thể xác định người tổ chức. Từ điểm này, Báo cáo viên đặc biệt coi thực hành tốt là các quy định pháp luật cho phép hội họp bộc phát diễn ra, và loại hội họp này được miễn thông báo trước. Đây là trường hợp, ví dụ, ở Armenia, Estonia, Đức, Cộng hòa Moldova và Slovenia. Cùng quan điểm này, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã nhấn mạnh rằng “trong những hoàn cảnh đặc biệt cần phản ứng tức thời dưới dạng biểu tình với một sự kiện chính trị có thể biện minh được, một quyết định chấm dứt việc tiếp tục hội họp hòa bình chỉ vì không có thông báo trước, mà nhữngngười tham gia hội họp không có hành vi bất hợp pháp nào, là cấu thành một hạn chế bất cân xứng đối với tự do hội họp hòa bình.”

Trong trường hợp nhiều cuộc hội họp tức thời diễn ra cùng địa điểm và thời gian, Báo cáo viên đặc biệt coi thực hành tốt là việc cho phép, bảo vệ và hỗ ứợ tất cả các sự kiện khi có thể. Đối với biểu tình chống, tức là hoạt động nhằm biểu đạt sự không đồng ý với thông điệp của những người hội họp, những cuộc biểu tình chống này cần diễn ra, nhưng không được ngăn cản người tham gia những hội họp khác khỏi việc thực thi quyền tự do hội họp ôn hòa cua họ. Ở điểm này, vai trò của lực lượng chức năng thi hành luật pháp trong việc bảo vệ và hỗ trợ các sự kiện là rất quan trọng.

Về trách nhiệm của người tổ chức, Báo cáo viên đặc biệt có quan điểm rằng “người tổ chức không nên phải gánh bất kỳ chi phí tài chính nào cho việc cung cấp các dịch vụ công trong khi hội họp diễn ra” (như giữ gìn ưật tự, dịch vụ y tế và các biện pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn khác). Ông cũng được thông báo rằng, ở Áo, không phải trả phí cho việc bảo vệ các cuộc hội họp. Quan ừọng hom cả, “những người tổ chức và người tham gia hội họp không nên được coi là có ừách nhiệm (hoặc bị buộc chịu trách nhiệm) với những hành vi bất hợp pháp của những người khác”...[và, cùng với] người bảo ứợ hội họp không nên phải buộc chịu trách nhiệm trong việc duy trì trật tự công. Báo cáo viên đặc biệt coi một thực hành tốt là khi cần, việc sử dụng những người định hưóng do những người tổ chức một cuộc hội họp cử ra, là người hỗ trợ cho họ bằng cách thông báo cụ thể và định hướng cho công chúng trong suốt sự kiện. Người định hướng phải dễ nhận ra, và được đào tạo phù hợp.

Báo cáo viên đặc biệt lưu ý việc sử dụng Internet ngày càng tăng, đặc biệt là truyền thông xã hội, và các công nghệ thông tin và truyền thống như những công cụ căn bản giúp kích hoạt các cá nhân để tổ chức hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, một vài nước đã đóng những công cụ này để ngăn cản hoặc ngăn chặn công dân của mình thực thi quyền của họ. Ở điểm này, Báo cáo viên đặc biệt tham chiếu một báo cáo gần đây của Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền đối với tự do quan điểm và biểu đạt, trong đó báo cáo viên này khuyến nghị, về việc này “tất cả các nhà nước [cần] đảm bảo rằng truy cập Internet luôn được duy trì, bao gồm cả khi có sự bất ổn về chính trị” (A/HRC/17/27, đoạn 79) và “bất kỳ việc xác định một [trang web] nào bị cấm đều phải được tiến hành bời một cơ quan có thẩm quyền tài phán, hay một cơ quan độc lập với bất kỳ ảnh hưởng chính trị, thương mại hoặc các ảnh hưởng không đảm bảo khác (đoạn 70).

Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh rằng Nhà nước có nghĩa vụ chủ động để tích cực bảo vệ các hội họp ôn hòa. Nghĩa vụ này bao gồm việc bảo vệ những người tham gia hội họp ôn hòa khỏi các cá nhân hay các nhóm cá nhân khác, bao gồm những người khiêu khích và những người biểu tình chống, nhằm gây gián đoạn hoặc phân tán hội họp của họ. Những cá nhân này bao gồm cả những người thuộc các cơ quan nhà nước hoặc làm việc thay mặt các cơ quan nhà nước. Người tổ chức và hướng dẫn các hội họp không cần có nghĩa vụ này. Báo cáo viên đặc biệt tin rằng nghĩa vụ này cần phải luôn luôn được nêu rõ ữong các luật trong nước, ví dụ như trong luật của Cộng hòa Moldova, Serbia và Slovenia. Ở Armenia, người tổ chức có thể yêu cầu các sĩ quan cảnh sát đưa những người khiêu khích khỏi khu vực hội họp (ngay cả nếu trong thực tế việc thực hiện điều này đôi khi cũng có vấn đề). Báo cáo viên đặc biệt coi thực hành tốt là như ở thành lập đơn vị cảnh sát phản ứng nhanh (cảnh sát chổng bạo loạn) ở Estonia nhằm bảo vệ những người biểu tình ôn hòa khỏi sự tấn công của những người khiêu khích và biểu tình chống, và lực lượng này được đào tạo về cách thức phân tách những người cầm đầu khiêu khích khỏi những người biểu tình ôn hòa.

Báo cáo viên đậc biệt bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc hội họp ôn hòa không được cho phép hoặc bị giải tán một cách bạo lực ở một sổ nước, như ở Bahrain, Belarus, Trung Quốc, Ai Cập, Cộng hòa Hổi giáo Iran, Malawi, Malaysia, Sri Lanka và Cộng hòa Ả rập Syria.

Quyền sống (điều 3 Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát và điều 6 Công ước về các quyền dân sự và chính trị) và quyền không bị tra tấn, bị đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục (điều 5 của Tuyên ngôn và điều 7 của Công ước) phải là các nguyên tắc xuyên suốt đối với việc giữ gìn trật tự cho các cuộc hội họp công khai, như được tuyên bố ờ rất nhiều nước, về mặt này, các quy định mềm - ví dụ trong Bộ Quy tắc của công chức thi hành luật pháp (đặc biệt ở điều 2 và 3) và các nguyên tắc căn bản về sử dụng vũ lực và vũ khí nóng của công chức thi hành luật pháp (cụ thể là các nguyên tắc số 4, 9 và 13) - nhằm hướng dẫn lực lượng thi hành công vụ khi giữ gìn ừật tự cho các cuộc biểu tình ôn hòa. Ở điểm này, Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ tuyên bố rằng “cái cớ duy trì an ninh công cộng không thể được lấy ra để vi phạm quyền sống... Nhà nước phải đảm bảo rằng, nếu cần phải dùng đến các biện pháp vật lý... thành viên của lực lượng vũ trang và an ninh sẽ chi dùng những biện pháp bắt buộc để kiểm soát những tình huống như vậy một cách chừng mực và cân xứng, và tôn trọng quyền sống và quyền được đối xử nhân đạo” Báo cáo viên đặc biệt về xử tử không xét xử, xét xử vắn tắt hay tùy tiện cũng tuyên bố rằng “tình huống huy nhất đảm bảo cho việc sử dụng vũ khí nóng, bao gồm trong các cuộc biểu tình, là nguy cơ chết người hoặc bị thương nặng ngay lập tức” (A/HRC/17/28, đoạn 60). về việc sừ dụng hơi cay, Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh rằng hơi cay không phân biệt giữa người biểu tình và người không biểu tình, người khỏe mạnh và người có vấn đề sức khỏe, ông cũng cảnh báo việc điều chỉnh thành phần hóa học của hơi ga chỉ với mục đích gây đau đớn nghiêm trọng cho người biểu tình, và một cách gián tiếp, cho những người xung quanh.

Báo cáo viên đặc biệt cũng tham chiếu Danh sách các biện pháp kiểm soát hành chính cần được Nhà nước đưa ra ở cấp cao để đảm bảo việc sử dụng vũ lực trong lúc công chúng tụ họp như một biện pháp bất thường do ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ đưa ra. Trong số các biện pháp này có “(a) thực hiện các cơ chế để cấm, một cách hiệu quả, việc sử dụng đến vũ lực chết người trong các cuộc biểu tình công khai; (b) áp dụng một hệ thống đăng ký và kiểm soát vũ khí; (c) áp dụng một hệ thống ghi lại các thông tin để giám sát các lệnh điều hành, những người chịu trách nhiệm về các lệnh này, và những người thực thi mệnh lệnh.”

Báo cáo viên đặc biệt phản đối việc sử dụng “dồn khuôn” (hay bao vây) trong đó người biểu tình bị bao vây bời lực lượng hành pháp và không được dời đi. Ông lưu ý một cách hài lòng về tuyên bố của cảnh sát Toronto (Canada) quyết định bỏ biện pháp này sau khi có nhiều ừanh luận về biện pháp giữ gìn ứật tự cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Toronto năm 2010.

Nhìn chung, Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của đối thoại thiện chí, bao gồm thông qua việc đàm phán, giữa các cơ quan thực thi pháp luật và người tổ chức để đảm bảo hội họp công khai một cách thuận lợi, như được thông tin các vụ việc ở Guatemala, Hungary, Mexico và Thụy Sỹ.

Nhà nước cũng có nghĩa vụ thụ động là không can thiệp vô lý với quyền tự do hội họp. Báo cáo viên đặc biệt coi thực hành tốt là “luật về tự hội họp tránh cấm chung chung về thời gian và địa điểm, và đưa ra phương án ít mang tính hạn chế hom... Việc cấm chỉ là biện pháp cuối cùng, và cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ có thể cấm hội họp ôn hòa khi biện pháp mang tính hạn chế hơn không thể đạt được mục đích chính đáng của cơ quan chức năng.”

Như nêu trên, bất kỳ giới hạn nào được áp dụng cũng phải là cần thiết và cân xứng với mục đích hướng đến. Trong các quy định về hội họp ôn hòa ở một số nước như New Zealand và Thụy Sỹ có nêu một số tiêu chí để xác định tính cân xứng. Ngoài ra, những giới hạn đó phải được đưa ra “trước mắt và trong tầm tay của đối tượng bị ảnh hưởng và nhóm công chúng nó hướng đến và “người tổ chức hội họp ôn hòa không nên bị cưỡng bức phải theo ý kiến của cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu những ý kiến này xem nhẹ cốt yếu của quyền tự do hội họp ôn hòa của họ.58 Trên quan điểm này, ông cảnh báo với những thực hành trong đó cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép biểu tình diễn ra, nhưng chỉ được diễn ra ờ khu vực ngoại thành hoặc ở phạm vi một quảng trường cụ thể, để hạn chế tác động của nó.

Báo cáo viên đặc biệt cũng nhắc đến đánh giá của nhóm chuyên gia ODIHR rằng “việc di chuyển của các phương tiện giao thông không thể tự động có vị trí ưu tiên so với tự hội họp.”59 về điểm này, Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ đã chỉ định rằng “những cơ quan có thẩm quyền của nhà nước có nghĩa vụ thiết kế kế hoạch hoạt động và các thủ tục để đảm bảo thực thi quyền hội họp..[bao gồm] phương án sắp xếp bộ hành và các phương tiện giao thông ừong một khu vực nhất định” Ngoài ra, Báo cáo viên đặc biệt nêu một quyết định của Tòa Hiến pháp Tây Ban Nha trong đó tuyên bố “trong một xã hội dân chủ, không gian đô thị không phải chỉ để đi lại, mà còn để tham gia”.

Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh tầm quan ừọng của việc cơ quan chức năng có thẩm quyền cung cấp cho những người tổ chức hội họp “lý do kịp thời và đầy đủ với việc áp dụng bất kỳ giới hạn nào, và phương án sử dụng thủ tục kháng nghị nhanh chóng. Người tổ chức phải có thể kháng nghị trước một tòa án độc lập và vô tư, và phải ra quyết định nhanh, ở nhiều nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền có nghĩa vụ giải thích cho quyết định của mình (ví dụ ở Senegal và Tây Ban Nha). Ở Bulgaria, người tổ chức hội họp có thể gửi kháng nghị trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận được quyết định không cho phép hội họp; tòa hành chính có thẩm quyền sau đó phải đưa ra quyết định về lệnh cấm trong vòng 24 giờ, và quyết định của tòa phải được công bố ngay lập tức, và có giá trị cuối cùng. Tương tự, ở Estonia, có thể kháng nghị với tòa hành chính, tòa này phải đưa ra quyết định trong cùng ngày hôm đó, hoặc trong vòng ngày hôm sau; người tổ chức cũng có thể kháng nghị với Thanh tra Estonia.

Quan trọng là Nhà nước đảm bảo rằng các nhân viên công vụ hành chính và thực thi pháp luật được đào tạo về tôn trọng quyền tự do hội họp ôn hòa. Ở những nước áp dụng cơ chế phê duyệt, Báo cáo viên đặc biệt tin rằng các nhân viên hành chính chịu trách nhiệm phê duyệt (yêu cầu hội họp) phải được giám sát thường xuyên để đảm bảo rằng họ không tùy tiện từ chối các yêu cầu tổ chức hội họp ôn hòa tại nơi công cộng (ví dụ, ở Slovenia), ở điểm này, một hội thảo về thực thi luật về hội họp ôn hòa với sự tham gia của các nhân viên hành chính công cụ đã được tổ chức ở Slovenia. Báo cáo viên đặc biệt lưu ý với sự hài lòng rằng, ở hầu hết các nước ữả lời bản khảo sát, các hoạt động xây dựng năng lực về luật nhân quyền quốc tế, đôi khi có cả luật nhân đạo quốc tế, được tổ chức cho những người thi hành luật, thường là với học viện cảnh sát, và các cơ quan chức năng khác (ví dụ ở Bờ Biển Ngà, Croatia, Cuba, Estonia, Honduras, Đức, Guatemala, Iraq, Mexico, Morocco, Peru, Senegal, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Vương Quốc Anh và Uruguay). Việc đào tạo cũng được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác với các cơ quan nhân quyền quốc gia (như ở Đan Mạch, Hungary, Indonesia, Iraq, Malaysia, Mexico, Nepal, New Zealand, lãnh thổ Palestin, Paraguay, Cộng hòa Tanzania và Uganda), với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (ở Mexico và Uganda), Văn phòng OSCE/ODIHR (ở Armenia và Bulgaria), với ủy ban châu Âu (vd Bulgaria), với các NGO (vd Armenia, Bulgaria, Canada, Croatia, Đan Mạch, Malaysia và Serbia), với các trường đại học (ví dụ ở Morocco và Mexico), và ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (Peru). Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh nhu cầu tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo.

Nhiều sáng kiến hay đã được Báo cáo viên đặc biệt chú ý, và những sáng kiến này cần được nhân rộng, ở Burkina Faso, một seminar về “Biểu tình ở công cộng và nhân quyền: chiến lược nào để hợp tác tốt hơn giữa các bên” đã được Bộ Tư pháp và Thúc đẩy Nhân quyền tổ chức dành cho lực lượng an ninh và NGO. Ở Slovenia, các sáng kiến đào tạo cho lực lượng thi hành pháp luật về sử dụng các công cụ kiểm soát không gây chết người (như gậy, khí ga và vòi rồng) khi duy trì trật tự công cộng đã được tổ chức, ở Anh, cảnh sát của nhiều hạt đã bổ nhiệm một luật sư nhân quyền để tư vấn cho họ về tính hợp pháp cũng như tác động nhân quyền của những hoạt động gìn giữ trật tự công cộng quy mô lớn liên quan đến các cuộc biểu tình có tính chất phức tạp và gây tranh luận.

Báo cáo viên đặc biệt cũng cân nhắc các thực hành tốt trong các tài liệu đào tạo được xây dựng với quan điểm ngăn chặn những cách đối xử và biện pháp mang tính phân biệt đối xử với phụ nữ, người chưa thành niên, người khuyết tật, dân tộc bản địa, những cá nhân và nhóm thuộc về thiểu số và các nhóm ở bên lề (ví dụ ở Mexico, Serbia, Slovenia và Tây Ban Nha).

Báo cáo viên đặc biệt tham chiếu báo cáo trình Đại hội đồng Liên Hợp quốc của Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, trong đó tuyên bố “giám sát các hội họp có thể đưa ra những thông tin vô tư và khách quan về việc chuyện gì đã diễn ra, bao gồm các bản ghi lại các dữ kiện về hành xử của cả người tham gia và người thi hành công vụ” Đây là một đóng góp giá trị đối với việc thụ hưởng có hiệu quả quyền tự do hội họp. Sự hiện diện nổi bật của những người giám sát nhân quyền trong các cuộc biểu tình có thể làm giảm các vi phạm nhân quyền. Vì vậy, việc cho phép những người bảo vệ nhân quyền hoạt động tự do trong điều kiện thực hành tự do hội họp đóng vai trò rất quan trọng” (A/62/225, đoạn 91).63 Người bảo vệ nhân quyền bao gồm thành viên của các tổ chức xã hội dân sự, các “nhà báo công dân”, blogger và đại diện của các cơ quan nhân quyền quốc gia.

Về mặt này, Báo cáo viên đặc biệt coi thực hành tốt là việc mời London Metropolitan Police to Liberty (Người canh giữ tự do khu vực thành phố London), một tổ chức nhân quyền độc lập, để hoạt động với tư cách quan sát viên độc lập trong quá trình giữ trật tự một cuộc diễu hành của Đại hội các công đoàn ở London năm 2010. Ông cũng nhắc đến tuyên bố của Phó chủ tịch ủy ban Nhân quyền Malaysia (SUHAKAM) trong một thảo luận chuyên gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh biểu tình ôn hòa, tại kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền (A/HRC/19/40, đoạn 33). Vị Phó chủ tịch nhấn mạnh vai trò giám sát của SUHAKAM trong các cuộc biểu tình công cộng nhạy cảm bằng cách sử dụng các đội quan sát.

Ở điểm này, Báo cáo viên đặc biệt ủng hộ kêu gọi của Nhóm chuyên gia ODIHR về việc tiến hành các hoạt động xây dựng năng lực cho các NGO và người bảo vệ nhân quyền làm việc ứên thực tế để giám sát một cách có hệ thống việc hội họp và việc canhh giữ ưật tự cho hội họp. về việc này, ODIHR đã đào tạo những người giám sát việc hội họp ở Armenia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và cộng hòa Moldova, và xuất bản cuốn sổ tay Giám sát tự do Hội họp bản mới vào tháng 9 năm 2011.

Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội là trụ cột của bất kỳ nền dân chủ nào.

Báo cáo viên đặc biệt kêu gọi các nhà nước:

(a)     Công nhận rằng các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội đóng một vai trò quyết định trong việc phát triển và tồn tại của các hệ thống dân chủ hiệu quả vì các quyền này chính là phương tiện cho phép đối thoại, đa nguyên, khoan dung và tư duy cởi mở, là noi những quan điểm hay niềm tin của thiểu số hay trái chiều được tôn trọng;

(b)     Đảm bảo rằng mỗi người, và bất cứ chủ thể nào dù đăng ký hay không, bao gồm phụ nữ, thanh niên, dân tộc bản địa, người có khuyết tật, người thuộc về các nhóm thiểu số hay các nhóm có rủi ro, bao gồm nạn nhân của việc phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ, những người ngoại quốc, cũng như những người hoạt động vận động vì các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa;

(c)     Đảm bảo rằng không ai bị hình sự hóa vì thực hành các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội, cũng như bị đe dọa hay sử dụng bạo lực, sách nhiễu, bị khủng bố, đe dọa hay trả thù;

(d)     Định nghĩa tội khủng bố một cách rõ ràng và hẹp theo đúng luật quốc tế;

(e)     Đảm bảo rằng bất kỳ giói hạn nào lên các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội đều phải được quy định bởi luật, là cần thiết trong một xã hội dân chủ, và cân xứng với mục đích, và không tổn hại đến các nguyên tắc đa nguyên, khoan dung và tư duy cởi mờ. Bất kỳ giói hạn nào cũng cần có thể được xem xét bởi một tòa án độc lập, vô tư và nhanh chóng;

(f)      Đảm bảo không thực hành đình chỉ với quyền sống và quyền không bị ừa tấn hay trừng phạt hoặc đối xử vô nhân đạo, tàn bạo hay hạ nhục;

(g)     Hỗ trợ các cá nhân thực hành các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội bằng việc bào vệ quyền tự do biểu đạt;

(h)    Đảm bảo rằng các công chức hành chính và thi hành luật được đào tạo thích đáng về việc tôn trọng các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội;

(i)       Đảm bảo rằng người thẩm quyền thực thi pháp luật mà vi phạm các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đầy đủ về những vi phạm này trước một cơ quan giám sát dân chủ và độc lập, và trước tòa án;

0) Đảm bảo rằng nạn nhân bị vi phạm các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội có quyền có biện pháp khắc phục hiệu quả; và được bồi hoàn;

(k) Công nhận rằng các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội có thể được thực hành qua các công nghệ mới, bao gồm qua mạng Internet.

85.    Các cơ quan nhân quyền quốc gia theo Các nguyên tắc Paris cần đóng một vai trò ừong việc thúc đẩy và giám sát thực thi các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội và trong việc tiếp nhận và điều tra các cáo buộc vi phạm nhân quyền.

86.    Các cơ quan LHQ, các thiết chế và cơ chế của LHQ cần tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội. Đặc biệt là ủy ban Nhân quyền cần xem xét xây dựng các bình luận chung về các điều 21 và 22 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. cần chú ý hơn tới các vi phạm cả hai quyền này trong khuôn khổ Kiểm điểm Định kỳ phổ quát.

87.    Cộng đồng quốc tế cần cân nhắc nghiêm túc việc thông qua các nguyên tắc định hướng về quyền tự do hội họp ôn hòa và tự do hiệp hội, thông qua tham vấn vói tất cả các bên liên quan.

B. Khuyến nghị cụ thể

1. Tự do hội họp ôn hòa

88.    Giả định có lợi cho việc tổ chức hội họp ôn hòa cần được đưa vào luật một cách rõ ràng và cụ thể.

89.    Các Nhà nước cần hỗ trợ và bảo vệ các cuộc hội họp ôn hòa, bao gồm thông qua các đàm phán và hòa giải. Khi còn có thể, cơ quan có thẩm quyền thi hành luật không được dùng đến vũ lực trong các hội họp ôn hòa và đảm bảo rằng “nếu vũ lực là cần thiết, không ai phải là đối tượng của việc sử dụng vũ lực quá mức hoặc không phân biệt” (Nghị quyết 19/35 của Hội đồng Nhân quyền, đoạn 6).

90.    Việc thực hành quyền tự do hội họp ôn hòa không phải qua phê duyệt trước bởi cơ quan có thẩm quyền, tối đa là áp dụng thủ tục báo trước, nhưng thủ tục ấy phải không phức tạp. Trong trường hợp một cuộc hội họp không được tổ chức hay bị hạn chế, cần có văn bản giải thích cụ thể và kịp thời, và quyết định ấy phải có thể kháng nghị trước một tòa án vô tư và độc lập.

91.    Hội họp tức thì cần phải được công nhận bởi pháp luật, và miễn thông báo trước.

92.    Hội họp tức thời phải được cho phép, bảo vệ và hỗ trợ, bất cứ kỳ nào có thể.

93.   Người tổ chức và tham gia hội họp không phải chịu ữách nhiệm và bị truy cứu về hành vi bạo lực của người khác.

94.   Nhà nước cũng phải đảm bảo rằng việc bảo vệ những người giám sát và báo cáo về việc vi phạm quyền tự do hội họp ôn hòa.

2. Tiêu chuẩn và Hướng dẫn của OSCE về tự do hội họp hòa bình

OSCE là tên viết tắt cùa Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu, và bản hướng dẫn này được soạn thảo bởi Văn phòng thể chế dân chủ và quyền con người thuộc OSCE vào năm 2007.

3. Quyền tự do hội họp hòa bình và ỷ nghĩa của quyền này

Thuật ngữ “tự do hội họp hòa bình” được sử dụng tương đương như quyền được hội họp hòa bình. Điều này nhấn mạnh rằng bất kỳ quyền hội họp nào đều được dựa trên nền tảng của một tự do cơ bản mà sự cần thiết thể hiện ở chỗ nó cần được sự ủng hộ hoàn toàn mà không bị can thiệp gây cản trở. Sự tham gia của mọi người vào những cuộc hội họp công cộng nên là tự nguyện hoàn toàn.

Việc hội họp hòa bình có thể phục vụ cho nhiều mục đích, bao gồm (nhưng không giới hạn) việc thể hiện quan điểm và bảo vệ lợi ích chung, lễ kỷ niệm, ngăn cản hay phản đối. Quyền này được hỗ trợ bởi các quyền và các tự do khác như tự do liên minh, quyền thành lập và duy trì liên lạc trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, tự do ngôn luận, (và tự do tư tưởng, đạo đức và tôn giáo.) Như vậy, tự do hội hội họp có tầm quan trọng cơ bản cho sự phát triển nhân phẩm cá nhân, và sự phát huy của mỗi cá nhân cũng như sự tiến bộ phúc lợi của xã hội.

Quyền này tạo điều kiện giao lưu đối thoại trong xã hội dân chủ, cũng như giữa xã hội dân chủ, các thủ lĩnh chính trị và chính phủ, giúp gia tăng khả năng giao tiếp với thế giới nói chung, và ở những nước mà các phương tiện truyền thông bị hạn chế hoặc bị ngăn cấm, tự do hội họp là rất quan trọng cho những người muốn thu hút sự chú ý đến các vấn đề của địa phương.

Ngoài việc phục vụ lợi ích của dân chủ, khả năng tự do liên kết, tập hợp với nhau cũng rất quan trọng để tạo ra một xã hội văn minh trong đó các nhóm với sự đa dạng, thậm chí mâu thuẫn nhưng vẫn có thể tồn tại cùng nhau trong không khí hòa bình.

1.2.  Đinh nghĩa và phân loại cơ bản về hội họp.

Theo mục đích của Hướng dẫn, một hiệp hội là “sự hiện diện có chủ ý và tạm thời của một số cá nhân ở một nơi nào đó không phải là một tòa nhà hoặc một công trình nhằm mục đích thể hiện thông thường”.

Định nghĩa về một cuộc hội họp đòi hỏi phải có sự hiện diện của ít nhất hai người.

Có nghĩa nếu chỉ một người biểu tình cá nhân là việc thực hiện quyền của người đó về tự do biểu đạt, và cá nhân này cũng có quyền được bảo vệ tương tự như những nhóm người tập hợp lại với nhau như là một phần của một cuộc hội họp.

Một loạt các hoạt động được bào vệ bởi quyền tự do hội họp hòa bình, bao gồm cà những cuộc hội họp “tĩnh” (chẳng hạn như các cuộc họp, các hoạt động đoàn thể, các cuộc biểu tình, tuần hành, đình công) và cuộc hội họp di động (như các cuộc diễu hành, đám tang, đám cưới, hành hương, và các đoàn xe). Những ví dụ này không toàn diện, và pháp luật trong nước có thể nhấn mạnh sự cần thiết về cách hiểu toàn diện và mở rộng của các “cuộc hội họp”. Nhưng trong đó, cần làm nổi bật thuật ngữ “tạm thời” ám chỉ các trại hoặc công trình xây dựng tạm thời khác như lều bạt, hàng rào.

Trên thực tế, biểu tình công khai và tự do hội họp nói chung, nên được coi là sử dụng không gian công cộng hợp pháp như các mục đích bình thường mà không gian công cộng được sử dụng (ví dụ như người đi bộ và phương tiện giao thông). Thậm chí nếu các tài sản tư nhân có khả năng cung cấp địa điểm cho các cuộc tụ họp, tất nhiên, với sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản, và phải tuân theo pháp luật về an toàn và sức khỏe và luật chống phân biệt đối xừ. Đồng thời, các quy định trong luật trật tự công và pháp luật hình sự cũng sẽ thường áp dụng đối với tài sản tư nhân để đảm bảo rằng những hành động thích hợp có thể được áp dụng nếu các sự kiện trên gây hại đến tài sản của các thành viên khác trong xã hội.

1.3.  Hội họp hòa bình và hội họp bất hợp pháp khác nhau như thế nào?

Chỉ cỏ hội họp hòa bình mới được bảo vệ bởi quyền tự do hội họp. Một cuộc hội họp được coi là hòa bình khi những người tổ chức của cuộc hội họp đó có ý định hòa bình. Điều này nên được giả định như vậy trừ khi có bằng chứng thuyết phục và có thể chứng minh rằng những người tổ chức hoặc người tham gia vào một sự kiện cụ thể sẽ sử dụng, ủng hộ, hoặc kích động bạo lực. Thuật ngữ “hòa bình” nên được hiểu bao gồm các hành vi có thể liên quan đến kháng cự thụ động (trước sự tấn công của bên thứ ba), hoặc ngồi phong tỏa.

Các cuộc hội họp trái pháp luật. Rõ ràng, việc hội họp được cho là không hòa bình cũng sẽ là trái pháp luật vì nếu được chửng minh có thể sẽ có bạo lực sắp xảy ra. Tuy nhiên, hội họp được coi là hòa bình vẫn có thể có khả năng là trái pháp luật. Điều này có thể là do: (1) hiệp hội không tuân thủ các điều kiện về thủ tục theo pháp luật; hoặc (2) nó theo đuổi một mục tiêu tự nhận là trái pháp luật ví dụ khi mà nội dung hoặc thông điệp của cuộc hội họp thể hiện tính trái pháp luật như cấu thành tội phạm hình sự hoặc thể hiện tính kích động người khác thực hiện một hành vi phạm tội, cụ thể như:

-   Việc kêu gọi lật đổ Hiến pháp bằng bạo lực là cơ sở để áp đặt những giới hạn. Trong khi những hội họp kêu gọi cải cách Hiến pháp bằng cách thức ôn hòa thì nên được bảo vệ.

-   Các cuộc hội họp công cộng thể hiện sự thủ hận như ủng hộ thù hằn dân tộc, chủng tộc, tôn giáo dẫn đến kích động sự phân biệt đối xử, hành vi thù địch hoặc bạo lực đều phải bị cấm bởi pháp luật.

1.3.  Các nguyên tắc chung

Tôn trọng các nguyên tấc chung được thể hiện trong tất cả các khía cạnh soạn thảo, giải thích và áp dụng pháp luật về tự do hội họp. Việc giải thích và áp dụng đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng về các nguyên tắc này. Trong đó, có ba nguyên tắc cơ bản phải được nêu rõ trong pháp luật điều chỉnh tự do hội họp: (1) Giả định có lợi cho việc tổ chức hội họp; (2) Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ những cuộc hội họp hòa bình; và (3) nguyên tắc tương xứng.

1.3.1.  Già định có lợi cho việc tổ chức hội họp

Với tư cách một quyền cơ bản, tự do hội họp nên được thụ hưởng trong phạm vi tối đa có thể, kể cả nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Nghĩa là bất cứ điều gì rõ ràng không bị cấm thì nên được cho phép thực hiện. Nguyên tắc giả định có lợi nên được quy định rõ ràng trong luật. Ở nhiều quốc gia, điều này được bảo đảm bằng Hiến pháp, nhưng cũng có thể chi cần đưa vào thành một nguyên tắc trong đạo luật chuyên ngành điều chỉnh về tự do hội họp. Các cơ quan áp dụng pháp luật nên hiểu theo nguyên tắc này để tạo điều kiện cho những cá nhân muốn tham gia hội họp hòa bình. Nguyên tắc này được khăng định trong luật của một số nước như Romania và Armenia.

1.3.2.  Nguyên tắc nghĩa vụ bảo vệ hội họp hòa bình của nhà nước

Nhà nước có nghĩa vụ chủ động trong bảo vệ tích cực các hiệp hội, hội họp hòa bình. Chẳng hạn như Nhà nước có nhiệm vụ tích cực thực hiện các biện pháp hợp lý và phủ hợp để cho phép các cuộc biểu tình hợp pháp diễn ra mà không có người tham gia nào lo sợ có sự bạo lực. Nguyên tắc này nên được thể hiện ứong các văn bản pháp luật cỏ liên quan về tự do hiệp hội và quyền lực của cảnh sát. Nghĩa vụ bảo vệ của nhà nước cũng thể hiện ở việc đào tạo cho các nhân viên công vụ khả năng đối phó với các cuộc hội họp công cộng và xây dựng nề văn hóa thực thi pháp luật ưu tiên bảo đảm các quyền con người. Điều này không chi bao gồm việc được đào tạo những kỹ năng quản lý đám đông mà còn bảo đảm nhận thức đầy đủ về trách nhiệm để tạo thuận lợi cho việc thực hiện hội họp ôn hòa.

1.3.3.  Tính tương xứng

Bất kỳ sự giới hạn nào đối với tự do hội họp phải bảo đảm được tính tương xứng Với những biện pháp can thiệp phải phù hợp, ít nhất là ở phương thức can thiệp phải đạt được các mục tiêu mà lập pháp đề ra và luôn được ưu tiên.

Các cơ quan chức năng cần phải hiểu là họ có thể đặt ra một chuỗi các biện pháp hạn chế chứ không đơn thuần chỉ là đánh giá việc không can thiệp hay cấm. Nguyên tắc tương xứng yêu cầu chính quyền không thường xuyên áp đặt các hạn chế mà có thể dẫn đến thay đổi bản chất của sự kiện, chẳng hạn như định tuyến một cuộc tuần hành ra xa khu trung tâm thành phố.

Nguyên tắc này không trực tiếp cân bằng giữa quyền với những lý do để can thiệp, mà thay vào đó cân bằng giữa bản chất, phạm vi của những can thiệp với những lý do của việc can thiệp. Do đó, việc áp dụng những hạn chế pháp lý (như cấm các cuộc biểu tình trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc ở địa điểm công cộng) có xu hướng quá toàn diện mà có thể sẽ không đảm bảo được tính tương xứng do không được cân nhắc dựa ưên những trường hợp cụ thể.

1.3.4.  Tính hợp pháp

Bất cứ sự giới hạn nào cũng phải được quy định chính thức trong luật. Luật phải rõ ràng để một cá nhân có thể xác định hành vi của họ là hợp pháp hay không hợp pháp và thấy được hậu quả có thể phải gánh chịu nếu vi phạm. Do đỏ, các định nghĩa trong luật không nên quá phức tạp hay quá rộng để đảm bảo sự dễ hiểu.

Bất cứ hạn chế nào nên được quy định chính thức và thông báo cho những người tổ chức sự kiện. Việc áp đặt một hạn chế, các biện pháp trừng phạt sau sự kiện hội họp là điều không được phép.

1.3.5.  Quản trị tốt, ban hành quyết định minh bạch và tiếp cận công lý

Công chúng cần được biết cơ quan nào chịu ữách nhiệm đưa ra quyết định về quy chế tự do hội họp. Điều này phải được nêu rõ trong luật. Các cơ quan quản lý phải đảm bảo

công chúng có khả năng tiếp cận thông tin đáng tin cậy về các hội họp công khai. Nhiều quốc gia đã có luật cụ thể liên quan đến tiếp cận thông tin, quá trình ra quyết định mở, và quản trị tốt. Các luật này nên được áp dụng với tự do hội họp.

Sự minh bạch về thủ tục cần đảm bảo ràng quyền tự do hội họp hòa bình không bị hạn chế trên cơ sở sự rủi ro do tưởng tượng hay thậm chí rủi ro thực tế mà nếu có cơ hội được đưa ra, có thể được giảm đáng kể trước sự kiện này.

1.3.5.  Không phân biệt đổi xử

Đây là nguyên tắc chung của luật nhân quyền quốc tế. Mọi người được thụ hưởng như nhau đối với tự do hội họp. Điều 26 ICCPR và 14 ECHR yêu cầu mỗi quốc gia phải bảo đảm mọi người đều có khả năng tham gia thụ hưởng các quyền con người theo các văn kiện này mà không chịu sự phân biệt đối xử nào.

Các cơ quan quản lý (vì lý do không phân biệt đối xử) không được áp đặt các điều kiện về thủ tục một cách nặng nề, phiền hà đối với một số người có nhu cầu hội họp.

5.5. Những giới hạn về tự do hiệp hội

5.5.1. Những giới hạn trong bổi cảnh thông thường

Những lý do cho việc giới hạn quyền đã được quy định ttong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, do đó không nên được quy định bổ sung những lý do khác ừong pháp luật quốc gia. Những giới hạn chính đáng được liệt kê trong Điều 21 ICCPR và Điều ECHR gồm:

-  Trật tự công cộng. Không được viện dẫn lý do này để ngăn cấm hoặc xóa bò tự do hiệp hội hòa bình. Giới hạn chỉ nên được áp đặt vì trật tự công cộng khi người tham gia ừong hội họp kích động hành động phi pháp và hành động như vậy có thể xảy ra. Điều này tương tự nguyên tắc số 6 trong bộ nguyên tắc Johannesburg về an ninh quốc gia, tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin.

-   Sự an toàn của công chúng.

-  Bào vệ sức khỏe và đạo đức. Các biện pháp bảo vệ vì lý do đạo đức xã hội cũng phải đáp ứng một tiêu chuẩn khách quan cho dù chúng đáp ứng một nhu cầu xã hội bức thiết và tuân thủ các nguyên tắc tương xứng.

-  Bảo vệ các quyền và tự do của người khác.

-   An ninh quốc gia. Lý do an ninh quốc gia thường được quy định một cách quá rộng liên quan đến tự do hội họp. Theo các nguyên tắc 7, 8, và 9 trong Bộ nguyên tắc Johannesburg về an ninh quốc gia, tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin thì những ví dụ dưới đây có thể không liên quan hoặc không là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia:

+ Sự vận động đom thuần với những thay đổi trong chính sách của chính phủ, mà bản thân sự vận động đó không trực tiếp kích động sự vi phạm pháp luật hoặc không dẫn đến mối đe dọa nguy hại trước mắt.

+ Sự chi trích, công kích quốc gia, nhà nước hay những biểu tượng của nhà nước, chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ, hoặc nhân viên công vụ, hoặc quốc gia -

Hơn nữa, những người tổ chức và cả người tham gia nên được hưởng lợi từ một sự phòng vệ hợp lý. Ví dụ, người tham gia trong hiệp hội trái pháp luật nên được miễn trách nhiệm đối với tội “tham gia trong một hội bất hợp pháp” khi họ không có kiến thức trước đó rằng việc hội họp đó là trái pháp luật. Tương tự như vậy, một người tham gia không nên được chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì được thực hiện dưới sự chỉ đạo của một sĩ quan cảnh sát.

1.6.  Các vấn đề về thủ tục

Thông bảo trước. Đây là yêu cầu phổ biến và thường đòi hỏi những người tổ chức phải đệ trình một đăng ký bằng văn bản. Một yêu cầu như vậy xuất phát từ lý do nhiệm vụ của nhà nước để là sắp xếp chuẩn bị những gì cần thiết cho tự do hội họp và bảo vệ trật tự công cộng, an toàn công cộng, và các quyền và tự do của người khác. Hội đồng nhân quyền LHQ đã cho rằng khi yêu cầu đưa ra thông báo, ưong khi có hạn chế về tự do hội họp, là tương thích với các giới hạn cho phép quy định tại Điều 21 của ICCPR.

Tuy nhiên, những người biểu tình một mình không được yêu cầu đưa ra thông báo trước cho cơ quan chức năng về ý định biểu tình của họ. Trường hợp một người biểu tình đom độc có sự tham gia của một hoặc những người khác, được coi như là một hội tự phát.

Yêu cầu về thời gian thông báo trước ngày hội họp nên phủ hợp để cho các cơ quan nhà nước có liên quan lên kế hoạch và chuẩn bị cho sự kiện này (triển khai cảnh sát, thiết bị, vv), cho các cơ quan quản lý để đưa ra một hồi đáp chính thức với thông báo ban đầu, và cũng để có thể thực hiện một cách khẩn trương kháng cáo lên một tòa án hoặc tòa án về tính hợp pháp của bất kỳ hạn chế được đưa ra.

Hội tự phát. Khả năng phản ứng một cách hòa bình và ngay lập tóc (tự nhiên) đối với một số biến cố, hội họp khác, hoặc bài phát biểu là một yếu tố thiết yếu của tự do hội họp. Các sự kiện tự nhiên nên được coi như là một tính năng có thể xảy ra (chứ không phải là ngoại lệ) của một nền dân chủ lành mạnh. Như vậy, các nhà chức trách phải bảo vệ và tạo điều kiện cho bất kỳ hội họp nào tự phát như vậy miễn là nó là bản chất hòa bình.

Ra quyết định và quy trình đánh giá. Các cơ quan quản lý nên công khai một lời giải thích rõ ràng về các thủ tục ra quyết định, cần phải đánh giá công bằng và khách quan tất cả các thông tin có sẵn để xác định xem những người tổ chức và tham gia hội đồng báo tin có khả năng tiến hành các sự kiện này một cách hòa bình, và để xác định tác động có thể xảy ra của sự kiện trên các quyền và tự do của những người không tham gia, điều này là cần thiết để tạo diều kiện cho các cuộc họp với các nhà tồ chức sự kiện và các bên quan tâm khác.

Đối với những cuộc hội họp lớn, luật pháp cần đủ linh hoạt để cho phép những người tổ chức hội họp có thể thực hiện mọi nỗ lực để đạt được một thỏa thuận về thời gian, địa điểm cũng như cách thức tổ chức với nhà chức ừách. Việc đàm phán như vậy nhằm giúp phòng tránh việc áp đặt các hạn chế tùy tiện và không cần thiết. Bất kỳ hạn chế nào của một cuộc hội họp nên được truyền đạt kịp thời và bằng văn bản gửi đến ban tổ chức sự kiện với một lời giải thích ngắn gọn về lý do cho mỗi hạn chế (lưu ý rằng giải thích đó phải tương ứng với những gì được phép căn cứ được quy đinh trong pháp luật về quyền con người và được giải thích bởi các tòa án có liên quan). Quyết định này phải được thông báo cho các tổ chức ừong một khung thời gian hợp lý, tức là, đủ lâu trước khi một sự kiện được đề xuất diễn ra, để cho phép quyết định được kháng cáo lên một tòa án. Ví dụ, nếu thòi gian thông báo yêu cầu là năm ngày trước đến ngày hội họp, các cơ quan quản lý nên công bố quyết định của mình ít nhất là ba ngày trước khi diễn ra sự kiện.

------------------------------------------------
146 Mục này trích từ Báo cáo cùa Báo cáo viên đặc biệt về các quyền tự do hội họp ôn hoà và tự do hiệp hội Maina Kiai trình Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Kỳ họp thứ 20, ngày 21/5/2012 (A/HRC/20/27)