Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Luật biểu tình hiện hành của một số nước trong khối XHCN ở Liên Xô - Đông Âu cũ

ThS. Nguyễn Thị Hạnh Quyên

21/07/2016

LUẬT BIỂU TÌNH HIỆN HÀNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHỐI XHCN Ở LIÊN XÔ-ĐÔNG ÂU CŨ

ThS. Nguyễn Thị Hạnh Quyên

I. Liên bang Nga

1.    Cơ sở pháp lý

Hiến pháp

Ở Liên bang Nga, quyền tự do hội họp được đảm bảo tại Điều 31 của Hiến pháp hiện hành (được Duma quốc gia thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1993), trong đó quy định rằng: "Công dân Liên bang Nga có quyền hội họp một cách hoà bình, không có vũ trang để tiến hành gặp gỡ, mít tinh, biểu tình, diễu hành, tuần hành và làm hàng rào người."67.

Luật

Trên cơ sở Hiến pháp, ngày 19/6/2004, Duma quốc gia thông qua Luật liên bang số 54 - FZ về "Hội họp, mít-tinh, biểu tình, diễu hành, tuần hành" (sau đây gọi là Luật Hội họp), trong đó quy định về các thù tục chuẩn bị và tiến hành các cuộc hội họp và vị thế của các bên liên quan. Vào ngày 8/6/2012, Luật này được sửa đổi bởi Luật Liên bang số 65-FZ, trong đó quy định chặt chẽ hơn về những chủ thể có quyền tổ chức hội họp, các địa điểm được chỉ định cho việc hội họp, trách nhiệm dân sự của chủ thể tổ chức, vi phạm hành chính và mức phạt vi phạm hành chính liên quan đến các cuộc tuần hành đông người. Tuy nhiên, những sửa đồi, bổ sung này đã vấp phải nhiều chỉ trích cả ở trong và ngoài nước68.

Luật Hội họp sử dụng thuật ngữ "sự kiện công cộng" và định nghĩa (tại khoản 1 Điều 2) là "mở rộng, hành động hoà bình có thể tiếp cận tới mọi người được tiến hành như hội họp, mít-tinh, biểu tinh, tuần hành hoặc làm hàng rào người hoặc bằng các hình thức kết hợp khác nhau của những hình thức đó được thực hiện theo sáng kiến của công dân Liên bang Nga, các đảng phái chính trị, các tồ chức công hoặc tôn giáo khác"69. Theo định nghĩa này, mục tiêu trước hết cùa sự kiện công cộng là "để thực hiện quyền tự do ngôn luận và định hình các quan điểm và đưa ra yêu cầu liên quan đến các vấn đề khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước, cũng như các vấn đề của chính sách đối ngoại”.

Điều 2 Luật Hội họp xác định các hình thức của sự kiện công cộng, bao gồm ba hình thức tĩnh (hội họp, mít-tinh, làm hàng rào người) và hai hình thức động (biểu tình, tuần hành). Hội họp là việc tập hợp công dân tại một nơi riêng biệt được chỉ định hoặc dàn xếp cho mục đích thảo luận tập thể những vấn đề quan ữọng về mặt xã hội (khoản 2, Điều 2), trong khi một cuộc mít-tinh là việc tập hợp số đông quần chúng tại một nơi công khai để bày tỏ một quan điểm chung về các vấn đề đang diễn ra, chủ yếu là do các nhân vật hoạt động chính trị hay xã hội (khoản 3, Điều 2). Hàng rào người là một hình thức biểu hiện công khai quan điểm mà không sử dụng các thiết bị âm thanh khuếch đại, trong đó một hoặc nhiều người mang theo áp phích, biểu ngữ và phương tiện hỗ trợ khác phục vụ cuộc vận động bằng thị giác bên ngoài đối tượng đang bị biểu tinh (khoản 6, Điều 2). Biểu tình là một hình thức thể hiện có tổ chức của một nhóm người có quan điểm chung, sử dụng áp phích, biểu ngữ và phương tiện hỗ trợ khác phục vụ cuộc vận động bằng thị giác trong khi họ di chuyển (khoản 4, Điều 2). Tuần hành là việc một hàng đông người di chuyển dọc theo tuyến đường đã định trước với mục đích thu hút sự chú ý đến những vấn đề nhất định (khoản 5, Điều 2).

Bất cứ sự kiện công cộng nào mà không nhằm mục tiêu theo yêu cầu và nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Hội họp, như sự hiện diện đồng thời của số đông người và /hoặc di chuyển có thể tạo thành một vi phạm hành chính theo Điều 20.2.2 (1) của Bộ luật Vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung tháng 06 năm 201270.

Văn bản pháp quy

Theo Điều 1(1) của Luật Hội họp, Tổng thống, Chính phủ và các cơ quan quyền lực nhà nước cùa Liên bang Nga71 có quyền ban hành văn bản pháp quy để cụ thể hoá các điều kiện để tổ chức một sự kiện công cộng mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Điều này chủ yếu liên quan đến các hạn chế về địa điểm (Điều 8 Luật Hội họp). Các chủ thể có trách nhiệm xác định địa điểm đặc biệt cho các sự kiện công cộng và kiểm soát các thủ tục cho việc sử dụng, định mức sức chứa và số lượng tối đa của những người tham gia vào sự kiện công cộng mà không thông báo (đoạn 1.1). Họ có thể ngăn cấm hội họp tại các địa điểm nhất định để bảo vệ quyền và tự do của con người, bảo vệ tính hợp pháp và an toàn công cộng (đoạn 2.2), kiểm soát các thủ tục để tổ chức một sự kiện công cộng tại một vị trí thuộc cơ sở hạ tầng giao thông công cộng (đoạn 3.1); các cơ quan quyền lực có thể kiểm soát các thủ tục để tồ chức một sự kiện công cộng tại một địa điểm văn hóa (đoạn 3). Tổng thống quyết định các thủ tục tổ chức một sự kiện công cộng tại Điện Kremlin, Quảng trường Đỏ và Công viên Alexander Garden ở Moscow (đoạn 4). Các cơ quan có thẩm quyền xác định khoảng cách tối thiểu giữa những hàng rào người đứng biểu tình (Điều 7) và các thủ tục nộp thông báo của chủ thể tồ chức các sự kiện công cộng (Điều 7 (2)).

Chính phủ Liên bang hoặc các cơ quan có thẩm quyền có thề ban hành văn bản pháp luật liên quan đến vật liệu và hỗ trợ kỹ thuật của một cuộc hội họp (Điều 11 (1)).

2. Phạm vi bảo đảm

Án lệ

Toà án hiến pháp xem quyền tự do hội họp hoà bình như là “một ừong những yếu tố cơ bản và bất khả xâm phạm về vị thế pháp lý của một công dân Liên bang Nga ữong một nhà nước pháp quyền dân chủ”72. Đó là giá trị nền tảng cho hệ tư tưởng chính trị và hệ thống đảng đa nguyên đảm bảo khả năng thực tế của công dân được gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan công quyền73. Theo quan điểm của Tòa án Hiến pháp, quyền tự do hội họp nên tạo ra cuộc đối thoại hòa bình giữa các đoàn thể xã hội với Nhà nước, cho phép sự phản đối và chỉ trích đối với những hành động đom lẻ, những quyết định hoặc chính sách chung cùa Nhà nước74.

Tuy nhiên, quyền hội họp một cách hòa bình không hoàn toàn tuyệt đối mà có thề bị hạn chế bởi luật liên bang, với mục đích bảo vệ các giá trị hiến pháp có ý nghĩa, cùng với nghĩa vụ chấp hành các nguyên tắc cần thiết, cân đối, do đó việc hạn chế được đưa ra bởi nó không xâm phạm tới bản chất của quyền hiến định này75. Qua Lời nói đầu của Hiến pháp Nga, trong đó tuyên bố mục tiêu đảm bảo sự phù hợp và hòa bình,và bàn chất của các sự kiện công cộng mà có thể vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con người, hạn chế những yêu cầu liên quan đến các Điều. 17 (3)76, 19 (l)77, (2)78, và 55 (3)79 của Hiến pháp có thể được thiết lập80. Toà án sẽ đánh giá cách tiếp cận này là phù hợp với Điều 20 (1) của Tuyên Ngôn Nhân quyền quốc tế, Điều 21 cùa Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và chính trị và Điều 11 cùa Công ước châu Âu về Nhân quyền. Nó đề cập hệ thống pháp luật của Tòa án Nhân quyền Châu Âu chứng minh nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do hội họp hòa bình của nhà nước, đảm bảo hiệu quả thực hiện và kiềm chế khỏi kiểm soát quá mức81.

Toà án hiến pháp khẳng định để phù hợp với Hiến pháp, các nhà lập pháp liên bang xem xét các quy định của thực hiện qủyền tự do hội họp và trách nhiệm tương ứng với góc nhìn rộng rãi82. Theo ý kiến của Toà án, các cơ quan hành pháp không được phép ngăn cấm hoặc cho phép sự kiện công cộng83. Họ có quyền đề nghị thay đồi về địa điểm và thời gian nếu những thay đổi này là cần thiết để duy trì hoạt động của các đối tượng quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng đô thị, vận tải, luật pháp và ữật tự, an ninh của các công dân hoặc các lý do tương tự khác84. Tòa án cho rằng với danh mục căn cứ trong Luật Hội họp sẽ vượt quá giới hạn quyết định của các nhà chức trách85.

Kinh nghiệm từ flashmobs

Đã có rất nhiều màn trình diễn đông người diễn ra trong thời gian ngắn được gọi là ílashmobs (ví dụ: khiêu vũ, những trận đấu bằng gối hay bóng tuyết, .v.v ) được tổ chức ở Nga từ trước đến nay. Sau tháng 06 năm 2012 sửa đổi việc bắt và giam giữ những người tham gia đã được báo cáo trong suốt những hành động đã diễn ra nhiều năm mà không có sự can thiệp của cảnh sát86. Trong trận đấu bằng gối ở St. Petersburg tổ chức bởi sinh viên đã có vài người bị giam giữ và ba trong số đó bị phạt hành chính 10.000-15.OOOrúp (khoảng 222 - 333 Euro) bởi một Thẩm phán Hòa bình tại St. Petersburg. số tiền phạt này là hợp pháp căn cứ vào Điều 20.2.2(1) Luật Vi phạm hành chính, thẩm phán đã nhận thấy sinh viên tham gia sự kiện này với quy mô đông đảo đã vi phạm các tiêu chuẩn sức khỏe do đã gây ra bụi và lông vũ87.

3.    Hạn chế

Cơ sở pháp lý để hạn chế

Điều 55. (3) Hiến pháp quy định rằng " Các quyền và tự do của con người và công dân có thể bị giới hạn bởi pháp luật liên bang chỉ ứong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ nền tảng chế độ hiến pháp, đạo đức, sức khoẻ, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia". Tòa án Hiến pháp quy định rằng nếu những người tổ chức hoặc người tham gia có hành động lật đổ Nhà nước sẽ bị hủy bỏ trách nhiệm bảo vệ và phải sử dụng tất cả các biện pháp hợp phápvới những biểu hiện không thừa nhận hoặc gián đoạn đó88.

Luật Hội họp quy đinh 03 giới hạn được dự liệu: từ chối đồng ý tổ chức sự kiện công cộng, đình chỉ và chấm dứt sự kiện công cộng.

Từ chối đồng ý

Tại Điều 12 ( 3 ) Luật Hội họp chủ thể cơ quan hành pháp hoặc chính quyền địa phương có thể không đồng ý về việc tổ chức của sự kiện công cộng chỉ trong trường hợp thông báo được nộp do một cá nhân không được hưởng quyền là một nhà tổ chức, hoặc nếu thông báonói rằng sự kiện công cộng sẽ được tồ chức tại nơi mà theo luật liên bang hoặc luật chuyên ngành cấm tổ chức.

Cá nhân không được hưởng quyền là nhà tổ chức của sự kiện công cộng là hợp pháp (giới hạn) khi cá nhân không đủ tư cách do tòa án công bố, người bị giam giữ theo phán quyết của toà án hoặc bị các đảng chính trị, tổ chức công cộng và tôn giáo cấm hoạt động ( Điều 5 ( 2.1 ) và ( 2.2 )). Bổ sung mới Điều 5 (2.1.1 )thêm các cá nhân " với cáo buộc của một tội phạm có chủ ý chống lại những nên tảng của trật tự hiến pháp và an ninh của Nhà nước hoặc một tội phạm chống lại sự an toàn và ữật tự công cộng, hoặc đã bị xử lý theo pháp luật hành chính 2 lần hoặc nhiều hơn đối với các vi phạm hành chính (...) trong một khoảng thời gian khi người đó là chủ thể xử phạt hành chính và không được hưởng quyền của người tổ chức sự kiện công cộng.

Điều 12 (3) kết hợp với Điều 5 (2.1.1) không bao gồm toàn bộ những nhóm ngườicó quyền tổ chức hội họp vi phạm, sẽ không bất kỳ có sự phân biệt đối xử đối với những hành vi vi phạm cả về vi phạm hình sự lẫn vi phạm hành chính89.

Tòa án Hiến pháp giữ nguyên lập luận sửa đồi rằng quy định đó không vượt quá bản chất của quyền tự do hội họp hòa bình90. Theo quan điểm của Tòa án, nhà lập pháp ngay lập tức giải quyết một cách đúng đắn các vấn đề mà những người quy định tại Điều 5 có khả năng tổ chức một cuộc hội họp hòa bình trong trường hợp bị nghi ngờ91 và quan sát các nguyên tắc tương xứng bằng cách yêu cầu hai hoặc nhiều trường hợp vi phạm hành chính trong thời gian một năm kể từ ngày chấm dứt thực hiện trong khi chỉ có một tội hình sự là cần thiết92 26'

Đối với biện pháp từ chối thứ hai của sự kiện công cộng tạo thành lệnh cấm tuyệt đối tại một vài nơi xác định mà không quan tâm tới lý do chính đáng trong những trường hợp nhất định,điều này đã giới hạn quyền tự do ý chí của nhà tồ chức.

Đình chỉ và chấm dứt

Đại diện chính thức của cơ quan có thẩm quyền hành pháp có quyền đình chỉ một sự kiện công cộng nếu vi phạm pháp luật và ứật tự mà không đòi hỏi đã phải xảy ra việc đe doạ tới tính mạng và sức khoẻ gây ra bởi lỗi của người tham dự và nhà tổ chức hoặc đại diện của bộ phận công việc nội bộ đã không khắc phục dựa theo yêu cầu, cho đến khi sự vi phạm đó được khắc phục(Điều 15 ( 2 ) kết hợp với Điều 15 (1)). Nếu vi phạm không được khắc phục trong một khoảng thời gian xác định, đại diện chính thức của các cơ quan có thẩm quyền hành pháp sẽ chấm dứt sự kiện công cộng.

Thêm cơ sở để chấm dứt sự kiện công cộng là việc tạo ra một mối đe dọa thực sự cho cuộc sống và sức khoẻ của công dân và đến tài sàn của cá nhân và quyền con người (khoản 1, Điều 16) ; sự phạm tội do người tham dự thực hiện những hành động bất hợp pháp và nhà tổ chức cố tình vi phạm những điều khoản của Luật Hội họp liên quan đến thủ tục để tổ chức sự kiện công cộng (khoản 2, Điều 16) và nhà tổ chức không thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 5 (4) Luật Hội họp (khoản 3, Điều 16).

Điều 5 (4) Luật hội họp bao gồm danh mục các nghĩa vụ gồm có việc đệ trình một thông báo, sự tuân theocác điều kiện của việc tổ chức sự kiện như quy định trong thông báo hoặc trong các quy định thủ tục đã được thỏa thuận với chính quyền và phù hợp sức chứa tối đa của địa điểm nơi tổ chức sự kiện công cộng. Ban tổ chức tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hành vi của người tham gia mà một người sẽ bình thường không có khả năng mà cũng không có thẩm quyền thực hiện. Bất kỳ hành vi vi phạm không cần tính đến mức độ nghiêm trọng như thế nào cũng có thể bị sử dụng là một căn cứ để chấm dứt.

Một sự kiện công cộng cũng có thể bị chấm dứt trong trường hợp người được ủy thác nhiệm vụ hành động hành vi cực đoan trong quá trình tổ chức thực hiện (Điều 16 của Luật Liên bang số 114-FZ." Chống Chủ nghĩa cực đoan" ngày 25 tháng 7 năm 2002).

Thời gian, Địa điểm và Cách thức hạn chế

Đia điểm

Theo quy định, một sự kiện công cộng có thể được tổ chức tại bất kỳ địa điểm nào mà việc tổ chức đó nếu quá trình thực hiện không tạo ra sự đe dọa tới sự sụp đổ của tòa nhà hoặc các công trình kiến trúc hoặc những mối hiểm họa khác đe dọa tới sự an toàn của người tham gia (Điều 8(1) Luật Hội họp).

Việc sửa đổi bổ sung tháng 06 năm 2012 đã mang tới một nội dung mới của "địa điểm được chỉ định đặc biệt" là nơi sẽ được xác định bởi các chù thể cơ quan có quyền hành pháp(Điều 8(l.l)Luật Hội họp). Những địa điểm này sẽ là những nơi công cộng được lựa chọn đặc biệt hoặc thiết kế phù hợp với mục đích thảo luận tập thể những câu hỏi quan ừọng một cách công khai,thể hiện ý kiến cộng động và tập hợp đông đảo quần chúng, vì vậy những địa điểm đó được xác định là nơi tồ chức hội họp và mít-tinh. Sau khi những địa điểm đặc biệt được xác định ữở thành quy định, sự kiện công cộng sẽ được tổ chức ở đó ( Điều 8(2.1) luật Hội họp). Những sự kiện công cộng tồ chức ở những địa điểm khác chỉ được chấp thuận khi đã có được thoả thuận với chủ thể là cơ quan có quyền hành pháp hoặc chính quyền địa phương.

Tòa án Hiến pháp phê duyệt khả năng xác định và sắp xếp các địa điểm đó cho tất cả các bên tham gia vì nó tạo điều kiện cho việc thực hiện một sự kiện công cộng93. Tuy nhiên, Tòa án sẽ chỉ ra các tiêu chí vi hiến khi nó không đưa ra được tiêu chí rõ ràng cho các cơ quan hành pháp - chủ thể đảm bảo các điều kiện công bằng pháp lý cho tất cả các đối tượng94. Các tiêu chí đó sẽ tiếp tục duy trì hiệu lực cho đến khi nó được sửa đổi bởi các nhà lập pháp liên bang như các đối tượng đã được yêu cầucung cấp những vị trí đặc biệt là một nơi tối thiểu trong địa phận mỗi quận, huyện, thành phố95. Những thay đổi mang tới Duma Quốc gia cho đến nay dự kiến ràng đó là những địa điềm sẽ được cung cấp trong mỗi khu dân cư, đường bao quanh thành phố và khu vực trực thuộc thành phố96.

Điều 8(2) Luật Hội họp nghiêm cấm các sự kiện công cộng tổ chức tại địa phận ngay sát với cơ sở sản xuất độc hại và dự án khác đòi hỏi hoạt động phải tuân theo quy tắc an toàn lao động đặc biệt; ở địa phận ngay sát với nơi ở của Tổng thống, tòa án;tại địa phận và toà nhà của cơ quan thi hành hình phạt hình sự và tại khu vực biên giới97.

Thời gian

Các sự kiện công cộng không được bắt đầu sớm hơn 7h00 và kết thúc muộn hơn 22h00 trừ trường hợp ngoại lệ là sự kiện công cộng dành cho các ngày kỷ niệm của Nga hoặc các sự kiện công cộng với nội dung văn hoá (Điều 9 Luật Hội họp). Điều khoản này tạo thành một giới hạn chung cần xem xét để ngăn chặn bất kỳ khả năng có thể xảy ra một sự kiện diễn ra trong nhiều ngày98.

Cách thức

Nhà tổ chức có quyền sử dụng thiết bị âm thanh kỹ thuật khuếch đại trong quá trình hội họp, biểu tình, tuần hành (khoản 5, Điều 5(3)Luật Hội họp).

Điều 29 Luật Hiến pháp nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến gây thù hận về mặt xã hội, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo. Điều khoản này được quy định bởi luật liên bang số 114 - FZ" Chống Chủ nghĩa cực đoan". Điều 16 của luật số 114 - FZ nghiêm cấm hành động cực đoan trong quá trình tổ chức hội họp và áp đặt trách nhiệm cho nhà tổ chức để bảo đảm điều này. Điều 16 luật số 114 - FZ nghiêm cấm mang vũ khí hay bất cứ dụng cụ khác được thiết kế giống vũ khí.

Ngày 30 tháng 6, năm 2013 Luậ Liên bang t số 135-FZ đã bồ sung và có hiệu lực Điều. 6.21 Bộ luật Vi phạm hành chính". Điều khoản này áp dụng tiền phạt cho công dân, các quan chức và các pháp nhân với số tiền 4.000-1.000.000 rúp (khoảng 89-22,416 Euro) cho hành vi tuyên truyền bằng các phương tiện, tài liệu có nội dung về quan hệ tình dục phi truyền thống tới trẻ vị thành niên. Việc sửa đổi này đã đẩy xung đột chính trị lên đến đỉnh điểm kéo dài nhiều năm giữa các cuộc vận động đòi quyền đồng tính và tổ chức hành pháp được thể hiện như trong vụ việc của Alekseyev V. Nga100.

Những người tham gia không được phép để che giấu khuôn mặt của mình và đeo mặt nạ hoặc các mặt phương tiện khác nhằm gây cản ữở ừong việc xác định danh tính (khoản 1, Điều 6(4) Luật hội họp). Không được mang hoặc uống đồ uống có cồn hoặc là có mặt trong tình trạng say xỉn tại địa điểm tổ chức sự kiện công cộng, (khoản 2, 3 Điềuổ (4) Luật hội họp).

Hình ảnh và âm thanh

Liên quan đến xác định địa điểm được chỉ định đặc biệt và thiết lập quy tắc sử dụng tại Điều 8 ( 1.2 ) luật Hội họp quy định rằng các cơ quan hành pháp phải tạo điều kiện cho sự kiện công cộng đạt tới mục đích của nó, vận hành giao thông vào địa điểm, tạo điều kiện cho nhà tổ chức hoặc người tham dự để sử dụng các tiện ích cơ sở hạ tầng, tuân theo những tiêu chuẩn và quy định về y tế, và sự an toàn của nhà tồ chức sự kiện công cộng, người tham dự và những người khác.

Mặt khác, Luật hội họp không đảm bảo nguyên tắc tính cân đối hoặc suy đoán có lợi cho việc tổ chức hội họp đó. Nó không chứa bất kỳ điều khoản nào mà chỉ tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội họp ữong phạm vi nội dung "hình ảnh và âm thanh" của các đối tượng hoặc khán giả mục tiêu. Ngược lại, việc thực thi của các nhà chức trách thường gây cản trở hội họp trong phạm vi hình ảnh và âm thanh của mục tiêu mà nó hướng đến. Các cơ quan chức năng đã sử dụng những lý do có tính chuyên quyền này để thay đồi địa điểm101 và thời gian102 của sự kiện103 hoặc các nhà chức trách hạn chế việc giao tiếp với ban tổ chức cho đến khi ngày của sự kiện được lên kế hoạch đã đi qua104.

3.    Các vấn đề về thủ tục

Thông báo

Ban tổ chức phải nộp thông báo về việc tồ chức sự kiện công cộng cho chủ thể cơ quan hành pháp hoặc đến bộ phận của chính quyền địa phương (khoản 1, Điều5 (4) luật Hội họp ) ngoại trừ việc hội họp hoặc làm hàng rào người được tham gia bằng một người không sớm hom 15 ngày và trễ nhất là 10 ngày trước ngày sự kiện được lên kế hoạch (Điều 7 (1) luật Hội họp). Nếu làm hàng rào người bởi một nhóm người phải nộp thông báo kế hoạch không quá ba ngày trước khi sự kiện diễn ra. Thông báo sẽ phải được nộp bằng văn bản dưới hình thức ký kết và phải cung cấp thông tin đầy đủ (Điều 7(1), (3), (4 )luật Hội họp).

Quyết định

Khi nhận được thông báo của chủ thể cơ quan điều hành hoặc cơ quan thành phố phải xác nhận ngày nhận được thông báo (Điều 12 (1) của Luật hội họp). Các nhà chức trách có quyền để thực hiện một đề nghị hợp lý đối với ban tổ chức để thay đổi địa điểm tồ chức và/ hoặc thời gian của các sự kiện công cộng hoặc bất kỳ đề xuất khác để mang lại những mục tiêu, hình thức hoặc điều kiện phù hợp để tổ chức sự kiện theo các yêu cầu của luật Hội họp. Đề xuất phải được gửi đi trong vòng 3 ngày sau khi nhận được thông báo hoặc trong cùng một ngày trong trường hợp của một thông báo của một nhóm hàng rào người trong ít nhất là năm ngày (Điều 12 (2) cùa Luật hội). Nếu đề xuất này bất chấp "hình ảnh và âm thanh" của cuộc hội họp nó có thể tạo thành một cuộc cách mạng bị cấm theo Điều 5 (5) luật Hội họp nghiêm cấm việc tổ chức một cuộc hội họp nếu thỏa thuận này không thành công.

Các quan hệ liên quan đến việcxây dựng "đề xuất hợp lý" và sự không chắc chấn về quá trình thực hiện thỏa thuận với chính quyền có thể phát sinh, vì vậy Điều 5 (5) cùa Luật hội họp không làm thay đồi các thủ tục thông báo thành một thủ tục xin phép đã được chù thể tố tụng tiến hành trước Tòa án Hiến pháp. Điều này quy định rằng các nhà chức ưách không thể cho phép hay không cho phép tổ chức một sự kiện công cộng; họ chỉ có thể thay đổi thời gian và địa điểm nếu có những lý do cần thiết phải làm như vậy105. Những lý do cho sự thay đổi phải làm cho việc tổ chức ữở nên không chỉ không phù hợp mà còn không thể thực hiện106. Để đạt được thỏa thuận cơ quan chức năng phải đề xuất giải pháp thay thể cho phép ban tổ chức đạt được mục đích của mình107. Ngoài ra, ban tổ chức có nhiệm vụ phải đối thoại với cơ quan có thẩm quyền và thực hiện tất cả các cách thức có thể để đạt được một thỏa thuận108.

Các cơ quan hành pháp hoặc cơ quan của thành phố có ừách nhiệm gửi thông tin liên quan đến sức chứa tối đa của các địa điểm tổ chức sự kiện đã được lên kế hoạch tới ban tổ chức (khoản 4, Điều 12 (1) Luật hội họp).

Các cơ quan hành pháp hoặc cơ quan của thành phố có thể đưa ra cảnh báo tới ban tổ chức liên quan đến trách nhiệm / nghĩa vụ của họ nếu thông tin trong thông báo hoặc thu được bằng cách khác cho thấy rằng việc hội họp sẽ vi phạm Hiến pháp, Bộ luật tố Vi phạm hành chính hoặc Bộ luật hình sự (Điều 12 (2) Luật hội họp).

Xem xét và kháng cáo

Theo Điều 19 của Luật Hội họp quy định việc hành động hoặc không hành động của các cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền địa phương, các hiệp hội và các quan chức công cộng có thể bị kháng cáo chống lại tại tòa án. Hiệu quả của các biện pháp khắc phục có thể bị vi phạm bởi trên thực tế các nhà chức trách không bị ràng buộc bởi một khung thời gian trong quá trình tiến hành thỏa thuận109. Việc bồi thường thông qua các quyêt định của tòa án là không hiệu lực110.

5. Các hình thức hội họp cụ thể

Hội họp tự phát

Ban tổ chức của sự kiện công cộng có quyền tổ chức sự kiện như đã ghi rõ trong thông báo của mình hoặc khi nó đã được thay đổi bởi thoả thuận với chủ thể cơ quan có quyên hành pháp hoặc cơ quan của chính quyền địa phương (khoản 1, Điều 5(3) Luật họp họp ). Họ khong có quyên tô chức sự kiện nêu thông báo đã không được nộp đúng thời hạn hay đã không đạt được một thoả thuận (Điều 5(5) luật Hội họp ). Áp dụng nghiêm ngặt luật Hội họp làm cho việc hội họp tự phát không thể thực hiện.

Hội họp thông qua các phương tiện công nghệ mới

Ban tổ chức có quyền điều khiển cuộc vận động thông qua phương tiện truyền thông thông tin đại chúng theo thoả thuận tổ chức với chính quyền ( Điều 5(3) khoản 2, 10 ( 1 ), (2 ) luật Hội họp )..

Biểu tình

Theo Điều 8 (1.2) của luật Hội họp có thể gây ra sự xâm phạm đến quyền tổ chức biểu tình trong phạm vi "hình ảnh và âm thanh" cùa cuộc biểu tình khi nó quy định ràng nếu các thông báo được gửi bởi ban tổ chức của một vài sự kiện tìm cách tổ chức sự kiện ở nơi chỉ định đặc biệt vào thời điểm nhận được biên nhận xác định việc sử dụng địa điểm. Trong thực thế đây có thể được coi là lý do để từ chối cho phép biểu tình1 n.

6. Thực hiện pháp luật về quyền tự do hội họp

Hoạch định trước sự kiện

Điều 14 ( 1 ) luật Hội họp qui định các cơ quan hành pháp hoặc cơ quan trực thuộc thành phố có thể đề nghịngười đứng đầu cơ quan thi hành pháp luật quản lý lãnh thổ nơi sự kiện sẽ được tồ chức cừ một người làm đại diện của cơ quan thi hành pháp luật đó nhằm mục đích giúp đỡ ban tổ chức trong việc duy trì trật tự công cộng và an ninh của công dân. Đề nghị có tính ràng buộc người đứng đầu cơ quan thi hành pháp luật. Từ cách diễn đạt tại khoản 1, Điều 14 ( 3 ) luật Hội họp chưa chỉ rõ người đại diện được chỉ định hỗ ữợ ban tổ chức trong việc lập kế hoạch của sự kiện hay chỉ trong quản lý. Đại diện của cơ quan hành pháp cũng có nghĩa vụ tạo điều kiện tiến hành sự kiện (khoản 2, Điều 13(2) luật Hội hop).

Chi phí

Việc duy trì, bảo dưỡng của ữật tự công cộng, quy định cùa giao thông đường bộ, dịch vụ vệ sinh và y tế với mục tiêu bảo đảm việc tổ chức của sự kiện công cộng được thực hiện trên cơ sở tự do theo Điều 18(3) luật Hội họp.

Cảnh sát dùng vũ lực

Việc sử dụng vũ lực được điều chỉnh bằng Luật Liên bang số 3 - FZ của ngày 07 tháng 02 năm 2011, Cảnh sát". Liên quan đến hội họp theo các trường hợp sau có thê sử dụng những phương pháp đặc biệttheo Điều 21 ( 1 ) . để đẩy lùi cuộc tấn công vào một người hay thành viên cảnh sát, để ngăn ngừa tội phạm hay vi phạm hanh chỉnh, đe chong lại hành vi vũ lực nhằm hướng tới thành viên cảnh sát, để ngăn chặn đám đông rôi loạn và hành vi bất hợp pháp khác gây cản trở giao thông hoặc phương thức liên lạc, và đê lộ ra người phạm tội hoặc vi phạm hành chính (câu lạc bộ, đại lý đặc biệt, người dùng súng taser, lightshockers, huấn luyện động vật, biện pháp ép buộc bầu cử, v.v... ). Trong phạm luật Hội họp, bất cứ vi phạm hành chính nào cũng có thể bị áp dụng thường xuyên những biện pháp đặc biệt. Các biện pháp đặc biệt nêu ữên không thể được sử dụng trong khi giải tán những cuộc hội họp bất hợp pháp mang tính chất hoà bình không phá rối trật tự công cộng và hoạt động cùa giao thông và cơ sở hạ tầng ( Điều 22 (1 ) khoản 2 ). Không được sử dụng vòi rồng nếu nhiệt độ dưới o độ c (Điều 22 ( 2 ) khoản 2 ). Việc sử dụng vòi rồng và xe bọc thép phải được sự cho phépcủa người đứng đầu cơ quan thi hành pháp luật của lãnh thổ trong thông báo của công tố viên trong vòng 24 giờ.

Trách nhiệm pháp lý của ban tổ chức

Điều 5(6) luật Hội họp thiết lập trách nhiệm dân sự của ban tổ chức đối với việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Điều 5 ( 4 ) đã tìm thấy trái với hiến pháp112.

Bất kỳ sự vi phạm các thủ tục luật Hội họpvề việc sắp xếp hoặc tổ chức một sự kiện công chúng nói chung thì phải áp dụng xử phạt phạt hành chính hoặc phục vụ công ích. Luật liên bang số 65 - FZ của ngày 8 tháng 06 nãm 2012 sửa đổi Điều 20.2 Luật Vi phạm hành chính đã tăng mức tiền phạt quá mức ( 222-6.652 Euro cho mỗi công dân )113 và quy định phục vụ công ích như một hình phạt hành chính mới.

Toà án hiến pháp của Liên bang Nga quy định rẳng chỉ có giá trị tiền tệ tố thiểu của các khoản tiền phạt là không hợp hiến vì nó đã không cho phép tòa án định rõ mức phạt một cách phù hợp với Hiến pháp114. Khi mà việc sửa đổi chưa được thông qua bởi Nghi viện Nga, tòa án có thể giảm mức phạt thấp hơn so với mức thấp nhất theo quy định115. Lao động công ích được xem như một sự trùng phạt hành chính đối với vi phạm hành chính không gây ra thiệt hại đến sức khỏe hoặc tài sản mà chỉ vi phạm thủ tục của quá trình tô chức hoặc thực một sự kiện công cộng được tổ chức không hợp hiển116.

7. Đảm bảo trách nhiệm của chính phủ

Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của các nhân viên thực thi pháp luật

Điều 18(8), (9) cùa Luật Liên bang số 3 - FZ các viên chức cảnh sát không phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng sức mạnh vũ lực, biện pháp đặc biệt hay súng nếu được luật định trừ trường hợp vượt quá quyền trong định luật trừ trường hợp vượt quá quyền hạn của mình.

Giám sát

Các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGOs) như là“Tổ chức ân xá quốc tế" và “ tổ chức theo dối nhân quyền" biên soạn báo cáo về những diễn biến gần đây liên quan đến quyền tự do hội họp117. Ngoài ra các tổ chức NGO cùa Nga đạt được sự ủng hộ như là" Levada - Center” hoặc" Trung tâm của Phát triển của Nền dân chủ và nhân quyền"118. Công việc của họ gần đây đã đối mặt với kiểm soát và giới hạn quá mứcbởiLuật Liên bang số 121 - FZ của ngày 20 tháng 07 năm 2012 (, Luật Đại diện nước ngoài), số 190 - FZ của ngày 12 tháng 11 năm 2012 (, Luật Tội phản quốc” ) và số 272 - FZ cùa ngày 28 tháng 12 năm 2012 ( cấm các tồ chức NGO Nga hoặc tham gia vào các hoạt động chính trị" và nhận tài trợ từ Hoa Kỳ hoặc tham gia vào hoạt động đe doạ tới lợi ích của Nước Nga).119

Việc thực quyền tự do hội họp được giám sát bằng Điều ừa viên cho nhân quyền trong Liên bang Nga120.

Phương tiện truyền thông

Trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống đốinăm 2011-2012, tồ chức “Văn bút Quốc tế" báo cáo vụ bắt và giam giữ các nhà báo121." Tổ chức ân xá quốc tế" báo cáo rằng một vài nhà báo đã bị thương bởi cảnh sát trong cuộc mít-tinh ứái phép ở Moscow vào ngày 5 tháng 03 năm 2012122.

II. Ukraine

1.    Cơ sở pháp lỷ và phạm vi đảm bảo

Tại Ukraine, quyền tự do lập hội là một quyền căn bản được đảm bảo bởi Hiến pháp Ukraine \ luật chính của quốc gia với địa vị pháp lý cao nhất ữong hệ thống thứ bậc quy phạm 2. Theo Điều 39 cùa Hiến pháp: “Mọi công dân có quyền lập hội một cách hòa bình mà không có vũ ừang và tổ chức các cuộc họp, tuần hành và diễu hành sau khi thông báo trước cho người đứng đầu hay các cấp chính quyền địa phương” 3.

Phần 2 của Điều 39 quy định việc giới hạn thực thi quyền này theo đó “có thể được thiết lập bởi một tòa án theo luật và chỉ vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng, cho mục đích ngăn cản hành vi phạm tội, bảo vệ sức khỏe của người dân, hoặc bảo vệ các quyền và sự tự do của các cá nhân khác”. Mặc dù một số loại nhóm hội đã được liệt kê trong Điều 39 Hiến pháp (hội họp, diễu hành và tuần hành), danh mục này không thể được xem là hoàn chỉnh, và theo Điều 22 Hiến pháp, các quyền và sự tự do của công dân được Hiến pháp công nhận sẽ không hết hiệu lực. Nói cách khác, việc áp dụng những luật mới hay việc đưa ra sửa đổi luật để thực thi có thể mở rộng phạm vi của quyền này. Ngoài ra, Hiến pháp cũng quy định trong Điều 92 rằng “quyền và sự tự do của công dân và việc đảm bảo các quyền này sẽ được xác định bởi luật pháp Ukraine”, không bằng luật thứ cấp hay hình thức pháp lý khác.

Một điều quan trọng là việc đề cập đến các thỏa thuận quốc tế mà nghị viện Ukraine đã ký kết như một phần của luật pháp quốc gia Ukraine 4 và được áp dụng theo phương thức tương tự như các hình thức của luật quốc gia 5. Ví dụ, Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và quyền tự do căn bản 1950 (sau đây gọi là ECHR) được nghị viện ký kết năm 1997 và từ đó trở thành một phần của luật pháp Ukraine 6. Ngoài ra, luật của Tòa án nhân quyền châu Âu (sau đây gọi là ECtHR) là cội nguồn cùa luật Ukraine và được áp dụng bởi các tòa án ừong nước 1. Điều đó có nghĩa là Điều 11 của ECHR và luật của ECTHR về quyền tự do lập hội sẽ được áp dụng cùng với luật pháp quốc gia khi quyết định các trường hợp về quyền tự do lập hội.

Một trong những nhiệm vụ chính của Tòa án hiến pháp Ukraine là quy định về cách hiểu chính thức của Luật theo hiến pháp và luật Ukraine. Trong quyết định của tòa về việc thông báo kịp thời việc lập hội hòa bình 8, Tòa án hiến pháp quy định quyền lập hội hòa bình là “quyền bất khả xâm phạm” 9. Bên cạnh đó, tòa án cũng cho rằng quyền này “liên quan đến việc bảo vệ theo hiến pháp đối với các quyền dân sự về tự do ngôn luận, tư tưởng tôn giáo và tự do phát ngôn và tự do sử dụng và trích dẫn thông tin thông qua các bài diễn thuyết hoặc dưới dạng văn bản hoặc bằng phương tiện khác” 10.

Mặc dù có yêu cầu cụ thể trong Điều 39 và 92 của Hiến pháp về việc thủ tục thành lập và tổ chức hội hòa bình có thể được quy định bởi luật pháp, song không có hành vi pháp lý quy định quy trình đó. Những quy định hiện tại ữong luật pháp Ukraine không đủ để quy định quy trình tổ chức và thành lập các nhóm hội hòa bình. Ngoài ra, các nhóm hội không tuân thù theo các tiêu chuẩn Châu Âu, Dưới đây sẽ chỉ rõ, ví dụ, những người muốn tổ chức hội nhóm cần phải thông báo cho chính quyền địa phương trước 10 ngày trước khi có kế hoạch tổ chức, luật pháp thứ cấp hiện tại không cho phép tuần hành tự phát và ngẫu nhiên, các nhóm hội tổ chức trong đêm...

Ukraine trở thành quốc gia độc lập năm 1991 và bắt đầu xây dựng địa vị quốc gia bằng việc thiết lập hệ thống pháp lý mới, dựa trên các nguyên tác và quy chuẩn quốc tế. Tất nhiên, quy trình này là cả một quá trình đầy khó khăn và lâu dài, song ECTHR nhấn mạnh việc trì hoãn hơn 2 thập kỷ là không hợp lý, đặc biệt khi quyền căn bản đó như quyền lập hội hòa bình là một lợi ích. Trong quyết định Vyerentsov của ECTHR đưa ra theo Hiến pháp Ukraine có quy định một số quy tắc chung để giới hạn quyền tự do lập hội, song các quy tác này đòi hỏi chi tiết hơn trong luật quốc gia 12. Sau khi ra quyết định, trên thực tế là quyết định đầu tiên của ECtHR đối với Ukraine nhận định là vi phạm Điều 11 của ECtHR (quyền tự do lập hội), Hội đồng bộ trưởng đã yêu cầu Ukraine thực thi khẩn cấp việc đổi mới cụ thể trong luật pháp và thực hành quản trị hành chính để điều chỉnh luật pháp về quyền tự do lập hội trong hệ thống luật pháp Ukraine 13.

Vấn đề áp dụng luật đặc biệt về lập hội không phải là một chù đề mới đối với Ukraine. Dự thảo luật về lập hội hòa bình đã được xây dựng từ năm 2006, sau khi được ủy ban Venice và OSCE/ODJHR 14, đánh giá và thẩm định hồi tháng 5/2009, sau đó được đệ trình lên nghị viện Ukraine, và vào ngày 3/6/2009, đã được thông qua lần đầu 15. Sau khi dự thảo này được sửa đổi sau kết luận của Hội đồng chuyên gia khoa học của nghị viện, dự thảo được gửi lên ủy ban Venice để thẩm tra 16 và sau đó lại được đệ trình lên nghị viện Ukraine lần hai vào ngày 3/6/2010. Phê chuẩn lần hai này diễn ra ngày 15/3/2012, song các đại biểu đã biểu quyết việc tạm ngừng phê chuẩn. Vào tháng 1/2013, luật về nhóm hội hòa bình vẫn chưa được thông qua bởi nghị viện.

Từ đó chưa có một luật đặc biệt hay quy phạm cụ thể nào về việc tồ chức các nhóm hội tại Ukraine được quy định bởi Nghị định (ukaz) của đoàn chủ tịch tối cao liên bang Xô Viết có hiệu lực ngày 28/7/1988 liên quan đến quy phạm đối với việc tổ chức và lập các cuộc hội họp, tuần hành và diễu hành đường phố tại liên bang Xô Viết17 (say đây gọi là Nghị định năm 1988) và bởi các quy định quốc gia. Cơ sở pháp lý cho tính hiệu lực của các luật pháp liên minh Xô Viết tại Ukraine là Chương XV “Quy định chuyển đổi” của Hiến pháp Ukraine 18 và Nghị quyết cùa nghị viện Ukraine 19 về “Áp dụng tạm thời các luật được thông qua bởi Liên bang Xô Viết” 20. Tuy nhiên, không có vị thế chung trong số các tòa án tối cao của Ukraine đối với khả năng áp dụng của Nghị định 1988.21 Các tòa án có thẩm quyền chung cũng không có địa vị chung22, do đó, một số vấn đề thì có hiệu lực còn số khác thì không 23. Vị thế chính thức được chấp nhận đối với tính pháp lý của Nghị định đó là Bộ Tư pháp, theo đó đã đề xuất chỉ sử dụng những quy định của Nghị định không trái với Hiến pháp 24 do Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất tại Ukraine, vấn đề chính cấu thành bởi Nghị định 1988 đó là việc những người muốn tổ chức các hội nhóm hòa bình cần phải xin phép trước từ chính quyền quản lý địa phương, trong khi đó Điều 39 Hiến pháp chỉ yêu cầu thông báo trước. Một vấn đề khác đặt ra đó là theo Nghị định 1988, chính quyền địa phương có thể ngăn cấm việc lập hội hòa bình, ừong khi Điều 39 Hiến pháp quy định chỉ có tòa án mới có thẩm quyền cho việc này.

Một số hội đồng thành phố 25 tại trung tâm Ukraine 26 đã thông qua những quy định của riêng mình về việc tổ chức hội nhóm, mặc dù các quy định của Hiến pháp quy định rằng các quyền và quyền tự do của công dân và việc đảm bảo các quyền đó chỉ được xác định bởi Luật Ukraine (Điều 92 Hiến pháp). Ngoài ra, những giới hạn về địa điểm và thời gian tồ chức hội có trong các quy chế này rõ ràng là đối lập với Chỉ dẫn về quyền tự do lập hội hòa bình. Những quy định này có hiệu lực và được sử dụng bởi chính quyền và được đưa ra xem xét bởi tòa án quận.

1.  Giới hạn

Thời gian

Tại Kiev 27, Sumy28, Rivne 29, Kharkiv 30, người ta cho phép tổ chức hội nhóm từ 9h sáng đến 10-1 lh đêm. Nói cách khác, các hội nhóm không được tổ chức tại các thành phố này trong đêm.

Địa điểm

Tại Kiev, cần có sự chấp thuận đặc biệt từ hội đồng thành phố để tổ chức các nhóm hội gần các công trình của các cơ quan sau: nghị viện, Phủ Tổng thống, Văn phòng Bộ trưởng, Tòa án Tối cao và Hội đồng thành phố Kiev. Ngoài ra, từ ngày 14/6/2013 đến hết năm 2013, nghiêm cấm tồ chức bất kỳ nhóm hội nào trên đường phố gần các công trình cùa phủ Tổng thống theo quyết định của Tòa án hành chính quận Kiev3I. Tại Kharkiv, nghiêm cấm tổ chức các nhóm hội gần các công trình cơ quan quản lý địa phương, nếu các nhóm hội đó có thể gây gián đoạn việc thực thi chức năng thông thường của các cơ quan này.

Đông đảo người dân ủng hộ EU vừa qua đã thu hút sự quan tâm của Ukraine sau khi trì hoãn việc thỏa thuận với EƯ được thông báo bởi Thủ tướng Mykola Azarov ngày 21/11/2013. Cùng ngày, Hội đồng thành phố Kiev đã kêu gọi Tòa án hành chính Kiev ngăn cấm việc tồ chức các nhóm hội tại Quảng trường Độc lập và tòa án quy định việc bảo vệ nguyên đơn. Ngày hôm sau, Thị trưởng Kharkiv đã ra lệnh ngăn cấm các sự kiện đông người trước thềm gia tăng bệnh dịch cúm và hô hấp cấp tính. Tại các thành phố khác của Ukraine - Odessa, Lviv, Mykolayiv - các tòa án hành chính địa phương cũng đã ngăn cấm các cuộc tuần hành gần các công trình cơ quan hành chính32. Thông thường các lệnh cấm diễu hành này là nhằm ngăn cản việc tổ chức đông người của các đảng phái đối lập không thỏa mãn với quyết định của Thủ tướng.

Tầm nhìn và âm thanh

Theo Điều 24 Luật về “ Vệ sinh và phúc lợi bệnh dịch của người dân” 33, những giới hạn về âm thanh dường như không được áp dụng đối với các cuộc họp, diễu hành và sự kiện đông người khác, theo đó chính quyền địa phương được thông báo trước.

Mặc dù đã có luật trên, Thành phố Sumy vẫn giới hạn về âm thanh không được cao hơn 40 dB. Tại Rivne, việc sử dụng loa hoặc thiết bị tăng âm bị cấm nếu những thiết bị này không được dự kiến trước trong chương trình đệ trình lên chính quyền thành phố. Ngoài ra, tại Rivne các nhà tổ chức phải thông báo trước xem họ có kế hoạch sử dụng lều bạt hay các vật dụng quảng cáo bên ngoài hay không (màn hình, giá, biển hiệu...)

2.    Các vấn đề quy phạm

Thông báo

Điều 39 (1) Hiến pháp Ukraine quy định rằng các cơ quan chính quyền địa phương phải được thông báo trước về việc lập hội. Bộ Nội vụ đã xin ý kiến Tòa án hiến pháp Ukraine về cách hiểu chính thức của quy định hiến pháp này và tòa án quy định rõ rằng “các nhà tổ chức sự kiện phải thông báo trước cho các chính quyền quản lý hoặc cơ quan thẩm quyền địa phương, trong thời gian hợp lý trước ngày diễn ra sự kiện dự kiện”34. Ngoài ra, tòa án quy định giới hạn thời gian đó không nhằm mục đích giới hạn các quyền song để đảm bảo quyền lập hội hòa bình, giúp các cơ quan thẩm quyền có cơ hội thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo người dân có quyền tự do lập hội và bảo vệ trật tự và các quyền và quyền tự do của người dân khác. Tòa án nhấn mạnh rằng chỉ có luật pháp có thể áp đặt các thời hạn chót chính xác cho việc thông báo kịp thời về các thông tin về lập hội hòa bình. Song không may là từ năm 2001 không có luật nào về vấn đề này được thông qua.

Thông thường, các cơ quan thẩm quyền yêu cầu được thông báo trước về việc lập hội trước 10 ngày. Thời hạn này được quy định trong Nghị định 1988. Chính quyền địa phương sẽ giám sát việc xin phép và thông báo tới các đại diện (người tổ chức) về quyết định của mình chậm nhất là 5 ngày trước ngày bắt đầu sự kiện.

Ra quyết định

Chính quyền địa phương được ủy quyền thực thi việc giải quyết, theo luật pháp, các vấn đề về tồ chức hội họp, diễu hành và tuần hành 35. Do đó, nếu chính quyền địa phương quyết định việc một nhóm hội vì một lý do nào đó không thể được tổ chức, thì chính quyền địa phương có thể yêu cầu trước tòa án hành chính về việc cấm nhóm hội đó. Những yêu cầu này phải được giải quyết trong vòng 3 ngày hoặc ngay lập tóc, và người tổ chức sẽ được thông báo ngay về vụ kiện. Nếu yêu cầu được đệ trình cùng ngày lập hội, hoặc sau đó, thì tòa án sẽ không xem xét36.

Theo ủy ban bảo vệ quyền con người Helsinki của Ukraine, năm 2012, chính quyền Ukraine đã thực hiện thành công việc giới hạn lập hội hòa bình tới 88% vụ việc, năm 2011 là 89% và năm 2010 là 83%31. Cơ sở cho các cơ quan chính quyền địa phương này yêu cầu cấm lập hội có thể là, ví dụ, một nhóm hội tự phát, nhóm hội phản đối, một nhóm hội làm ảnh hưởng tới việc thực thi chức năng thông thường của một doanh nghiệp hoặc cơ quan công quyền, hoặc số lượng người tham gia cao hơn số lượng người mà lãnh thổ có thể chứa, hoặc gây tắc nghẹn giao thông38...

Xem xét và khiếu nại

Người tổ chức nhóm hội có thể yêu cầu tòa án hành chính hủy bỏ các giới hạn về quyền lập hội tự do của chính quyền địa phương. Những yêu cầu này phải được giải quyết trong vòng 3 ngày hoặc ngay lập tức39.

1.  Một số loại nhóm hội

Nhóm hội tự phát

Quy chế hoạt động của cảnh sát tại Ukraine 40 cho phép cảnh sát ngăn cản một nhóm hội nếu chính quyền địa phương không được thông báo trước: “Nguyên nhân của việc tụ họp, biểu tình và diễu hành đường phố sẽ được ngăn chặn nếu việc tổ chức không được cho phép trước từ chính quyền địa phương..(tác giả dịch).

Một quy đinh tương tự ữong quy định của thành phố Zaporizhzhya cũng cho phép việc ngăn cản việc lập hội nếu chính quyền địa phương không được thông báo trước.

Nhóm hội được tồ chức bằng phương thức công nghệ mới

Tại Ukraine, các nhà tổ chức thường sử dụng mạng xã hội để tổ chức một nhóm hội; tuy nhiên, không có loại hình nhóm hội nào được quy định bởi luật hiện tại, hoặc dự kiến trong dự thảo luật về lập hội hòa bình. Một ví dụ mới đây nhất là nhóm hội tự phát được tổ chức bàng phương tiện mạng xã hội như Twitter và Facebook là các cuộc phản đối tại Ukraine sau khi có thỏa thuận liên minh với EU được thông báo bởi Thủ tưởng Mykola Azarov hôm 21/11/2013. Thông báo này được thực hiện lức 3h chiều và gần như ngay sau đó đã thiết lập được một mạng lưới, ví dụ, “@euromaidan” và một số trang trên facebook dành để biểu tình phản đối Euromaydan (một trong những trang facebook đó là “Euromaydan”. Tại Kiev, vào cùng ngày lúc lOh tối, hơn 500 người phản đối đã tụ họp thông qua phương tiện xã hội tại Quảng trường Độc lập (quảng trường chính tại Kiev). Hôm Chủ nhật ngày 24/11/2013, số lượng người biểu tình đã lên tới 50.000 người 41. Ngoài ra, sau vụ bạo động của lực lượng chính phủ vào rạng sáng ngày 30/11, mức độ biểu tình phản đối tại Kiev vào cuối tuần hôm 1/12 và 8/12 đã tăng lên tới 100.000 42 và 300.000 43 người biểu tình, mặc dù Tòa án hành chính Kiev đã quyết định cấm các loại hình biểu tình đông người tại Quảng trường Độc lập đến ngày 7/1/2014 44. Ngay sau đó, Euromaydan đã được gọi là một trong những cuộc biểu tình chính tại Ukraine kể từ cuộc Cách mạng màu da cam năm 2004 và là cuộc biểu tình phản đối châu Âu lớn nhất cho tới nay 45.

Một loại hình nhóm hội mới là tụ họp đông người cũng rất phổ biến tại Ukraine. Một trong những ví dụ gần đây nhất của việc tụ họp nhóm người là việc ký kết thông qua quốc ca tại một trong những ga tàu điện ngầm tại Kiev. Cuộc biểu tình được tổ chức nhằm hỗ trợ các nhóm diễu hành Euromaydan 46.

Nhóm hội diễn ra tại các địa điểm công cộng

Luật pháp Ukraine không quy định các nhóm hội hòa bình tại các công trình công cộng. Trong trường hợp này, nguyên tắc cho phép chung sẽ được áp dụng “mọi việc phải được cho phép nếu luật pháp không ngăn cấm” 47.

Biểu tình phản đối

Không có luật hay quy chế quốc gia nào hiện nay quy định về các cuộc biểu tình phản đối; trên thực tế, những cuộc biểu tình này được xem là các cuộc biểu tình tự phát. Ví dụ, tại Zaporizhzhya, Rivne và Kharkiv, các nhóm hội tự phát không được phép và chính quyền địa phương có thể đề xuất địa điểm khác cho các nhà tồ chức của các nhóm hội.

1.  Thực hỉện quyền tự do lập hội

Lên kế hoạch trước khi diễn ra sự kiện

Chương XV Luật pháp Ukraine về nhiệm vụ tuần ừa của cảnh sát 48 có quy định việc tổ chức an ninh ứật tự công cộng trong các sự kiện quần chúng. Điều 309-318 Hiến pháp quy định phải lên kế hoạch trước khi diễn ra sự kiện, theo đó theo điều 310(1) cảnh sát cần phải kiểm tra việc cấp phép của nhà tổ chức nhóm hội. Sau đó, cảnh sát cùng với nhà tổ chức nhóm hội sẽ giám sát các công trình noi tổ chức sự kiện; thực hiện các biện pháp nhằm loại bỏ những sai sót phát hiện được” (Điều 310(2) (tác giả dịch).

Chi phí

Theo Điều 38(b) 3 của Luật về tự trị49, luật thực thi kiểm soát của chính quyền đối với trật tự công cộng trong các cuộc hội họp, tuần hành, diễu hành và các sự kiện quần chúng50. Do đó, chi phí để duy trì trật tự công cộng với nhà nước và các nhà tồ chức nhóm hội không phải thanh toán thêm phí tài chính bổ sung cho việc cung cấp đủ cảnh sát.

Việc sử dụng vũ ỉực của cảnh sát

Việc sử dụng vũ lực của cán bộ thực thi pháp luật được quy định bởi Luật Cảnh sát Ukraine5và bởi quy chế về hoạt động tuần ưa của cảnh sát tại Ukraine52.

Theo Điều 10 Luật Cảnh sát, nhiệm vụ chính của cảnh sát, trong số các nhiệm vụ khác, là đảm bảo trật tự công cộng và an ninh cho người dân. Phần 3 của Luật “việc sử dụng vũ lực, phương tiện và vũ khí đặc biệt” có các quy định theo đó cảnh sát có quyền sử dụng vũ lực để ngăn cản hành vi vi phạm (Điều 14 (2)). Các phương tiện đặc biệt đó theo Điều 14 bao gồm: còng tay, dùi cui, khí cay, thiết bị chiếu sáng và làm ừệch hướng, thiết bị mở cửa và phương tiện để chặn, vòi rồng và các phương tiện khác như chó nghiệp vụ (tác giả dịch). Trước khi bắt đầu sử dụng vũ lực hoặc phương tiện đặc biệt, cảnh sát có nghĩa vụ phải thông báo dự định sử dụng vũ lực bằng cách nói to hoặc thông qua loa ít nhất là 2 lần, để cung cấp đù thời gian cho người vi phạm tự dừng hành vi (Điều 200 và 201 Luật về nghiệp vụ tuần ứa của cảnh sát tại Ukraine có hiệu lực ngày 28/7/1994).

Sử dụng máy bay không người lái tại các cuộc diễu hành

Việc sử dụng máy bay không người lái tại Ukraine được quy định bởi Luật hàng không Ukraine53. Điều 1(23) cùa Luật quy định “những phương tiện hàng không không có người điều khiển” là máy bay không có phi công, được điều khiển bởi một căn cứ kiểm soát đặc biệt đóng tại địa điểm nằm ngoài không vực. Máy bay không người lái dưới 20 kg được sừ dụn để giải trí hoặc cho mục đích thể thao không cần phải đăg ký tại Cơ quan đăng kiểm hàng không quốc gia Ukraine (Điều 39). Song cần phải có giấy phép đặc biệt của Bộ Quốc phòng về việc sử dụng máy bay không người lái của nước ngoài tại Ukraine (Điều 46).

Máy bay không người lái thường được sử dụng bởi phương tiện truyền thông thông qua các cuộc diễu hành tại Ukraine. Một ừong những hình ảnh mới nhất được thực hiện bởi một máy bay không người lái đó là hình ảnh của cuộc diễu hanh Euromaydan tại Kiev 54, từ đó biết được số lượng người tham gia diễu hành hôm đó.

Nghĩa vụ pháp lý của người tổ chức

Điều 185 “Vi phạm quy trình tổ chức các cuộc tụ họp, diễu hành và tuần hành đường phố” cùa Luật Vi phạm hành chính Ukraine 55: “Việc vi phạm quy trình đã thiết lập đối với việc tổ chức và thực hiện các cuộc tụ họp, diễu hành và tuần hành sẽ bị chịu phát ở mức cảnh cáo hoặc phát từ 10 cho tới 25 lần lương tối thiểu chưa tính thuế. Tron trường hợp tái phạm trong vòng 1 năm sau khi việc bắt giữ hành chính được thông qua, hoặc phạm tội của người tổ chức nhóm hội hoặc diễu hành, thì mức phạt là từ 20 đến 100 mức lương tối thiểu không tính thuế hoặc lao động công ích cho thời hạn từ 1 đến hơn 2 tháng cùng 20% mức lương bị khấu trừ bởi nhà nước, hoặc bắt giữ tới 15 ngày.”56

6. Đảm bảo trách nhiệm giải trình của chính phủ

Nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm giải trình của cán bộ thực thi pháp luật

Theo Điều 340 “Can thiệp bất họp pháp vào việc tổ chức hoặc thực hiện các cuộc tụ họp, diễu hành và tuần hành” của Luật Hình sự Ukraine 57, “Can thiệp bất hợp pháp vào việc tồ chức hoặc thực hiện các cuộc tụ họp, diễu hành và tuần hành được xem là hành vi phạm tội của cán bộ hoặc việc sử dụng vũ lực cũng sẽ bị áp dụng hình phạt lao động công ích tới 2 năm, hoặc bị bắt giữ ừong thời hạn lên tới 6 tháng, hoặc bị tù treo cho thời hạn lên tới 5 năm hoặc bị phạt tù với thời gian tương đương.”58

Giám sát

Các Tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền con người hiện giám sát các nhóm hội tại Ukraine. Nhiều thông tin hữu ích có thể được tìm thấy ữên các trang web, ví dụ, bao nhiêu đơn để tồ chức một nhóm hội, và bao nhiêu người bị cấm, nguyên nhân cấm một số nhóm hội cụ thể, việc sử dụng vũ lực ứong quá trình lập hội... Sau đây là một số Tổ chức phi chính phủ giám sát các nhóm hội tại Ukraine:

-          Liên minh bảo vệ quyền con người Helsinki của Ukraine59;

-          Maidan;60

-          Hiệp hội giám sát hành vi bảo vệ quyền con người ữong thực thi pháp luật của

Ukraine (Hội ƯMDPL).61

Tiếp cận truyền thông

Điều 26 Luật Ukraine về “Truyền thông công chúng dưới dạng bản in tại Ukraine” có hiệu lực ngày 16/11/1992 62 quy định các quyền và nghĩa vụ của nhà báo. Theo Điều 26(7) nhà báo có quyền “khi trình bày các tài liệu biên tập hoặc các văn bản xác nhận tư cách tác giả đối với phương tiện truyền thông in ấn, để công khai tại các địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, bạo động, tuần hành và diễu hành tại các lãnh thổ quốc gia ữong tình trạng khẩn cấp” (tác giả dịch).

III.   Hungary

1. Cơ sở pháp lý

Thay đổi nội dung hiến pháp:Nội dung hiến pháp có vấn đề, liên tục bất ổn với các quan điểm luật học về hiến pháp trước đây. Sau cuộc bầu cử năm 2010, chính phủ mới với sự hậu thuẫn của 2/3 thành viên Nghị viện,đa số ùng hộ thay đổi hiến pháp,đã thông qua hiến pháp mới với hàng trăm quy định đối với rất nhiều vấn đề được viết lại ữên cơ sở yêu cầu cùa xã hội Hungary. Hiến pháp mới năm 2012, được goi là Luật cơ bản (FL) đã bảo vệ quyền tự do hội họp tại đoạn (1), điều VII1 khi đề cập ràng “mọi người đều có quyền được hội họp trong ôn hoà”. Đoạn (2) - (5) cũng quy định quyền tự do hiệp hội, bao gồm quyền thành lập,tham gia vào các tổ chức, đảng phái,công đoàn. Một số điểm nổi bật của nội dung hiến pháp và sự phát triển hiến pháp gần đây sẽ được đề cập đầu tiên,và một trong số chúng sẽ đặt ra vấn đề giả định rằng một số quyền cơ bản và quy định của pháp luật ngày nay được bảo đảm tại Hungrary. Có hai sự phát triển chung đáng lưu ý liên quan đến mối quan hệ của Hiến pháp cũ và mới, bao gồm cả sự giải thích các hiến pháp đó. Năm 2012.

Toà án Hiến pháp Hungary (HCC) đãra phán quyết về mối quan hệ giữa HCC và các án lệ theo hiến pháp cũ và FL, rằng HCC sẽ xem xét trước FL một cách hợp lý trừ khi việc áp dụng FL là mâu thuẫn hoặc không liên quan đến các quy định của Hiến pháp cũ 2. Trong trường hợp có các quy định cơ bản tương đương,HCC “sẽ giải thích không theo các nguyên tắc dưới đây dựa trên quan điểm pháp lý trước đây mà sẽ thoát khỏi những nguyên tắc đó”3. Tuy nhiên, kể từ khi bản sửa đổi FL lần thứ 4 được thông qua với sự “bãi bỏ”các phán quyết về hiến pháp trước khi FL có hiệu lực,“không ảnh hưởng” đến hiệu lực của chúng 4 đã đặt ra vấn đề về toàn bộ các học thuyết pháp lí hiến pháp trước đây.HCC đã phản ứng bằng cách xem xét lại các phương pháp trích dẫn trước đây và khiếu nại rằng các dẫn chiếu cho các vụ việc trước dây trong trường hợp của các quy định cơ bản tương đương vẫn có thể áp dụng được,tuy nhiên cần phải được chi tiết hơn. Biện luận trước đó, các nguyên tác pháp lý và sự hợp lý trong việc thành lập hiến pháp có thể-tuy nhiên không nhất thiết phải được dựa trên- nếu (1) 02 nội dung hiến pháp chồng chéo một cách đáng kề và sự chồng chéo này được gây ra bởi (ii) không phải là sự khác nhau về mặt nội dung của FL (iii)hoặc không bởi các quy định giải thích đặc thù được nêu trong FL, (iii)hoặc không bởi các hoàn cảnh đặt biệt của vụ việc 5. Trong tương lai,sự ảnh hưởng cùa các học thuyết pháp lý trước đây vào học thuyết hiện tài có thể mất dần đi, như là việc các thẩm phán được bổ nhiệm đom thuần bởi phiếu của các đảng phái trong chính phủ lâm thời 6 nay đã trở thành phải là đa số biểu quyết. Việc tiếp thu này đóng vai trò như là điểm khởi đầu cho việc các án lệ trước đây sẽ được hiểu là sẽ vẫn còn “hiệu lực”, “có thể được trích dẫn”, và có ít nhất một cơ quan đồng ý.

Theo như bản sửa đổi lần thứ tư, cũng cần lưu ý ràng FL đang đe doạ đến quy định của luật pháp và các quyền cơ bản được bảo vệ trong rất nhiều các văn bản khác cũng như có thể ảnh hưởng đến quyền tự do hội họp.Tham khảo các nhận xét của Uỷ ban Viên,các phương pháp đề cập đến ừong bản sửa đồi FL lần thứ 4 “tồn tại một mối đe doạ cho nền pháp lý về hiến pháp”, nó “gâynguy hại cho hệ thống hiến pháp của thanh kiểm ứa và công bằng”, và “nó là kết quả của quan điểm Hiến pháp như là một biện pháp có tính chính trị của phần đông chính phủ và là dấu hiệu của việc xoá đi sự khác nhau cơ bản giữa việc lập pháp và chính trị đơn thuần” 7. Một điểm chú ý nữa về FL là nó gây ảnh hưởng đến cơ sở pháp lý của tự do hội họp và điều khoản về sự giới hạn chung trong điều I đoạn (3) 8, điều khoản áp dụng cho tất các các quyền cơ bản:

Quy định đối với các quyền và nghĩa vụ cơ bản sẽ được thể hiện bởicác luật đặc thù.Quyền cơ bản có thể bị giới hạn để cho phép việc thực hiện các quyền cơ bản khác hoặc để bào chữa (bảo vệ ~ OS) cho bất kỳ giá trị hiến pháp nào để đánh giá một các rõ ràng là cần thiết, tương ứng với mục đích mong muốn đạt được và theo các nội dung cần thiết cùa quyền cơ bản.

Cuối cùng, FL cũng chứa đựng các nội dung về quy tắc giải thích: Lòi nói đầu, được đặt tên là “Sự bày tỏ của quốc qua”và được gọi là “thành tựu của lịch sử hiến pháp”là hướng dẫn bắt buộc khi giải thích FL như quy định tại đoạn (3) điều R 9. Nó có thể hơn một lời trình bày vấn đề, như là lời khẳng định sự lựa chọn có tính bảo thủ của phần lớn quốc gia, Ki tô giáo, nơi mà việc giải thích có thể gây nguy hại đến quyền của cá nhân và quyền cùa cả dân tộc.Thành tựu của hiến pháp lịch sử có thể suy ra sự hiểu biết hạn chế về các quyền như là khái niệm không rõ ràng và bao gồm cả cả các nhà hiến pháp truyền thống chống đối.

Riêng về việc bảo đảm quyền hội họp, cần lưu ý rằng quyền tự do hội họp có trước quyền tự do thể hiện ý kiến,được đảm bảo tại điều IX. Việc sắp xếp này có vẻ không như thông thường, nếu ko đặt trong mối quan hệ so sánh quốc tế. Hơn nữa, nó dẫn đến sự phản đối tính khoa học của việc giải thích hiến pháp Hungary- tương tự như của Đức,và trong mối liên hệ với quan điểm của ECtHR tại điều 11 rằng nó với điều 10- dẫn đến việc có thể xem tự do thể hiện quan điểm là quyền phát sinh ra quyền sự do giao tiếp,các quyền tự do hội họp.10.

Điều khoản về Quyền hội họp

Xét ở cấp văn bản luật,quyền tự do hội họp tại Hungary được bảo đảm tại điều III/1989 (ARA). Đây là luật đóng vai trò cơ bản và biểu trưng cho việc chuyển sang chế độ dân chủ vào năm 1989, nhưng nó cũng đồng thời mang trên mình dấu hiệu của việc vội vàng trong việc chấp nhận và đâu đó được xem là quá tự do, một phần quá hạn chế bởi rất nhiều người trong giới học thuật, phạm vi dân sự và tạo ra sự bất thường trong việc áp dụng, một ví dụ sống động nhất là các cuộc bạo loạn và biểu tình trong suốt năm 2006. Điều này dẫn đến việc các thanh tra viên tổ chức các dự án thẩm tra lớn về quyền hội họp trong thực tiễn.11 Bất chấp những lời chỉ trích về luật năm 1989, không có luật mới nào về quyền hội họp được thông qua trong vòng 03 năm cuối sau khi Chủ tịch Vickor được bổ nhiệm (việc bổ nhiệm này đã dẫn đến việc thay đổi không lường trước của tất cả các lĩnh vực quan trong của pháp luật)

Hiến pháp trước đó yêu cầu ARA phải được thông qua bởi 2/3 thành viên Nghị viện nhưng quy định này đã được FL bãi bỏ. Nhìn chung, số lượng những yêu cầu về vấn đề về tham quyền cố vị (được đổi tên thành “luật hồng y”) đã tăng trong Hiến pháp mới (Uỷ ban Viên thấy rằng chúng có thể gây ảnh hưởng đến chế độ dân chù I2), tự do hội họp nằm trong số ít những vấn đề mà trước đây yêu cầu phải được đa số thông qua đã bị bãi bỏ.

1.  Phạm vi đảm bảo

Phạm vi của quyền tự do hội họp chỉ thay đổi trong văn bản bào đảm cùa Luật cơ bản mà Điều VIII không bao gồm việc tham chiếu thực hiện bảo đảm tự do thực hiện quyền như đã được sử dụng từ năm 1989 đến năm 2012. Tuy nhiên, các điều khoản về quyền chung trong Điều 1(1) quy định việc bảo vệ các quyền cơ bản là nghĩa vụ hàng đầu cùa nhà nước, tức là nếu như các nghĩa vụ cụ thể là quyền tự do hội họp thì sẽ được điều chỉnh theo các nhiệm vụ chung để bảo về các quyền cơ bản. Vì vậy, tự do hội họp được giải thích một cách hợp lý theo cùng một cách thức như trước đây. Theo đó, HCC đã nếu trong báo cáo năm 2012 rằng luật học trước đây về tự do hội họp được coi là nguyên tắc trong việc giải thích các điều khoản hội họp của FL.13 Tuy nhiên, từ sau khi lần sửa đổi thứ tư “hủy bỏ” phán quyết mang tính hiến pháp trước đó có hiệu lực của FL (xem ở ừên), do vậy vẫn còn tồn tại một số bất ổn.

Trạng thái hòa bình

Pháp luật Hungary chỉ bảo vệ việc hội họp một cách hòa bình. Hiến pháp không cụ thể cấm việc mang vũ khí hoặc những thiết bị tương tự tại một cuộc hội họp, nhưng ARA cấm những người tham gia mang vũ khí (súng ngắn hoặc chất nổ) hoặc các thiết bị khác có khả năng lấy đi tính mạng của con người hoặc hành hung người khác nếu đeo với mục đích đe dọa hay bạo lực. 14 Trong những trường hợp đó, cảnh sát được quyền giải tán cuộc hội họp, chỉ khi cuộc hội họp đó được nhận thấy là có dấu hiệu tội phạm hoặc kích thích tới nó, hoặc vi phạm quyền và tự do của những người khác.15

Thu hẹp (hoặc mở rộng) khái niệm về hội họp

Các nhà luật học, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Đức, đã giải thích tự do hội họp là “một phần của từ ngôn luận theo nghĩa rộng, đảm bảo hòa bình, thể hiện quan điểm chung liên quan đến những vấn đề của công đồng Sự bảo vệ của Hiến pháp dành cho các sự kiện nhàm mục đích tham gia vào các cuộc tranh luận công khai về các vấn đề chính trị, từ đó giúp thu thập và cung cấp các thông về những vấn đề lợi ích của cộng đồng và những biểu hiện, quan điểm chung của họ 16. Do đó, một sự kiện được coi là một cuộc hội họp khi nó ảnh hưởng đến vấn để công cộng, mà phụ thuộc vào quan điểm được thể hiện “nội dung, hình thức và bối cảnh.” HCC khẳng định khái niệm theo nghĩa hẹp (hoặc có thể mở rộng) cùa hội họp ở chỗ việc bảo vệ về mặt hiến pháp đối với các sự kiện không liên quan đến việc thảo luận công khai, chẳng hạn như những sự kiện thể thao.17

Lựa chọn địa điểm, thời gian và hoàn cảnh

Nó thuộc về tự do hội họp của cá nhân để tổ và tham gia ừong các cuộc hội họp, bao gồm sự lựa chọn về mục tiêu, địa điểm, thời gian và hoàn cảnh của cuộc hội họp đó. Viện dẫn án lệ Tòa án Nhân quyền Châu âu, 18 HCC đã nhận mạnh địa điểm của cuộc họi hộp được quy định bởi phạm vi của quyền, cũng như mục đích của hội họp có thể liên quan chặt chẽ tới địa điểm. Ví dụ, cuộc hội họp nhằm mục đích kỷ niểm những sự kiện đã xảy ra ngay tại địa điểm đó, hoặc địa điểm có ý nghĩa tượng trưng.

Cụ thể, ARA bảo vệ các cuộc hội họp tại bất kỳ (i) “khu vực công cộng”(“kốzterulet”), trong đó bao gồm các con đường, phố, quảng trường và bất kỳ khu vực mở cửa nào cho tất cả mọi mà không có giới hạn 19 và cả (ii) những khu vực là tài sản cá nhân nếu được tiếp cận một cách tự do cho công chúng. Quan điểm này được hỗ trợ - theo HCC - tại Điều 21 ICCPR và Điều 11 ECHR, bao gồm cả việc giải thích, và bởi Venice Commission.20

HCC đưa ra khung thời gian cho một cuộc hội họp được tồ chức là có giới hạn, tuy nhiên, điều này không được bao gồm trong luật. Trên thực tế, các cuộc biểu tình có thể đánh lừa các quyết định của HCC bằng cách “luân phiên”. 21

Các loại hội họp được bảo vệ

Tuân thủ hiến pháp và ARA bảo vệ việc hội họp dưới mọi hình thức, những gì là “tập họrp, diễu hành và phản đối một cách hòa bình”, tức là cả việc hội họp bằng cách di chuyển và đứng im đều được bảo vệ, và được quy định cùng một cách thức. Mặc dù bảo vệ một cách hợp hiến bằng một ừong hai hình thức hoặc là tự do hội họp, tôn giáo hoặc ít nhất là bằng những quyền tự do hoạt động nói chúng, thì một số cuộc hội họp vẫn nằm ngoài phạm vi bảo vệ của ARA. Đó là (i) hội họp theo quy định của pháp luật về thủ tục bầu cừ; (ii) tôn giáo nghi lễ, sự kiện và các cuộc rước kiệu được tổ chức ở một nhà thờ hoặc nơi thờ cúng khác; (iii) các sự kiện văn hóa và thể thao; và (iv) các sự kiện gia đình (Điều 3.ARA)ế Các cuộc hội họp thuộc (i) và (ii) được quy định một phần bởi các luật khác, trường hợp (iii) tổ chức hơn hình thức của cuộc hội họp năm trong phạm vi của ARA, và sự kiện gia đình không được quy định ở nhưng luật nêu trên.

1.  Giới hạn

Căn cứ hợp pháp của giới hạn

Ở cấp độ hiến pháp, điều khoản giới hạn chung của FL 22 cho phếp hạn chế các quyền cơ bản trong lợi ích của những quyền cơ bản khác hoặc giá trị hợp hiến. Một giá trị hiến pháp tương ứng với các mục đích hợp pháp thông thường như trật tự cộng đồng, sự khỏe cộng động, ngăn ngừa tội phạm... Các thử nghiệm cần thiết về tình trạng cân xứng trong luật Hiến pháp Hungary một cách truyền thốngtăng sức mạnh hơn để cạnh tranh của những quyền cơ bản so với những giá trị trừu tượng như trật tự công cộng. Trong trường hợp sau này, đã yêu cầu một sự chứng minh thuyết phục hom. 23 Trong trường hợp quyền giao tiếp, bao gồm cả quyền được hội họp, những quy định của nội dung trung lập đã cho phép chỉ “những giới hạn bên ngoài” trong việc thực hiện quyền,24 và do và giới hạn không được phép rộng lớn dựa vào những khái niệm mơ hồ và trừu tượng như trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, nhưng điều này có thể hoàn toàn thay đổi sau lần sửa đổi thứ tư. 25

Ở cấp độ luật định, ARA quy định cụ thể hơn về các giới hạn có thể được áp dụng, Trong số “Các điều khoản chung”, Điều 2, đoạn 2 của ARA quy định việc thực hiện quyền tự do hội họp có thể không bị coi là một hành động tội phạm, hoặc không kích động người khác thực hiện hành vi phạm tội, và nó không dẫn tới vi phạm những quyền và tự do của người khác. Do vậy, nguy hiểm của hành vi phạm tội hoặc đe đọa gây tổn hại đến và quyền và tự do cùa người khác là căn cứ hợp pháp của sự can thiệp của cành sát, ít nhất nếu cuộc hội họp đang diễn ra. Tuy nhiên những căn cứ sau này (quyền của chủ thể khác) bị coi là tạo điều kiện quá nhiều cho sự quyết định của cảnh sát và kết quả là đưa ra cách thức áp đặt gây ra sự ngờ vực.26

Điều 12 quy định ban tổ chức có nghĩa vụ phải giải tán cuộc hội họp nếu hành vi của những người tham gia gây nguy hiểm cho tính hợp pháp của sự kiện, và ữật tự không thể được tái thiết lập. Mặc dù các văn bản không bao gồm tình trạng khẩn cấp cùa các nguy cơ, điều kiện thứ 2 là đảm bảo ràng các nghĩa vụ bắt buộc đối với ban tổ chức là cân xứng. Nếu ban tổ chức không giải tán được cuộc hội họp trong những hoàn cảnh này, cành sát có quyền can thiệp.

Địa điểm cụ thể và giói hạn thời gian

Có thêm nhiều những giới hạn cụ thể được quy định trong ARA mà có thể được hiểu một cách rộng như giới hạn địa điểm có nội dung trung lập. Theo Điều 8, nếu như cuộc hội họp đã được lên kế hoạch (i) đe dọa nghiêm trọng đến sự xáo trộn chức năng hoạt động của các cơ quan đại diện (Quốc hội và cơ quan chính quyền địa phương) hoặc tòa án;

Pháp luật Hungary không cho biết địa điểm chung hoặc giới hạn thời gian xung quanh Đài Holocaust Memorials hoặc những ngày kỷ niệm,38 Tuy nhiên, theo yêu cầu của Thủ tưởng, và bất chấp các thòri gian và căn cứ lệnh cấm trước đó, một cuộc biểu tình chống Semitic đã diễn ra song song tới tháng Ba cùa sự sống 39 và một cuộc khác ngày canh World Jewish Congress đã bị ngăn cấm 40

Cách thức giới hạn

Gần đây, việc lập pháp với mục đích chống lại các hoạt động cấm của Đội Cảnh vệ Hungary 41 và tổ chức kế nhiệm nó. Đạo luật về Vi phạm hành chính trừng phạt sự tham gia của cả những hoạt động cùa tổ chức bị cấm, và tại những sự kiện công cộng trong đồng phục thuộc tổ chức bị cấm, hoặc trong đó đồng phục của các tổ chức bị cấm có thể được nhận biết. 42

Những lễ tồ chức thành lập những phiên bản khác nhau của đội cảnh vệ Hungary (Đội Cành vệ mới Hungary, Đội cảnh vệ quốc gia Hungary) vẫn thường xuyên diễn ra.43. Mặc dù cảnh sát đôi khi đã cố gắng để cấm, nhưng tòa án đã hủy bỏ.44 Những câu hỏi giải thích đặt ra xung quanh việc xem xét hình dạng của tòa án là gì, và cách xác định một hình dạng này với hình dạng các như thế nào, cái gì ỉà “sự cấu thành” 45 hay “lấy một lời tuyên thệ”46.

Việc che giấu khuôn mặt trong các cuộc hội họp và sự kiện thể thao bị cấm, nếu có khả năng chống lại việc xác định danh tính cùa cá nhân chỉ được thực hiện bởi chủ thể có quyền .

Tòa án tối cao đưa ra một quan điểm chứng nhận về khả năng đánh đổ những mầm mống (và các đội tượng bị lật đổ không có khả năng gây hại) như tính hung hãn và việc làm tổn hại. 48

Giới hạn hình ảnh và âm thanh

Khu vực diễn ra sự kiện công cộng được miễn một cách rõ ràng giới hạn về mức độ âm thanh.49 Năm 2007, khi một sắc lệnh cùa thủ đổ yêu cầu cho phép (giấy phép sử dụng khu vực công cộng) xây dựng, lắp ráp hoặc đưa vào vị trí phương tiện giao thông ữong các sự kiện chính trị, HCC đã tìm thấy sự vi phạm quyền tự do hội họp, như những công cụ cần thiết cho việc thực hiện quyền đó. 50 Các thanh tra viên đã chỉ trích cảnh sát về việc yêu cầu những người tổ chức thông báo như những mục tiêu riêng biệt vụ việc chiếu tia lazer vào biểu ngữ ngay trước tòa Quốc hội.51 Cảnh sát thực hiện việc phân loại,52 đôi khi không hoạt động dù được ủy quyền để can thiệp, vào những lần giới hạn khác lại vào những phát biểu chính trị không có tính tương xứng53

1.  Các vấn đề về thủ tục

a)  Thông báo

Cảnh sát phải được thông báo trước 3 ngày về việc tổ chức sự kiện hội họp tại “khu vực công cộng” Không có thông báo nào là cần thiết cho việc tổ chức hội họp ở một địa điểm khác 54 Thông báo bao gồm nội dung dự kiến về thời gian bất đầu và kết thức, địa điểm và tuyến đường theo kế hoạch của sự kiện, mực đích và nội dungcủa nó, số lượng dự kiến người tham dự, số lượng người quản lý đảm bảo cho quá trình diễn ra sự kiện không bị xáo trộn, tên và địa chỉ của ban tổ chức hoặc người đại diện của họ (Điều 7 ARA). Khi cảnh sát không thể kiếm soát được nội dung cùa quan điểm, học thuyết thì không có sắc lệnh nào được dự liệu cho việc tiếp tục hội họp hoặc nếu nó thay đồi một chương trình khác hoặc tuyến phố khác so với thông báo.55

Thông báo cụ thể được nộp trực tiếp hoặc bằng văn bản - thực hành phân tách về việc thông báo cho cảnh sát về một cuộc hội họp 56. Đó là lý do vì sao cảnh sát phải nhận thức được các cuộc biểu tình được báo trước cho cả một trăm năm tới.57

a)   Hội họp tự phát

Khi đọc về ARA, cảnh sát buộc phải giải tán bất kỳ cuộc hội họp không thông báo nào. Sau khi Hungary tìm thấy sự vi phạm ECHR ở Bukta V. Hungary,58 HCC đảo ngược quan điểm khoa học pháp lý trước đây, 59 và cho biết 60 rằng ílashmobs (biểu diễn đông người trong thời gian ngắn) tự phát và tụ tập khẩn cấp được bảo vệ bởi quyền tự do hội họp như khi đóng góp vào cuộc thảo luận về vấn đề công cộng 61

b)  Hội họp bằng công nghệ mới (mạng xã hội...)

Việc hội họp gần đây được tổ chức thông qua mạng internet, đặc biệt là Facebook, Milla, một phần của phong trào đối lập mà sau này trở thành một đảng chính trị, bắt đầu trên Facebook, với mục tiêu thu thập được 1 triệu người theo dõi quyền tự do báo chí Hungary. 62 Nó đã tổ chức và phối hợp tổ chức những cuộc biểu tình chống chính phủ trong 4 năm qua. Phong trào chống đối và xã hội dân sự khác cũng đã hiện diện, và huy động một cách mạnh mẽ trên Facebook.63 Phong trào sinh viên mà đã tổ chức biểu tình vào mùa đông 2012-2013, cũng thường chiếm những đại lộ và cây cầu quan ừọng ở Budapest, cũng đã được tổ chức trên Facebook. Jobbik,64 đảng cánh tả (đảng thành lập nên Đội Cảnh vệ Hungary) cũng đã rất thành công trong việc huy động thông qua Facebook, “phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến theo dõi trên Facebook của Jobbik đang ngày một lớn hơn danh sách thành viên chính thức: 65

c)  Quyết định

Sau những thông báo đã được đưa ra,cảnh sát phải cấp một biện nhận. Trong vòng 48 giờ, cảnh sát hoặc là (i) nhận thức rõ, (ii) cấm các sự kiện theo thời gian hoặc địa điểm đã thông báo trong trường hợp nó sẽ đe dọa gây nguy hiểm nghiêm trọng cho chức năng hoạt động của cơ quan đại diện hoặc tòa án hoặc giao thông không thể được thay đổi được lịch trình, (iii) hoặc từ chối thông báo vì thiếu thẩm quyền nếu các sự kiện không thuộc ARA. Nếu không có các thủ tục trên được thực hiện, việc hội họp được hiểu là được chấp nhận. Lệnh cấm được ban hành trong quyết định chính thức và quyết định kết luận sẽ được thông báo cho ban tổ chức bằng văn bản trong vòng 24 giờ.

Trước khi ban hành các quyết định chính thức, cảnh sát có thể đàm phán với các ban tổ chức, 66 những mà người tuy nhiên không bắt buộc phải tham gia vào các cuộc đối thoại.67

c)   Xem xét và kháng cáo

 

Quyết định cấm hội họp không thể bị kháng cáo, 68 nhưng có thể trực tiếp mang ra tòa để xem xét trong vòng 3 ngày trong kể từ này ban bố lênh cấm. Tòa án sẽ quyết định trong vòng 3 ngày, tổ chức một cuộc điều trần nếu như cần thiết. Nếu lệnh cấm bị hủy bỏ sau đó thì ngày của kế hoạch tổ chức hội họp, ban tổ chức sẽ thông báo cho cảnh sát 24 giờ trước ngày mới đó. 69 Không có sự kháng cáo nào có hiệu lực, nhưng một đơn khiếu nại về mặt hiến pháp có thể có hiệu lực nếu như người nộp đơn nghĩ ràng tòa án không giám sát quyền cơ bản của mình.70

HCC phán quyết rằng tư pháp kéo dài việc xem xét trong mọi trường hợp để tạo công trạng. Không chỉ trong trường hợp của lệnh cấm, mà cả trong trường hợp cảnh sát từ chối quyết định về thông báo vì thiếu năng lực, các tòa án phải xem xét thành tích, biện minh và lý luận của cảnh sát một cách đầy đủ.71 Xem xét giới hạn vi phạm các quyền theo đúng thủ tục bao gồm các quyền được bảo vệ tư pháp có hiệu quả,72 và tự do hội họp.

1.  Các hình thức cụ thể của hội họp

Cuộc phản đối-biểu tình không được quy định. Cảnh sát phải giúp đỡ và đảm bảo cả hai sự kiện, tôn trọng nội dung trung lập và không phân biệt căn cứ theo hiến pháp. Ban tổ chức của cả hai sự kiện có thể cần phải đàm phán và đưa ra một số không gian hoặc đồng ý về một lịch trình khác nhau. Nếu điều đó là không thể, tuy nhiên, không có khả năng để caamss sự kiện đã thông báo lần thứ hai.73 Đưa trở ngại đến việc thực hiện tự do hội họp bằng vũ lực hoặc đe dọa sẽ chịu phạt lên đến ba năm tù 74- một quy tắc mà có thể áp dụng cho vi phạm hoặc đe dọa tới người tham gia biểu tình.

Trong thực tế, cảnh sát gần đây cô lập các tuyến đường của Pride March ữong giới hạn nghiêm ngặt để bảo vệ những người tuần hành từ tiềm năng biểu tình bạo lực75 Một sự kiện từ năm 2012 thông báo rộng rãi trong phương tiện truyền thông là kỷ niệm Guard, noi biểu tình không được phép ừên quảng trường.76

2.  Thực hiện pháp luật về quyền tự do hội họp

Lập kế hoạch sự kiện.

Mặc dù lựa chọn mục đích, địa điểm, thời gian, và hoàn cảnh của hội họp lập pháp nằm ừong tự do của hội họp các tổ chức,77 Lộ trình, địa điểm, thòi gian và thường được thảo luận với cảnh sát. Tiến trình đàm phán này không được quy định bởi các ARA, chỉ đề cập trong Pháp lệnh quy định hoạt động của cảnh sát trong việc đảm bảo và bảo vệ các sự kiện 78 Từ chối đàm phán với cảnh sát về nguyên tắc sẽ không dẫn đến thêm gánh nặng cho việc thực hiện quyền, để tham gia vào các cuộc đàm phán là tự nguyện. 79 Đôi khi phát sinh về thay đổi lộ trình, địa điểm, hoặc thời gian từ việc đàm phán đó, điều này chỉ có thể xảy ra nếu các kế hoạch về lộ trình, địa điểm hoặc thời gian Hộỉ họp có thể bị cấm thể bị cấm trước.

Chi Phí

Theo hiến pháp, nhà nước không thể ràng buộc thực hiện các quyền cơ bản để thanh toán. Tuy nhiên, theo khung pháp lý hiện hành, trong một giải thích, thông báo sẽ cần phải được đi kèm bằng cách trả một khoản phí như trong thủ tục hành chính thông thường. Trong thực tế - phù hợp với hiến pháp - cảnh sát không bao giờ yêu cầu thanh toán. 80 Trong một mạch tương tự, tổ chức lập pháp có thể yêu cầu các nhà cung cấp chăm sóc y tế công để hỗ trợ tại chỗ miễn phí (phòng đóng xe cứu thương và nhân sự).81

Trách nhiệm pháp lý của ban tổ chức

Các nhà tổ chức phải liên đới chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra bởi một cá nhân trong hội họp cho bất kỳ bên thứ ba nào. Các tồ chức được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được rằng trong quá trình tổ chức hội họp họ "đã làm như nó có thể được dự đoán ữong tình huống cụ thể đặc biệt" 82, điều này tương ứng với các tiêu chuẩn tội phạm trong pháp luật Hungary.

Sử dụng vũ lực của cảnh sát

Một cuộc hội họp có thể bị giải tán(i) nếu các tổ chức không thể giải tán cuộc hội họpđó điều mà đã trở thành bất hợp pháp và cũng không thể tái lập; (ii) nếu hành động phạm pháp được phát hiện; (iii) nếu nó vi phạm các quyền và tự do của tổ chức khác, hoặc nếu người tham gia được ứang bị vũ khí hay vũ khí cầm tay. Theo hiến pháp, giải tán là phương sách cuối cùng, và các biện pháp đặc biệt phải được thực hiện một các nghiêm túc cần thiết và tương xứng với mục tiêu theo đuổi, tức là giải thể chỉ là một lựa chọn nếu như không còn một biện pháp nào khác ít mang tính hạn chế hơn. Tuy nhiên ARA chỉ quy định giải tán như một công cụ khi cảnh sát có thể sử dụng trong các trường hợp trái pháp luật assemblies.83

Trong thực tế, cảnh sát đôi khi được biết đến là không đảm bảo được duy trì trật tự trong khi bảo vệ quy định của pháp luật. Cảnh sát Hungary đã từng mang tiếng xấu khi không chuẩn bị trước và bị động trong các cuộc bạo loạn và nồi dậy của các cuộc biểu tình ừong mùa thu năm 2006, và sử dụng vũ lực quá mức đối với những người biểu tình ôn hòa hay thậm chí là người không tham gia ứong nhiều trường hợp.

Các tổ chức nhân quyền trong nước (ủy ban Helsinki Hungary, Hội liên hiệp tự do nhân dân Hungary, vv) và ủy ban chống tra tấn bày tỏ lo ngại về sự tàn bạo của cảnh sát mà thường vẫn không bị trừng phạt, thậm chí khôngbị điều tra.84

Gần đây hom, ngược lại, cành sát đã bị chỉ trích vì không sử dụng vũ lực để giải tán một cuộc biểu tình chống lại Roma. 85 Sau khi nghe bài phát biểu độc đoán về phân biệt chủng tộc về tội phạm có mã di truyền và rằng "chúng ta sẽ chà đạp hiện tượng điều cần bị tiêu trừ từ Lebensraum (thuyết không gian sinh tồn của phát xít Đức) [sau này một người Hungary đã trích và dịch ra từ bản gốc tiếng đức] ", người tham gia biểu tình đã ném đá, mảnh bê tông và chai vào sân của Roma cư dân ở Devecser.86 Cảnh sát đứng thụ động. Kể từ đó, một người đã bị khởi tố về tội ác căm thù (bạo lực đối với thành viên của một cộng đồng), nhưng như các bài phát biểu, cảnh sát dừng cuộc điều tra vì đã không tìm thấy bất kỳ tội ác, thậm chí không kích động hận thù.87

Trong năm 2012, Cảnh sát đã không can thiệp khi cánh phải chống những người biểu tình tấn công cực đoan các nhà báo ở các vùng lân cận trong một cuộc biểu tình chống chính phù88 Cảnh sát không giải tán hội họp không hòa bình (và không được thông báo), và cũng không bát giữ những kẻ tấn công (có bằng chứng rõ ràng).89

1.  Bảo đảm trách nhiệm giải trình của chính phủ

 

Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của các nhân viên thực thi pháp luật

Pháp luật Hungary bao gồm rất nhiều quy tắc mà trên lý thuyết sẽ đảm bảo trách nhiệm và nhiệm vụ của tất cả các quan chức nhà nước, đặc biệt là bao gồm cả việc thực thi pháp luật, chống vi phạm nhân quyền và lạm dụng quyền lực trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Những quy định này bao gồm các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm tấn công, bị giam giữ trái pháp luật, w, trách nhiệm của nhà nước để chi trả bồi thường cho hành vi vi phạm quyền cá nhân và nhân quyền khác, đặc biệt là việc giam giữ trái pháp luật…

Trong thực tế, một số cáo buộc cảnh sát lạm dụng quyền lực vào năm 2006 vẫn còn chưa được làm rõ. Một phần bởi vì cảnh sát không đeo phù hiệu nhận dạng, một phần lớn các vụ cảnh sát lạm dụng quyền lực có thể không bị truy tố. Tổ chức trong nước và quốc tế nhân quyền, bao gồm cả ủy ban chống tra tấn lên án chính phủ về điều này.90 Cảnh sát hiện nay đã bị buộc phải đeo mã số nhận diện rõ ràng trong quá trình kiểm soát đám đông.

Các chính quyền ngày nay đã triệu tập một uỷ ban chuyên gia để đánh giá các sự kiện, bao gồm cả thiếu sót và khuyết điểm trong kiểm soát các cuộc biểu tình.91 Mặc dù ủy ban tìm thấy nhiều vấn đề với các chính sách, một nhóm nhân quyền do Jobbik MP Krisztina Morvai (phó giáo sư của pháp luật) dẫn đầu đã chuẩn bị báo cáo khác thậm chí con lên án chính phủ hơn. 92 Ngày 01 tháng 1 2008, Ban Khiếu nại Cảnh sát Độc lập được thành lập trực tiếp để ngăn ngừa tái xảy ra trong tương lai cùa những lạm dụng cảnh sát tương tự như năm 2006, và các vi phạm nhân quyền của cảnh sát nói chung.93

Giám sát

Năm 2007, Thanh tra đã tổ chức một dự án giám sát trên diện lớn, các đồng nghiệp của văn phòng thanh tra giám sát ngay tại thực địa và nếu cần thiết, phía sau hiện trường, lập chính sách của 50 cuộc biểu bình, diễu hành… trong vòng hơn 1 năm, và tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị với các học giả, quan chức và các diễn viên xã hội dân sự. Kết quả bảoc đã nhiều lần chỉ ra kết quả này. Một phần của việc thanh tra, các dẫn chứng của học thuyết này một lần nữa được kiểm tra, quyền con người của các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là Công đoàn tự do dân sự Hungary trong các chương trình tự do hội họp của họ và Uỷ ban Heksinky Hungary cũng theo sát các hoạt động hội họp diễn ra tại quốc gia này, khiếu nại và thủ tục tố tụng, nếu cần thiết, chuyển sang cho HCC hoặc cho ECtRH. Tự do hội họp đồng thời tìm ra con đường của họ cũng nằm trong các báo cáo tóm tắt do các tổ chức này chuẩn bị cho cơ quan giám sát nhiều hiệp định về quyền con người.

Sự tham gia của truyền thông

Đại diện của truyền thông là nguyên tắc cần được bảo bộ một cách đặc biệt tại Hungary, mặc dù việc tự do truyền thông tại Hungary ngày càng suy giảm trong những năm trở lại đây.94. Nhìn chung, cảnh sát không hạn chế các nhà báo tiếp cận với các sự kiện.

Cuối cùng, có một án lệ chỉ ra rằng, cảnh sát đã không bảo vệ nhà báo khỏi việc bị tấn công bởi phía biểu tình bên cạnh cộc đấu tranh chống lại chính phủ trong khi trông thấy rõ ràng rằng cảnh sát đang đứng gần đấy. Cảnh sát đã tiến hành một cuộc điều tra, nhưng nó bị xem là bất hợp pháp trước toà án. 95.

IV. Ba Lan
Cơ sở pháp lý

Ở Ba Lan, quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 57 của Hiến pháp: “Quyền tự do của một hội vì hòa bình và sự tham gia vào các hội đó sẽ được đảm bảo cho tất cả mọi người. Những giới hạn về quyền tự do đó có thể được áp đặt bởi luật pháp”.

Theo Luật về họp hội2, một hội là tập hợp của ít nhất 15 người tham gia, để bàn bạc về một vấn đề hay để thể hiện vị trí của họ. Quyền tồ chức hội họp chỉ được trao cho những người có đủ năng lực để thực thi pháp luật, cho những người được ủy quyền hợp pháp, các tổ chức khác cũng như các nhóm người. Mọi người, trừ những người mang vũ khí, chất nồ, chất đốt, chất nguy hại hoặc các công cụ nguy hiểm khác đều có thể tham gia hội.

1.   Phạm vi đảm bảo

Các tòa án hành chính của Ba Lan nói chung đều quy định quyền tự do của hội là giá trị hiện pháp cơ bản mà các chính quyền quyết định ngăn cấm một hội3. Tương tự, Tòa án Tối cao Ba Lan có thể xem một quyết định ngăn cấm hội được dựa ữên các quy định đảm bảo quyền tự do của hội và không chỉ dựa trên các quyền và tự do của các cá nhân khác 4.

Tòa án Hiến pháp Ba Lan cho rằng “quyền tự do trong tổ chức hội được hiểu là để đảm bảo quyền tự do trong lựa chọn thời gian và địa điểm của hội, phương thức trình bày quan điểm và quyền tự do ứong thiết lập chương trình nghị sự của một hội. Quyền tự do tham gia vào các hội cũng bao gồm quyền tự do trong phủ nhận sự tham gia vào một hội.”5

Tại Ba Lan, có trường hợp ngăn cấm, vì lý do tư tưởng, tuần hành tự hào người đồng tính (“Tuần hành vì sự bình đẳng”) tại Warsaw hồi tháng 6/2005, diễn ra trước ECtHR (Tòa án nhân quyền Châu Âu) tại Baczkowski 6. Một nhóm người dự định thực hiện một cuộc diễu hành và một vài hội đã thu hút sự quan tâm cùa dư luận tới vấn đề của vài nhóm người bị phân biệt đối xử, đặc biệt là người đồng tính. Ban đầu các hội bị cấm bởi thị trưởng Warsaw theo đó đã yêu cầu nộp một bản “kế hoạch tổ chức giao thông”. Các hội sau đó vẫn tổ chức mặc dù bị cấm và được cảnh sát bảo vệ. Những người tham dự đã nộp đơn khiếu nại cho rằng yêu cầu “kế hoạch tồ chức giao thông” là thiếu cơ sở pháp lý và quyết định của thị trưởng là có động cơ tư tưởng. Thống đốc sau đó đã hủy bỏ quyết định của thị trưởng. ECtHR nhận định: “Các hội vẫn được tổ chức mà không cần sự suy đoán về tính pháp lý, suy đoán đó cấu thành một khía cạnh sống còn về việc thực thi hiệu quả và không bị ngăn cản quyền tự do của hội và quyền tự do phát ngôn. Tòa án giám sát sự bãi bỏ việc ủy quyền theo đó có ảnh hưởng tới những người tham gia vào các hội”, (tại Điều 67).

Năm 2006, Tòa án Hiến pháp Ba Lan cũng bàn luận về sự việc cấm “Tuần hành vì sự bình đẳng” 1. Vụ án được đưa ra bởi ủy viên ủy ban Quyền công dân, người tuyên bố chống lại yêu cầu xin cấp phép cho một hội bị cho rằng cản trở giao thông và yêu cầu sử dụng các con đường8. ủy viên này đã ừanh luận rằng chính quyền địa phương từ chối việc cấp phép cho các họi đồng do không đáp ứng các yêu cầu (như trong trường hợp “Tuần hành vị sự bình đẳng”). Đồng thời, các sự kiện mang tính tôn giáo cũng không cần xin cấp phép đó. Tòa án nhận thấy quy định được đánh giá đưa ra nhiều loại sự kiện khác nhau ở cùng một mức độ, mặc dù chúng không có tình chất hiến pháp như nhau. Quyền tự do của hội là quyền tự do chính trị căn bản, và do đó không tuân theo cùng các quy định như các sự kiện trung tính về chính trị, như tổ chức các cuộc thi đấu vận động viên, các cuộc chạy đua. Các nhà lập pháp quan tâm đến sự khác biệt giữa việc tổ chức này và các sự kiện mang tính tôn giáo (như diễu hành, hành hương, diễu hành tang lễ) 9. Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã không tính đến tính chất hiến pháp của quyền tự do của hội. Không có cơ sở để phân biệt quy định pháp lý cùa việc hưởng tự do hiến pháp trong tổ chức các hội hòa bình (Điều 57 của Hiến pháp). Những giới hạn về quyền tự do của hội được áp đặt bởi Luật giao thông đường bộ là vi phạm yêu cầu về tính hài hòa và không tương thích với Hiến pháp trong phạm vi áp dụng đối với các hội.

Tòa án Hiến pháp quy định “bản án đạo đức của các quan chức không đồng nghĩa với “đạo đức công” với tư cách là một rào cản đối với quyền tự do thành lập hội” 10. Tương tự, Tòa án hành chính Tối cao xét xử vụ án “Tuần hành vì sự bình đẳng” nhận định: “Trong bối cảnh quyền tự do tồ chức các hội họp hòa bình, các tòa án hành chính hay quản lý công không có vai trò phân tích các khẩu hiệu, ý tưởng hay các khái niệm được nhắc đến tại một hội, mà có tuân thủ theo pháp luật, thông qua lăng kính tuyên án đạo đức của các công chức hoặc thẩm phán xét xử vụ án đó, hay thông qua lăng kính luận tội của phần đông trong xã hội. Phân tích đó sẽ vi phạm quyền tự do theo hiến pháp cùa hội và Luật về Hội họp.” 11

Do tính chất bạo lực của các hội, hiện nay có xu thế ngăn cản quyền tự do lập hội. Những hạn định này bao gồm như việc ngăn cấm các hội sợ bạo lực, những khuyến nghị giới hạn sự tham gia vào các hội X7ế, và những khuyến nghị thu các khoản tiền gửi tò các nhà tổ chức để đảm bảo tính hòa bình cùa các hội13.

Tòa án Hiến pháp năm 2004 đã bãi bỏ sự ngăn cản tham gia vào các hội đồng 14. Vụ việc này được khởi xướng bởi Tổng thống Cộng hòa Ba Lan, ngưòi đã yêu cầu đánh giá, xem xét lại hành vi ngăn cấm việc tổ chức các hội mà có nhiều người tham gia, theo đó sự có mặt của họ có thể dẫn đến việc không thể nhận dạng được họ 15. Tổng thống đã cáo buộc những quy định này không tuân theo quyền tự do về lập hội như được đàm bảo trong Điều 57 Hiến pháp, được đọc cùng với nguyên tắc đối xứng (Điều 31 khoản 3) và nguyên tắc về quy định cùa Luật (Điều 2). Tòa án nhận thấy quyền của ngưòi tuần hành vẫn là yếu tố cần thiết của nội dung quyền tự do lập hội theo hiến pháp. Tòa án nhận định rằng sự ngăn cản này cũng liên quan đến những người không can thiệp vào tính hòa bình của hội, song không muốn bị nhận dạng vì nhiều lý do khác. Ngoài ra, Luật công an cũng quy định khả năng để cảnh sát xác định danh tính của những người tham gia vào các hội nếu có mối đe dọa đến tính hòa bình.

Kinh nghiệm về diễu hành có quy mô

Tại Ba Lan, những người tham gia các cuộc diễu hành có quy mô không thực thi các quyền giống nhau vói tư cách là những người tham gia hội, vì họ không chia sẻ dự định tham gia vào một cuộc ừanh luận công khai (như cuộc diễu hành tại Krakow ngày 30/11/2011 khi dòng người chật cứng sau âm thanh tín hiệu kèn trumpet của tòa tháp Thánh Mary 16).

1.  Những giới hạn

Chính quyền thành phố ngăn cấm việc lập hội quần chúng nếu mục đích của hội không tuân tương thích với Luật về Hội họp hoặc vi phạm các quy định về luật hình sự; hoặc nếu việc tổ chức hội có thể đặt ra mối đe dọa đáng kể đến tính mạng hoặc sức khỏe của con người hoặc tài sản có giá trị tương đối lớn. Điều 233 của Hiến pháp cho phép giới hạn quyền tự do lập hội tại các thời điểm chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp hoặc trong tình trạng thảm họa. Những hạn chế này là một phần của các biện pháp bất thường được đưa ra bởi quy định, được ban hành trên cơ sở luật pháp, theo đó quy định các nguyên tắc về hành vi cùa tổ chức cũng như mức độ mà các quyền tự do và quyền của con người và công dân có thể bị giới hạn trong thời gian yêu cầu các biện pháp bất thường, và theo đó sẽ yêu cầu được công khai bồ sung (Điều 228 Hiến pháp). Tuyên truyền các quan điểm của Đảng quốc xã, Phát xít hay xã hội chủ ngĩa đều bị ngăn cấm theo Hiến pháp (Điều 13 Hiến pháp)17.

Không có giới hạn (ngoài các giới hạn về thể thức) liên quan đến hình thức tụ họp hoặc nơi mà quyền tự do lập hội được thực thi Quyền tự do lập hội có thể chỉ tuân theo những hạn định nếu những giới hạn đó được quy định bởi luật và cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc ữật tự công cộng hoặc sức khỏe cộng đồng hoặc đạo đức con người hoặc các quyền và sự tự do của người khác. Ngoài ra, theo Luật về bảo vệ các khu vực ừại hủy diệt của Đức quốc xã 18, các nhóm hội gần Tượng đại hủy diệt đều cần phải có sự chấp thuận trước - thông qua quyết định hành chính - của Thống đốc chịu trách nhiệm. Thống đốc phủ quyết sự chấp thuận nếu nhóm hội đó vi phạm luật về bảo vệ các khu vực trại hủy diệt của Đức quốc xã, Luật về lập hội hoặc các quy định của luật hình sự; hay việc tổ chức nhóm hội có thể đặt ra mối đe dọa đối với tính mạng hoặc sức khỏe của nhiều cá nhân hoặc đối với tài sản có giá trị tương đối lớn, hoặc nếu mục đích hoặc việc tổ chức hội có thể ảnh hưởng tới tính ữang nghiêm của Tượng đài hủy diệt. Nếu nhóm hội được tổ chức gần đại sứ quán, cơ quan lãnh sự, hoặc các tồ chức quốc tế, chính quyền thành phố có nghĩa vụ phải thông báo cho tư lệnh cảnh sát và Bộ Ngoại giao. Nếu nhóm hội được tổ chức gần các công trình nằm dưới sự bảo vệ của Cục bào vệ chính phủ, chính quyền thành phố cần thông báo cho Cục trưởng Cục bảo vệ Chính phủ về địa điểm, thời gian và số lượng người tham gia ước tính.

2.  Những vấn đề về quy trình

Thông báo

Người tổ chức nhóm hội có nghĩa vụ phải thông báo cho hội đồng thành phố có thẩm quyền (Rada Gminy) về kế hoạch tụ họp ữong khoảng thời gian từ 3 đến 30 ngày trước ngày lập hội dự kiến. Thông báo này sẽ bao gồm tên tuổi, ngày sinh, địa chỉ người tổ chức; tên tuồi, ngày sinh, địa chỉ và ảnh thủ lĩnh l9; và tên tuổi, ngày sinh của người hoặc tổ chức ủy quyền, nếu người đó tổ chức hội thay mặt tổ chức; mục đích và vấn đề nghị sự và ngôn ngữ mà người tham gia nhóm hội sẽ truyền đạt; địa điểm và ngày, thời gian chính xác bắt đầu hội, thòi gian dự kiến cùa hội, số lượng người tham gia dự kiến, lộ trình diễu hành dự kiến, mô tả các biện pháp, theo đó đảm bảo sự hoạt động hòa bình của nhóm hội, và các biện pháp, mà người tổ chức yêu cầu từ chính quyền thành phố.

Theo Luật Giáo dục bậc cao 20, các nhóm hội được tổ chức tại các công trình trường học cần phải xin sự chấp thuận trước từ hiệu trưởng nhà trường. Những người tổ chức cần phải thông báo cho hiệu trưởng nhà trường chậm nhất là 24 tiếng trước thời gian bắt đầu lập hội dự kiến.

Ra quyết định

Hội đồng thành phố có thể quyết định việc này tại một số khu vực cụ thể, về việc tổ chức nhóm hội không cần thông báo.

Xem xét và khiếu nại

Quyết định ngăn cấm việc lập hội được ban hành bởi chính quyền thành phố có thể bị khiếu nại lên Thống đốc (wojewoda) và khiếu nại về các quyết định về lập hội được đệ trình trực tiếp lên tòa án hành chính.

1.  Phương thức lập hội cụ thể

Lập hội tự phát

Luật Giáo dục bậc cao là luật duy nhất của Ba Lan đề cập đến việc lập hội “khẩn cấp”: trong các trường hợp khẩn, hiệu trưởng có thể chấp thuận một thông báo ngắn gọn. Tại Ba Lan, việc tả chức một nhóm hội mà không có thông báo trước sẽ bị xử phạt (Điều 52 đoạn 1(2) Bộ luật về Lỗi vi cành 21). Việc xử phạt này sẽ được đưa ra trước Tòa án hiến pháp 22. Tòa sẽ nhận định việc xử phạt theo quyền tự do lập hội theo hiến pháp. Đồng thời, tòa sẽ xem xét việc “hội nhóm chưa được đăng ký (không có thông báo) thì sẽ không được xem là họp pháp” 23, và do đó các nhóm hội tự phát sẽ được bảo vệ về mặt hiến pháp cũng giống như những nhóm hội được lập kế hoạch và được tổ chức sau khi có thông báo. Trách nhiệm của tòa án là xác định xem trong các trường họrp cụ thể có khả năng thông báo hay không. Tương tự, ECtHR nhận định tại Skiba V. Poland rằng 24 “(...) nghĩa vụ (thông báo) của người tham gia theo luật quốc gia không được xem là yêu cầu bất hợp lý có thể giới hạn quyền tự do lập hội hòa bình” và “kết án hình sự của người tham gia không có nghĩa là làm mất tính hợp lý của mục đích chính đang đang theo đuổi” 25.

Những nhóm hội được tụ họp theo phương thức công nghệ mới

Việc tụ họp nhóm hội gần đây bằng công cụ công nghệ mới đa được đưa ra bàn bạc tại Phần Lan, sau khi có trường hợp một nhóm hội gồm các thành viên giải trí được tổ chức ngày 27/4/2013 thông qua mạng xã hội Facebook tại Zakrzowek. Gần 22.000 người đã tụ họp tại một khu vực, và dẫn đến việc nhiều người tham gia bị thương. Người tổ chức Anna K. hiện đang đối mặt với bản án vì tội danh tổ chức nhóm hội mà chưa được phép 26.

Tuần hành phản đối

Chính quyền thành phố có thể triệu tập người tổ chức nhóm hội để sửa đổi thời gian và địa điểm tụ họp hoặc lộ trình diễu hành của người tham gia nếu trùng thông báo về tụ họp nhóm hội27. Nếu người tổ chức không tuân thủ, chính quyền thành phố sẽ ngăn cản nhóm hội đó. Tòa án hiến pháp Ba Lan năm 2006 đã chỉ rõ rằng rủi ro của việc tuần hành phản đối không dẫn đến việc ngăn cản việc lập hội hòa bình, ngay cả khi có mối đe dọa nghiêm ưọng tới trật tự công cộng 28.

1.  Thực thi quyền tự do lập hội

Lâp kế hoạch trước sự kiện

Thông báo về việc lập hội bao gồm thông tin về các biện pháp mà người tồ chức yêu cầu từ chính quyền thành phố.

Chi phí

Không có phí tổ chức hội tại Ba Lan.

Không giới hạn nghĩa vụ pháp lý của người tổ chức

Năm 2004, Tòa án hiến pháp đã bác bỏ việc giới hạn nghĩa vụ pháp lý của người tổ chức hội 29. Tòa án nhận định rằng quy định nêu rõ, “người tổ chức hội và thủ phạm gây thiệt hại sẽ bị bắt giữ chung và cùng chịu ừách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại gây ra bởi người tham gia trong quá trình lập hội hoặc thiệt hại trực tiếp do việc giải tán hội” là thiếu căn cứ và cơ sở pháp lý. Tòa án cũng nhấn mạng rằng ngay cả khi có sự cẩn trọng đặc biệt của người tổ chức hội thì cũng không ừánh khỏi nghĩa vụ pháp lý của mình. Quy định này có thể ngăn cản những người tổ chức hội tiềm năng.

Việc sử dụng vũ lực của cảnh sát

Ba Lan hiện đang chịu áp lực về vấn đề các phần tử quá khích tham gia các nhóm hội và các nhóm tuần hành phản đối, và theo sau đó là bạo động 30 Ngay cả khi trách nhiệm chính đối với việc an toàn vẫn thuộc về nhà tổ chức sự kiện, thì cảnh sát vẫn phải đảm bảo hòa bình tại các khu vực công cộng trong quá trình tụ họp hội, theo Luật Cảnh sát. Cảnh sát có thể khôi phục trật tự công cộng khi nhóm hội là bất hợp pháp, nhóm hội bị ngăn cản bởi người đứng đầu hoặc chính quyền thành phố, trong một trường hợp nào đó, khi việc tiếp diễn có thể cấu thành mối đe dọa đối với tính mạng hoặc sức khỏe của con người31 hoặc tới tài sản, hoặc khi nhóm hội vi phạm các quy định được đặt ra theo Luật lập nhóm hội hoặc các quy định hình sự khi nhóm từ chối giải tán.

2.  Đảm bảo trách nhiệm giải trình của chính phủ

Nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm giải trình của người thực thi pháp luật

Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền cho phép, cán bộ cảnh sát chịu trách nhiệm hình sự. 32(VÍ dụ hồi tháng 5/2013, một cán bộ cảnh sát tên là Andrzej c. đã bị luận tội và kết án vì đã tấn công Daniel K., một người tham gia hội trong Ngày lễ Độc lập của Ba Lan hôm 11/2/2011)33.

Giám sát

Tổ chức phi chính phủ giám sát quyền tự do lập hội tại Ba Lan là Tồ chức bảo vệ quyền con người Helsinki với chương trình: “Giám sát các hội nhóm công cộng tại Ba Lan”.

Tiếp cận truyền thông

Tại Ba Lan, các nhóm hội công cộng được tiếp cận rỗng rãi bởi các đại diện truyền thống, không có quy định độc lập về tiếp cận truyền thông của các nhóm hội này.

----------------------------------------------------
67    Xem bản tiếng Anh Hiến pháp Liên bang Nga tại http://www.constitution.ru/en/10003000-01.htm (truy cập )
68    See e.g. European Commission for Democracy through Law (Venice Commission), Opinion on Federal LawNo.65-FZ of 8 June 2012 of the Russian Federation, CDL-AD(2013)003 (11 March 2013); Amnesty International, Freedom under Threat - Clampdown on Freedoms of Expression, Assembly and Association in Russia (April 2013), AI Index: EUR 46/011/2013, p.8-12; http://www.amnesty.Org/en/library/asset/EUR46/011/2013/en/d9fb0335-c588-4fí9-b719-
69    The study refers to the translation provided by the Venice Commission: Venice Commission, Federal Law on Assemblies, Meetings, Demonstrations, Marches and Picketing No.54-FZ of 19 June 2004 of the Russian Federation as
70    Venice Commission, Opinion on Federal Law No.65-FZ,
71    According to Alt. 5 (1) of the Constitution Russia consists of republics, territories, regions, cities of federal importance, autonomous regions and autonomous areas
72    Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 N0.4-ĨI, p.13 (ĩl0CTãH0BJi6HH6 KoHCTHTyựHOHHoro Cyaa OT 14 ộeBpana 2013 roaa >fọ 4-II), the English translation provided by the 
73    Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment
74   Tài liệu trên.
75    Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 No.4-n, p.16; Judgment of 18 May 
76    Stating „the exercise of the rights and freedoms of man and citizen shall not violate the rights and freedoms of 
77   Stating „all people shall be equal before the law and court“.
78   Stating „the State shall guarantee the equality of rights and ữeedoms of man and citizen, regardless of sex, race, nationality, language, origin, property and offỉcial status, place of resid ence, religion, convictions, membership of public associations, and also of other cừcumstances. All forms of limitations of human rights on social, racial, national, linguistic or reỉigious grounds shall be banned".
79   Stating „the rights and ữeedoms of man and citizen may be limited by the federal law only to such an extentto which it is necessaiy for the protection of the fundamental principles of the constitutional system, morality, health, the rights and lawful interests of other people, for ensuring defence of the country and security of the State.“
80   Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 No.4-n, p.14; Judgment of 18 May 2012 No.l2-n, p.5; Decision of 2 April 2009 No.484-0-n, pp.2-3.

81    Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 No.4-n, pp.15-16.

82  Constitutional Court of the Russian Federation, Decision of 24 October 2013 No. 1618-0, pp.2-3, Decision of 4 April 2013 No.485-0, p.3.

83  Constitutional Court of the Russian Federation, Decision of 2 April 2009 No.484-0-n, p.5.

84  Ibid.

85  ĩbid

86  Cf. Amnesty International, Freedom under Threat, AI Index: EUR 46/011/2013, p.25.

87  ra3eTa.ru, hyx H nepbfl Ha TbicHHH pyốiieỉí (Fuzz and Peathers for thousands roubles), http://www.gazeta.ru/politics/2012/09/07_a_4758821.shttnl (last accessed: 10 March 2014).

88  Constitutional Court of the Russian Pederation, Judgment of 14 February 2013 No.4-n, p. 16.

82  Venice Commission, Opinion on Federal Law No.65-FZ, CDL-AD(2013)003, paras. 17-18.

83  Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 N0.4-ĨI, p. 20.

84  Ibid., p. 18.

85  Ibid.,pp. 21-22.

93   Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 No.4-n, pp. 44-47.

94   Ibid., pp. 47-48.

95   Ibid., p.48. New amendments incorporating the judgment of the Constitutional Court have been introduced in the State Duma on 13 December 2013 but were not adopted yet. See on the progress of the legislative process http://asozd2.duma.govm/main.nsfy%28SpravkaNew%29?OpenAgent&RN=329301 -6&02 (last accessed: 10 March 2014).

96   Draft of the new amendment,

http://asozd2.duma.gov.ni/main.nsf/%28SpravkaNew%29?OpenAgent&RN=329301-6&02 (last accessed: 10 March 2014).

97   The norm has be criticized bytheVenice Commission as too broad and not adapt to accommodate every special case, see Venice Commission, Opinion on the Federal Law No. 54-FZ of 19 June 2004 on Assemblies, Meetings, Demonstrations, Marches and Picketing of the Russian Federation,

CDLAD(2012)007 (20 March 2012), para. 34.

98   Venice Commission, Opỉnion on Federal LawNo. 65-FZ, CDL-AD(2013)003, para. 33.

99   The Russian text, http://www.zakonrf.info/koap/ (last accessed: 10 March 2014).

100ECtHR, Alekseyev V. Russia, Judgment of 21 October 2010, Application Nos 4916/07, 25924/08 and 14599/09. The ECtHR found a violation of Article 11 of the European Convention of Human Rights by Russian authorities as they banned any gay rights movement event during 2006-2008. Another
101  Cf. ECtHR, Kasparov and others V. Russia, Judgment of 3 October 2013, Application No.21613/07, para. 9 (the authorities disregarded four altemative routes in Central Moscow proposed by the organ izer and suggested to hold the event in the suburbs). 
 
102  Cf. ECtHR, Yevdokimova V. Russia, lodged Application of 23 April 2012, Application No.31946/12, A.

103  Cf. ECtHR, Lashmankin and others V. Russia and 14 other applications, Application No.57818/09 (the authorities reủised to approve a 7 person picket in a park since on the date of the picket, a public holiday, many families were expected in the park and the picket could have posed a danger to the health and life).

104  Cf. ECtHR, Malofeyeva V. Russia, Judgment of 30 May 2013, Application No. 36673/04, para.

32 (the authorities provided a notiíication of receipt but no documentation of their agreement); Lashmankin and others V. Russia and 14 other applications, Application No. 51169/10.

109 Cf. ECtHR, Alekseyev V. Russia, Judgment of 21 October 2010, Application Nos. 4916/07,25924/08 and 14599/09, para. 99.

110Venice Commission, Opinion on Federal Law No. 65-FZ, CDL-AD(2013)003, para. 37; Opinion on the Federal Law No. 54-FZ of 19 June 2004, CDL-AD(2012)007, para. 27.

111   Cf. ECtHR, Alekseyev V. Russia, Judgment of 21 October 2010, Application Nos 4916/07, 25924/08 and 
112   Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 No.4-n p. 37-38ế 39-41 (citing jurisprudence of the ECtHR and the Venice Commission Guidelines on the Freedom of Peaceũil Assemblies).
113   The average monthly income in Russia is approximately 629 Euro, http://wvvw.rg.ru/2013/04/28/zarolata site.html.
114   Constitutional Court of the Russian Federation, Judgment of 14 February 2013 N0.4-ĨI D 51-59
115 Ibid., p.59
116   Ibid., p.90.

11.7    See for example Amnesty International, Freedom under Threat, AI Index: EUR 46/011/2013; Human Rights Watch, Laws of Attrition.

118    Homepage of the Levada-Center: http://www.levada.ru/eng/ (last accessed: 10 March 2014); homepage of the Center of the Development of Democracy and Human Rights: http://www.demokratia.ru/ (ựeHTp Pa3BHTHfl /ỊeMOKpaTHH H ÔpaB *ỉeji0BeKa) (last accessed: 10 March 2014).

119   Summary ofthe laws and its impacts, see Human Rights Watch, Laws of Attrition, p.l2-45.
120   yncuiHOMOHeHHbiỉí no npaBaM HejiOBeica B POCCHÌÍCKOÌI Oe^epauHH, http://ombudsmanrf.org/ (last accessed: 10 March 2014).
120   yncuiHOMOHeHHbiỉí no npaBaM HejiOBeica B POCCHÌÍCKOÌI Oe^epauHH, http://ombudsmanrf.org/ (last accessed: 10 March 2014).

121  PEN International, Bkjkụị MeMCflyHapoflHoro IIEH-KJiy6a IỊ PyccKoro nEH-ueHTpa B 16-ỈO ceccHio paổoneìí rpynnbi YHHBepcanbHoro iíepHOAHHecKoro o63opa, P0CCHỈÍCKafl OeaepaựHH (Report of the International PEN-Club and the Russian PEN-Center to the 16th session of the working group of Ưniversal Periodic Review, Russian Federation), paras. 6-7, http://www.pen-international.org/newsitems/pen- intemationaladvocacy-at-united-nations-16th-upr-session/ (in Russian) (last accessed: 10 March 2014).

122   Amnesty International, Freedom under Threat, AI Index: