Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Nhận thức về vấn đề quyền con người của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp qua hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam

PGS. TS. Tường Duy Kiên

12/08/2016

Buôn Ma Thuột, ngày 27/12/2014

“NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP QUA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM”

PGS. TS. Tường Duy Kiên*

1. Khái quát hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam

1.1. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế

-        Năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới, lấy con người ở vị trí trung tâm trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội; trong đó coi quyền con người, bảo vệ quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển xã hội.

-        Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, năm 1991 đã xác định: “Nhà nước định ra các đạo luật quy định quyền công dân, quyền con người”.

-        Tiếp đó, trong một số chỉ thị của Đảng và Chính phủ về quyền con người đã nhấn mạnh đến công tác nghiên cứu và giáo dục quyền con người;

-        Năm 1992, Hiến pháp mới được thông qua, lần đầu tiên, khái niệm về quyền con người đã được ghi nhận ở Điều 50 của Hiến pháp;

-        Năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, nay là Viện nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập, được giao chức năng, nhiệm vụ cơ bản là nghiên cửu, giáo dục, đào tạo về quyền con người;

-        Năm 1997, môn học Lý luận về quyền con người chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cao cấp tại Học viện.

-        Trên phạm vi thế giới, vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị Thế giới lần thứ 2 về quyền con người, tổ chức tại Viên, Cộng hòa Áo. Trong bản Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động năm 1993, Hội nghị đã xác định: “Coi giáo dục, đào tạo và thông tin chung về quyền con người là thiết yếu cho thúc đẩy và đạt được các quan hệ hài hòa, ổn định trong các cộng đồng và để tăng cường được sự hiểu biết lẫn nhau, khoan dung và hòa bình[1]”; và khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ pháp lý trong việc giáo dục nhân quyền; đồng thời nên được đưa vào các chính sách giáo dục ở cấp độ quốc gia.

Hưởng ứng Tuyên bố Viên và Chương trình hành động, ngày 10 tháng 12 năm 1994, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết 59/113A tuyên bố về Chương trình Thập kỷ giáo dục quyền con người, kéo dài từ năm 1995 - 2004. Chương trình này đã kết thúc và được nhiều quốc gia hưởng ứng thực hiện.

Để nối tiếp Chương trình, đến nay Đại hội đồng LHQ đã thông qua Kế hoạch Hành động bổ sung Chương trình giáo dục nhân quyền, chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (2005 - 2009), tập trung vào các trường tiểu học và trung học với mục tiêu là “tiếp cận giáo dục - dựa trên quyền Giai đoạn thứ 2 (2010-2014), tập trung cấp độ giáo dục đại học, sau đại học cho công chức, cán bộ thực thi pháp luật và lực lượng vũ trang. Giai đoạn 3, (2015 - 2019), tập trung vào giáo dục, đào tạo nghề báo và nhà báo. Và năm 2011, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Tuyên bố về Giáo dục và Đào tạo về quyền con người.

Hưởng ứng kế hoạch của Liên hợp quốc từ sau Hội nghị Thế giới về quyền con người năm 1993, các nghị quyết của Liên hợp quốc, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đều đã xây dựng chương trình, kế hoạch quốc gia về giáo dục, đào tạo, thông tin về quyền con người.

1.2     Thực trạng nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam

 Tìm hiểu việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo về quyền con người ở Việt Nam có thể có nhiều cách tiếp cận, phân kỳ khác nhau. Tuy nhiên, nếu lấy mốc lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam có ghi nhận khái niệm quyền con người, thì có thể phân định việc nghiên cứu, giáo dục quyền con người thành hai giai đoạn, trước năm 1992 và sau năm 1992.

-        Giai đoạn trước năm 1992, vào đầu những năm 1980, Nhà nước Việt Nam có gia nhập một số điều ước quốc tế về quyền con người, trong giai đoạn này, cũng có sự hợp tác của Việt Nam với Đảng cộng sản và phong trào công nhân ở một số nước, tổ chức hội thảo về Chủ nghĩa xã hội và quyền con người. Mặc dù có hoạt động như vậy, nhưng đánh giá chung công tác nghiên cứu, giáo dục, phổ biến thông tin về quyền con người hầu như chưa phải là mối quan tâm chung của các cơ quan nhà nước và xã hội. Sản phàm xã hội hóa nhằm nâng cao nhận thức xã hội về quyền con người là rất hạn chế, hầu như chưa có.

-        Giai đoạn từ sau năm 1992 và đặc biệt là sau khi Trung tâm Nghiên cứu quyền con người được thành lập năm 1994 đến này 2015.

(1) Về nghiên cứu quyền con người

Nghiên cứu quyền con người được nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo; các bộ, ban, ngành quan tâm, được triển khai nghiên cứu một cách đồng bộ. Điển hình là Học viện CTQG Hồ Chí Minh, một số cơ sở giáo dục, đào tạo khác của Việt Nam, như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học luật Hà Nội, Đại học luật TP HCM, Học viện cảnh sát, Học viện an ninh, Đại học công đoàn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… Bên cạnh các cơ sở giáo dục, đào tạo, vấn đề quyền con người còn được triển khai nghiên cứu ở nhiều bộ, ban, ngành có liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Các cơ quan của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội LHPNVN, Mật trận Tổ quốc Việt Nam...

Có thể chia các chủ đề nghiên cứu về quyền con người thành các nhóm vấn đề đã đước triển khai nghiên cứu như sau:

(i) Nhóm các vấn đề lý luận, thực tiễn: Nghiên cứu các quan điểm, học thuyết đương đại về quyền con người; các điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước; nghiên cứu đánh giá về thành tựu bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực trạng và vấn đề; bảo đảm quyền con người trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

(ii) Nghiên cứu về các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong khu vực quốc tế: Nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, tập trung vào quyền trẻ em; quyền phụ nữ; bình đẳng giới; quyền của người có HIV/AIDS; quyền của người khuyết tật; quyền tiếp cận thông tin; môi trường, biến đổi khí hậu và quyền con người; Luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế.

Nghiên cứu cơ chế bảo vệ quyền con người trong khu vực, một số nước ASEAN; Cơ chế bảo vệ quyền, tập trung vào mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia, Trung quốc, các nước Asean; …. cơ chế hoạt động, bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc.

(iii) Nghiên cứu góp phần hỗ trợ cho Quốc hội, các đại biểu QH trong việc thực hiện chức năng của Quốc hội: Nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong việc nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; bảo đảm hài hòa giữa hệ thống PLVN với các công ước quốc tế về quyền con người, phục vụ cho việc ban hành luật Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống BLGĐ; sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật quan trọng có liên quan tới bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

(iv) Nghiên cứu hỗ trợ Chính phủ tham gia một số công ước quốc tế về quyền con người như Công ước về Chống tra tấn, Công ước về người khuyết tật, một số công ước của Tổ chức Lao động quốc tế; về xây dựng báo cáo về tình hình bảo đảm quyền con người tại VN trong khuôn khổ Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR)..;

(v) Nghiên cứu nâng cao ý thức pháp luật về quyền con người cho sinh viên: Các chủ đề nghiên cứu được thực hiện trong các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP HCM, tập trung vào một số chủ đề như cơ sở pháp lý bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; Chứng cứ và chứng minh trong TTHS; trách nhiệm của Doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người; bảo vệ quyền con người trong tư pháp quốc tế Hoa Kỳ và tư pháp VN...

(v) Nghiên cứu góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật: Nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và xây dựng mới một số các đạo luật có liên quan tới quyền con người, quyền công dân.

(vi) Nghiên cứu phục vụ công tác bảo đảm, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

(2) Về giáo dục quyền con người

Giáo dục chính thức: Quyền con người đã được đưa vào các cấp học phổ thông, lồng ghép quyền con người trong chương trình giáo dục công dân, giáo dục quyền trẻ em, áp dụng các cấp học phổ thông từ cấp THCS (lớp 6,7,8,9) và THPT (lớp 10,11,12).

-        Cấp đại học: Quyền con người được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học chuyên luật, trong các môn như Luật quốc tế, Luật Hiến pháp; ngoài ra giáo dục lồng ghép quyền con người vào các môn học khác như luật hình sự, hành chính, luật dân sự...

-        Giáo dục cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý: Môn học quyền con người, Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người hiện nay đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình chính thức cho tất cả các hệ lớp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, bắt đầu từ năm học 2014 - 2015.

Về đối tượng học là cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp thuộc hệ thống chính trị, doanh nghiệp nhà nước;

Về hình thức: Bắt buộc, được đánh giá thông qua kiểm tra và thi viết, làm đề án tốt nghiệp;

Về thời lượng: tổng số 30 tiết, gồm cả kiểm tra và thi hết môn.

-        Giáo dục bậc sau đại học: Môn học về quyền con người được đưa vào chương trình đào tạo chính thức cho một số chuyên ngành khoa học: Chính trị học, Luật học (Lý luận về Nhà nước và pháp ỉuật; Luật hiến pháp và hành chính, luật hình sự); Cao học tôn giáo; cao học chủ nghĩa xã hội khoa học ở Học viện...

Hiện nay, đã hình thành chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành về quyền con người tại Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội và Học viện CTQG HCM cũng đã bắt đầu tuyển sinh khoa đầu tiên năm học 2015 -2016.

Giáo dục không chính thức

Các hình thức giáo dục khác nhau đã được triển khai mạnh mè do các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, một số bộ, ngành, hội có liên quan như Viện Nghiên cứu quyền con người, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội, HĐDTQH, UBTTNNĐ, ủy ban Dân tộc, Tổng cục cảnh sát, Cục trại giam thuộc Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh, xã hội, ....

Các cơ quan này, hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ mở các khoá tập huấn với nhiều chủ đề khác nhau về quyền con người, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, bình đẳng giới...Đối tượng tham dự là các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân), cán bộ cảnh sát, cán bộ trại giam, cán bộ toà án, luật sư, cán bộ cộng đồng, giáo viên, công chức...

2. Tác động của hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người đến sự thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở Việt Nam

2.1. Có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của cản bộ lãnh đạo, quản lý về quyền con người

Các hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người được tổ chức, triển khai một cách có bài bản, có hệ thống, được tiến hành cả bề rộng và chiều sâu, đã có tác động sâu rộng đến nhận thức của công chúng nói chung và đặc biệt là nhận thức, tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nếu nhìn lại lịch sử, bối cảnh Việt Nam vào đầu những năm 1990 của thế trước, trong khi Liên Xô và Đông Âu trên đà sụp đổ, các thế lực thù địch, các lực lượng phản động, đối lập đang triệt để lợi dụng ngọn cờ nhân quyền để tấn công các nước XHCN, trong đó có Việt Nam, thì chắn hẳn ai cũng hình dung được khi nói, đề cập tới nhân quyền, thường nghĩ ngay tới đó là công cụ được sử dụng để chống lại chế độ XHCN. Và vì vậy, không phải không có nhận thức trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý lúc đó rằng, khái niệm “nhân quyền” là “địch” sử dụng, và khái niệm “quyền con người” mới là của ta, là bàn chất của chế độ XHCN. Nhận thức về khái niệm, tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân giai đoạn đó thực sự rất hạn chế, và đã có sự lúng túng trong nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thậm chí ngay cả đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận. Kết quả là, trong hoạt động lập hiến, lập pháp đã có sự đồng nhất cả hai khái niệm này, và dẫn tới cả trong tổ chức, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và ứng phó trong quan hệ quốc tế[2].

Từ nhận thức quyền con người là công cụ bị lợi dụng, đến quyền con người được thể hiện ở quyền công dân, đến sự thay đổi về nhận thức có sự khác biệt căn bản giữa hai khái niệm này, và việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm, nghĩa vụ đầu tiên thuộc về nhà nước. Sự thay đổi này, đánh dấu bước chuyển lớn trong nhận thức lý luận và tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, và có được sự thay đổi này, có nhiều nguyên nhân, nhưng thông qua các hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người đóng vai trò quan trọng.

2.2     Góp phần bổ sung, hình thành hệ thống các quan điểm lý luận của Đảng về quyền con người

Quan điểm, lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người không phải hiện nay mới có, mà đã xuất hiện ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi thành lập Đảng (Cương lĩnh năm 1930[3]), với khẩu hiệu “Việt Nam tự do; nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục...”. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, Đảng phải lãnh đạo nhân dân làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, nên bảo vệ quyền con người, quyền công dân với tư cách là quyền lợi của cá nhân, công dân không phải lúc nào cũng là ngọn cờ ưu tiên trong đường lối chính trị của Đảng cầm quyền. Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân năm (1975) do nhiều nguyên nhân cả chủ quan, khách quan, nghiên cứu các văn kiện của Đảng, qua Đại hội IV (1976), Đại hội V (1981), Đại hội VI (1986) hầu như chưa đề cập trực tiếp tới việc bảo vệ quyền con người.

Năm 1991, Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ VII, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lần đầu tiên, khái niệm quyền con người mới chính thức được ghi nhận trong Cương lĩnh. Đó là Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người[4]”.

Tiếp đó, trong các văn kiện được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996 dù cách thức thể hiện có khác nhau, nhưng đã có sự nhấn mạnh trong hoạt động lập pháp thì “...ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân[5]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tháng 4 năm 2001, đã khẳng định ở bước phát triển cao hơn: "Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia[6]".

Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX và 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đã rút ra nhiều bài học quan trọng, trên lĩnh vực bảo vệ quyền con người, Báo cáo chính trị tại Đại hội nhấn mạnh đến việc: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hoá và thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người[7]”.

Cùng với cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách tư pháp được khởi xướng, trọng tâm là cải cách toàn diện hệ thống Toà án để bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân được tốt hơn, Đảng khẳng định cần: “Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người[8]”.

Đại hội lần thứ XI (tháng 1/2011), trên cơ sở tổng kết 25 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh phát triển đất nước (bổ sung, phát triển) và Báo cáo Chính trị. Trên lĩnh vực bảo đảm, bảo vệ quyền con người, đã xây dựng và hình thành một hệ thống quan điểm lý luận cơ bản, toàn diện, sâu sắc của Đảng, đó là:

+ Đặt con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.

+ Nhà nước quy định và bảo vệ các quyền công dân, quyền con người đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người.

+ Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.

+ Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.

Như vậy, nghiên cứu quan điểm, lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người được thể hiện qua các văn kiện của Đảng, từ Đại hội VII đến Đại hội lần thứ XI, cho thấy, quan điểm, nhận thức lý luận của Đảng đã phát triển liên tục, nhất quán, từ sơ khai đến toàn diện, xuất phát từ thực tiễn, bối cảnh của tình hình đất nước, và phù hợp với xu thế, nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Có được kết quả đó, là sự đóng góp hữu ích, trước hết thông hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam.

2.3. Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền con người trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế

Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1945), Liên hợp quốc được thành lập. Một trong những mục đích chính trong các hoạt động của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người. Chính vì vậy, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã bắt tay soạn thảo và thông qua hàng loạt các tuyên bố, công ước quốc tế về quyền con người, trong đó đặc biệt quan trọng là Bộ luật nhân quyền quốc tế[9]. Từ đó đến nay, Liên hợp quốc đã thông qua nhiều điều ước quốc tế quan trọng về nhiều lĩnh vực, chủ đề khác nhau về bảo vệ quyền con người, quyền của các nhóm...Các văn kiện đó tạo khuôn khổ pháp lý quốc tế, được xác định là nguyên tắc chuẩn mực, giá trị chung, được áp dụng trên toàn thế giới. Tuy vậy, không phải dễ, cứ một văn kiện quốc tế được thông qua, có thể được phổ biến, tuyên truyền và áp dụng ngay ở Việt Nam.

Thông qua hoạt động nghiên cứu, giáo dục, các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người đã được dịch, công bố, được đưa làm tài liệu tham khảo trong chương trình giáo dục, đào tạo; sử dụng, phổ biến tại các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế, sinh hoạt khoa học, chuyên đề trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, đã góp phần từng bước thay đổi nhận thức chung của công chúng, của đại biểu tham dự, qua đó làm thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nghiên cứu các quy định, chính sách, pháp luật của Việt Nam hiện nay trên lĩnh vực về quyền con người, có nhiều quy định, nguyên tắc mới, rất phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định của quốc tế. Nhưng nếu so sách về mặt lịch sử, điều dễ nhận thấy, các nguyên tắc, quy định mà pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận đã được ghi nhận trong các công ước tế về quyền con người, do Liên hợp quốc, nhiều tổ chức quốc tế khác thông qua từ trước đó. Điều này để khẳng định, hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người đã đóng vai trò quan trọng, không chỉ là cầu nối tri thức, đưa nhân thức của chủng ta bắt kịp với thế giới và nhân thức, tri thức của thế giới về quyền con người cũng đã lảm thay đổi, nhân thức, tư duy của chúng ta.

2.4. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ quyền con người, trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước pháp quyền XHCN, của cán bộ, công chức nhà nước

Từ nhận thức, nhân quyền là “công việc nội bộ”, điều đó có thể đúng trong bối cảnh cụ thể, nhưng những thay đổi của đời sống thế giới theo hướng văn minh, tiến bộ toàn cầu, mà bất kỳ quốc gia nào, trong thế giới hội nhập cũng phải tuân thủ. Liên hợp quốc đã cải tổ ủy ban Nhân quyền thành Hội đồng nhân quyền, với vai trò, chức năng xem xét báo cáo kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền của quốc gia thành viên Liên hợp quốc; cùng với việc báo cáo thực hiện các công ước quốc tế cụ thể - báo cáo quốc gia theo công ước đã gắn nghĩa vụ, trách nhiệm quốc gia của các nước thành viên là phải tôn trọng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trước cộng đồng quốc tế, và điều này, đòi hỏi các quốc gia không thể viện “nhân quyền là công việc nội bộ”, làm căn cứ cho việc thoái thách trách nhiệm của mình trước cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã nắm bắt và ý thức đầy đủ nghĩa vụ, cam kết của mình về bảo vệ, bảo đảm quyền con người trước cộng đồng quốc tế.

Những thay đổi trong nhận thức, trong hành động, có thể dễ chứng minh được, từ chỗ thường xuyên bị các tổ chức quốc tế công kích, phê phán hay lên án vi phạm về nhân quyền, với những thành tích đã đạt được trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối để trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền, cùng với các thành viên khác trong Hội đồng, xem xét các báo cáo kiểm điểm định kỳ của các quốc gia khác trên phạm vi thế giới.

Bên cạnh những thay đổi trong nhận thức, hành động, chính sách, pháp luật của Việt Nam được đánh giá là đã có nhiều tiến bộ, có tính đột phá trong lĩnh vực hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong đó, đỉnh cao là bản Hiến pháp năm 2013. Lần đầu tiên, Miên pháp quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3, Hiến pháp năm 2013).

3. Một so hạn chế trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng, giải pháp nâng cao nhận thức về quyền con người của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam hiện nay

3.1. Một số hạn chế

-        Thông qua hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người, tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp đã có sự thay đổi căn bản như đã nêu ở trên, nhưng cũng cần thừa nhận, phạm trù nhân quyền ở Việt Nam hiện nay vẫn được xem là “nhạy cảm”; là công cụ dễ bị lợi dụng gây mất ổn định xã hội. Đây là rào cản lớn nhất làm hạn chế tính tích cực, chủ động trong hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo về quyền con người. Tính chất nhạy cảm của quyền con người, không chỉ là công cụ dễ bị các thế lực thù địch với chế độ lợi dụng, mà nhạy cảm cả vì tính chất, bản chất của nhân quyền, là xác lập mối quan hệ hai chiều giữa cá nhân, công dân với nhà nước; nhà nước là chủ thể nghĩa vụ, cá nhân, công dân là chủ thể mang quyền. Và vì vậy, nghiên cứu, đào tạo, giáo dục quyền con người chính là nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực của nhà nước; ngăn ngừa, lên án các hành vi vi phạm quyền con người của cán bộ, công chức nhà nước.

-        Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3, HP 2013). Đây là quy định rất tiến bộ, phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam hiện nay, chưa phải ai cũng thấy hết vị trí, tầm quan trọng của vấn đề quyền con người và nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Từ các quy định của Hiến pháp, của luật đến việc tổ chức, triển khai thực hiện trên thực tế không phải là không có khoảng cách.

3.2. Giải pháp nâng cao nhận thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam hiện nay

3.2.1  Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu quyền con người, xã hội hóa các công trình nghiên cứu về quyền con người

Do tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động nghiên cứu quyền con người, nên các chương trình nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học pháp lý cần coi bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một trong những chủ đề ưu tiên trong các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm. Đặc biệt là tăng cường các đề tài nghiên cứu nhằm tiếp tục phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, nhất là cụ thể hóa các nguyên tắc, các quy phạm của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân vào thực tiễn cuộc sống.

Cần có các đề tài phát triển các quan điểm, tư tưởng lý luận của Đảng về quyền con người, quyền công dân, trong giai đoạn phát triển mới, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; trong thời đại cách mạng thông tin, phù hợp với giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực.

Các đề tài tổng kết thực tiễn, cần tập trung vào cả những thành tựu và hạn chế trên các mặt như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổ chức, bảo đảm, bảo vệ các quyền cụ thể, quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; những hạn chế cả về chủ quan, khách quan, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Các đề tài nghiên cứu để cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 vào thực tiễn. Coi trọng việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành không còn phù họp với hiến pháp mới. Đồng thời điều đặc biệt quan trọng là nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực thi hiến pháp, nhất là các nguyên tắc, quy phạm của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, trong điều kiện Việt Nam chưa có cơ chế bảo hiến.

3.2.2  Tăng cường công tác giáo dục quyền con người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, tiến tới xây dựng Chiến lược quốc gia về giáo dục quyền con người ở Việt Nam

-        Hình thành bộ môn giáo dục quyền con người cho đội ngũ cán bộ công chức toàn quốc. Đối với cán bộ chủ chốt các cấp từ Trung ương đến địa phương cần tham gia các khoá đào tạo thích hợp cả chính quy (các hệ lớp đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, theo chương trình) và phi chính quy (các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn);

-        Trong thời gian tới, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học lý luận quyền con người, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người tại các lớp thuộc hệ CCLL, khẩn trương đưa môn học quyền con người vào giảng dạy tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị và các trường khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tăng thêm số tiết thích đáng cho môn học này[10].

-        Hiện nay, môn học lý luận về quyền con người, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người đã được đưa vào giảng dạy các lớp hệ cử nhân chính trị, cao cấp lý luận của Học viện trung tâm, và các Học viện khu vực. Bên cạnh đó, các lóp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhân quyền, công ước quốc tế về quyền con người đã và đang được triển khai ở cấp TW và cấp tỉnh (Dự án của Bộ ngoại giao, và các khoá đào tạo do Văn phòng Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ thực hiện). Tuy vậy, vẫn còn có khoảng trống đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác giáo dục về quyền con người, kiến nghị Chính phủ xây dựng Chiến lược, hoặc Kế hoạch quốc gia về giáo dục quyền con người hoặc có thể lồng ghép thành một phần trong Chiến lược quốc gia về giáo dục, đào tạo ở Việt Nam.

3.2.3  Lồng ghép quyền con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong sinh hoạt chính trị, khoa học, trong các hoạt động xã hội, hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, của các cấp, các ngành

Quyền con người, như đã phân tích là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động lập pháp, trong giám sát và thực thi pháp luật; là đặc trưng, bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhản dàn, do nhân dân và vì nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện nay, việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước, mà cụ thể là của cán bộ, công chức nhà nước trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, việc lồng ghép quyền con người, tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong sinh hoạt chính trị, sinh hoạt khoa học, trong các hoạt động xã hội, từ thiện của các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp; trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, thông qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước về quyền con người, bảo vệ quyền con người là cần thiết và là việc làm hữu ích.

3.2.4  Nêu tấm gương về người tốt, việc tốt trong đội ngũ cán bộ, công chức trong bảo vệ, đấu tranh về quyền con người; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân

Vi phạm quyền con người, trước hết và chủ yếu từ phía cơ quan nhà nước, ở cả ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Tuy vậy, từ thực tiễn quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, các vi phạm quyền con người, quyền công dân dễ và thường hay xẩy ra trong hoạt động quản lý nhà nước, trong lĩnh vực tư pháp hình sự như việc bắt, giam, xét xử, hay giải quyết các khiếu kiện, khiếu nại của người dân. Chính vì vậy, nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm, có nhiều giải pháp, nhưng việc nêu gương người tốt trong đội ngũ cán bộ, công chức, dũng cảm đấu tranh chống hành vi vi phạm quyền con người; đồng thời xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng vi phạm quyền con người, sẽ góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp về quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

3.3.5  Đẩy mạnh hoạt động trao đổi khoa học, đối thoại, học tập kinh nghiệm về tôn trọng, bảo vệ quyền con người giữa các cấp, các ngành có liên quan của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế

-        Trao đổi khoa học, học tập kinh nghiệm quốc tế trong bảo đảm, bảo vệ quyền con người nên thường xuyên được tổ chức, không chỉ diễn ra trong các cơ sở nghiên cứu, học thuật, trong các học viện, nhà trường, từ giáo dục phổ thông, đến giáo dục đại học và sau đại học, mà cần đặc biệt chú ý trao đổi học thuật, kinh nghiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhất là các cơ quan thực thi pháp luật với các đối tác quốc tế;

-        Trong chương trình trao đổi kinh nghiệm quốc tế, cần nghiên cứu thực tiễn tốt ở một số nước tiên tiến trong việc phòng ngừa các hành vi vi phạm; xử lý hành vi vi phạm nhất là các khâu trong điều tra, trong truy tố, trong xét xử; trong bảo đảm thi hành án, cả dân sự, hình sự (bảo đảm quyền và lợi ích của phạm nhân, nhất là đối tượng phạm nhân là người chưa thành niên, là phụ nữ...);

-        Chủ động mời, tiếp các chuyên gia, học giả có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người, các nhà hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, luật sư... trên lĩnh vực nhân quyền, đến trao đổi kinh nghiệm, giảng dạy tại các sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam[11].

* Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

 


[1] Học viện chinh trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, ST NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 1998. Tr. 130

[2] Do nhận thức quyền con người còn hạn chế nên đã đồng nhất quyền con người với quyền công dân và Hiến pháp năm 1980 được sửa đổi, bổ sung thay thế bằng Hiến pháp năm 1992, tại Điều 50 cùa Hiến pháp 1992 đà quy định: Ở nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế. văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ờ các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

[3] Cương lĩnh năm 1930 bao gồm các tài liệu: Chánh cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và điều lệ vắn tắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; Đến tháng 10 năm 1930, Cương lĩnh đầu tiên được bổ sung thêm tài liệu Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do đồng chí Tổng bí thư Trần Phú soạn thảo.

 

[4] Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. ST Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội - 1991

[5] Đảng cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, ST Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr130

[6] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 2001, tr 134

[7] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ST Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội 2006, trang 72

[8] Nt Đã dẫn

 

[9] Tuyên ngôn thể giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự. chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966

 

[10] Hiện nay trong chương trình cao cấp lý luận, mới chỉ có 25 tiết giảng.

[11] Trong nhiều năm qua, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Chương trình đào tạo Thạc sĩ pháp luật về quyền con người đã mời nhiều nhà khoa học đến từ Úc, Thái Lan, Na Uy, Đan Mạch... giảng dạy.

“NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP QUA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM”

PGS. TS. Tường Duy Kiên*

1. Khái quát hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam

1.1. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế

-        Năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới, lấy con người ở vị trí trung tâm trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội; trong đó coi quyền con người, bảo vệ quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển xã hội.

-        Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, năm 1991 đã xác định: “Nhà nước định ra các đạo luật quy định quyền công dân, quyền con người”.

-        Tiếp đó, trong một số chỉ thị của Đảng và Chính phủ về quyền con người đã nhấn mạnh đến công tác nghiên cứu và giáo dục quyền con người;

-        Năm 1992, Hiến pháp mới được thông qua, lần đầu tiên, khái niệm về quyền con người đã được ghi nhận ở Điều 50 của Hiến pháp;

-        Năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, nay là Viện nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập, được giao chức năng, nhiệm vụ cơ bản là nghiên cửu, giáo dục, đào tạo về quyền con người;

-        Năm 1997, môn học Lý luận về quyền con người chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cao cấp tại Học viện.

-        Trên phạm vi thế giới, vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị Thế giới lần thứ 2 về quyền con người, tổ chức tại Viên, Cộng hòa Áo. Trong bản Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động năm 1993, Hội nghị đã xác định: “Coi giáo dục, đào tạo và thông tin chung về quyền con người là thiết yếu cho thúc đẩy và đạt được các quan hệ hài hòa, ổn định trong các cộng đồng và để tăng cường được sự hiểu biết lẫn nhau, khoan dung và hòa bình[1]”; và khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ pháp lý trong việc giáo dục nhân quyền; đồng thời nên được đưa vào các chính sách giáo dục ở cấp độ quốc gia.

Hưởng ứng Tuyên bố Viên và Chương trình hành động, ngày 10 tháng 12 năm 1994, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết 59/113A tuyên bố về Chương trình Thập kỷ giáo dục quyền con người, kéo dài từ năm 1995 - 2004. Chương trình này đã kết thúc và được nhiều quốc gia hưởng ứng thực hiện.

Để nối tiếp Chương trình, đến nay Đại hội đồng LHQ đã thông qua Kế hoạch Hành động bổ sung Chương trình giáo dục nhân quyền, chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (2005 - 2009), tập trung vào các trường tiểu học và trung học với mục tiêu là “tiếp cận giáo dục - dựa trên quyền Giai đoạn thứ 2 (2010-2014), tập trung cấp độ giáo dục đại học, sau đại học cho công chức, cán bộ thực thi pháp luật và lực lượng vũ trang. Giai đoạn 3, (2015 - 2019), tập trung vào giáo dục, đào tạo nghề báo và nhà báo. Và năm 2011, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Tuyên bố về Giáo dục và Đào tạo về quyền con người.

Hưởng ứng kế hoạch của Liên hợp quốc từ sau Hội nghị Thế giới về quyền con người năm 1993, các nghị quyết của Liên hợp quốc, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đều đã xây dựng chương trình, kế hoạch quốc gia về giáo dục, đào tạo, thông tin về quyền con người.

1.2     Thực trạng nghiên cứu, giáo dục quyền con người ở Việt Nam

 Tìm hiểu việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo về quyền con người ở Việt Nam có thể có nhiều cách tiếp cận, phân kỳ khác nhau. Tuy nhiên, nếu lấy mốc lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam có ghi nhận khái niệm quyền con người, thì có thể phân định việc nghiên cứu, giáo dục quyền con người thành hai giai đoạn, trước năm 1992 và sau năm 1992.

-        Giai đoạn trước năm 1992, vào đầu những năm 1980, Nhà nước Việt Nam có gia nhập một số điều ước quốc tế về quyền con người, trong giai đoạn này, cũng có sự hợp tác của Việt Nam với Đảng cộng sản và phong trào công nhân ở một số nước, tổ chức hội thảo về Chủ nghĩa xã hội và quyền con người. Mặc dù có hoạt động như vậy, nhưng đánh giá chung công tác nghiên cứu, giáo dục, phổ biến thông tin về quyền con người hầu như chưa phải là mối quan tâm chung của các cơ quan nhà nước và xã hội. Sản phàm xã hội hóa nhằm nâng cao nhận thức xã hội về quyền con người là rất hạn chế, hầu như chưa có.

-        Giai đoạn từ sau năm 1992 và đặc biệt là sau khi Trung tâm Nghiên cứu quyền con người được thành lập năm 1994 đến này 2015.

(1) Về nghiên cứu quyền con người

Nghiên cứu quyền con người được nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo; các bộ, ban, ngành quan tâm, được triển khai nghiên cứu một cách đồng bộ. Điển hình là Học viện CTQG Hồ Chí Minh, một số cơ sở giáo dục, đào tạo khác của Việt Nam, như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học luật Hà Nội, Đại học luật TP HCM, Học viện cảnh sát, Học viện an ninh, Đại học công đoàn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… Bên cạnh các cơ sở giáo dục, đào tạo, vấn đề quyền con người còn được triển khai nghiên cứu ở nhiều bộ, ban, ngành có liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Các cơ quan của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội LHPNVN, Mật trận Tổ quốc Việt Nam...

Có thể chia các chủ đề nghiên cứu về quyền con người thành các nhóm vấn đề đã đước triển khai nghiên cứu như sau:

(i) Nhóm các vấn đề lý luận, thực tiễn: Nghiên cứu các quan điểm, học thuyết đương đại về quyền con người; các điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước; nghiên cứu đánh giá về thành tựu bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Thực trạng và vấn đề; bảo đảm quyền con người trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

(ii) Nghiên cứu về các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong khu vực quốc tế: Nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, tập trung vào quyền trẻ em; quyền phụ nữ;

 

bình đẳng giới; quyền của người có HIV/AIDS; quyền của người khuyết tật; quyền tiếp cận thông tin; môi trường, biến đổi khí hậu và quyền con người; Luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế.

Nghiên cứu cơ chế bảo vệ quyền con người trong khu vực, một số nước ASEAN; Cơ chế bảo vệ quyền, tập trung vào mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia, Trung quốc, các nước Asean; …. cơ chế hoạt động, bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc.

(iii) Nghiên cứu góp phần hỗ trợ cho Quốc hội, các đại biểu QH trong việc thực hiện chức năng của Quốc hội: Nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong việc nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; bảo đảm hài hòa giữa hệ thống PLVN với các công ước quốc tế về quyền con người, phục vụ cho việc ban hành luật Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống BLGĐ; sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật quan trọng có liên quan tới bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

(iv) Nghiên cứu hỗ trợ Chính phủ tham gia một số công ước quốc tế về quyền con người như Công ước về Chống tra tấn, Công ước về người khuyết tật, một số công ước của Tổ chức Lao động quốc tế; về xây dựng báo cáo về tình hình bảo đảm quyền con người tại VN trong khuôn khổ Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR)..;

(v) Nghiên cứu nâng cao ý thức pháp luật về quyền con người cho sinh viên: Các chủ đề nghiên cứu được thực hiện trong các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP HCM, tập trung vào một số chủ đề như cơ sở pháp lý bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; Chứng cứ và chứng minh trong TTHS; trách nhiệm của Doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người; bảo vệ quyền con người trong tư pháp quốc tế Hoa Kỳ và tư pháp VN...

(v) Nghiên cứu góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật: Nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và xây dựng mới một số các đạo luật có liên quan tới quyền con người, quyền công dân.

(vi) Nghiên cứu phục vụ công tác bảo đảm, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

(2) Về giáo dục quyền con người

Giáo dục chính thức: Quyền con người đã được đưa vào các cấp học phổ thông, lồng ghép quyền con người trong chương trình giáo dục công dân, giáo dục quyền trẻ em, áp dụng các cấp học phổ thông từ cấp THCS (lớp 6,7,8,9) và THPT (lớp 10,11,12).

-        Cấp đại học: Quyền con người được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học chuyên luật, trong các môn như Luật quốc tế, Luật Hiến pháp; ngoài ra giáo dục lồng ghép quyền con người vào các môn học khác như luật hình sự, hành chính, luật dân sự...

-        Giáo dục cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý: Môn học quyền con người, Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người hiện nay đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình chính thức cho tất cả các hệ lớp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, bắt đầu từ năm học 2014 - 2015.

Về đối tượng học là cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp thuộc hệ thống chính trị, doanh nghiệp nhà nước;

Về hình thức: Bắt buộc, được đánh giá thông qua kiểm tra và thi viết, làm đề án tốt nghiệp;

Về thời lượng: tổng số 30 tiết, gồm cả kiểm tra và thi hết môn.

-        Giáo dục bậc sau đại học: Môn học về quyền con người được đưa vào chương trình đào tạo chính thức cho một số chuyên ngành khoa học: Chính trị học, Luật học (Lý luận về Nhà nước và pháp ỉuật; Luật hiến pháp và hành chính, luật hình sự); Cao học tôn giáo; cao học chủ nghĩa xã hội khoa học ở Học viện...

Hiện nay, đã hình thành chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành về quyền con người tại Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội và Học viện CTQG HCM cũng đã bắt đầu tuyển sinh khoa đầu tiên năm học 2015 -2016.

Giáo dục không chính thức

Các hình thức giáo dục khác nhau đã được triển khai mạnh mè do các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, một số bộ, ngành, hội có liên quan như Viện Nghiên cứu quyền con người, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội, HĐDTQH, UBTTNNĐ, ủy ban Dân tộc, Tổng cục cảnh sát, Cục trại giam thuộc Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh, xã hội, ....

Các cơ quan này, hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ mở các khoá tập huấn với nhiều chủ đề khác nhau về quyền con người, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, bình đẳng giới...Đối tượng tham dự là các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân), cán bộ cảnh sát, cán bộ trại giam, cán bộ toà án, luật sư, cán bộ cộng đồng, giáo viên, công chức...

2. Tác động của hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người đến sự thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở Việt Nam

2.1. Có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của cản bộ lãnh đạo, quản lý về quyền con người

Các hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người được tổ chức, triển khai một cách có bài bản, có hệ thống, được tiến hành cả bề rộng và chiều sâu, đã có tác động sâu rộng đến nhận thức của công chúng nói chung và đặc biệt là nhận thức, tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nếu nhìn lại lịch sử, bối cảnh Việt Nam vào đầu những năm 1990 của thế trước, trong khi Liên Xô và Đông Âu trên đà sụp đổ, các thế lực thù địch, các lực lượng phản động, đối lập đang triệt để lợi dụng ngọn cờ nhân quyền để tấn công các nước XHCN, trong đó có Việt Nam, thì chắn hẳn ai cũng hình dung được khi nói, đề cập tới nhân quyền, thường nghĩ ngay tới đó là công cụ được sử dụng để chống lại chế độ XHCN. Và vì vậy, không phải không có nhận thức trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý lúc đó rằng, khái niệm “nhân quyền” là “địch” sử dụng, và khái niệm “quyền con người” mới là của ta, là bàn chất của chế độ XHCN. Nhận thức về khái niệm, tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân giai đoạn đó thực sự rất hạn chế, và đã có sự lúng túng trong nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thậm chí ngay cả đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận. Kết quả là, trong hoạt động lập hiến, lập pháp đã có sự đồng nhất cả hai khái niệm này, và dẫn tới cả trong tổ chức, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và ứng phó trong quan hệ quốc tế[2].

Từ nhận thức quyền con người là công cụ bị lợi dụng, đến quyền con người được thể hiện ở quyền công dân, đến sự thay đổi về nhận thức có sự khác biệt căn bản giữa hai khái niệm này, và việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm, nghĩa vụ đầu tiên thuộc về nhà nước. Sự thay đổi này, đánh dấu bước chuyển lớn trong nhận thức lý luận và tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, và có được sự thay đổi này, có nhiều nguyên nhân, nhưng thông qua các hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người đóng vai trò quan trọng.

2.2     Góp phần bổ sung, hình thành hệ thống các quan điểm lý luận của Đảng về quyền con người

Quan điểm, lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người không phải hiện nay mới có, mà đã xuất hiện ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi thành lập Đảng (Cương lĩnh năm 1930[3]), với khẩu hiệu “Việt Nam tự do; nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục...”. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, Đảng phải lãnh đạo nhân dân làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, nên bảo vệ quyền con người, quyền công dân với tư cách là quyền lợi của cá nhân, công dân không phải lúc nào cũng là ngọn cờ ưu tiên trong đường lối chính trị của Đảng cầm quyền. Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân năm (1975) do nhiều nguyên nhân cả chủ quan, khách quan, nghiên cứu các văn kiện của Đảng, qua Đại hội IV (1976), Đại hội V (1981), Đại hội VI (1986) hầu như chưa đề cập trực tiếp tới việc bảo vệ quyền con người.

Năm 1991, Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ VII, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lần đầu tiên, khái niệm quyền con người mới chính thức được ghi nhận trong Cương lĩnh. Đó là Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người[4]”.

Tiếp đó, trong các văn kiện được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996 dù cách thức thể hiện có khác nhau, nhưng đã có sự nhấn mạnh trong hoạt động lập pháp thì “...ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân[5]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tháng 4 năm 2001, đã khẳng định ở bước phát triển cao hơn: "Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia[6]".

Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX và 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đã rút ra nhiều bài học quan trọng, trên lĩnh vực bảo vệ quyền con người, Báo cáo chính trị tại Đại hội nhấn mạnh đến việc: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hoá và thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người[7]”.

Cùng với cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách tư pháp được khởi xướng, trọng tâm là cải cách toàn diện hệ thống Toà án để bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân được tốt hơn, Đảng khẳng định cần: “Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người[8]”.

Đại hội lần thứ XI (tháng 1/2011), trên cơ sở tổng kết 25 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh phát triển đất nước (bổ sung, phát triển) và Báo cáo Chính trị. Trên lĩnh vực bảo đảm, bảo vệ quyền con người, đã xây dựng và hình thành một hệ thống quan điểm lý luận cơ bản, toàn diện, sâu sắc của Đảng, đó là:

+ Đặt con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.

+ Nhà nước quy định và bảo vệ các quyền công dân, quyền con người đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người.

+ Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.

+ Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.

Như vậy, nghiên cứu quan điểm, lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người được thể hiện qua các văn kiện của Đảng, từ Đại hội VII đến Đại hội lần thứ XI, cho thấy, quan điểm, nhận thức lý luận của Đảng đã phát triển liên tục, nhất quán, từ sơ khai đến toàn diện, xuất phát từ thực tiễn, bối cảnh của tình hình đất nước, và phù hợp với xu thế, nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Có được kết quả đó, là sự đóng góp hữu ích, trước hết thông hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam.

2.3. Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền con người trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế

Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1945), Liên hợp quốc được thành lập. Một trong những mục đích chính trong các hoạt động của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người. Chính vì vậy, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã bắt tay soạn thảo và thông qua hàng loạt các tuyên bố, công ước quốc tế về quyền con người, trong đó đặc biệt quan trọng là Bộ luật nhân quyền quốc tế[9]. Từ đó đến nay, Liên hợp quốc đã thông qua nhiều điều ước quốc tế quan trọng về nhiều lĩnh vực, chủ đề khác nhau về bảo vệ quyền con người, quyền của các nhóm...Các văn kiện đó tạo khuôn khổ pháp lý quốc tế, được xác định là nguyên tắc chuẩn mực, giá trị chung, được áp dụng trên toàn thế giới. Tuy vậy, không phải dễ, cứ một văn kiện quốc tế được thông qua, có thể được phổ biến, tuyên truyền và áp dụng ngay ở Việt Nam.

Thông qua hoạt động nghiên cứu, giáo dục, các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người đã được dịch, công bố, được đưa làm tài liệu tham khảo trong chương trình giáo dục, đào tạo; sử dụng, phổ biến tại các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế, sinh hoạt khoa học, chuyên đề trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, đã góp phần từng bước thay đổi nhận thức chung của công chúng, của đại biểu tham dự, qua đó làm thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nghiên cứu các quy định, chính sách, pháp luật của Việt Nam hiện nay trên lĩnh vực về quyền con người, có nhiều quy định, nguyên tắc mới, rất phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định của quốc tế. Nhưng nếu so sách về mặt lịch sử, điều dễ nhận thấy, các nguyên tắc, quy định mà pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận đã được ghi nhận trong các công ước tế về quyền con người, do Liên hợp quốc, nhiều tổ chức quốc tế khác thông qua từ trước đó. Điều này để khẳng định, hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người đã đóng vai trò quan trọng, không chỉ là cầu nối tri thức, đưa nhân thức của chủng ta bắt kịp với thế giới và nhân thức, tri thức của thế giới về quyền con người cũng đã lảm thay đổi, nhân thức, tư duy của chúng ta.

2.4. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ quyền con người, trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước pháp quyền XHCN, của cán bộ, công chức nhà nước

Từ nhận thức, nhân quyền là “công việc nội bộ”, điều đó có thể đúng trong bối cảnh cụ thể, nhưng những thay đổi của đời sống thế giới theo hướng văn minh, tiến bộ toàn cầu, mà bất kỳ quốc gia nào, trong thế giới hội nhập cũng phải tuân thủ. Liên hợp quốc đã cải tổ ủy ban Nhân quyền thành Hội đồng nhân quyền, với vai trò, chức năng xem xét báo cáo kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền của quốc gia thành viên Liên hợp quốc; cùng với việc báo cáo thực hiện các công ước quốc tế cụ thể - báo cáo quốc gia theo công ước đã gắn nghĩa vụ, trách nhiệm quốc gia của các nước thành viên là phải tôn trọng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trước cộng đồng quốc tế, và điều này, đòi hỏi các quốc gia không thể viện “nhân quyền là công việc nội bộ”, làm căn cứ cho việc thoái thách trách nhiệm của mình trước cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã nắm bắt và ý thức đầy đủ nghĩa vụ, cam kết của mình về bảo vệ, bảo đảm quyền con người trước cộng đồng quốc tế.

Những thay đổi trong nhận thức, trong hành động, có thể dễ chứng minh được, từ chỗ thường xuyên bị các tổ chức quốc tế công kích, phê phán hay lên án vi phạm về nhân quyền, với những thành tích đã đạt được trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối để trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền, cùng với các thành viên khác trong Hội đồng, xem xét các báo cáo kiểm điểm định kỳ của các quốc gia khác trên phạm vi thế giới.

Bên cạnh những thay đổi trong nhận thức, hành động, chính sách, pháp luật của Việt Nam được đánh giá là đã có nhiều tiến bộ, có tính đột phá trong lĩnh vực hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong đó, đỉnh cao là bản Hiến pháp năm 2013. Lần đầu tiên, Miên pháp quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3, Hiến pháp năm 2013).

3. Một so hạn chế trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng, giải pháp nâng cao nhận thức về quyền con người của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam hiện nay

3.1. Một số hạn chế

-        Thông qua hoạt động nghiên cứu, giáo dục quyền con người, tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp đã có sự thay đổi căn bản như đã nêu ở trên, nhưng cũng cần thừa nhận, phạm trù nhân quyền ở Việt Nam hiện nay vẫn được xem là “nhạy cảm”; là công cụ dễ bị lợi dụng gây mất ổn định xã hội. Đây là rào cản lớn nhất làm hạn chế tính tích cực, chủ động trong hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo về quyền con người. Tính chất nhạy cảm của quyền con người, không chỉ là công cụ dễ bị các thế lực thù địch với chế độ lợi dụng, mà nhạy cảm cả vì tính chất, bản chất của nhân quyền, là xác lập mối quan hệ hai chiều giữa cá nhân, công dân với nhà nước; nhà nước là chủ thể nghĩa vụ, cá nhân, công dân là chủ thể mang quyền. Và vì vậy, nghiên cứu, đào tạo, giáo dục quyền con người chính là nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực của nhà nước; ngăn ngừa, lên án các hành vi vi phạm quyền con người của cán bộ, công chức nhà nước.

-        Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3, HP 2013). Đây là quy định rất tiến bộ, phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam hiện nay, chưa phải ai cũng thấy hết vị trí, tầm quan trọng của vấn đề quyền con người và nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Từ các quy định của Hiến pháp, của luật đến việc tổ chức, triển khai thực hiện trên thực tế không phải là không có khoảng cách.

3.2. Giải pháp nâng cao nhận thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam hiện nay

3.2.1  Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu quyền con người, xã hội hóa các công trình nghiên cứu về quyền con người

Do tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động nghiên cứu quyền con người, nên các chương trình nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học pháp lý cần coi bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một trong những chủ đề ưu tiên trong các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm. Đặc biệt là tăng cường các đề tài nghiên cứu nhằm tiếp tục phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, nhất là cụ thể hóa các nguyên tắc, các quy phạm của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân vào thực tiễn cuộc sống.

Cần có các đề tài phát triển các quan điểm, tư tưởng lý luận của Đảng về quyền con người, quyền công dân, trong giai đoạn phát triển mới, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; trong thời đại cách mạng thông tin, phù hợp với giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực.

Các đề tài tổng kết thực tiễn, cần tập trung vào cả những thành tựu và hạn chế trên các mặt như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổ chức, bảo đảm, bảo vệ các quyền cụ thể, quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; những hạn chế cả về chủ quan, khách quan, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Các đề tài nghiên cứu để cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 vào thực tiễn. Coi trọng việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành không còn phù họp với hiến pháp mới. Đồng thời điều đặc biệt quan trọng là nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực thi hiến pháp, nhất là các nguyên tắc, quy phạm của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, trong điều kiện Việt Nam chưa có cơ chế bảo hiến.

3.2.2  Tăng cường công tác giáo dục quyền con người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, tiến tới xây dựng Chiến lược quốc gia về giáo dục quyền con người ở Việt Nam

-        Hình thành bộ môn giáo dục quyền con người cho đội ngũ cán bộ công chức toàn quốc. Đối với cán bộ chủ chốt các cấp từ Trung ương đến địa phương cần tham gia các khoá đào tạo thích hợp cả chính quy (các hệ lớp đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, theo chương trình) và phi chính quy (các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn);

-        Trong thời gian tới, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học lý luận quyền con người, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người tại các lớp thuộc hệ CCLL, khẩn trương đưa môn học quyền con người vào giảng dạy tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị và các trường khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tăng thêm số tiết thích đáng cho môn học này[10].

-        Hiện nay, môn học lý luận về quyền con người, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người đã được đưa vào giảng dạy các lớp hệ cử nhân chính trị, cao cấp lý luận của Học viện trung tâm, và các Học viện khu vực. Bên cạnh đó, các lóp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhân quyền, công ước quốc tế về quyền con người đã và đang được triển khai ở cấp TW và cấp tỉnh (Dự án của Bộ ngoại giao, và các khoá đào tạo do Văn phòng Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ thực hiện). Tuy vậy, vẫn còn có khoảng trống đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác giáo dục về quyền con người, kiến nghị Chính phủ xây dựng Chiến lược, hoặc Kế hoạch quốc gia về giáo dục quyền con người hoặc có thể lồng ghép thành một phần trong Chiến lược quốc gia về giáo dục, đào tạo ở Việt Nam.

3.2.3  Lồng ghép quyền con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong sinh hoạt chính trị, khoa học, trong các hoạt động xã hội, hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, của các cấp, các ngành

Quyền con người, như đã phân tích là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động lập pháp, trong giám sát và thực thi pháp luật; là đặc trưng, bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhản dàn, do nhân dân và vì nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện nay, việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước, mà cụ thể là của cán bộ, công chức nhà nước trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, việc lồng ghép quyền con người, tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong sinh hoạt chính trị, sinh hoạt khoa học, trong các hoạt động xã hội, từ thiện của các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp; trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, thông qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước về quyền con người, bảo vệ quyền con người là cần thiết và là việc làm hữu ích.

3.2.4  Nêu tấm gương về người tốt, việc tốt trong đội ngũ cán bộ, công chức trong bảo vệ, đấu tranh về quyền con người; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân

Vi phạm quyền con người, trước hết và chủ yếu từ phía cơ quan nhà nước, ở cả ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Tuy vậy, từ thực tiễn quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, các vi phạm quyền con người, quyền công dân dễ và thường hay xẩy ra trong hoạt động quản lý nhà nước, trong lĩnh vực tư pháp hình sự như việc bắt, giam, xét xử, hay giải quyết các khiếu kiện, khiếu nại của người dân. Chính vì vậy, nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm, có nhiều giải pháp, nhưng việc nêu gương người tốt trong đội ngũ cán bộ, công chức, dũng cảm đấu tranh chống hành vi vi phạm quyền con người; đồng thời xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng vi phạm quyền con người, sẽ góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp về quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

3.3.5  Đẩy mạnh hoạt động trao đổi khoa học, đối thoại, học tập kinh nghiệm về tôn trọng, bảo vệ quyền con người giữa các cấp, các ngành có liên quan của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế

-        Trao đổi khoa học, học tập kinh nghiệm quốc tế trong bảo đảm, bảo vệ quyền con người nên thường xuyên được tổ chức, không chỉ diễn ra trong các cơ sở nghiên cứu, học thuật, trong các học viện, nhà trường, từ giáo dục phổ thông, đến giáo dục đại học và sau đại học, mà cần đặc biệt chú ý trao đổi học thuật, kinh nghiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhất là các cơ quan thực thi pháp luật với các đối tác quốc tế;

-        Trong chương trình trao đổi kinh nghiệm quốc tế, cần nghiên cứu thực tiễn tốt ở một số nước tiên tiến trong việc phòng ngừa các hành vi vi phạm; xử lý hành vi vi phạm nhất là các khâu trong điều tra, trong truy tố, trong xét xử; trong bảo đảm thi hành án, cả dân sự, hình sự (bảo đảm quyền và lợi ích của phạm nhân, nhất là đối tượng phạm nhân là người chưa thành niên, là phụ nữ...);

-        Chủ động mời, tiếp các chuyên gia, học giả có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, giáo dục về quyền con người, các nhà hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, luật sư... trên lĩnh vực nhân quyền, đến trao đổi kinh nghiệm, giảng dạy tại các sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam[11].

* Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

 


[1] Học viện chinh trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, ST NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 1998. Tr. 130

[2] Do nhận thức quyền con người còn hạn chế nên đã đồng nhất quyền con người với quyền công dân và Hiến pháp năm 1980 được sửa đổi, bổ sung thay thế bằng Hiến pháp năm 1992, tại Điều 50 cùa Hiến pháp 1992 đà quy định: Ở nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế. văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ờ các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

[3] Cương lĩnh năm 1930 bao gồm các tài liệu: Chánh cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và điều lệ vắn tắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; Đến tháng 10 năm 1930, Cương lĩnh đầu tiên được bổ sung thêm tài liệu Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do đồng chí Tổng bí thư Trần Phú soạn thảo.

 

[4] Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. ST Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội - 1991

[5] Đảng cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, ST Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr130

[6] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 2001, tr 134

[7] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ST Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội 2006, trang 72

[8] Nt Đã dẫn

 

[9] Tuyên ngôn thể giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự. chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966

 

[10] Hiện nay trong chương trình cao cấp lý luận, mới chỉ có 25 tiết giảng.

[11] Trong nhiều năm qua, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Chương trình đào tạo Thạc sĩ pháp luật về quyền con người đã mời nhiều nhà khoa học đến từ Úc, Thái Lan, Na Uy, Đan Mạch... giảng dạy.

 

 

Các tham luận khác