GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ QUYÈN CON NGƯỜI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH: THUẬN LỢI, HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG
TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
1. Tình hình giảng dạy và nghiên cứu pháp luật về quyền con người
Tình hình giảng dạy pháp luật về quyền con người Trường Đại học Luật TP.HCM là cơ sở đào tạo luật lớn nhất ở các tỉnh phía Nam và là một trong hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ tư pháp cho đất nước. Hiện nay, Nhà trường có hơn 300 cán bộ, giảng viên với khoảng hơn 17.000 sinh viên các hệ đào tạo cử nhân, 300 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Tháng 6 năm 2008, để hỗ trợ và thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tri thức khoa học về quyền con người và quyền cồng dân trong giảng viên và sinh viên của Trường, Hiệu trưởng Nhà trường đã ký quyết định số 860/QĐ-ĐHL thành lập Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về quyền con người và quyền công dân. Trung tâm là đơn vị thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quyền con người và quyền công dân trong sinh viên và giảng viên tại Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cần phải nhấn mạnh rằng hoạt động giảng dạy pháp luật về quyền con người đã được thực hiện từ trước khi Trung tâm thành lập. Từ năm 2001, “Quyền con người trong pháp luật quốc tế” đã được xây dựng thành môn học tự chọn với thời lượng 30 tiết do Khoa Luật quốc tế giảng dạy. Đây là một trong những môn học tự chọn được xây dựng sớm nhất từ khi Trường ĐH Luật TP HCM có chương trình tự chọn. Trong giai đoạn này, môn học “Quyền con người trong pháp luật quốc tế” là môn tự chọn cho sinh viên của Khoa Luật quốc tế và Khoa Luật hành chính. Từ năm 2008, môn học này đã được phát triển thành “Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” và là môn tự chọn cho tất cả sinh viên của tất cả các Khoa. Hiện nay, môn học này được giảng dạy với thời lượng 2 tín chỉ (tương đương 45 tiết niên chế), Nhà trường đã xây dựng hoàn thiện hồ sơ môn học chương trình tín chỉ và Khoa Luật quốc tế đang hoàn thiện giáo trình của môn học này.
Bên cạnh môn học “Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam do Khoa Luật quốc tế giảng dạy”. Từ năm 2001, Khoa Luật hành chính của Trường cũng giảng dạy pháp luật về quyền con người với môn học tự chọn “Quyền con người và quyền công dân”.1 Ban đầu môn học này được giảng dạy với thời lượng 30 tiết và dành cho sinh viên của Khoa Luật hành chính. Từ năm 2008 đến nay, môn học tự chọn này được giảng với thời lượng 2 tín chỉ và mở rộng quyền chọn học cho tất cả sinh viên của Trường. Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung quan trọng của tố tụng hình sự, vì vậy cũng từ năm 2001, Khoa Luật hình sự của Trường'đã giảng dạy chuyên đề “Quyền con người trong tố tụng hình sự” cho sinh viên chuyên ngành Luật hình sự chuẩn bị tốt nghiệp, số liệu thống kê của Trường cho thấy, các môn học tự chọn về quyền con người được sinh viên khá “ưa chuộng”, “ưu ái”, số lượng sinh viên lựa chọn các môn học này khá cao.
Như vậy, pháp luật về quyền con người đã được giảng dạy ở trường Đại học Luật thành phố HCM từ đầu năm 2001 ở các khoa Luật quốc tế, Luật hành chính. Từ khi có các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của dự án thì việc giảng dạy về quyền con người được mở rộng đến các Khoa Luật thương mại và Luật dân sự và lồng ghép trong những môn học có liên quan. Ví dụ: an sinh xã hội, quyền nhân thân của cá nhân, lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, luật hiến pháp Việt Nam.
Ngoài ra, ở bậc đào tạo sau đại học chuyên ngành luật hành chính và luật hình sự, từ năm 2010 Trường đã tiến hành giảng dạy về quyền con người. Cụ thể, đối với cao học chuyên ngành Luật hành chính có môn học tự chọn nâng cao “Quyền con người và quyền công dân” với thời lượng là 2 tín chỉ, “Thủ tục giải quyết vụ án hfnh chính trong việc bảo vệ quyền công dân, quyền con người” với thời lượng 2 tín chỉ. Cao học chuyên ngành Luật hình sự có môn học tự chọn “Mô hình tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người” với thời lượng là 2 tín chỉ.
Tình hình nghiên cứu pháp luật về quyền con người
Song song với việc giảng dạy về quyền con người, hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người ở Trường ĐH Luật thành phố Hồ Chí Minh cũng được thực hiện từ những năm 2000. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các công trình nghiên cứu còn rải rác, lác đác và số lượng ít.
Sự thay đổi rõ nét đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đã có được nhờ tác động của dự án. Từ năm 2008 đến nay, hàng năm đều có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về quyền con người do sinh viên, giảng viên thực hiện.
Bên cạnh các công trình NCKH của cá nhân, sự thay đổi trong hoạt động nghiên cứu khoa học còn thể hiện ở sự thay đối về thành phần tham gia nghiên cứu. Trước đây các công trình nghiên cứu đa số do cá nhân thực hiện, nhưng hiện nay đa số công trình nghiên cứu do nhóm giảng viên thực hiện. Điều này minh chứng cho sự quan tâm của đông đảo giảng viên và sự lan tỏa của hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người tại Nhà trường. Trong năm 2014, các nhóm giảng viên của Trường đã thực hiện 07 công trình NCKH về quyền con người trải rộng trong các lĩnh vực luật hành chính, luật hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự và luật thương mại. Một số đề tài tiêu biểu như: cơ chế giám sát nhân quyền quốc gia, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người; chứng cứ và chứng minh với vấn đề bảo đảm quyền con người.
Song song với hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động xuất bản sách và các bài viết khoa học trên tạp chí chuyên ngành cũng có sự gia tăng đáng kể. Trong năm 2014, các giảng viên và nhóm giảng viên của Trường đã xuất bản được 4 quyển sách tham khảo liên quan đến quyền con người.
Cũng đáng chú ý là để tạo ra kênh thông tin để các học giả trao đổi các kết quả nghiên cứu, từ năm 2009 đến nay, mỗi năm Trường đều tổ chức hội thảo khoa học liên quan đến pháp luật về quyền con người và mời những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy cũng như thực tiễn tham dự. Trong năm 2014, Nhà trường đã tổ chức 01 Hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn với việc bảo đảm quyền con người với sự tham dự của các chuyên gia đến từ Đan Mạch, Thụy Sỹ, Mỹ; 02 Hội thảo cấp trường về triển khai thi hành hiến pháp và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với việc bảo đảm quyền con người.
1. Thuận lợi, hạn chế và một số định hướng hoạt động trong thời gian tới
Thuận lợi.
Trong những năm vừa qua hoạt động nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quyền con người tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có một số thuận lợi:
■ Các môn học liên quan đến pháp luật về quyền con người được sinh viên quan tâm tìm hiểu và tích cực đón nhận. Trong các cuộc phát động NCKH của Nhà trường, nhiều sinh viên đã chọn các đề tài liên quan đến quyền con người.
■ Đ ội ngũ giảng viên giảng dạy những môn học này nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn và tích cực tìm hiểu, mở rộng kiến thức.
■ Đ ặc biệt, một thuận lợi rất lớn đối với hoạt động NCKH về quyền con người của nhà trường là có sự hỗ trợ tài chính từ DANIDA. Nếu không có sự hỗ trợ này thì không tạo được động lực phát triển “mạnh mẽ” đối với hoạt động NCKH về quyền con người như thời gian vừa qua.
Hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu, các hoạt động giảng dạy và NCKH pháp luật về quyền con người ở trường vẫn còn một số khó khăn và hạn chế.
■ Sự lồng ghép kiến thức quyền con người trong giảng dạy còn phụ thuộc nhiều vào cá nhân giảng viên. Đội ngũ giảng viên trẻ chưa được trang bị kiến thức sâu về quyền con người sẽ gặp khó khăn trong việc lồng ghép kiến thức.
■ Tron g thời gian qua, các đề tài NCKH về quyền con người được lựa chọn chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và sự quan tâm của từng giảng viên, chứ chưa có một định hướng rõ nét trong từng Khoa chuyên môn hay trên quy mô toàn Trường.
■ Hiện nay, các giảng viên thực hiện các công trình NCKH về quyền con người vẫn phải duy trì và hoàn thành các hoạt động thường xuyên khác, do vậy áp lực về thời gian và khối lượng công việc cũng là một khó khăn đối với việc mở rộng các hoạt động NCKH trong lĩnh vực này.
Một số định hướng2
Thứ nhất, đối với hoạt động giảng dạy, lồng ghép kiến thức pháp luật về quyền con người trong các môn luật chuyên ngành, các tổ bộ môn rà soát, hoàn thiện hồ sơ môn học theo chuẩn; bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho giảng viên trẻ.
Thứ hai, tiếp tục hỗ trợ các hoạt động biên soạn, hoàn thiện giáo trình, tài liệu học tập liên quan đến pháp luật về quyền con người trong các môn luật chuyên ngành. Hỗ trợ việc xuất bản các sách tham khảo về quyền con người để đa dạng hóa nguồn tài liệu học tập và tham khảo cho giảng viên, sinh viên và những người quan tâm.
Thứ ba, tìm kiếm những nguồn tài trợ để tiếp tục phát triến bền vững sau khi dự án kết thúc.
------------------------------------------
1 Những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân; pháp luật quốc tế và Liên họp quốc về quyền con người; quyên con người, quyền công dân ở Việt Nam.
2 Những trình bày trong báo cáo này chỉ là quan điểm cá nhân.