NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC TRƯỜNG LUẬT CỦA VIỆT NAM
PGS.TS. Vũ Công Giao - ThS. Nguyễn Minh Tâm●
1. Khái lược về nghiên cứu, giáo dục quyền con người
Trong lĩnh vực quyền con người, luật nhân quyền quốc tế (LNQQT) đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc trong các điều ước mà các quốc gia thành viên có trách nhiệm phải tuân theo. Để thực hiện những nghĩa vụ này, thông thường các quốc gia đều phải tiến hành các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và các biện pháp phù hợp khác như giáo dục, đào tạo, tuyên truyền, vận động,... mà đều đòi hỏi được xây dựng và tổ chức thực hiện dựa trên kết quả của những nghiên cứu chuyên sâu về quyền con người. Hay nói cách khác, cũng giống như bất cứ lĩnh vực nào, nghiên cứu khoa học về quyền con người là tiền đề để tổ chức thực hiện và đảm bảo có hiệu quả các tiêu chuẩn về quyền con người.
Đối với giáo dục, đào tạo quyền con người, đây là vấn đề được Liên hợp quốc (LHQ) đặc biệt quan tâm và xem như là một biện pháp cốt yếu, mang tính chiến lược để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các tiêu chuẩn về quyền con người trên phạm vi toàn cầu. Điều này được thể hiện ngay trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR, Điều 26), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ICESCR, Điều 13), Tuyên bố Viên và Chương trình hành động (đoạn 78-82), các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ liên quan đến Thập kỷ giảo dục quyền con người (1995-2004) và Chương trình toàn thế giới về giáo dục quyền con người (2005-2019). Đặc biệt, ngày 9/12/2011, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Tuyên ngôn về giáo dục và đào tạo quyền con người — một văn kiện có ý nghĩa lịch sử bởi lần đầu tiên đã khẳng định quyền được hưởng giáo dục về quyền con người của mọi cá nhân cũng như khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền này.[1] Văn kiện này cũng xác định khái quát một số khía cạnh nền tảng về giáo dục, đào tạo quyền con người như sau:
Về khái niệm, giáo dục và đào tạo quyền con người (human rights education and training) được hiểu “bao gồm tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo, thông tin, nâng cao nhận thức và học tập nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ trên toàn cầu tất cả các quyền con người và các tự do cơ bản, qua đó đóng góp trở lại với việc ngăn chặn các vi phạm và lạm dụng quyền con người bằng cách cung cấp cho mọi người kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cũng như phát triển thái độ và hành xử, để trao cho họ khả năng đóng góp vào việc xây dựng và thúc đẩy một nền văn hóa toàn cầu về quyền con người”.[2]
Về đối tượng, giáo dục, đào tạo quyền con người là một quá trình suốt đời, hướng đến mọi lứa tuổi và mọi bộ phận của xã hội.
Về hình thức, giáo dục, đào tạo quyền con người bao gồm giáo dục, đào tạo trước tiểu học, tiểu học, trung học; giáo dục, đào tạo bậc cao và mọi hình thức [giáo dục, đào tạo và học tập] khác (công, tư, chính quy, phi chính quy hay không chính quy); bao gồm cả dạy nghề, đặc biệt là đào tạo giáo viên, giảng viên và cán bộ nhà nước, giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông và các hoạt động thông tin và [nâng cao] nhận thức công chúng.
Về phương thức, giáo dục, đào tạo quyền con người gồm 3 khía cạnh: (ỉ) giáo dục, đào tạo về quyền con người, bao gồm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các quy tắc, nguyên tắc, giá trị nền tảng của quyền con người và các cơ chế bảo vệ; (ii) giảo dục, đào tạo thông qua quyền con người, bao gồm việc học tập và giảng dạy theo cách thức tôn trọng các quyền của cả người dạy và người học; (iii) giảo dục, đào tạo vì quyền con người, bao gồm việc trao cho mọi người khả năng hưởng thụ và thực hiện các quyền của mình và đê tôn trọng và phát huy các quyền của người khác.
Về mục tiêu, giáo dục, đào tạo quyền con người hướng tới: (i) nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự chấp thuận cũng như bảo đảm việc bảo vệ các quyền con người phổ quát (ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế); (ii) xây dựng nền văn hóa toàn cầu về quyền con người mà ở đó mọi cá nhân nhận thức được về các quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên của một xã hội tự do, hòa bình, đa nguyên và hòa nhập; (iii) theo đuổi việc hiện thực hóa hiệu quả tất cả các quyền con người, thúc đẩy sự khoan dung, không phân biệt đối xử và bình đẳng; (iv) đảm bảo các cơ hội bình đẳng cho tất cả [mọi người] thông qua tiếp cận giáo dục và đào tạo quyền con người có chất lượng, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào; (v) góp phần ngăn chặn và xóa bỏ các vi phạm, lạm dụng quyền con người và các hình thức cũng như [thành kiến] nền tảng của chúng.
Về các nguyên tắc, giáo dục, đào tạo quyền con người: (i) phải dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, nhân phẩm, hòa nhập và không phân biệt đối xử; (ii) phải tiếp cận được và sẵn có với tất cả mọi người trên cơ sở có tính đến những thách thức, rào cản cũng như nhu cầu, nguyện vọng của những người hoặc nhóm người trong những hoàn cảnh cụ thể; (iii) phải dựa trên và làm phong phú thêm sự đa dạng của các nền văn minh, tôn giáo, văn hóa và truyền thống của các quốc gia khác nhau; (iv) phải tính đến các hoàn cảnh khác nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa; (v) được xây dựng và thực thiện theo tinh thần tham gia, hòa nhập và có trách nhiệm [của các chủ thể trong xã hội].
Trên đây là một số khía cạnh nền tảng tạo khuôn khổ cho các quốc gia xây dựng các chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động và chương trình để thực thi giáo dục và đào tạo về quyền con người. Tính từ năm 1995 cho đến nay, trong khuôn khổ Thập kỷ giáo dục quyền con người của LHQ (1995-2004) và Chương trinh toàn thế giới về giáo dục quyền con người (2005-nay), đã có 57 quốc gia xây dựng kế hoạch/ chiến lược hành động quốc gia về giáo dục, đào tạo quyền con người[3], trong đó có 3 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á gồm Phillipines, Indonesia và Thái Lan. Ba quốc gia Đông Nam Á này cũng đã sớm quan tâm và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và giáo dục, đào tạo quyền con người, có thể được khái quát như sau:[4]
Ở Philippines, giáo dục, đào tạo quyền con người rất được quan tâm, đã được thể chế hóa và thực hiện một cách rộng rãi và có hệ thống trong các khu vực chính quy (nhà trường, cảnh sát, quân đội, hệ thống công vụ) và không chính quy (cộng đồng, khu vực tư và các nhóm dễ bị tổn thương). Năm 1997, Philippines đã thông qua Kế hoạch Thập kỷ giáo dục quyền con người 1998- 2007, trong đó đề ra các mục tiêu tổng quát và cụ thể cần đạt được vào cuối thập kỷ. Tính đến nay, hầu hết các tỉnh và rất nhiều khu vực hành chính địa phương ở Philippines đều có những trung tâm giáo dục, đào tạo quyền con người. Từ năm học 2004-2005, các giáo trình mới “Giảng dạy quyền con người cho tiểu học ”, “Giảng dạy quyển con người cho các trường pho thông”, “Sổ tay về giáo dục, đào tạo quyền con người ” đã được đưa vào áp dụng trong hệ thống nhà trường. Ngoài ra, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Philippines đang triển khai các hoạt động giáo dục, đào tạo quyền con người. Nhiều mạng lưới, diễn đàn, hội thảo, hội nghị, chiến dịch được thành lập và tổ chức để thúc đẩy giáo dục, đào tạo quyền con người. Mặc dù vậy, các trung tâm nghiên cứu mang tính học thuật về quyền con người ở Philippines lại không nhiều. Hiện nay có khoảng 17 trung tâm và chỉ có 3 trong số đó trực thuộc các trường đại học, số còn lại là các NGO. Hầu hết các trung tâm này đều đã xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về quyền con người.[5]
Ở Indonesia, Kế hoạch hành động quốc gia về quyền con người giai đoạn ì 998-2003 đã được thông qua năm 1998 và được kế tiếp bởi sắc lệnh số 61/2003 và số 40/2004 của Tổng thống. Căn cứ vào kế hoạch quốc gia, các địa phương (tỉnh, huyện) sẽ soạn thảo kế hoạch riêng cho mình, trong đó bao gồm các hoạt động giáo dục, đào tạo về quyền con người. Mục tiêu của các kế hoạch là nhắm tới việc tôn trọng, bảo vệ tốt hơn các quyền con người, hướng dẫn các chủ thể trong xã hội phối hợp các hoạt động để đạt được những mục đích cụ thể đề ra trong từng năm. Trong hệ thống giáo dục chính quy, các nội dung giáo dục quyền con người được lồng ghép vào môn học Giáo dục công dân (Citizenship Education) và một số môn học khác. Ngoài ra, các NGOs cũng có rất nhiều sáng kiến trong việc phổ biến các kiến thức về quyền con người trong cộng đồng.
Đối với hoạt động nghiên cứu quyền con người, đây lại là hoạt động nở rộ nhất ở Indonesia. Hiện có khoảng 30 trung tâm nghiên cửu về quyền con người thuộc các trường đại học và thường là nơi tập hợp nhiều chuyên gia thuộc các khoa chuyên môn khác nhau. Ngoài ra, ở Indonesia còn có nhiều cơ quan nghiên cứu độc lập khác cũng tiến hành nghiên cứu về quyền con người và họ đều đã có những nghiên cứu, xuất bản phẩm về chủ đề này.[6]
Ớ Thái Lan, Chương trình giáo dục căn bản được Chính phủ thông qua năm 2001 với tám nhóm môn cho bậc học phổ thông trong đó lồng ghép nhiều nội dung về quyền con người, đặc biệt là trong nhóm môn xã hội, tôn giáo và văn hóa. ở bậc đại học, các vấn đề quyền con người chủ yếu được giảng dạy tại các trường luật trong môn Luật quốc tế. Hiện tại, Đại học Mahidol có chương trình đào tạo quốc tế sau đại học (bậc thạc sĩ và tiến sĩ) về quyền con người và một số chương trình đào tạo về quyền con người khác cho sinh viên, học viên bản địa. Đây cũng là một trong hai trường đại học có trung tâm nghiên cứu về quyền con người (trường còn lại là Đại học Chulalongkom).
Cũng giống như Philippines, số lượng trung tâm nghiên cứu về quyền con người ở Thái Lan là khá ít (ngoài 2 trung tâm trên, còn khoảng 11 trung tâm khác chủ yếu là các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong phạm vi khu vực).[7] Tuy vậy, một điểm khá tương đồng giữa hai quốc gia này là vai trò của cơ quan nhân quyền quốc gia trong thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục, đào tạo về quyền con người là rất tích cực.
2. Nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam
Khó xác định rõ hoạt động nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam được khởi đầu từ khi nào, tuy nhiên, chắc chắn việc nghiên cứu nội dung một số điều ước quốc tế về quyền con người và những phương diện lý luận của nó đã được thực hiện từ đầu những năm 1980, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập và phê chuẩn những điều ước này. Mặc dù vậy, các nghiên cứu không được tập hợp và xã hội hóa, cho nên khó đánh giá được cụ thể về mức độ và phạm vi của chúng. Tuy nhiên, trong điều kiện và hoàn cảnh của những năm 1980, có thể dự đoán rằng các nghiên cứu còn sơ sài, nhưng chúng lại có những tác động quan trọng khi đặt trong bối cảnh lúc đó, thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu đã giúp hình thành và củng cố nhận thức về bản chất của quyền con người và xu hướng chung trên thế giới, bước đầu giúp giải tỏa một số quan điểm ấu trĩ cho rằng quyền con người hoàn toàn là sản phẩm và công cụ của phương Tây nhằm can thiệp vào chủ quyền của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, các nghiên cứu đã góp phần dẫn đến việc trong các năm 1981- 1983, Việt Nam đã tham gia tất cả những điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người do LHQ thông qua (tính đến thời điểm đó). Điều này đã cho thấy lập trường cởi mở, tiến bộ của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người, tách khỏi những chia rẽ về nhận thức, quan điểm và những tranh cãi bị chính trị hóa nặng nề lúc đó giữa hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa về tính pháp lý và hợp lý của hai nhóm quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
Sang những năm 1990, hoạt động nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam đánh dấu sự “bùng nổ” khi lần đầu tiên khái niệm quyền con người được đề cập cụ thể trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 50), tạo nền tảng chính trị và pháp lý cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và tổ chức thực hiện các quyền con người ở Việt Nam theo hướng gắn kết với các tiêu chuẩn chung của quốc tế về quyền con người. Sự kiện quan trọng này chắc chắn phải dựa trên các kết quả nghiên cứu về quyền con người trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, trong đó có thể kể đến đề tài khoa học "Chủ nghĩa xã hội và nhân quyền ” do Học viện Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Học viện CTQG HCM) thực hiện năm 1990-1991; chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước "Con người - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội ” do GS.TS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, trong đó có một nhánh được dành riêng nghiên cứu về quyền con người ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới.
Vào năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (nay là Viện Nghiên cứu quyền con người - VIHR) được thành lập ở Học viện CTQG HCM. Đây là cơ sở nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành đầu tiên trên lĩnh vực quyền con người. Kể từ khi được thành lập, Trung tâm này đã triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cả về phương diện lý luận, pháp lý và thực tiễn về quyền con người, bổ sung cho các nghiên cứu đã có ở nước ta. Ngoài ra, thời gian này cũng có một số chủ thể nhà nước khác tiến hành các nghiên cứu về quyền con người, tập trung vào những khía cạnh pháp lý của Công ước về quyền trẻ em và một số Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Bên cạnh đó cũng đánh dấu sự tham gia của một số tổ chức quốc tế (như UNICEF, Radda Bamen) và NGO vào các hoạt động nghiên cứu này.
Nhìn chung, trong những năm 1990, hoạt động nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể. Về mặt chủ thể, ngoài vai trò chủ đạo của các cơ quan nhà nước, hoạt động nghiên cứu về quyền con người đã đánh dấu sự tham gia rộng rãi hơn của các tổ chức xã hội dân sự. về mặt nội dung và kết quả, giai đoạn này chứng kiến nhiều công trình nghiên cứu lý luận quy mô được thực hiện, đồng thời cũng có nhiều đề tài nghiên cứu thực tiễn tập trung vào làm rõ và đưa ra giải pháp cho những vấn đề cụ thể liên quan đến quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Một số công trình quan trọng mà kết quả nghiên cứu đã được xã hội hóa như: “Quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ” do Học viện CTQG HCM thực hiện (1993); “Quyền con người trong thế giới hiện đại” do Phạm Khiêm ích, Hoàng Văn Hảo chủ biên (1995); "Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại ” do Chu Hồng Thanh chủ biên (1996); “Một số vấn đề về quyền kinh tế - xã hội” và “Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị ” do Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh chủ biên (1996-1997);...
Từ những năm 2000 cho tới nay, hoạt động nghiên cứu quyền con người ở Việt nam đánh dấu những bước phát triển mới. Về mặt chủ thể, năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS, thuộc Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội) được thành lập. Một năm sau đó, Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật về quyền con người và quyền công dân (thuộc Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh) cũng được thành lập. Tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), ngoài Viện Nghiên cứu giới và gia đình, một số đơn vị trực thuộc khác (Viện Nghiên cứu con người, Viện Nhà nước và pháp luật) đã thành lập Phòng nghiên cứu về Quyền con người. Nhìn chung, sự thành lập của các cơ sở này đã đánh dấu một bước phát triển mới về mặt tổ chức trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người ở Việt Nam. Ngoài ra, sự tham gia của các chủ thể nhà nước khác và các tổ chức xã hội dân sự vào hoạt động nghiên cứu quyền con người cũng tiếp tục được tăng cường.
Về mặt nội dung, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nghiên cứu quyền con người bao gồm hai hợp phần cơ bản đó là: (i) nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền con người (khái niệm, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành, phát triển, mối quan hệ với các phạm trù chính trị, xã hội, văn hóa, pháp luật,...); và (ii) nghiên cứu những tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và quy định pháp luật quốc gia về quyền con người và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc bảo đảm thực hiện các tiêu chuẩn và quy định đó.
Mảng nghiên cứu thứ nhất chủ yếu do một số cơ quan của Đảng, Nhà nước và một số trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện. Nhìn chung, số lượng các cơ quan còn hạn chế nhưng đang có xu hướng tăng lên. Tuy không có công trình nghiên cứu nào quy mô như các công trình được thực hiện trong những năm 1990, nhưng số lượng và phạm vi các công trình nghiên cứu đã gia tăng nhanh chóng. Một số công trình tiêu biểu do VIHR thực hiện cùng với sự hỗ trợ, hợp tác của một số nhà tài trợ quốc tế đó là: “Nhân quyền: Lý luận và thực tiễn ” (2000-2001); Hiến pháp, pháp luật và quyền con người: Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển ” (2000-2001); “Quyền con người: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Australia” (2003-2004); “Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam: Truyền thống, lý luận và thực tiễn” (2004);... Ngoài ra, cũng cần phải kể đến công trình biên soạn Sách trắng về “Thành tựu nhân quyền ở Việt Nam ” năm 2004 do Bộ Ngoại giao chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, trường đại học và viện nghiên cứu.
Mảng nghiên cứu thứ hai được thực hiện nhằm hai mục tiêu chính đó là:
(i) Để chuẩn bị cho việc tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người; và
(ii) Để nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã là thành viên vào hệ thống pháp luật quốc gia. Bởi vậy, mảng nghiên cứu này chủ yếu do các chủ thể nhà nước có liên quan tham gia. Bên cạnh đó, một số cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, tổ chức xã hội và chủ thể quốc tế cũng tham gia với vai trò tư vấn, hỗ trợ hay phản biện. Tuy nhiên, sản phẩm của các nghiên cứu dạng này thường ít được xã hội hóa. Một số ấn phẩm (nghiên cứu so sánh) tiêu biểu như: Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam ” của Văn phòng Quốc hội (2003); “Pháp luật quốc gia và quốc tế về chống tra tấn ” của VIHR (2004); "Công ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ” của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004); “Luật nhân đạo quốc tế — Nhũng vấn đề cơ bản ” của VIHR (2005);...
Qua những trình bày trên có thể thấy, hoạt động nghiên cứu về quyền con người ở Việt Nam đã chính thức được triển khai từ những năm 1980 và ngày càng phát triển theo hướng mở rộng cả về phạm vi, nội dung nghiên cứu và chủ thể tham gia. Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này trong hơn ba thập kỷ qua đã góp phàn quan trọng trong việc xây dựng các chính sách và pháp luật về quyền con người của Đảng và Nhà nước, cũng như trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực này. Tuy vậy, xét trên mọi khía cạnh thì hoạt động nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam hiện mới chí ớ giai đoạn đầu, còn nhiều hạn chế cả về mức độ, phạm vi, kết quả nghiên cứu và hiệu quả ứng dụng mà xuất phát từ những yếu tố cơ bản như sau:
Thứ nhất, hiện chưa có những định hướng hay kế hoạch cụ thể, rõ ràng và dài hạn cho hoạt động nghiên cứu về quyền con người ở Việt Nam. Ngoại trừ một số đề tài nghiên cứu lý luận lớn vào những năm 1990 được thực hiện theo “đơn đặt hàng” của nhà nước, hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này cơ bản vẫn đang được thực hiện theo sáng kiến và nguồn kinh phí tự huy động của các cơ quan nghiên cứu. Điều này dẫn đến tình trạng các nguồn nhân lực, vật lực cho nghiên cứu vốn đã hạn chế lại bị sử dụng một cách dàn trải, không được tập trung cho những vấn đề cấp thiết và không tạo ra các sản phẩm nghiên cứu mang tính hệ thống.
Thứ hai, mạng lưới các cơ quan nghiên cứu về quyền con người còn mỏng và thiếu trầm trọng các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Thêm vào đó, sự hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu về quyền con người rất hạn chế, dẫn tới tình trạng đã thiếu về nguồn nhân lực, vật lực nhưng hoạt động nghiên cứu vẫn chồng chéo, lãng phí, không có tính liên kết, kế thừa.
Thứ ba, không có cơ chế, yêu cầu và tiêu chí đánh giá rõ ràng trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu về quyền con người vào thực tiễn. Một thực tế là có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này thực hiện xong được xếp vào giá sách hay nhét vào hộc tủ mà không được đem ra ứng dụng, thậm chí không được xã hội hóa. Thực trạng nghiên cứu “để xếp xó” này không chỉ làm lãng phí nguồn nhân lực, vật lực mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực khác như sự chồng chéo về đề tài, sao chép kết quả hay vô trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu.
3. Giáo dục quyền con người ở Việt Nam[8]
3.l. Giáo dục quyền con người ở các bậc học phổ thông
Hiện nay, trong Chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam, một số nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể cùa luật quốc tế về quyền con người đã được lồng ghép vào các môn học Đạo đức (ở bậc tiểu học) và Giảo dục công dân (ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông). Mục tiêu của những môn học này và đồng thời cũng là mục tiêu của giáo dục, đào tạo quyền con người ở bậc học phổ thông đó là nhằm hình thành nhân cách, nhận thức và thái độ hành xử đúng đắn cho các công dân trẻ trong các vấn đề về quyền con người, cả ở hiện tại và trong tương lai.
Cụ thể, ở bậc tiểu học, trong môn Đạo đức đã bao gồm các bài học hướng dẫn học sinh tôn trọng người khác như: giúp đỡ người khuyết tật; tôn trọng khách nước ngoài; tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; bảo vệ môi trường; tôn trọng phụ nữ;… Trong các bài học này, tuy các khái niệm cụ thể về quyền chưa được sử dụng và các kiến thức, thông tin chuyển tải mới chỉ ở mức độ đơn giản, nhưng rõ ràng thông qua các bài học kể trên, học sinh có thể hiểu được một số nguyên tắc cơ bản của quyền con người và nghĩa vụ tôn trọng quyền con người của các nhóm đối tượng có liên quan.
Ở bậc trung học cơ sở, trong môn Giáo dục công dân, số lượng bài học về quyền con người đã nhiều hơn, các bài học chứa đựng những kiến thức rộng và sâu hơn về quyền con người.[9] Tuy vậy, cũng tương tự như bậc tiểu học, các bài học về quyền con người ở bậc trung học cơ sở vẫn được thiết kế thông qua những bối cảnh sinh hoạt hàng ngày và phù hợp với nhận thức xã hội của học sinh theo từng độ tuổi, giúp học sinh có thể hiểu được các khái niệm và phạm trù đôi khi khá phức tạp trên lĩnh vực này.
Ở bậc trung học phổ thông, môn Giáo dục công dân đã mang tính lý thuyết và tính khái quát khá cao, nhiều nội dung tương đối trừu tượng với lứa tuổi thiếu niên. Chương trình lớp 10 đã đề cập đến một số nghĩa vụ của công dân, nhưng chủ yếu từ khía cạnh đạo đức (đối với cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại); lớp 11 có các bài như: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (bài 9); Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (bài 10);... Các kiến thức về quyền con người tập trung nhiều hơn ở chương trình lớp 12, theo đó học sinh được tiếp cận với nhiều nội dung liên quan đến quyền con người như bài: Công dân bình đẳng trước pháp luật (bài 3); Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (bài 5); Công dân với các quyền tự do cơ bản (bài 6); Công dân với các quyền dân chủ (bài 7);...
Về tài liệu phụ trợ cho các bậc học phổ thông, năm 2012, thực hiện Tiểu đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nước về quyền con người”, Bộ Tư pháp đã biên soạn hai cuốn sách: “Sổ tay tìm hiểu pháp luật trong nước về quyền con người ” và “Một sổ kiến thức pháp luật về quyền con người - Dành cho giáo viên dạy môn giảo dục công dân, môn pháp luật ” (Tập 1), với mục đích cung cấp một số kiến thức pháp luật cơ bản về quyền con người cho giáo viên nhằm hỗ trợ họ trong giảng dạy nội dung này ở nhà trường. Ngoài ra, đơn vị này cũng biên soạn rất nhiều tài liệu bổ trợ cho giáo dục quyền con người (có thể dùng ở các bậc giáo dục cao hơn) như các đặc san tuyên truyền pháp luật, các tài liệu bồi dưỡng kiến thức.[10] Tuy nhiên, có thể thấy các tài liệu bổ trợ này quá thiên về khía cạnh pháp luật.
Như vậy, có thể thấy lượng kiến thức về quyền con người trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam là khá lớn so với mặt bằng chung trên thế giới. Bên cạnh đó, việc thiết kế các bài học đã có tính đến trình độ nhận thức và tâm lý của học sinh ở từng độ tuổi. Đây là những điểm tích cực cho thấy sự quan tâm của Nhà nước cũng như triển vọng tốt đẹp của hoạt động giáo dục quyền con người trong các bậc học phổ thông ở Việt Nam. Tuy vậy, vẫn có những hạn chế lớn hiện đang tồn tại như sự hiểu biết, phương pháp giảng dạy của giáo viên, tài liệu, phương tiện học tập về quyền con người,[11]... Những vấn đề này làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục, đào tạo quyền con người nói riêng.
3.2. Giáo dục quyền con người ở các trường đại học không chuyên về luật
Ở bậc giáo dục đại học và sau đại học, mục tiêu của giáo dục quyền con người là để đào tạo các chuyên gia trên lĩnh vực này. Bởi vậy, cũng giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, giáo dục quyền con người không hiện diện trong chương trình giảng dạy của tất cả các trường đại học ở Việt Nam. Các nội dung về quyền con người chủ yếu được nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành luật, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế,... Nhìn chung, ở các cơ sở đào tạo này, nội dung quyền con người chủ yếu được lồng ghép trong chương trình của một số môn học về luật có liên quan như Luật quốc tế, Luật hiến pháp Việt Nam, Luật hiến pháp nước ngoài, hoặc trong một số ngành luật khác (ví dụ: luật dân sự, luật kinh doanh, luật thương mại, luật hành chính, luật hình sự và tố tụng hình sự,...) với mức độ đề cập rất khái quát và cách tiếp cận chưa thực sự đầy đủ.[12]
Trong các cơ sở đào tạo không chuyên về luật, Viện Nghiên cứu quyền con người (VIHR - thuộc Học viện CTQG HCM) được biết đến là cơ sở đầu tiên thực hiện việc giảng dạy quyền con người ở Việt Nam, song chỉ hạn chế cho học viên là các cán bộ nhà nước. Cơ sở này có một môn học riêng là “Lý luận về Quyền con người” dành cho chương trình đào tạo cử nhân chính trị (từ năm 1998).[13] Tính đến thời điểm thực hiện bài viết này,[14] VIHR đã giảng dạy cho hơn 200 lớp cử nhân và cao cấp luận chính trị, 14 khóa nghiên cứu sinh, 30 khóa cao học chuyên ngành với rất nhiều đề tài luận văn, luận án luật học có liên quan đến quyền con người đã được bảo vệ thành công. Ngoài ra, VIHR còn tham gia đào tạo ở các cơ sở ngoài Học viện như Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Cảnh sát, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,... và cho các cơ quan, đơn vị của Nhà nước. Từ năm học 2015-2016, cơ sở này đã bắt đầu tuyển sinh đào tạo thạc sỹ chuyên ngành “Quyền con người”.
Về hoạt động nghiên cứu, do đây là chức năng, nhiệm vụ chính của VIHR nên số lượng công trình nghiên cứu về quyền con người của VIHR là rất lớn, trong đó có nhiều đề tài khoa học quan trọng cấp Nhà nước và cấp Bộ. Kết quả nghiên cứu của một số đề tài cũng đã được xã hội hóa (đã đề cập ở trên) thành các sách tham khảo, bài báo khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu,... Thống kê từ năm 2010 đến nay, VIHR đã xã hội hóa được gần 30 cuốn sách, hơn 300 bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và bản tin Thông tin quyền con người (bản tin của VIHR). Bên cạnh đó, VIHR cũng rất tích cực, chủ động trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế trên lĩnh vực học thuật, nghiên cứu về quyền con người. Nhìn chung có thể thấy VIHR là một trong những cơ sở quan trọng về nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Học viện Khoa học xã hội (GASS - thuộc VASS) là cơ sở chuyên đào tạo sau đại học, và hiện là một trong ba cơ sở có chương trình đào tạo thạc sỹ về “Quyền con người” (thuộc ngành luật), bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2012- 2013. Quyền con người là học phần bắt buộc áp dụng cho toàn bộ học viên của Khoa Luật với mục tiêu cung cấp những kiến thức về quyền con người dưới góc độ đa ngành, liên ngành khoa học xã hội cũng như liên ngành luật học. GASS có 03 giáo trình riêng và đã xuất bản 10 cuốn sách chuyên khảo về quyền con người phục vụ cho công tác đào tạo; một số luận văn, luận án về quyền con người được lưu trữ trong thư viện GASS và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan thuộc khối các Viện nghiên cửu khác thuộc VASS. Bên cạnh đào tạo sau đại học, GASS còn có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về quyền con người khác (ví dụ, khóa học ngắn hạn về Phát triển con người, khóa bồi dưỡng kiến thức về Quyền con người,.. .)[15]
Về hoạt động nghiên cứu khoa học, GASS đã triển khai nhiêu đê tài liên quan đến quyền con người và đã xuất bản các giáo trình, tài liệu về quyền con người (khoảng 13 đầu sách), tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia về quyền con người (trung bình 2 hội thảo/ năm),... GASS cũng là đầu mối rất tích cực trong việc thiết lập một mạng lưới hợp tác về giáo dục và nghiên cứu quyền con người giữa các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.
Tại Đại học Hà Nội, trong chương trình của Khoa Quốc tế học có một môn học riêng biệt và chính thức (bắt buộc) về quyền con người từ năm 2012 với tên gọi “Nhân quyền và chính sách quốc gia ” (5 Tín chỉ - TC).[16] Ngoài ra, các khía cạnh về quyền con người còn có trong bốn môn học khác gồm “Xã hội dân sự”, “Bình đẳng giới và phát triển”, “Kinh tế phát triển”, “Môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam”, về cơ bản có thể thấy, đây là cơ sở có chương trình giảng dạy về quyền con người với phạm vi rộng nhất, bao hàm cả các vấn đề của luật quốc tế, khuôn khổ chính trị, chính sách đối ngoại và xã hội.[17]
Trên đây là ba cơ sở đào tạo không chuyên về luật có hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người đáng chú ý nhất. Ở các cơ sở đào tạo không chuyên về luật khác, theo đánh giá của chúng tôi, nội dung nghiên cứu, giáo dục về quyền con người chưa được quan tâm và chú trọng mà xuất phát từ một số nguyên nhân như sau: thứ nhất, các cơ sở này chưa thấy được nhu cầu và sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người; thứ hai, thiếu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có kinh nghiệm và chuyên sâu về quyền con người; thứ ba, thiếu các nguồn lực (như về tài liệu, tài chính,...) phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người.
3.3. Giáo dục quyền con người ở các trường đại học đào tạo chuyên ngành luật
Theo một thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 20 cơ sở đại học đào tạo chuyên ngành luật.[18] Qua khảo sát sơ bộ chương trình đào tạo ở các cơ sở này, số lượng cơ sở có môn học bắt buộc về quyền con người là rất ít. Một số cơ sở có môn học tự chọn về quyền con người (Học viện Ngoại giao, Khoa Luật thuộc Đại học cần Thơ) trong chương trình luật quốc tế, tuy nhiên, thời lượng và nội dung môn học là quá ít trong mối tương quan với các môn học khác. Tại Đại học Luật Hà Nội (một trong ba cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước), môn học tự chọn này đã không còn được áp dụng từ năm 2006 khi chương trình luật quốc tế được thiết kế lại thành luật kinh doanh quốc tế. Nhìn chung, ở hầu hết các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật hiện nay, các nội dung về quyền con người chủ yếu được giảng dạy lồng ghép trong các môn học về luật khác có liên quan (như đã đề cập ở trên). Tuy nhiên, các nội dung và mức độ về quyền con người được đề cập trong các môn học này còn tùy thuộc vào sự am hiểu và sự quan tâm của giảng viên cũng như người học. Dưới đây là một số cơ sở đào tạo có môn học riêng biệt chính thức bắt buộc về quyền con người và/ hoặc có chương trình đào tạo về lĩnh vực này, bao gồm:
Tại Khoa Luật (thuộc Đại học quốc gia Hà Nội), môn học “Lý luận pháp luật về quyền con người ” được đưa vào giảng dạy từ năm 2007, đà có giáo trình kể từ năm 2009 và trở thành môn học bắt buộc kể từ năm học 2013-2014 (4 TC).[19] Ngoài ra, hiện Khoa Luật còn có 2 môn học khác về quyền con người ở cấp cử nhân là: “Quyền con người trong luật quốc tế” (2 TC) và "Bảo vệ quyền con người bằng tố tụng hình sự” (2 TC). Đây là các môn học lựa chọn và nội dung chủ yếu tập trung vào các quy định và cơ chế quốc tế về quyền con người. Khoa Luật cũng là cơ sở đi tiên phong trong giáo dục sau đại học về quyền con người. Tính đến nay, cơ sở này đã hoàn thành đào tạo thí điểm hai khóa thạc sỹ pháp luật về quyền con người và hiện đang tiến hành tuyển sinh đào tạo khóa thứ ba.[20] Nhìn chung, Khoa Luật là cơ sở có chương trình giảng dạy về quyền con người được đánh giá có tính toàn diện nhất hiện nay.
Về mảng nghiên cứu khoa học, Khoa Luật là một trong hai cơ sở có trung tâm nghiên cứu (CRIGHTS) và có thư viện về nhân quyền. Khoa Luật có nhiều giảng viên có trình độ và kiến thức chuyên sâu về nhân quyền. Với định hướng tiên phong trong giáo dục quyền con người và nhận được sự hỗ trợ của nhiều đối tác nước ngoài (như DANIDA, Trung tâm Nhân quyền Nauy), hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người là một điểm mạnh của Khoa Luật. Rất nhiều đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học, bài báo khoa học, luận văn, luận án về quyền con người đã được thực hiện. Khoa Luật cũng rất tích cực trong việc xuất bản các sách chuyên khảo về quyền con người. Từ năm 2009 đến nay, đã có khoảng trên 30 cuốn sách chuyên khảo đã được xuất bản. Tạp chí Luật học (của Đại học quốc gia Hà Nội) cũng là nơi đăng tải nhiều bài nghiên cứu về quyền con người của các giảng viên trong Khoa Luật.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở còn lại có trung tâm nghiên cứu và có thư viện về nhân quyền.[21] Đây cũng là nơi mà hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người diễn ra khá sôi nổi. Tính từ năm 2009 đến năm 2014, đã có 104 công trình nghiên cứu được thực hiện do các nhóm sinh viên, 68 công trình nghiên cứu do các giảng viên thực hiện với các chủ đề nghiên cứu rất đa dạng về quyền con người. Các chủ đề đều được ứng dụng trong giảng dạy lồng ghép kiến thức về quyền con người trong các môn học và (kể từ năm 2012) được định hướng theo các hoạt động lập pháp của đất nước. Đã có khoảng 69 bài viết nghiên cứu khoa học về quyền con người được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Cơ sở này cũng đã xuất bản khoảng 34 cuốn sách chuyên khảo và tham khảo trực tiếp hoặc có liên quan đến vấn đề quyền con người. Mỗi năm cơ sở này tổ chức từ 2-3 hội thảo liên quan đến quyền con người, trong đó có 1 hội thảo quốc tế. Chủ đề của các hội thảo thường liên quan đến hoạt động lập pháp của đất nước.
Về hoạt động giảng dạy, môn học pháp luật về quyền con người đã được giảng dạy tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001. Theo chương trình kể từ năm học 2014-2015, môn học “Quyền con người và quyền công dân” (1 TC) là môn học tự chọn cho tất cả các chuyên ngành, môn học “Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” (1 TC) được giảng dạy cho sinh viên hệ vừa học, vừa làm của Khoa Luật quốc tế. Ở bậc sau đại học, chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính có môn học cơ sở bắt buộc là “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” (2 TC). Như vậy, nhìn chung hoạt động giáo dục về quyền con người tại cơ sở này vẫn chủ yếu mang tính lồng ghép, môn học về quyền con người chưa là môn học bắt buộc áp dụng cho tất cả các chuyên ngành và các hệ. Tuy nhiên, việc mở rộng và lan tỏa bằng cách lồng ghép nội dung quyền con người trong các môn học cũng được cơ sở này rất chú trọng với 24 môn học được chỉnh sửa lồng ghép.
Ngoài hai cơ sở nêu trên, cũng cần kể đến Trường Đại học Luật (thuộc Đại học Huế). Từ năm học 2013-2014, trong khung chương trình đào tạo của cơ sở này có học phần bắt buộc “Bảo vệ quyền con người trong Luật dân sự” (2 TC) áp dụng cho tất cả các chuyên ngành; riêng chuyên ngành Luật Hành chính -Nhà nước còn có học phần bắt buộc “Pháp luật về quyền con người" (2 TC); chuyên ngành Luật Hình sự có học phần bắt buộc “Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự” (2 TC).[22]
Từ những trình bày ở mục 3.2 và 3.3 nêu trên, có thể nhận xét rằng, nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở bậc đại học ở Việt Nam có tiền đề khá tốt, bởi lẽ vấn đề này đã được thực hiện và được đưa vào chương trình giảng dạy của các trường đại học chuyên ngành luật, chính trị, quan hệ quốc tế,... tương tự như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy vậy, dung lượng kiến thức về quyền con người của một số cơ sở đào tạo còn ít, chưa tương xứng với nhu cầu của đối tượng đào tạo; kết cấu môn học còn nhiều điểm bất họp lý. Bên cạnh đó là những hạn chế khác có liên quan như trình độ của đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy và đặc biệt là tài liệu tham khảo.[23] Sự hạn chế về tài liệu tham khảo có lẽ là trở ngại lớn nhất hiện nay đối với cả hoạt động nghiên cứu và giáo dục về quyền con người, bởi ở giáo dục bậc cao, tài liệu tham khảo không chỉ cần thiết với giáo viên, mà còn không thể thiếu với học viên.
3.4. Giáo dục quyền con người bên ngoài hệ thống nhà trường
Bên cạnh các chương trình đào tạo trong nhà trường nêu trên, hoạt động giáo dục quyền con người ở Việt Nam còn được thực hiện bên ngoài hệ thống nhà trường, thông qua các chương trình tập huấn nâng cao kiến thức và hoạt động thông tin về quyền con người. Với các chương trình tập huấn nâng cao kiến thức, chúng cho thấy sự sôi động, phong phú và mang tính “chuyên nghiệp” (ở mức độ nhất định) hơn so với giáo dục quyền con người trong hệ thống nhà trường bởi các lý do như: có sự tham gia của rất nhiều chủ thể, hướng vào nhiều vấn đề và khía cạnh của quyền con người, nội dung giáo dục gắn liền với thực tế và mang tính “ứng dụng” hơn, phương pháp giảng dạy cùng tham gia được sử dụng phổ biến, đội ngũ giảng viên được đào tạo và có kinh nghiệm, tài liệu và phương tiện trợ giúp giảng dạy hiện đại được các nhà tài trợ cung cấp,... Bởi vậy, tuy còn những hạn chế nhất định, các chương trình này chuyển biến theo hướng hiện đại hóa nhanh hơn so với giáo dục quyền con người trong nhà trường.
Đối với hoạt động thông tin về quyền con người, chưa có một định nghĩa thống nhất nhưng nhìn chung được hiểu là những hoạt động nhằm tập hợp, lưu trữ và phổ biến những kết quả nghiên cứu, ấn phẩm, tài liệu và tin tức về quyền con người. Theo cách hiểu này, hoạt động thông tin về quyền con người một mặt vừa thể hiện nhiều khía cạnh của giáo dục quyền con người, mặt khác nó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau với hoạt động nghiên cứu quyền con người, bởi lẽ hoạt động nghiên cứu sẽ không thể làm tốt nếu thiếu nguồn tư liệu cũng như thiếu các kênh thông tin để phổ biến các kiến thức, ấn phẩm và tài liệu về quyền con người. Ngược lại, sản phẩm của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người chính là “nguyên liệu đầu vào” của hoạt động thông tin trên lĩnh vực này. Như vậy, có thể thấy tuy không hoàn toàn tương xứng về mức độ, nhưng sự phát triển của các hoạt động thông tin, giáo dục và nghiên cứu về quyền con người phụ thuộc và tỷ lệ thuận với nhau.[24]
Hoạt động thông tin về quyền con người có thể được thực hiện qua nhiều cách thức, biện pháp, về phương diện thông tin, phổ biến nhất là qua truyền thông, sách, báo, tạp chí, Internet,... Còn về phương diện tập hợp, lưu trữ, phổ biến nhất là qua thư viện, tủ sách, các nguồn cơ sở dữ liệu trực tuyến,... Nhìn chung, cũng giống như các hoạt động nghiên cứu và giáo dục, hoạt động thông tin về quyền con người ở Việt Nam hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu, còn nhiều hạn chế cả về mức độ, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan có tính chất tương tự như trong các hoạt động nghiên cứu và giáo dục về quyền con người. Tuy nhiên, một nguyên nhân mang tính đặc thù đó là thiếu nguồn lực tài chính. Hoạt động này đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn, trong khi kinh phí cho hoạt động của những cơ quan tham gia các hoạt động về quyền con người ở Việt Nam hiện đều rất hạn hẹp.
4. Thúc đẩy nghiên cửu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam
Qua những trình bày ở các mục trên cho thấy, mặc dù hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam đã có những tiên triên nhanh chóng trong hơn ba thập kỷ qua, nhưng vẫn chưa bắt kịp với xu hướng phát triển chung trên thế giới và chưa đáp ứng được nhu cầu ở trong nước. Những trở ngại chính hiện nay chủ yếu liên quan đến sự thiếu hụt về các nguồn nhân lực và vật lực, tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa có lẽ là do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người của các nhà hoạch định chính sách cũng như của cộng đồng.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các vấn đề về nguồn nhân lực và vật lực là quan trọng, nhưng nhận thức về vai trò và ý nghĩa của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo quyền con người của các nhà hoạch định chính sách và của toàn thể công chúng trong xã hội mới là yếu tố có tính chất quyết định đến việc thúc đẩy các hoạt động này. Một khi có nhận thức phù hợp và quyết tâm chính trị cao trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người, các vấn đề còn lại sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp và nhanh chóng. Do đó, để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam, trước hết, các nhà hoạch định chính sách của quốc gia cần nhận thức rõ hơn về vai trò của các hoạt động này, cũng như các yêu cầu và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn, vị thế và vai trò chính trị của đất nước trên trường quốc tế ngày càng tăng cao, việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người là một yêu cầu cần thiết và cấp thiết trong thời gian tới. Để thúc đẩy các hoạt động này, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và thông tin trên lĩnh vực quyền con người trong khuôn khổ pháp luật quy định, bao gồm việc cho phép thành lập thêm các cơ sở nghiên cứu, đào tạo mới; huấn luyện các chuyên gia, giảng viên, giáo viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này; cung cấp, hỗ trợ các nguồn lực cần thiết;[25] tạo điều kiện cho sự tham gia của các cá nhân, tổ chức và đoàn thể trong xã hội vào các hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người.[26]
Riêng đối với giáo dục quyền con người, trước mắt trong quá trình Nhà nước đang có Đề án đổi mới sách giáo khoa (ở bậc học phổ thông), cần tiếp tục nghiên cứu lồng ghép các nội dung của quyền con người vào các môn khoa học xã hội. Với một mục tiêu xa hơn, cần có kế hoạch dần đưa chương trình giáo dục quyền con người trở thành một môn học, khóa học hoặc thậm chí là môn ngoại khóa vào hệ thống nhà trường (cả ở bậc giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao) và xây dựng các phương pháp giáo dục phù hợp. Ngoài ra, cần tính đến việc xây dựng kế hoạch/ chiến lược quốc gia về giáo dục quyền con người trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và trong khu vực.
Thứ hai, đối với nghiên cứu về quyền con người, Nhà nước cần đưa ra những định hướng và “đơn đặt hàng” với các cơ sở nghiên cứu, trong đó tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách cần làm rõ trong lĩnh vực quyền con người. Các chủ thể tham gia nghiên cứu về quyền con người cần chủ động liên kết, họp tác để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài nghiên cứu, tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực, tránh chồng chéo, lãng phí và cũng cần đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tôn trọng và mở rộng quyền tự chủ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học (tự do học thuật) của các cơ sở nghiên cứu trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
Thứ ba, kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực cho thấy, cơ quan nhân quyền quốc gia có một vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người. Cùng với những lý do khác, thực trạng các hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay cho thấy, thành lập cơ quan nhằn quyền quốc gia là một việc làm cần thiết. Với vai trò là một cơ quan đầu mối về quyền con người, bên cạnh các chức năng và thẩm quyền khác, cơ quan này sẽ có khả năng điều phối, hỗ trợ và tư vấn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình về nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở phạm vi quốc gia (của cả các chủ thể nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội).
Trên đây chỉ là một số kiến nghị mang tính định hướng. Như đã trình bày, để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam, quan trọng và trước hết đó là các nhà hoạch định chính sách và công chúng phải nhận thức rõ được vai trò của các hoạt động này. Và chỉ khi các hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người được thúc đẩy, nhận thức về sự công bằng, khoan dung, nhân phẩm và các giá trị của quyền con người trong xã hội mới được nâng cao, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.
● Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội
[1] Xem. United Nations Declaration on Human Rights Education and Training (2011). Được Đại hội đồng HQ thông qua ngày 19/12/2011. đăng tại: http://www.ohchr.orgEN Issue Educaiion Compilation Page UnitedNationDeclarationHumen RightsEducationgTraining(2011 ).asps. (truy cập: 26/5/201].
[2] Một cách hiểu tương tự cũng dược đưa ra trong Kế hoạch hành động cho Thập kỷ giáo dục quyền con người của LHQ. theo đó. giáo dục nhân quyền được định nghĩa là "các nỗ lực về đào tạo, phổ biến, và thông tin nhằm tạo lập một nền văn hóa toàn cầu về quyền con người thông qua truyền đạt kiến thức, các kỳ năng, hình thành các thái độ và hướng tới: (a) tăng cường sự tôn trọng các quyền con người và các tự do cơ bản; (b) phát triển đầy đù nhân cách và ý thức về nhân phẩm của con người: (c) thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc bản địa và các nhóm chủng tộc, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ; (d) tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia một cách hiệu quả trong một xã hội tự do: (e) hỗ trợ các hoạt dộng của LHQ về duy trì hòa bình". Xem: http: //www.ohchr.Org orgEN Issue Educaiion Compilation Page UnitedNationDeclarationHumen RightsEducationgTraining(2011).asps. (truy cập: 26/5/201].
[3] Xem: http: ww.ohchr.on; l.N [ssucs lukiiaiioii rrainini! Pagcs NaiitmalActumlMansl unanl>IÀtucaiio».asps. Ịiruv cụp: 26/5/2015].
[4] Xem Khoa Luật - ĐHQGHN (2012). Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN, Nxb. Lao dộng Xã hội. Hà Nội. tr. 153-158. 163-168.
[5] Xem: http: limiuhis.nhuorks.oim n page 1 HM7522 l,hilii>piiKV,.)2(K Vmcrs. (truy cập: 26/5/2015).
[6] Xem: http: lniriiĩlnvph\u>rksềa>in \v n;mc I h) 17505 ÌIKIOIU:M;I%2(K 'ciikMs. (truy cập: 26/5/20151.
[7] Xem: http://idnvplnvorks.com \\ naiĩc 1riKiil;inJ^>2()(~eniLis. (truy cập: 26/5/2015).
[8] Mặc dù tiêu đề của bài viết là về "nghiên cứu, giáo dục quyền con người ờ các trường đại học đào tạo chuyên ngành luật của Việt Nam”, tuy nhiên, các tác giả mong muốn đưa tới một cái nhìn tổng quát hơn về nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam cả trong và ngoài hệ thống trường học chuyên và không chuyên về luật.
[9] Môn Giáo dục công dân, Lớp 6 có các bài: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (bài 12): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bài 13); Quyền và nghĩa vụ học tập (bài 15): Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (bài 16): Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (bài 17): Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (bài 18). Lớp 7 có các bài: Quyền được chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam Xem (bài 13): Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (bài 16); Nhà nước cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam (bài 17). Lớp 8 có các bài: Quyền và nghĩa vụ cua công dân trong gia đình (bài 12): Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (bài 16); Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (bài 18): Quyền tự do ngôn luận (bài 19): Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bài 20); Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bài 21). Lớp 9 có các bài: Quyền và nghĩa vụ cua công dân trong hôn nhân (bài 12): Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (bài 13): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (bài 14): Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (bài 16).
[10] Các Đặc san như: 'Pháp luật về phòng, chống mua bán người" (2012): "Pháp luật về một sổ quyền cơ bản của công dán " (2012); "Quyền con người và chính sách pháp luật về quyên con người” (2013); "Một số nội dung cơ bản của công ước quốc tế về quy chế người không quốc tịch (2014);... Các tài liệu bồi dưỡng như: “10 câu chuyện pháp luật phục vụ việc dạy và học môn Giáo dục công dân" (2012): "90 câu hỏi đáp tình huống pháp luật dành cho học sinh trung học cơ sở" (2012): "60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông" (2012); "tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho giáo viên giáo dục công dân trung học phổ thông " (2014):...
[11] Hầu hết giáo viên ở các bậc học phổ thông ở Việt Nam đều chưa được đào tạo hay tập huấn về quyền con người. Phương pháp giảng dạy truyền thống (giáo dục áp đặt thường mang tính một chiều, khô cứng về đạo đức và luân lý) hiện vẫn được áp dụng phổ biến. Các tài liệu về công cụ giảng dạy thích hợp (như sách chuyên khoa, sách hướng dần giảng dạy về quyền con người, bộ truyện tranh tìm hiểu về các quyền, băng đĩa phim hoạt hình về quyền....) hiện chưa có điều kiện đáp ứng trong bối cánh của Việt Nam.
[12] Ví dụ. tại Học viện Ngoại giao, trong chuyên ngành Luật Quốc tế, hệ cử nhân có môn học Công pháp quốc tế, trong đó có liều mục "Luật nhân quyền quốc tế” (2 TC); hệ thạc sĩ có môn "Các cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người" (2 TC). Tại Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, môn "Luật quốc tể về nhân quyền’’ (2 TC) là môn theo định hướng dân sự-thương mại-quốc tế của các chương trinh Cử nhân Luật (bằng 2 vừa làm vừa học): ngành Luật Hành chính (chính quy) có môn học “Quyền con người, quyền công dân'' (2 TC). Tại Khoa Luật (thuộc Đại học cần Thơ), có môn học tự chọn "Quyền con người" (2 TC). Xem: Nhóm Tư vấn quốc gia (2013), Báo cáo cuối cùng đánh giá chương trình giảng dạy nhân quyền tại Học viện Ngoại giao về các trường đợi học của Việt Nam, đăng lại: http://www.un.org.vn/image/stories/Feature [truy cập: 2/6/2015].
[13] Giáo trình Lý luận về quyền con người (dùng cho hệ cử nhân) gồm 6 chương với tiêu đề lần lượt là: Lý luận về quyền con người - đối tượng về phương pháp nghiên cứu: Quyền con người trong lịch sử nhân loại: Quyền con người trong lịch sử Việt Nam: Quan điểm Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: Pháp luật quốc tế về quyền con người: Quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng. Nhả nước Việt Nam về quyền con người. Giáo trình này đã được tái bản một vài lần và nội dung chủ yếu nhắm vào các vấn đề lý luận về quyền, các nội dung liên quan đến luật quốc tế và quốc gia về quyền con người chiếm tỷ lộ nhỏ, kiến thức và thông tin về các nội dung này mới ở mức độ khái quát, thiếu tính chuyên sâu.
[14] Xem thêm tham luận “Thực trạng giáo dục quyền con nguời tại Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” của PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa và tham luận “Nghiên cứu, giáo dục về quyền con người tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số giải pháp trong thời gian tới” của PGS.TS Tường Duy Kiên tại Hội thảo “Tổng kết, đánh giá tình hình nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam" do Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức tháng 6/2015 tại Hà Nội.
[15] Xem thêm các tham luận “Thực trạng đào tạo quyền con người tại Học viện Khoa học xã hội” của TS. Lê Mai Thanh, tham luận “Thực trạng nghiên cứu về quyền con người tại Học viện Khoa học xã hội” của PGS.TS Bùi Nguyên Khánh, và tham luận “Thục trạng đào tạo quyền con người tại Học viện Khoa học xã hội: Đánh giá từ góc độ người học và kết quả đào tạo" của TS. Đinh Thị Mai tại Hội thào do Học viện Khoa học xa hội tổ chức tháng 6/2015 tại Hà Nội đã nêu trên.
[16] Nội dung môn học này gồm 15 chương với tiêu đề lần lượt như sau: Giới thiệu chung về nhân quyền và giáo dục nhân quyền: Lịch sử phát triển và các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền; Liên hợp quốc và việc phát triển khuôn khổ pháp lý quốc tế bảo vệ nhân quyền, tác động của Chiến tranh lạnh: Hệ thống các cơ chế khu vực và quốc gia về thực thi nhân quyền: Luật nhân đạo quốc tế; tòa án xét xử tội ác quốc tế: nghĩa vụ của quốc gia. cá nhân, tổ chức và công ty: Quyền dân sự - chính trị và cơ chế thi hành theo Công ước của Liên hợp quốc; Quyền kinh tế - xa hội - văn hóa và bản chất các quyền này: Bảo vệ nhân quyên dành cho các nhóm đặc biệt: Quan điểm của các nước đang phát triển về nhân quyền, các điểm còn tranh cãi: Phát triển mới về nhân quyền giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, vai trò của Liên hợp quốc trong xây dựng các mục tiêu thiên niên kỷ; Nhân quyền và chính sách đối ngoại Mỹ: Chính sách nhân quyền và cơ chế thực hiện của EU: Quan điểm nhân quyền của Việt Nam. Các chính sách và luật lệ về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền: Yếu tố văn hóa - xã hội trong việc thực thi nhân quyền. Nhân quyền về phát triển bền vững của Việt Nam trong thập kỷ tới.
[17] Xem: Nhóm Tư vấn quốc gia (2013). Báo cáo cuối cùng đánh giá chương trình giảng dạy nhân quyền tại Học viện Ngoại giao và các trường Đại học của Việt Nam, tài liệu đã dẫn.
[18] Xem: http:www.benndaw.edu.vn [truy cập: 2/6/2015]
[19] Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người được tái bản có sửa đổi, bổ sung năm 2012 gồm 9 chương với tiêu đề lần lượt là: Nhập môn lý luận và pháp luật về quyền con người: Khái quát về quyền con người: Khái quát luật quốc tế về quyền con người; Các quyền dân sự và chính trị trong luật quốc tế: Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong luật quốc tế: luật quốc tế về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người: Lịch sứ phát triển và quan điểm, chính sách cơ bản của Đang, Nhà nước Việt Nam về quyền con người: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.
[20] Khung Chương trình gồm: 2 môn bắt buộc theo yêu cầu của Bộ Giáo dục dào tạo (Triết học. Tiếng Anh chung); 2 môn học bô trợ (Tiếng Anh chuyên ngành. Phương pháp nghiên cứu khoa học); và 11 môn học chuyên ngành trong đó có 2/4 môn cuối là tự chọn (CAL 6001: Triệt học, chính trị về quyền con người và sự phát triển của tư tưởng về quyền con người trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới; CAL 6002: Các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người: CAL 6003: Cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; CAL 6004: Pháp luật quốc tế về quyền con người của các nhóm dễ bị tổn tlnrơng: CAL 6005: Tư tưởng nhân đạo, nhân quyền trong lịch sử nhà nước pháp luật và vấn đề văn hóa, triết lý nhân quyền ở Việt Nam: CAL 6006: Quan điểm, chính sách và định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người: CAL 6007: Pháp luật và cơ chế bảo vệ và thúc đây quyền con người ở Việt Nam: CAL 6008: Quyền con người trong mối quan hệ với một số ngành luật quốc tế khác: CAL 6009: Quyền con người và phát triển xã hội: CAL 6010: Pháp luật và cơ chế khu vực về quyền con người: CAL 6011: Pháp luật và ca chế quốc gia về quyền con người)
[21] Xem thêm tham luận “Tình hình nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quyền con người tại trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh” của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa tại Hội thảo do Học viện Khoa học xã hội tổ chức tháng 6/2015 tại Hà Nội đã nêu trên.
[22] Xem: http: \vnu.liul.aUi.\ii chiionu-liinli-dao-uu) kl)un»-d)uoiie-iriniwiii(HiK<-iii.;iiiii<-iii.ii-iíiaMu»c-ãiv.-iiii-ciii inóĩ.iiiini, [truy cập: 2/6/2015).
[23] Ví dụ. số lượng tài liệu tham khảo ở một vài cơ sở đào tạo có giảng dạy vè quyền con người hiện nay là tương đối hạn chế. Hiện có ba thư viện về quyền con người (của V1HR; CR1GHTS và Trung tâm nhân quyền thuộc Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng mang bản chất là thư viện nội bộ, không phải là thư viện “mở” nên việc tiếp cận để tham khảo tài liệu không thuận tiện. CRIGIITS cũng có một cư sở dữ liệu trực tuyến về quyền con người rất đầy đủ. Tuy nhiên, đa số tài liệu là bằng tiếng Anh.
[24] Theo phân tích này thì có thể thấy ràng hoạt dộng thông tin về quyền con người được bắt đầu ở Việt Nam cùng thời điểm với hoạt động nghiên cứu quyền con người, tức là từ những năm 1980; và sự phát triển của nó cũng khá tương đồng với hoạt động nghiên cứu quyền con người.
[25] Qua khảo sát hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở các cơ sở đào tạo (cả chuyên và không chuyên về luật), các tác giả nhận thấy các hoạt động này. Đặc biệt là hoạt động nghiên cứu chỉ thực sự được đẩy mạnh ở các cơ sở được tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các đối tác nước ngoài. Do dó. một trong những thách thức đối với các cơ sở này đó là tìm kiếm và duy trì được các nguồn tài trự.
[26] Ví dụ. theo Quyết định sổ 76/2010/QD-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. tại Điều 3(1 )(b) thì các hội nghị, hội thảo quốc tế: có nội dung liên quan đến vấn đề nhân quyền sẽ do Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức. Nghĩa là, các hội nghị, hội thảo về chủ đề quyền con người đòi hỏi phải được Thủ tướng phê duyệt. Rõ ràng, đây là những trở ngại dối với các hoại động như giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm, hỗ trợ, hợp tác trong nghiên cứu. giáo dục quyền con người....