Cùng với sự tương đồng về vị trí địa chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên và khí hậu, giữa Việt Nam và Myanmar còn chia sẻ về thân phận lịch sử và gân gũi về văn hóa. Hai nước đều chia sẻ nền "Vãn hóa lúa nước", "Văn hóa Phật giáo" cũng như gắn bó khá mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc vì nền độc lập, tự do của mình. Ngay từ giữa năm 1948, sau khi giành được độc lập, chính phủ và nhân dân Myanmar đã dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ cả tinh thần và vật chất, trong đó có cả cung cấp vũ khí cho Việt Nam để chống Pháp và sau đó đã lên án Mỹ mở rộng chiến tranh ở Việt Nam. Từ 1948 hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tôn trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, trung lập của Myanmar, có ý thức đấu tranh để các nước phương Tây bỏ cấm vận đối với nước này và đặc biệt là ủng hộ tích cực để Myamar gia nhập ASEAN cũng như hoan nghênh và trân trọng tiến trình cải cách dân chủ ở nước này đang diễn ra hiện nay. Từ trong lịch sử cho đến nay, hai nước không có mâu thuân, hằn thù dân tộc. Nhân dân hai nước đã thấu hiểu về thân phận mất nước, làm nô lệ cho ngoại bang và sự mất mát, đau thương do chia rẽ, hằn thù dân tộc cũng như sức ép của các nước lớn đối với nền độc lập, tự chủ cùa họ (vi).
b) Hai nước đang trên con đường cải cách, mở cửa đổi mới toàn diện đất nước
Để phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực bên ngoài, đưa đất nước phát triển và hội nhập vào hệ thống toàn cầu, Việt Nam từ nửa sau thập niên 80, nhất là từ đâu thập niên 90 của thế kỷ XX và Myanmar từ đầu thập niên 90, nhât là đâu thê kỷ XXI đã tiến hành cải cách, mở cửa khá mạnh mẽ. Sau gần 30 năm đôi mới, Việt Nam đã có nhiều bài học thành công và chưa thành trong bước đường cải cách. Bài học về sự ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc, về tích cực tham gia và chủ động hội nhập quốc tế, sự kiên định lập trường trong bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, thêm bạn, bớt thù, làm bạn và mở rộng quan hệ hợp tác với với tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau không thù địch hay chống lại nước mình trên tinh thần cùng tồn tại cùng có lợi và phát triển của Việt Nam trong quá trỉnh đổi mới cũng giúp ích để tham khảo cho Myanmar. Ngược lại, tiến trình dân chủ hoá của Myamar, nhất là về "Lộ trình dân chủ hoá bảy bước" mà nước này đưa ra từ năm 2003 và đang thực hiện có hiệu quả, nhất là bước thứ Bảy được thực hiện từ 2011 đang kích lệ đoi với Việt Nam (vii).
Điều quan trọng hơn cả là lãnh đạo hai nước đang kiền trì và có những nỗ lực mới trong thúc đẩy đổi mới, cải cách toàn diện đất nước. Những thành tựu mà hai nước đã đạt được được cộng đồng thế giới công nhận và đánh giá cao, nhất là trong thúc đẩy tăng trường kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, cài thiện môi trường đầu tư và hội nhập vào các thể chế khu vực và toàn cầu: Đồng thời, nhưng tồn tại, thách thức trên con đường cải cách, hoàn thiện dân chủ cả trong kinh tế lẫn chính trị cũng đang được chỉ ra. Chính vì vậy việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar trong bối cảnh hai nước có nhiều tương đông trong cải cách và mở cửa sẽ là điều hết sức bổ ích để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cả trong giải quyết các vấn đề nội bộ cũng như thích ứng với môi trường quốc tế đang chuyển đổi đầy bất trắc, khó lường.
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC TÌM GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM- MỸANMAR
1. Những chuyển biến tích cực
1.1. Hình thành, phát triển cơ chế hợp tác và thực tiễn hợp tác chung, song phương giữa Việt Nam và Myanmar
a) về chính trị
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và từ 1976 là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với Myanmar từ giữa năm 1948. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố lịch sử chi phối, mãi đến cuối tháng 5/1975, quan hệ hai nước mới nâng lên cấp đại sứ. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, nhất là từ giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI, quan hệ giữa hai nước có những bước tiến mới trong cả trong chính trị và kinh tế.
Các nguyên thủ quốc gia của hai nước khá thường xuyên thăm chính thức và gặp gỡ lẫn nhau cả trong các diễn đàn song phương và đa phương. Từ tháng 8/2005 hai nước đã thiết lập cơ chế tham khảo chính trị hàng năm cấp Thứ trường Ngoại giao.
Bước tiến quan trọng đáng đề cập là từ năm 2010 hai nước đã ký "Tuyên bổ chung năm 2010", trong đó không chỉ cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là trong hợp tác ở 12 lĩnh vực khác nhau (viii), mà còn cả về hợp tác chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng. Tuyên bố này dã tạo cơ sở chính trị - pháp lỹ thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư giao lưu nhân dân...
Trong hợp tác chính trị, mảng về an ninh - quốc phong song phương giữa Việt Nam và Myanmar cũng được chú ý trong những năm gần đây. Các cuộc viêng thăm của các đoàn cấp cao quân đội hai nước được tiến hành khá thường xuyên. Các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ quốc phòng, thông tin, viễn thông, đào tạo nguồn nhân lực cho quân đội hai nước cũng đang được xúc tiến.
b) về kinh tế
Từ năm 1994 hai nước đã ký "Hiệp định Thương mại", "Hiệp định Hợp tác du lịch", "Hiệp định thành lập Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác song phương". Từ năm 2000. hai nước cũng đã ký "Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư". Trong thập niên gần đây, nhất là từ 2010 khi hai nước thỏa thuận ưu tiên phát triển hợp tác trong 12 lĩnh vực kinh doanh mà hai bên có thế mạnh thì các lĩnh vực như thương mại, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, du lịch và dịch vụ phát triển khá mạnh. Nếu như thương mại song phương Việt Nam - Myanmar năm 2010 mới chỉ đạt 127 triệu đô la Mỹ thì đến 2012 lên tới 227 triệu đô la Mỹ và đạt con số gần 452 triệu đô la Mỹ vào năm 2013. về đầu tư, số vốn đăng ký của Việt Nam được cấp phép kinh doanh tại Myanmar năm 2013 đạt con số 460 triệu đô la Mỹ. Đen tháng 5/2014 đạt đến 513 triệu 186 nghìn đô la Mỹ, trờ thành nhà đầu tư lớn thứ 08 tại nước này. Điều đáng chú ý là một hai năm trở lại đây, cỏ nhiều dự án đầu tu khá lớn của Việt Nam vào Myanmar, ví dụ như dự án Tổ hợp khách sạn, căn hộ cao cấp, văn phòng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (với sô vố đăng ký lên tới 300 triệu đô la Mỹ), dự án sản xuất dược phẩm của Công ty ASV Holdings (20 triệu đô la Mỹ), dự án khai thác mỏ đá Marbale của Công ty Sỉmco Sông Đà (18 triệu đô la Mỹ)... Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Vietnam Airline, Viettel, FPT... đang đàm phán để có các dự án đầu tư lớn vào nền kinh tế nước này.
1.2. Tham gia của hai nước trong các thể chế đa phương
Trước hết là hai nước Việt Nam và Myanmar là thành viên trong đại gia đình ASEAN. Việt Nam là thành viên tích cực nhất ủng hộ Myanmar gia nhập ASEAN, tham gia ASEM, cải thiện quan hệ với Mỹ và EU. Trên cương vị Chù tịch ASEAN vào năm 1998 và năm 2010, Việt Nam đã làm hết sức mình để củng cố sự đoàn kết, đông thuận trong ASEAN, trong đó ủng hộ mạnh mẽ tiến trình cải cách và hội nhập quốc tế của Myanmar. Không phải ngẫu nhiên mà Myanmar đã đánh giá rằng Việt Nam là "đối tác tin cậy nhất trong ASEAN". Còn Myanmar - với cương vị là Chủ tịch ASEAN đã thể hiện bản lĩnh của mình, tổ chức thành công, đầy ấn tượng các Hội nghị Cấp cao ASEAN trong năm 2014. Tại diễn đàn này, Myanmar đã phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và nhiêu thành viên khác trong ASEAN đưa vấn đề Biển Đông ra bàn luận chính thức. Kết quả là ASEAN đã đưa ra "Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình hiện nay ở Biển Đông" (10/5/2014) (ix). Có thể nói, sau 22 năm, kể từ 1992, ASEAN mới có một tuỵên bố chung mới về Biển Đông như vậy. Tiếp đến, vấn đề Biển Đông cũng được nhấn mạnh trong "Tuyên bố chung của AMM-47" (10/8/2014), "Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25" (14/11/2014)... Trong các tuyên bố trên, lãnh đạo các nước ẠSEAN đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông, tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và tự do trên biển và hàng không trên vùng biển này đúng với các nguyên tắc trong Tuyên bố DOC và Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông cũng như sự cần thiết nhanh chóng có một coc (x).
Cùng với cơ chế hợp tác trên, Việt Nam và Myanmar còn tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác khác ở Đông Nam Á như "Hội nghị cấp cao Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam" hay thường gọi là "Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Mianmar và Việt Nam" (CLMV). Bốn nước này từ năm 2004 đã ký Tuyên bổ Viêng Chăn về "Tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV", trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ yêu như thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, du lịch và phát triển nguồn nhân lực. CLMV hiện có 07 nhóm công tác chuyên ngành do các nước thành viên điều phối, cụ thể Việt Nam điều phối nhóm công tác về thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực; Campuchia điều phối nhóm công tác về du lịch; Lào điều phối về giao thông; Còn Myanmar phụ trách nhóm công tác nông nghiệp và công nghiệp năng lượng. Tuy hợp tác CLMV còn khá khiêm tốn, nhưng thông qua cơ chế Hội nghị Câp cao, bốn nước nói chung, hai nước Việt Nam và Myanmar nói riêng có thêm kênh để thúc đẩy hợp tác phát triển, cùng phát triển.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Myanmar còn tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác đa phương khác như "Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng" (GMS), "Hội nghị Bộ trường Ngoại giao Mê Công - Nhật Bản", "Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Hàn Quốc", "Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hạ nguồn Mê Công - Mỹ", "Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hạ nguồn Mê Công và những người bạn", "Hợp tác giữa sông Mississipi và sông Mê Công"... Các cơ chế hợp tác này đã và đang góp phần quan trọng giúp các nước lưu vực sông Mê Công nói chung, Việt Nam và Myanmar nói riêng có thêm điều kiện và nguồn lực để thực hiện các dự án lớn như Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh tế Bấc - Nam..., bảo vệ môi trường sinh thái, mà còn thúc đẩy liên kết tiểu vùng và hội nhập ASEAN cũng như củng co quan hệ hừu nghị láng giếng và hợp tác cùng có lợi giữa các nước trên bán đảo Trung - Ấn với nhau và với các đối tác bên ngoài vì phát triển bền vững. Có thể nỏi việc Việt Nam và Myanmar cùng tham gia vào các cơ chế hợp tác trên không chỉ góp phần quan trọng củng cố tình hữu nghị, hợp tác của những người "cùng hội, cùng thuyên" ở Đông Nam Á, mà còn là kênh quan trọng để thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - ASEAN lên tầm cao mới.
2. Những vấn đề đặt ra trong việc thúc đẩy quan hệ họp tác Việt Nam- Myanmar
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar tuy đã có những tiến triển tích cực, đáng kích lệ, nhất là trong việc xác định và triển khai 12 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác kinh tế cũng như tạo dựng được một cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao và các cuộc viếng thăm cấp cao diễn ra khá đều đặn, nhưng nhìn chung hợp tác đầu tư cùng phát triển chưa thực sự có hiệu quả cao, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra và tiềm năng vốn có của hai nước.
2.1. về hợp tác kinh tế
Tuy thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng chỉ bằng khoảng 1/11 trao đổi thương mại giữa Thái Lan với nước này. Trong khi đó thương mại giữa hai nước chủ yếu là các sản phẩm từ thép, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, sản phẩm từ cao su như săm lốp và các loại đồ gia dụng bằng nhựa (từ phía Việt Nam) và kim loại sơ chế, đá quý, khoảng sản, gỗ (từ phía Myanmar). Còn về đầu tư, tuy có bước tiến mới với con số đầu tư của Việt Nam tăng vọt trong năm 2012-2014, nhưng vốn đầu tư của Việt Nam vào Myanmar chỉ chiếm khoảng trên 1% tổng vốn đầu tư của nước ngoài tại nước này. Phần lớn đầu tư của Việt Nam tập trung vào kinh doanh bất động sản, khai thác đá quý và chế biến dược phẩm.
Một vấn đề lớn đặt ra là thế mạnh của hai nước trong hợp tác thương mại và đầu tư chưa được khai thác một cách có hiệu quả, nhất là trong hợp tác phát triển nông lâm, ngư nghiệp và xuất nhập khẩu cảc mặt hàng mà hai nước đang cần (như hàng tiêu dùng, đồ gia dụng từ Việt Nam và dầu khí, khoảng sản, gỗ từ Myanmar). Hơn nữa, Việt Nam và Myanmar là những nước xuất khâu gạo và thủy sản lớn ra thị trường thê giới. Việc hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là trao đổi kinh nghiệm trong đầu tư phát triển và bàn bạc về giá cả và các quan hệ đối tác với bên ngoài là điều cân thiết.
Vậy làm cách nào để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam- Myanmar lên tầm cao mới?
Trước hết, hai nước (gồm các nhà chính trị, giới doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học) nên ngồi lại với nhau để đánh giá lại tình hình, xu hướng hợp tác kinh tể giữa hai nước, đồng thời nghiên cứu, đề xuất xây dựng một chiến lược hợp tác thương mại và đầu tư dài hạn, trong đó tập trung lựa chọn các lịch vực trọng điêm, ưu tiên đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng kinh tế - tự nhiên vốn cổ và cả lợi thế địa chiến lược đang gia tăng của hai nước.
Thứ hai, các cơ quan chức năng hai nước nên khân trương nghiên cứu, bổ sung Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mới để thay thế cho Hiệp định năm 2000. Cùng với đó nên sớm triển khai, đàm phán và ký Hiệp định hợp tác đầu tư, thương mại song phương trên 12 lĩnh vực đã được Chính phủ hai nước thống nhất từ năm 2010, để từ đó có những ưu đãi dành riêng cho nhau.
Thứ ba, các bộ, ngành hai nước cần hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và người dân về thị trường, phong tục, tập quán, văn hóa kinh doanh của hai nước. Trên thực tế, hiểu biết về môi trường đầu tư và văn hóa - xã hội của hai nước chưa được phổ biến nhiều trong dân chúng. Chính do thiếu thông tin phân tích, nên các nhà doanh nghiệp hai nước thiếu chiến lược, tầm nhìn trong việc hợp tác với nhau.
Thứ tư, hai nước nên nhanh chóng thành lập ngân hàng liên doanh Việt Nam - Myanmar, bởi hiện nay hệ thống ngân hàng và giao dịch thanh toán ngoại hối ở Myanmar khá rườm, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường.
2.2. Trong họp tác trong chính trị, an ninh
Việt Nam và Myanmar đang trong quá trình chuyển đổi và cải cách toàn diện đât nước, trong đó có chính trị và hội nhập sâu rộng vào hệ thống khu vực và toàn cầu. Vì vậy, vấn đề duy trì bản sắc, chủ quyền quốc gia - dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, ôn định để hợp tác và phát triển đang đặt ra vừa thường nhật, vừa cấp bách. Hơn nữa, sự củng cố lòng tin chiến lược là điều cần thiết để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, giao lưu vãn hóa, giáo dục và đào tạo.
Thứ nhất, hai nước nên kéo dài thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông được nhập cảnh ngắn hạn (từ 09 ngày lên một tháng (xi) giống như quy chế chung của ASEAN).
Thứ hai, nên tạo dựng cơ chế Hội nghị Bộ trường thường niên giữa Bộ Ngoại giao và các Bộ Kinh tế và tiến tới cứ hai năm một lần có Hội nghị cấp cao hai nước bàn về thúc đẩy quan hệ hợp tác. Trong tương lai gần, cũng nên đưa ra kế hoạch nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Để tạo dựng lòng tin chiến lược, tăng vai trò của Myanmar và Việt Nam trong hợp tác Tiêu vùng sông Mê Công thì Myamar nên ký "Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững sông Mê Công".
Thứ ba, Việt Nam và Myanmar cần tăng cường hơn nữa hợp tác, phối hợp với nhau trong các hợp tác của ASEAN, trong đó có cả hợp tác ở Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng và duy trì hòa bình ở Biển Đông cũng như vùng biển Andaman của Myanmar ở Ấn Độ Dương. Bởi các vấn đề, khu vực hợp tác trên không chỉ là phạm vi hoạt động địa chính trị, trách nhiệm duy trì hòa bình của ASEAN mà quan trọng hơn liên quan trực tiếp đến an ninh và phát triển của hai nước.
Ngoài ra, hai bên cần trao đổi, hợp tác lẫn nhau trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo, để từ đó học hỏi kinh nghiệm của nhau vì mục tiêu phát triển bền vững.
Kết luận
Như vậy, cùng với sự khá tương đồng về lịch sử, văn hóa, sự đan xen lợi ích chiến lược và sự chia sẻ thân phận của các nước nhỏ, có nền kinh tế chậm phát triển, luôn bị các nước lớn can thiệp nên Việt Nam và Myanmar đã chia sẻ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Những năm gần đây hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar trên các lĩnh vực đã có một bước tiến mới, đang khích lệ, nhất là trong hợp tác đầu tư và củng cố lòng tin lẫn nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay khi cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế cùng như duy bản sắc, chủ quyền quốc giá dân tộc của Việt Nam và Myanmar đang chịu sức ép lớn bởi sự gia tăng cạnh địa chính trị, nhất là từ các nước lớn thì nhu cầu hợp tác giữa hai nước cần phải được thúc đẩy. Điều này đòi hỏi lãnh đạo và nhân hai nước phải đổi mới hơn nữa nhận thức và có hành động chiến lược kịp thời, nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác lên tầm cao mới. Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn hiện nay cho thấy nếu nội bộ của từng nước mất ổn định, thiếu sự đồng thuận xã hội và yếu về bản lĩnh quốc gia - dân tộc, không đoàn kết lại với nhau vì vận mệnh chung thì lợi thế chiến lược của Việt Nam và Myanmar sẽ biến thành bất lợi bởi "chính sách chia để trị" và tham vọng địa chính trị của các nước lớn.
CHÚ THÍCH
(i) Phía bác của Myanmar giáp với khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tểng chiểu dài biên giởi là 2.18S kmẳ Phía Đông tiếp giáp với Lào và Thái Lan, đường biên giới với Lào dài 238 km, với Thái Lan dài 1.799 km. Phía tây nam giáp vởi biền Andaman và vịnh Bengal. Phía Tây tiếp giáp Án Độ và Bangladesh, trong đó có đường biên giới với Ắn Đọ dài ] ề4ỗ2 km, và với Bangladesh dài 72 km. Tông chieu dài bỉr biển cùa Myanmar là 2ế965 km
(ii) Xem: Hoài Nam. Tnrng Quốc với Hảnh lang kinh (é Đông-Tây//Nghiên cửu Đống Nam Á, số 11/2008, tr. 47-53; Nguyễn Hoàng Giáp-Mai Hoài Anh. Quan điẻm và dổi sách của Việt Nam về Hành lang kinh tể Đông-Tây//Nghiên cứu Đông Nam Ả, sổ 11/2008, tr. 13-20.
(iii) Diện tích của Myanmar khoảng 678ễ500 km2 (gấp đôi Việt Nam). Tải nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều loại gỗ quỷ, khoáng sản cỏ trữ lượng lớn, dặc biệt lả sàm phẩm Hổng ngọc và cẩm (hạch nổi tiếng và hiếm có trên thể giới. Nước này có tiềm năng nông nghiệp rất lởn vái 23 triệu ha đất sản xuất nhưng mới khai thác một phần nhò, trong khi Việt Nam chi có 9,4 triệu ha dai canh tác. Đát dai của nước này rất phù hợp với trổng lúa và các cây công nghiệp như cao su, chè. Diện tích rừng còn lớn, chua dược khác thác nhiều, nhất là gỗ Teak, trác. Bẽn cạnh dó tại Myanmar có trữ lượng khi đốt và dầu mò khá lởn, nằm trên dắt liền, rất dễ khai thác. Thiên nhiên nước này còn khá trong lành, giàu có về nguồn thủy sản.
(iv) Xem thêm: Lịch sử Đông Nam Á (Tập IV) (Trần Khánh cb.). Hả Nội: Nxb. KHXH, 2012 (Chương II, Mục I và II, ừ. 107-162).; Chương VI, Mục I và II, tr. 483-517).
(v) Xem thêm: Trần Khánh. Cạnh tranh chiển lược của Trung Quốc, Mỹ vả Án Độ ở Myanmar: Thực trạng và triên vọng//Nghiên cứu Quổc tế, sổ 4 (91), 2012 , tr. 131-154). Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á ba thập niên dầu sau Chiến tranh Lạnh (Trần Khánh cb.). Hà Nội: Nxb. Thê Giới, 2014, 347 tr.); Những rủi ro địa chính tri ở châu Á/hltp://nghiencuuquoctc.ncƯ20l4/l l/24/nhung-rui-ro-dia-chinh-tri-o-chau-a
(vi) Xem thêm: Myanmar: Lịch sử vù Hiộn tại (Chu Công Phùng cb.). Hà Nội: Nxb. Chinh trị Quốc gia, 2011,421 trế)ế Myanmar: Cuộc cải cách vẫn dang tiếp diỗn (Nguyỗn Duy Dùng cb.), Hà Nội: Nxb Từ Điển bách khoa, 2013,. 192 tr.; Vũ Dương Ninh. Lịch sử quan hệ đổi ngoại Việt Nam (l940-20l0)ẻ Hả Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia, 2014,362 tr.
(vii) Xem: Phạm Quang MinhỄ Chính sách đối ngoại đôi mới cùa Việt Nam (1986-2010). Hà Nội: Nxb. Thê Giới, 2012, 212 tr.; Đào Tuấn Thành. "Lộ trình dân chù hóa bảy bước" và quá trình dân chủ hóa ở Mianma//Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 11. 2013, tr.3-16.
(vui) Gom Nông nghiệp, Cây công nghiệp, Thùy sản, tói chinh-Ngân hàng, hangtkhoong, Viễn thông, Dầu khí, Khai khoáng, Sản xuất thiet b| diện, Chế tạo, láp ráp ô io, Xây dựng, Hợp tác thường mại-Đầụ tư.
(ix) Trong "Tuyên bố của các Bộ trường Ngoại giao ASEAN về tinh hình hiện nay ở Biển Đông" đã nhấn mạnh rằng các nước ASEAN "bày tỏ quan ngại sâu săc ve các vụ việc đang diễn ra ở Biển ĐôngỀề..vả yêu cầu các bên liên quan thực hiện klm chế vả tránh các hành động cỏ thể làm phương hại dến hòa binh và ổn định của khu vực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa binh, không SỪ dụng vũ lực hoặc de dọa sử dụng vũ lực" www.vietnamembassv- norwav.org/en/vnembỆyn/tinệ../ns 140512195850
(x) Xem: “Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47” www.taDchiconB5an.orgễvn/home/Printstorv.aspx: Bể mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lân thử 25 vtv.vn/ắ../be-mac-hoi- nghi-cap-cao-asenn-lan-thu-25-20]411131854437..ễ?distribution„.print.; www.sggn.org.vn/aseantg/2014/8/3S7702/: (ix) Từ ngày 26/10 2013, Nghị dỊnh về miỗm thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam-Myanamr mang hộ chiểu phổ bất dầu có hiệu lực. Tuy nhiên thời hạn được lưu trú lại mỗi nước chi cỏ 9 ngày.