Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Nghiên cứu và giáo dục về Quyền con người ở Thụy Sĩ: Bài học kinh nghiệm và một số khuyến nghị cho Việt Nam

GS. TS. Martina Caroni

12/08/2016

Buôn Ma Thuột, ngày 27/12/2014

NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở THỤY SĨ: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

GS. TS. Martina Caroni*

1. Giới thiệu

Trong hệ thống giáo dục đại học Thụy Sĩ, giáo dục và nghiên cứu quyền con người đã trải qua những thay đổi sâu sắc. Trong hai thập kỷ trước, quyền con người chỉ được thảo luận một cách hời hợt trong các môn học luật hiến pháp ở trường luật, ngày nay quyền con người được dạy trong cả chương trình luật và không chuyên luật. Hơn nữa, tại các trường luật, quyền con người không chỉ được lồng ghép trong các môn học lập hiến, hình sự và tố tụng hình sự mà còn được dạy ở nhiều lớp học riêng liên quan đến quyền con người.

Sau khi trình bày ngắn gọn những nét đặc thù và đặc trưng riêng của hệ thống giáo dục đại học Thụy Sĩ, bài viết sẽ phân tích sự phát triển của giáo dục và nghiên cứu quyền con người tại các trường đại học của Thụy Sĩ. Sự tập trung đặc biệt này được giải thích với nhiều lý do khác nhau - nội sinh và ngoại sinh - đối với những thay đổi căn bản diễn ra trong hai mươi năm qua và hiện trạng của nghiên cứu và giáo dục quyền con người trong giáo dục đại học ở Thụy Sĩ. Các khía quan trọng trong phương pháp tiếp cận của Thụy Sĩ về giáo dục và nghiên cứu quyền con người bao gồm phát triển chương trình giảng dạy, tài liệu học, ngôn ngữ học, đào tạo thực hành, hỗ trợ nghiên cứu... sẽ được trình bày chi tiết. Từ phân tích này đưa ra một số kiến nghị cho sự phát triển hơn nữa của giáo dục và nghiên cứu quyền con người ở Việt Nam.

2. Hệ thống giáo dục đại học Thụy Sĩ

Hệ thống giáo dục đại học của Thụy Sĩ là sự phản ánh một hệ thống liên bang của Thụy Sĩ. Theo Điều 63 a của Hiến pháp Thụy Sĩ[1], cả Liên bang và các bang thuộc liên bang Thụy Sĩ cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục đại học. Ở bậc giáo dục cấp 3 (giáo dục đại học và cao đẳng) có hai nhóm cơ sở giáo dục đại học: (1) Các trường đại học truyền thống, bao gồm các trường đại học các bang và tổ chức công nghệ liên bang. Nghiên cứu và giáo dục tại các cơ sở này tập trung vào nghiên cứu khoa học. (2) Các trường đại học khoa học ứng dụng, nơi nghiên cứu và giáo dục dựa trên nghiên cứu ứng dụng.

Hiện nay, Thụy Sĩ có 12 trường đại học nghiên cứu truyền thống (10 trường đại học bang và 2 viện công nghệ liên bang) và 8 trường đại học khoa học ứng dụng. Trong đó 10 tổ chức nói tiếng Đức, 6 tổ chức nói tiếng Pháp và 2 tổ chức nói tiếng Ý. Ngoài ra, có hai tổ chức song ngữ tiếng Đức- tiếng Pháp. 9 trường đại học bang có các Trường Luật (Đại học Lugano chỉ nói tiếng Ý không có trường Luật).

Cấu trúc văn bằng giáo dục đại học Thụy Sỹ được dựa trên hệ thống văn bằng ba cấp châu Âu:

(1) Văn bằng đầu tiên là bằng Cử nhân. Bằng Cử Nhân yêu cầu 180 tín chỉ hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS) và khoảng ba năm học toàn thời gian. Một bằng cử nhân là điều kiện tiên quyết để tham dự chương trình học Thạc sĩ.

(1) Văn bằng thứ hai là bằng Thạc sĩ. Một chương trình thạc sĩ phải mất 90 hoặc 120 ECTS và khoảng một năm rưỡi học toàn thời gian. Một bằng Thạc sĩ và bảng điểm tốt là những điều kiện tiên quyết để thực hiện chương trình học tiến sĩ. Hơn nữa, các trường đại học có thể trao bàng Thạc sĩ trong giáo dục cao hơn, gọi là Thạc sĩ nghiên cứu cao cấp (MAS), với tối thiểu là 60 ECTS. Tuy nhiên, MAS không được tham gia các nghiên cứu tiến sĩ.

(2) Văn bằng thứ 3 là bằng Tiến sĩ. Bằng này dựa trên một nghiên cứu khoa học chuyên sâu kéo dài trong nhiều năm và có thể chỉ được các trường đại học truyền thông cấp bằng, các trường đại học khoa học ứng dụng không được phép.

3. Sự phát triển của Giáo dục quyền con người tại các trường đại học Thụy Sĩ

Giáo dục quyền con người tại Thụy Sĩ có một lịch sử lâu dài trong giáo dục đại học. Sự phát triển này bắt đầu từ việc Thụy Sĩ phê chuẩn Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản (Công ước châu Âu về Quyền con người, ECtHR) vào ngày 28 tháng 11 năm 1974. Kể từ đó ECHR và luật án lệ của Tòa án quyền con người châu Âu (ECtHR) đã có một ảnh hưởng đáng kể đối với các luật và Hiến pháp Thụy Sĩ. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu, giáo dục quyền con người tại các trường đại học Thụy Sỹ trải qua những thay đổi lớn và các giai đoạn phát triển khác nhau có thể - và phải - được phân biệt.

a. Giai đoạn bắt đầu (Giai đoạn đầu tiên)

Sau khi Thụy Sĩ phê chuẩn ECHR, quyền con người bắt đầu dần xuất hiện trong chương trình giảng dạy ở các lớp học luật hiến pháp và luật hình sự. Tuy nhiên, trong suốt những năm đầu, sự đảm bảo ECHR và quyền con người nói chung được thực hiện riêng như bài bàn thêm về những chủ đề thường được dậy và thảo luận trong những lớp học này. Điều này đã bắt đầu thay đổi khi ECtHR đưa ra phán quyết đầu tiên chống lại những vi phạm ECHR của Thụy Sĩ.[2] Dần dần, quyền con người nhận được nhiều sự chú ý hơn trong các lớp học luật hiến pháp và luật hình sự. Tuy nhiên, không phải tới tận khi ECtHR công bố phán quyết Belilos của Thụy Sĩ năm 1988 rằng quyền con người và ECHR đột nhiên trở thành trung tâm chú ý chính trị[3], và đã được đưa vào nhiều hơn trong các lớp học hiến pháp, hình sự và cũng tương tự như kết quả trực tiếp của phán quyết Belilos được đưa vào trong các lớp học pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn đầu tiên này, quyền con người đã được lồng ghép vào trong giảng dạy các môn học khác (chủ yếu là luật hiến pháp và pháp luật hình sự) bằng chính ngôn ngữ của trường đại học (tiếng Đức hoặc tiếng Pháp). Hơn nữa, quyền con người là một vấn đề đã được giảng dạy lồng ghép trong các trường Luật; cũng không có chương trình khoa học riêng biệt cho các vấn đề quyền con người.

b. Giai đoạn thứ hai

Mặc dù Thụy Sĩ đã phê chuẩn Công ước LHQ về chống Tra tấn (CAT) năm 1987, thập kỉ 90 trở thành thập kỷ phê chuẩn các hiệp định về quyền con người của Thụy Sĩ. Hai Công ước của Liên Hợp Quốc đều đã được thông qua vào năm 1992, tiếp theo là Công ước Liên Hợp Quốc về xoá bỏ phân biệt chủng tộc (CERD) năm 1994 và cả Công ước về Quyền trẻ em (CRC) và Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã được thông qua năm 1997. Những bước quan trọng này đủ đảm bảo đưa ra một quan điểm thay đổi căn bản về giáo dục quyền con người ở bậc đại học. Đến cuối những năm 90, trường luật của tất cả các trường đại học Thụy Sĩ đã bắt đầu đưa quyền con người vào chương trình giảng dạy không chỉ đơn thuần lồng ghép vào các môn học luật hiến pháp và luật hình sự, mà còn có môn học riêng biệt về quyền con người. Những môn học về quyền con người được giảng dạy bằng cả tiếng Đức và tiếng Pháp và đã thường được đưa ra ở bậc Thạc sĩ. Ngoài ra, các môn học cụ thể về quyền con người tiếp tục được thực hiện lồng ghép trong các môn học ở trường Luật khác như môn hiến pháp, luật hình sự hoặc luật quốc tế (chủ yếu ở bậc cử nhân).

c. Giai đoạn thứ ba

Do sự quan tâm và mối liên quan đên pháp luật quyền con người ngày càng tăng trong cuộc sống thường ngày - đặc biệt là trong công việc hàng ngày của các luật sư và những người thực thi luật pháp - trong bốn đến năm năm cuối, giáo dục quyền con người tại các trường đại học Thụy Sỹ trải qua thêm một sự thay đổi lớn. Và ngày nay, 9 trường Luật ở Thụy Sĩ đang giảng dạy rất nhiều môn học khác nhau và định dạng môn học khác nhau. Hơn nữa, tại các trường đại học nói tiếng Đức, hầu hết các môn học này không chỉ được dạy bằng tiếng Đức mà còn được dạy bằng cả tiếng Anh. Có rất nhiều lý do giải thích cho sự thay đổi này. Bao gồm từ thực tế là các bài giảng quốc tế và luật án lệ quốc tế đều được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và các phân tích của các bản văn này nên được thực hiện trên cơ sở các văn bản gốc. Lý do khác, mong muôn cho phép sinh viên Thụy Sĩ để tham gia trao đổi khoa học quốc tế đòi hỏi quyền con người phải được dạy bằng tiếng Anh. Cuối cùng, một số trường Luật - và cụ thể là trường Luật thuộc đại học Luceme - đang cố gắng tích cực để chào đón sinh viên trao đổi từ nhiều nước trên thế giới. Do đó, cần thiết đưa ra đủ số lượng các môn học giảng dậy bằng tiếng Anh.

Ngoài việc thay đổi ngôn ngữ giảng dạy, ngày nay các trường Luật của Thụy Sĩ giảng dạy các môn học về quyền con người với nhiều định dạng khác nhau. Ví dụ, tại Đại học Luceme, có các định dạng học quyền con người như sau:

(1)     Luật Quyền con người quốc tế

(2)     Hội thảo về các vấn đề hiện tại của Luật Quyền con người

(3)     Một số Toà án bàn về quyền con người ( Tòa án René Cassin, Tòa án bàn về quyền con người ở Trung Mĩ, tòa án bàn về quyền con người thế giới Nelson Mandela)

(4)     Chống khủng bố và Quyền con người

(5)     Y tế và Quyền con người

(6)     Quản lý đa dạng

(7)     Và trường học mua hè về quyền con người (Học viện Luceme về việc thực hiện quyền con người).

Ngoại trừ Tòa án René Cassin được tiến hành bằng tiếng Pháp, tất cả các định dạng giảng dạy còn lại đều bằng tiếng Anh. Các định dạng khác nhau này cho phép sinh viên không chỉ để tìm hiểu về bản chất của quyền con người mà còn biết cách tranh luận, nghiên cứu và viết bài về quyền con người bằng tiếng Anh. Ví dụ, tại Hội thảo về các vấn đề hiện tại của Luật quyền con người, sinh viên Luật phải xác định một chủ đề về quyền con người mà họ muốn nghiên cứu, chuẩn bị một bài thuyết trình về chủ đề này và sau đó nộp một bài nghiên cứu thực sự.

Cuối cùng, trong những năm gần đây, quyền con người đã trở thành một phần trong chương trình giảng dạy ở cả các khoa khác của trường đại học và ở cả các trường đại học khoa học ứng dụng.

d. Kết luận

Giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục đại học ở Thụy Sĩ đã phát triển từ khi chỉ là một khía cạnh trong các môn học luật hiến pháp và luật hình sự ở các trường Luật đến khi trở hành một chù đề được tiếp cận theo một ma trận phức tạp của các định dạng giảng dạy khác nhau ở các trường học khác nhau trong cả các trường đại học nghiên cứu truyền thống và các trường đại học khoa học ứng dụng.

4. Sự phát triển của nghiên cứu quyền con người tạỉ các trường đại học Thụy Sĩ

Nghiên cứu quyền con người tại các trường đại học Thụy Sỹ trải qua một sự phát triển tương đối giống với giáo dục quyền con người. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính nằm ở chỗ các giai đoạn khác nhau bắt đầu đối với các nghiên cứu sớm hơn đối với giảng dạy. Điều này có thể dễ dàng giải thích như sau: Hầu hết các nhà nghiên cứu tham gia vào nghiên cứu quyền con người sớm hay muộn sẽ dạy một hoặc nhiều môn học tại các trường đại học của Thụy Sĩ. Vì vậy, một khi, một thế hệ sinh viên và các nhà nghiên cứu mới tiếp tục nghiên cứu những kết quả khoa học của họ, thì những quan điểm mới của họ về giảng dạy sẽ đần dần được áp dụng trong chương trình học đại học.

5. Một số kiến nghị cho giáo dục quyền con người tại các trường đạị học ở Việt Nam

Dựa trên kinh nghiệm của Thụy Sĩ và các bài học kinh nghiệm, rút ra một số khuyến nghị, đúng hơn là một vài đề xuất có thể được thực hiện để phát triển hơn nữa giáo dục quyền con người tại trường đại học ở Việt Nam:

•        Giới thiệu về các lóp học luật quyền con người cụ thể:

quyền con người không nên chỉ là một vấn đề được đề cập trong các môn học luật hiến pháp hay luật hình sự, mà nên được giảng dạy trong các lớp học cụ thể dành riêng cho quyền con người và thực hiện ở cấp quốc gia và quốc tế.

•        Giới thiệu giáo dục quyền con người bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp: Các văn bản và tài liệu cho giáo dục quyền con người nên được phân tích và thảo luận bằng chính ngôn ngữ gốc của chúng. Thậm chí dù việc giới thiệu môn học bằng tiếng Anh sẽ là một thách thức đối với tất cả những người tham gia, nhưng nỗ lực hơn nữa sẽ có thành quả. Nếu các nhà nghiên cứu và sinh viên có thể giảng dạy và nghiên cứu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, họ sẽ có được một vị trí trong cuộc trao đổi khoa học quốc tế và từ đó trở thành một phần của cộng đồng khoa học quốc tế.

•        Giới thiệu các định dạng giảng dạy thay thế: các định dạng giảng dạy mới và thay thế tập trung không chỉ vào việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn tập cho họ làm quen với nghiên cứu, viết bài và thuyết trình về các vấn đề quyền con người và từ đó trang bị cho họ tham gia trên các đấu trường quốc tế, các định dạng này nên được giới thiệu trong các trường Luật ở Việt Nam.

 

 

 

* Trường luật, Đại học Lucerne, Thụy Sĩ

[1] **1. Liên bang sẽ quàn lý Viện công nghệ liên bang. Liên bang có thể thành lập. tiếp quản hoặc quân lý các trường bổ túc và các tổ chức giáo dục đại học khác.

[2] Liên bang sẽ hỗ trợ các trường đại học bang và có thể đóng góp tài chính cho các tổ chức giáo dục đại học khác mà nó công nhận.

[3] Liên bang và các Bang cùng chịu trách nhiệm điều phối và đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học của Thụy Sĩ. Trong khi thực hiện trách nhiệm này, họ phải tính đến quyền tự chủ của các trường đại học và nhiều cơ quan chịu trách nhiệm đối với những vấn đề này và đảm bảo đối xử công bằng với các to chức có chức năng tương tự

 

 

Các tham luận khác