Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia ở các nước ASEAN - những vấn đề đặt ra và khả năng thực thi

Bùi Thị Thanh Hằng

03/08/2016

Hà Nội, ngày 22-23/04/2015

MÔ HÌNH CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA Ở CÁC NƯỚC ASEAN-NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHẢ NĂNG THỰC THI

Bùi Thị Thanh Hằng

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Các cơ quan nhân quyền quốc gia - được định, nghĩa chung là các cơ quan độc lập, được thành lập bởi luật hay hiến pháp với nhiệm vụ cụ thể là bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện các quyền con người[1]. Các cơ quan này có một số đặc thù về thể chế tạo khả năng giám sát một cách hiệu quả việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền kinh tế và xã hội. Đó là:

Thứ nhất, cơ quan nhân quyền quốc gia có một mối quan hệ pháp lý với nhà nước, mối quan hệ này cho phép cơ quan nhân quyên quốc gia có thẩm quyền giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực nhân quyền quốc tế;

Thứ hai, cơ quan nhân quyền quốc gia thực hiện nhiệm vụ của mình dựa trên một tập hợp các công cụ tuyên truyền rộng lớn thay vì các nhóm xã hội dân sự hoặc các nhóm tư pháp hoặc tương tự tư pháp nhằm tiếp nhận những ý kiến phản hồi của xã hội, rà soát pháp luật và thực hiện pháp luật. Thông qua đó, cơ quan nhân quyền quốc gia cung cấp tư vấn, hỗ trợ và tăng cường năng lực cho chính quyền;

Thứ ba, cơ quan nhân quyền quốc gia có vị trí đặc thù là nằm giữa chính phủ, hệ thống xã hội dân sự và hệ thống nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Do đó, các cơ quan nhân quyền quốc gia có thể cùng lúc có các yếu tố Chính phủ và phi Chính phủ;

Thứ tư, cơ quan nhân quyền quốc gia là tổ chức thường trực, có khả năng theo dõi các vấn đề trong một khoảng thời gian dài để xác định xu hướng về mức độ hoàn thiện các quyền.

Hiện nay các quốc gia là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Bruney, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipines, Singapore, Thailand và Việt Nam. Trong đó Indonesia, Thailand, Malaysia, Phillipines, Myamar là 5 quốc gia đã thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia.

1.         Indonesia

Cơ quan nhân quyền Quốc gia ở Indonesia chù yếu gồm: Tòa án Hiến pháp và hệ thống tư pháp, ủy ban nhân quyền quốc gia và các tổ chức xã hội dân sự.

Tòa án Hỉến pháp

Một trong các nhiệm vụ của Tòa án Hiến pháp là xem xét tính hợp hiến của các đạo luật được ban hành. Vì vậy, các quyền con người được quy đinh tai Hiến pháp được Toà án Hiến pháp bảo vệ khi có bất cứ văn bản pháp luật nào xâm phạm đến các quyền này.

Uỷ ban nhân quyền quốc gia

Uỷ ban nhân quyền quốc gia Indonesia (viết tắt là Komas Ham) là một cơ quan độc lập, có quy chế bình đẳng với các cơ quan nhà nước khác và có chức năng nghiên cứu, giảng dạy, thông tin, giám sát và hòa giải về quyền con người. Komas Ham được thành lập và hoạt động theo Nguyên tắc Paris.

Mục tiêu của Komas Ham là nhằm xây dựng các điều kiện tốt cho việc thực hiện quyền con người dựa trên các nguyên tắc cơ bản về chuẩn mực nhân quyền quốc tế được nêu trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, đồng thời tăng cường việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của mọi người dân.

Để thực hiện chức năng nghiên cứu, ủy ban có nhiệm vụ:

-           Nghiên cứu các văn kiện nhân quyền quốc tế, đưa ra các đề xuất liên quan đến việc gia nhập hoặc phê chuẩn các văn kiện nhân quyền quốc té;

-           Nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc nội, đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ văn bản liên quan đến quyền con người;

-           Công bố kết quả nghiên cứu;

-           Nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế và nghiên cứu so sánh với các quốc gia khác;

-           Thảo luận về các vấn đề bảo vệ, thực thi và thúc đẩy quyền con người;

-           Hợp tác nghiên cứu quyền con người với các tồ chức, cơ quan quốc gia, khu vực và quốc tế.

Để thực hiện chức năng giáo dục và thông tin, ủy ban có nhiệm vụ:

-           Phổ biến và tuyên truyền các nguyên tắc quyền con người cho người dân;

-           Tăng cường nhận thức xã hội về quyền con người thông qua việc giáo dục không chính thức và chính thức cũng như các chu trình giáo dục khác;

-           Hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế trong lũih vực quyền con người.

Đe thực hiện chức năng giám sát, ủy ban có nhiệm vụ:

-           Giám sát việc thực hiện quyền con người và đưa ra báo cáo về các kết quả thực thi;

-           Điều tra và giám sát các vụ việc vi phạm về quyền con người;

-           Triệu tập và lấy lời khai và yêu cầu cung cấp chứng cứ đối với người khiếu nại, nạn nhân, nhân chứng và những người bị kiện;

-           Tiến hành khảo sát vụ việc vi phạm và địa điểm diễn ra vi phạm quyền con người;

Để thực hiện chức năng về hòa giải, ủy ban có nhiệm vụ:

-           Thúc đẩy hòa giải giữa hai bên tranh chấp;

-           Giải quyết các vụ việc vi phạm thông qua tư vấn, đàm phán, hòa giải và đánh giá chuyên gia;

-           Đưa ra đề xuất cho các bên liên quan để giải quyết tranh chấp thông qua tòa án;

-           Đệ trình đề xuất giải quyết các vụ việc vi phạm nhân quyền cụ thể cho Chính phủ;

-           Đệ trình đề xuất xử lý các vụ việc vi phạm nhân quyền cụ thể lên Hạ viện.

Các tổ chức xã hội dân sự

Các tổ chức xã hội dân sự gồm các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và các cơ quan khoa học (viện, trung tâm nghiên cứu) về nhân quyền.

2.         Malaysia

Cơ quan nhân quyền Quốc gia của Malaysia là ủy ban nhân quyền, viết tắt là SUHAKAM) Tổ chức này có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ Malaysia. SUHAKAM là một cơ quan hoạt động theo luật định và chịu trách nhiệm trước Nghị viện Malaysia thông qua việc nộp báo cáo hàng năm và các báo cáo đặc biệt. SUHAKAM không nhận bất cứ chỉ thị nào của Chính phủ mà tự hoạt động theo cơ chế riêng, mặc dù các ủy viên của ủy ban do người đứng đầu Nhà nước chi định trên cơ sở kiến nghị của Thủ tướng, ủy ban này có các chức năng chính sau:

-           Thúc đẩy nhận thức và giáo dục về nhân quyền;

-           Tư vấn và hỗ trợ Chính phủ xây dựng luật và các chỉ thị, thù tục hành chính. Khuyến nghị các biện pháp cần thực hiện, ủy ban có trách nhiệm nộp báo cáo thường niên, trong đó nêu các kiến nghị về chính sách; Các dự án chính sách, luật đều có sự đóng góp ý kiến của ủy ban. Ủy ban có thể nêu sáng kiến về pháp luật có liên quan tới bảo vệ quyền con người.

-           Đưa ra khuyến nghị với Chính phủ về việc ký hay gia nhập các công ước cũng như các cơ chế quốc tế khác về nhân quyền;

-           Điều tra các vụ vi phạm nhân quyền.

Ủy ban có quyền tiếp nhận các khiếu nại và tiến hành các cuộc điều tra theo tiến trình riêng, có quyền khá rộng trong việc thu thập và tiếp nhận chứng cứ, thẩm vấn các nhân chứng, triệu tập nhân chứng và thu thập tài liệu. Dù chức năng bán tư pháp khá rộng nhưng ủy ban bị cấm điều tra bất cứ khiếu nại nào liên quan đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền đang nằm trong tiến trình điều tra, xét xử của tòa án, kê cả đê nghị phúc thâm hoặc các vụ việc mà tòa án đã có phán quyết cuối cùng. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, SUHAKAM được trao các quyền hạn sau:

-           Nghiên cứu thông qua thực hiện các chương trình dự án, tồ chức các buổi thảo luận và hội thảo;

-           Công bố và phổ biến các kết quả nghiên cứu;

-           Tư vấn cho Chính phủ và/hoặc các cơ quan liên quan về những khiếu nại đối với những cơ quan này và kiến nghị những biện pháp thích hợp;

-           Nghiên cứu và thẩm tra các cáo buộc vi phạm nhân quyền;

-           Thăm và đưa ra các kiến nghị cần thiết về các nơi giam giữ phù hợp với quy định của pháp luật về nơi tạm giam;

-           Đưa ra các tuyên bố công khai vê nhân quyên khi cần thiết;

-           Có các hành động thích ứng khi cần.

Ủy ban có nhiều nhóm làm việc khác nhau: Nhóm nghiên cứu và chính sách được giao nhiệm vụ phát triển các kênh liên hệ và mạng lưới quốc tế giữa các cơ quan nhân quyền quốc gia trong khu vực cũng như các cơ chế nhân quyền Liên hiệp quốc; Nhóm làm việc về cải tổ luật pháp và các công ước quốc tế có nhiệm vụ rà soát và tiến hành nghiên cứu về luật pháp hiện hành và đưa ra các kiến nghị về những luật nào không phù hợp với các nguyên tắc nhân quyền, kiến nghị về việc phê chuẩn các công ước quốc tê cũng như việc từ bỏ các điểm bảo lưu không nhất quán với các tiêu chuẩn nhân quyền; Nhóm kinh tế, xã hội giải quyết các vấn đế liên quan đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, tiến hành các chuyến thăm thực địa, đưa ra các báo cáo và khuyến nghị liên quan đến quyền đất đai của những người dân tộc bản địa hoặc việc tiếp cận các quyền xã hội của những người tị nạn; Nhóm giáo dục nhân quyền chủ yếu phụ trách giáo dục nhân quyền tại các trường học và Công ước của Liên hiệp Quốc về quyền trẻ em, tổ chức đào tạo về nhân quyền cho các cơ quan thực thi pháp luật, tổ chức hội thảo về quyền đất đai của người bản địa và các buổi tuyên truyền đường phố tại các vùng nông thôn cho những nhóm cộng đồng dân cư khó tiếp cận.

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ủy ban cùng với các thành viên của ủy ban phải tuyệt đối tôn trọng quyền con người, tôn ừọng sự khác biệt của xã hội đa tôn giáo, sự khác biệt trong văn hóa các dân tộc Malaysia.

3.         Thái Lan

Thái Lan có cơ chế quốc gia bảo vệ nhân quyền đa dạng và đặc thù gồm: Thanh tra của Quốc hội, ủy ban nhân quyền quốc gia, Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người.

Ủy ban nhân quyền quốc gia

Ủy ban Nhân quyền quốc gia cổ vai trò hết sức quan trọng và hiệu quả trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, ủy ban có trách nhiệm chủ yểu là tham vấn và hoạch định các chính sách có liên quan nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người được nêu trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật và các công ước quốc tế về quyền con người mà Thái Lan đã gia nhập. Bên cạnh đó, ủy ban cũng xử lý các vụ khiếu kiện về vi phạm quyền con người.

Theo Hiến pháp, ủy ban Nhân quyền quốc gia Thái Lan có quyền và nhiệm vụ:

-           Thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện quyền con người theo nguyên tắc pháp luật quốc gia phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

-           Kiểm tra, báo cáo giám sát việc xử lý các hành vi vi phạm nhân quyền hoặc không tuân thủ các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Thái Lan là thành viên và đề xuất biện pháp thích hợp, yêu cầu người hoặc cơ quan có hành vi vi phạm nhân quyền hoặc không nghiêm trị các hành vi vi phạm nhân quyền phải có hành động phù hợp để khắc phục.

-           Đề xuất chính sách và khuyến nghị về việc sứa đổi pháp luật với mục đích thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

-           Thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu và phổ biến các kiến thức về nhân quyền.

-           Thúc đẩy hợp tác và phối hợp với các cơ quan Chính phủ, tồ chức phi chính phủ trong lĩnh vực quyên con người.

-           Chuẩn bị báo cáo hàng năm cho việc thẩm định tình hình nhân quyền trong nước và phổ biến cho công chúng.

-           Đề xuất ý kiến cho Hội đồng Bộ trưởng và Quốc hội trong trường hợp Thái Lan xem xét để gia nhập các điều ước liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Thanh tra Quốc hội về nhân quyền

Thanh tra Quốc hội của Thái Lan được ra đời dựa trên Hiến pháp Thái Lan do nhà vua Thái Lan chỉ định theo đề nghị của Thượng viện Thái Lan. Thanh tra Quốc hội Thái Lan điều tra các khiếu nại của công chúng đối với công chức và các cơ quan. Thanh tra Quốc hội Thái Lan có quyền truy tố nhung không có quyền thi hành bản án.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác

Ớ Thái Lan có nhiều tổ chức quốc gia tham gia các hoạt động nhân quyền như tổ chức bảo vệ quyền của những nhóm người dễ bị tổn thương gồm phụ nữ, ữẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người đồng tính..., chẳng hạn như ủy ban Quốc gia về người cao tuổi, tổ chức vê quyền của ngưòi khuyết tật, quyền ừẻ em, bình đẳng giới...

4.         Phillipines

Cơ quan nhân quyền quốc gia của Phillipines là ủy ban nhân quyền Phillipines và ủy ban nhân quyền của Tổng thống. Cùng với ủy ban nhân quyền của các nước Indonesia, Malaysia và Thailand, ủy ban nhân quyền Phillipines được coi là một trong 4 ủy ban trong khu vực Đông Nam Á hoạt động theo nguyên tắc Paris.

Ủy ban nhân quyền Phillipines

Ủy ban nhân quyền Phillipines được thành lập dựa trên Điều xin. 17 Hiến pháp Phillipines. Theo đó, ủy ban nhân quyền Phillipines có các chức năng và quyền hạn:

-           Tự tiến hành điều tra hoặc tiến hành điều tra theo khiếu nại mọi vi phạm nhân quyền về quyền chính trị và dân sự;

-           Thông qua các hướng dẫn hoạt động;

-         Đưa ra các biện pháp pháp lí phù hợp để bảo vệ quyền con người trong nước và người Phillipines ở nước ngoài;

-           Thực hiện quyền thăm các trại tạm giam, nhà tù, nhà tạm giam;

-           Thiết lập chương trình nghiên cứu, giáo dục và thông tin nhằm tăng cường tôn trọng tính ưu việt của nhân quyên;

-           Đề xuất Quốc hội các biện pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy nhân quyền;

-           Giám sát sự tuân thủ đối với công ước quốc tế về nhân quyền của chính phủ; …

-           Miễn truy tố đối với người có bằng chứng làm sáng tỏ quá trình điều tra mà ủy ban thực hiện hoặc được thực hiện dưới sự cho phép của ủy ban;

-           Yêu cầu hỗ trợ từ các vụ, cục, văn phòng hay cơ quan nào trong khi thực hiện chức năng của minh;

-           Chỉ định cán bộ, nhân viên theo luật pháp;

-           Thực hiện những biện pháp và chức năng khác, có thể do luật pháp quy định.

Bên cạnh đó ủy ban nhân quyền Phillipines có nghĩa vụ

-           Ngăn chặn vi phạm và lạm dụng nhân quyền thông qua việc vận động chính sách, quan hệ đối tác, giám sát, thông tin, giáo dục, nghiên cứu và tập huấn;

-           Điều tra, báo cáo, giám sát các vi phạm và lạm dụng nhân quyền;

-           Giúp đỡ các nạn nhân vi phạm nhân quyên và gia đình của họ, các khu vực dễ bị tổn thương khác, đối tượng liên quan;

-           Khuyến nghị, vận động chính sách nhằm thực hiện các chính sách, chương trình và biện pháp lập pháp, hành chính và tư pháp dựa trên cơ sở quyền một cách hợp lí;

Ủy ban nhân quyến của Tổng thống

Ủy ban nhân quyền của Tổng thống là cơ quan cố vấn chủ yếu của Tổng thống để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề nhân quyền trong nước.

Ủy ban nhân quyền của Tổng thống bao gồm các cơ quan trong nhánh hành pháp nhằm mục đích phối hợp chương trình và chính sách và đóng vai trò tư vấn cho người đứng đầu cơ quan hành pháp, ủy ban nhân quyền của Tổng thống hoàn toàn khác biệt với ủy ban nhân quyền Phillipines, đó là, ủy ban nhân quyền Phillipines được thành lập theo Hiến pháp nước Cộng hòa Phillipines và tuân thủ theo các Nguyên tắc Paris như là một thiết chế nhân quyền quốc gia độc lập còn ủy ban nhân quyền tổng thống bao gồm các cơ quan trong nhánh hành pháp nhằm mục đích phối hợp chính sách và chương trình và thực hiện vai trò cố vấn cho người đứng đầu cơ quan hành pháp.

5.         Myanmar

Ủy ban Nhân quyền quốc gia Myanmar gồm các quan chức chính phủ đã nghỉ hưu, các nhà ngoại giao, các học giả, các bác sĩ và các luật sư.

Ủy ban Nhân quyền quốc gia Myanmar có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được mô tả trong hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Myanmar.

Ủy ban Nhân quyền quốc gia Myanmar có thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ quan trọng là xử lý, xem xét và giải quyết các đơn khiếu kiện liên quan đến các cáo buộc về vi phạm quyền con người, ủy ban trực tiếp nhận đơn khiếu kiện, điều tra và kết quả sẽ chuyển đến các cơ quan chức năng giải quyết.

6. Xây dựng mô hình cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt Nam

Việt Nam là quốc gia lựa chọn việc áp dụng nguyên tắc pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật quốc tế về quyền con người nói riêng một cách gián tiếp (hay còn gọi là áp dụng từng phần). Thông qua đó các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam gia nhập được nội luật hoá vào trong hệ thống pháp luật quốc gia thông qua những quy định của các văn bân pháp luật có liên quan. Điều này để lý giải việc Việt Nam không có đạo luật riêng về quyền con người mà những quy đỉnh về quyền con người được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013, trong các Bộ luật và Luật có liên quan.

Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn xem quyền con người là sự thống nhất của hai mặt đối lập: quyền con người vừa mang tính phổ biến, tính nhân loại vừa mang tính đặc thù, tính giai cấp. Với quan điểm này, cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt Nam phải là cơ quan thực hiện xây dựng xã hội Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”... “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”[2]; Cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt Nam phải phản ánh được các thông tin phong phú, đa dạng và đáng tin cậy về tình hình nhân quyền, đồng thời phải là cơ quan phản biện có trí tuệ về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt Nam phải đáp ứng được những nhiệm vụ thực tiễn và phải phù hợp với Nguyên tắc Paris.

Nghiên cứu mô hình về cơ cấu tồ chức và hoạt động cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người của các cơ quan nhân quyền Quốc gia các nước ASEAN có thể nhận thấy:

-           Tuy mô hình cơ quan nhân quyền Quốc gia của các quốc gia ASEAN đa dạng do các đỉều kiện đặc thù về chính trị, văn hóa, lịch sử và trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhận thức cùa người dân quyết định nhung các cơ quan này đều được thành lập theo nguyên tắc Paris (là cơ quan được thành lập theo luật và độc lập với chính phủ).

-           Các cơ quan nhân quyền Quốc gia không nhất thiết phải có chức năng điều tra, giám sát, thẩm quyền tư pháp nhất định trong việc đưa các vụ việc vi phạm ra trước tòa án cũng như tham gia một phần vào quá trình tố tụng như điều tra, xét xử đối với những vi phạm quyền con người (chức năng tương tự tư pháp - quasi-judicial).

-           Mô hình cơ quan nhân quyền Quốc gia có thể được xây dựng với chức năng chủ yếu là nghiên cứu, giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, xây dựng báo cáo quốc gia, đề xuất các kiến nghị, tham gia xây dựng luật và tư vấn về chính sách liên quan đến quyền con người.

-           Cơ quan nhân quyền Quốc gia đề cao vai trò pháp luật, xem pháp luật là nguyên tắc tối thượng, đồng thời có những cơ chế để kiểm soát xu hướng lạm dụng quyền lực của các nhánh quyền lực nhà nước cũng như của các công chức và quan chức nhà nước.

-           Nhận thức rõ vai trò hiệu quả, độc lập và linh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự nhằm giảm thiểu việc các cơ quan nhà nước vi phạm nhân quyền, qua đó giúp cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng và giúp người dân bảo đảm được các quyền và tự do.

Từ các điều kiện đặc thù về hệ thống chính trị, lịch sử văn hóa, truyền thống dân tộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và ý thức pháp luật, văn hóa về quyền con người ở Việt Nam cũng như tham khảo mô hình cơ quan nhân quyền Quốc gia của một số nước ASEAN, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số mô hình cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt Nam như sau:

Cơ quan nhân quyền Quốc gia trực thuộc chính phủ

Theo mô hình này, cơ quan nhân quyền Quốc gia do Chính phủ thành lập nhưng cổ tính độc lập tương đối với các cơ quan hành pháp khác. Cơ quan nhân quyền Quốc gia gồm ủy ban Nhân quyền trực thuộc chính phủ, ủy ban Nhân quyền trực thuộc Chủ tịch nước. Mô hình này có thể triển khai mở rộng từ cơ chế hiện nay của Ban Chi đạo Nhân quyền của Chính phủ với Văn phòng Thường trực.

Cơ quan nhân quyền Quốc gỉa độc lập

Theo mô hình này, cơ quan nhân quyền Quốc gia gồm ủy ban Nhân quyền quốc gia và các Viện Nghiên cứu Quốc gia. Đây là mô hình cơ quan nhân quyền Quốc gia được xây dựng theo nguyên tắc Paris (được thành lập dựa trên qui định của Hiến pháp hoặc luật, điều luật do Quốc hội thông qua, với địa vị pháp lý hoàn toàn độc lập với các nhánh của quyền lực Nhà nước).

Cơ quan nhân quyền Quốc gia trực thuộc Quốc hội

Theo mô hình này, cơ quan nhân quyền Quốc gia thuộc nhánh lập pháp cỏ tính độc lập tương đối với Quốc hội. Cơ quan nhân quyền Quốc gia gồm Thanh tra Quốc hội về Nhân quyền; ủy ban Nhân quyền của Quốc hội (thực hiện chức năng giám sát tối cao về vấn đề nhân quyền ở cả 3 khía cạnh: xây dựng luật, chính sách; thi hành và xét xử), đồng thời thực hiện một phần các chức năng hiện nay của một số ủy ban của Quốc hội như việc xem xét, giải quyết các vấn đề khiếu kiện, tố cáo,...liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hiện thuộc thẩm quyền của Ban Dân Nguyện, vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em, quyền phụ nữ hiện thuộc thẩm quyền của ủy ban các vấn đề xã hội và ủy ban Thanh Thiếu niên và Nhi đồng, vấn đề liên quan đến các quyền của đồng bào dân tộc ít người hiện thuộc thẩm quyền của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cơ quan nhân quyền Quốc gia phải bao gồm đại diện của nhiều lĩnh vực chuyên môn, nhiều tầng lớp, các nhóm lọi ích trong xã hội để phát huy đầy đủ các tiềm năng của cơ quan nhân quyền Quốc gia.

Điều này xuất phát từ thực tiễn hiện nay là các hoạt động thúc đẩy các quyền kinh tế và xã hội của các cơ quan nhân quyền quốc gia có phần yếu hơn các hoạt động thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị do các cơ quan nhân quyền quốc gia còn thiếu kiến thức thực tế liên quan các lĩnh vực lao động, y tế, nhà đất, an ninh xã hội, giáo dục.

Sự thiếu hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn cần thiết của các cơ quan nhân quyền quốc gia trong các lĩnh vực nói trên, do đó, đã hạn chế chính các tiềm năng của các cơ quan này trong việc giám sát các quyền kinh tế và xã hội. Do vậy, việc xác định các phương pháp và cách tiếp cận bổ sung thích hợp bao gồm tăng cường năng lực trong việc tìm hiểu thực tế; tham vấn cộng đồng; phân tích và thu thập dữ liệu sơ cấp (primary data) và thứ cấp (Secondary data); phân tích kinh tế bao gồm ngân sách, thông tin để giải quyết quyền kinh tế, xã hội và phân bổ ưu tiên để thực hiện các quyền là rất quan trọng đối với cơ quan nhân quyền quốc gia.

 

 


[1] Xem Professional training series No.4. National human rights institutions. A handbook on the establishument and strenthening of national institutions for the promotion and the protection of human rights. Central of human rights-Geneva. 1995. P.6.

[2] Văn kiện Đại hội XI. Cương lĩnh.NXB CTQG, HN, năm 2011. Tr 70,76.