Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Nghiên cứu quyền con người: Khảo sát những nền tảng mới và xây dựng năng lực giúp giáo dục và bảo vệ quyền con người tốt hơn. Một số ví dụ, nghiên cứu Tây Phi do Viện Nhân quyền Đan Mạch thực hiện

TS. Stéphanie Lagoutte, nhà nghiên cứu cao cấp

12/08/2016

Buôn Ma Thuột, ngày 27/12/2014

NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI: KHẢO SÁT NHỮNG NỀN TẢNG MỚI VÀ XÂY DỰNG NĂNG LỰC GIÚP GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TỐT HƠN . MỘT SỐ VÍ DỤ, NGHIÊN CỨU TÂY PHI DO VIỆN NHÂN QUYỀN ĐAN MẠCH THỰC HIỆN

TS. Stéphanie Lagoutte, nhà nghiên cứu cao cấp*

[Báo cáo dự thảo này sẽ được sửa đổi, thông ngôn và hiệu chỉnh sau Hội nghị tại Hà Nội vào ngày 12 và 13/11/ 2015]

Nghiên cứu quyền con người là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực tăng cường các hoạt động giáo dục và bảo vệ quyền con người của Nhà nước. Việc tạo lập kiến thức hiểu biết trên cơ sở nghiên cứu mang tính thực tiễn, có liên quan đến địa phương là thành tố quan trọng trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm củng cố quyền con người ở cấp quốc gia. Hơn nữa, việc tăng cường nghiên cứu quyền con người giúp các cơ sở đào tạo có khả năng duy trì giáo dục quyền con người cấp độ cao đối với sinh viên, đồng thời tiếp cận với các cơ quan nhà nước, xã hội dân sự và các đơn vị học thuật khác. Nghiên cứu này thực hiện nhờ vào sự hợp tác sâu rộng giữa các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Bài viết được xây dựng dựa trên số ít tài liệu nghiên cứu quyền con người,[1] đồng thời dựa trên kinh nghiệm cá nhân tôi khi thực hiện một số dự án nghiên cứu với các đối tác tại các nước đang phát triển hoặc về hình thức dự án nghiên cửu khu vực hay là trong những trao đổi khoa học với các nhà nghiên cứu. Tôi đã làm việc nhiều năm với các nhà nghiên cứu Tây Phi nói tiếng Pháp cũng như với các nhà nghiên cứu khách mời đến từ các quốc gia, nơi mà Viện nhân quyền có chương trình hoạt động. Tôi hy vọng rằng, bài viết này có thể tạo nguồn cảm hứng để xây dựng chương trình hợp tác và nghiên cứu quyền con người tại Việt Nam.

Tóm tắt về dự án Tây Phi: Trong những năm qua, một nhóm các nhà nghiên cứu cao cấp, học giả trẻ và các nhà pháp lý từ khu vực Tây Phi nói tiếng Pháp đang tiến hành một số khảo sát vấn đề khó khăn về mặt pháp lý của phụ nữ khi ly hôn. Theo đó, kết quả của 3 nghiên cứu tại Mali, Niger và Senegal đã được công bố vào tháng 1 năm 2014 bằng tiếng Pháp[2]. Tiếp đó, năm 2014, một ấn phẩm khu vực đã được xuất bản bằng tiếng Pháp và tiếng Anh[3].Nghiên cứu này giúp nhận ra những thách thức đè nặng bởi chủ nghĩa đa nguyên chính thức và không chính thức tồn tại trong khu vực cũng như sự cần thiết bảo vệ quyền của người phụ nữ trong những tình cảnh khó khăn. Đồng thời, chúng tôi đã xem xét cẩn thận những khía cạnh về mặt phương pháp luận và thực tiễn liên quan đến phát triển dự án nghiên cứu. Chúng tôi đã hiểu được những giới hạn vốn có của dự án này thông qua một quan sát thực tế, ví dụ như những khó khăn lớn trong việc tiếp cận các nguồn tin có liên quan. Cuối cùng, việc phản ánh và thảo luận về những cách thức theo đó các nghiên cứu và các nhà nghiên cứu có thể giúp làm sáng tỏ chủ đề và các cuộc tranh luận liên quan đến các vấn đề xã hội, tôn giáo và chính trị có tính chất nhạy cảm thường thấy.

Bài viết của tôi hôm nay cố gắng phản ánh việc nghiên cứu quyền con người diễn ra như thế nào, cơ hội và thách thức chính mà công cuộc này tạo ra. Trước tiên, bài viết đưa ra việc nghiên cứu quyền con người như một yếu tố quan trọng trong hệ thống quyền con người quốc gia (NHRS). Tiếp theo, bài viết chỉ ra rằng việc nghiên cứu quyền con người giúp cho các quyền của con người trở nên gắn kết ở cấp độ trong nước, thông qua các tài liệu và hiểu biết các vấn đề và các cuộc tranh luận về quyền con người trong từng bối cảnh. Tôi sẽ tập trung sâu hơn vào việc thiết kế các bài học từ dự án Tây Phi này. Cuối cùng, bài viết phản ánh một cách chung nhất việc thúc đẩy nghiên cứu quyền con người tốt hơn, mạnh mẽ hơn sẽ góp phần xây dựng năng lực các trường đại học và giáo dục quyền con người cấp cao hơn như thế nào.

1. Nghiên cứu quyền con người chính là người bình phẩm hệ thống quyền con người quốc gia

Nghiên cứu quyền con người là một yếu tố quan trọng của hệ thống quyền con người quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lỗ hổng và những thách thức trong việc bảo vệ quyền con người và tham gia vào việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp và bền vững cho những vấn đề quyền con người, đồng thời là một công cụ quan trọng gắn kết quyền con người con người ở cấp trong nước - từ trung ương tới địa phương - ở những nước mà một vài quyền con người hiện diện như những tiêu chuẩn được cộng đồng quốc tế đặt ra. Có nhiều trường hợp như thế diễn ra ở những nước mà Viện nhân quyền Đan Mạch hoạt động.

1.1. Nghiên cứu quyền con người là gì?

Nghiên cứu quyền con người gồm rất nhiều điều, được mô tả như nghiên cứu với mục đích mang tính tiêu chuẩn. Đầu tiên, nghiên cứu quyền con người là triết học, là pháp lý, đôi khi là các học giả tôn giáo tạo ra một khuôn khổ chính nghiên cứu về nguồn gốc quyền con người và những nền tảng pháp lý và đạo đức của nó. Các học giả pháp lý cũng nghiên cứu luật học về quyền con người và những khoảng trống quy phạm để cố gắng đảm bảo tuân thủ một cách tiêu chuẩn, đầy đủ hơn giữa một loạt các tiêu chuẩn và quy định (ví dụ giữa hiến pháp và luật hoặc giữa điều ước quốc tế và luật trong nước). Hình thức nghiên cứu này nhằm mục tiêu rõ ràng là tăng cường bảo vệ quyền con người mà thường được đối lập với nghiên cứu khoa học xã hội, tạo ra những hiểu biết khách quan hơn và thực tế hơn về quyền con người. Dự án khoa học xã hội nghiên cứu một tình huống cụ thể hay một sự phát triển và giải thích nó, trong một số trường hợp liên kết tới phạm vi lý thuyết lớn hơn. Cách tiếp cận này thể hiện tính chất tự nhiên hơn: không cố gắng nhắm vào bất cứ điều gì để tạo ra một thế giới tốt hơn, mà chỉ cần hiểu nó để bắt đầu. Do đó, nghiên cứu quyền con người có thể tập trung vào thảo luận mang tính lý thuyết và khái quát rộng (như việc thực thi, việc tuân thủ, việc nội địa hoá, vv) và từ đó góp phần hình thành tri thức khoa học về quyền con người rộng khắp. Nghiên cứu quyền con người cũng có thể rất thực nghiệm hoặc thậm chí rất thực tế (với việc tìm kiếm giải pháp mục tiêu cho một vấn đề cụ thể).

Tôi không nghĩ rằng sự đối lập giữa các hình thức nghiên cứu khác nhau đem đến nhiều ý nghĩa ngày nay. Trong tất cả các lĩnh vực, vẫn còn tồn tại những nghiên cứu tốt và xấu; có nghĩa là, một bên là những nghiên cứu được khích lệ bởi tính chuẩn mực của phương pháp luận khoa học, và mặt khác là những nghiên cứu bị định kiến ngay từ ban đầu bởi những động cơ và phương pháp có tính dẫn dắt.[4]

1.2. Hệ thống nhân quyền quốc gia.

Hệ thống nhân quyền quốc gia là nơi mà quyền con người có thể được thúc đẩy tôn trọng và bảo vệ một cách hiệu quả bởi các tổ chức nhà nước, xã hội dân sự và khu vực doanh nghiệp. Định nghĩa này bắt nguồn từ số ít sáng kiến cấp khu vực và quốc tế. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, hệ thống bảo vệ quyền con người quốc gia bao gồm " các khung pháp lý, thể chế, thủ tục và các nhà thực thi”[5]. Liên minh châu Âu EU cũng mô tả tương tự các yếu tố chính của một hệ thống bảo vệ quyền con người quốc gia gồm i) tổ chức (chủ yếu là chính phủ, các tổ chức nhà nước độc lập ở cấp quốc gia và địa phương), ii) luật trong nước, iii) chính sách quyền con người và iv) xã hội dân sự và người bảo vệ quyền con người[6]. Điểm chú ý của khái niệm này nằm ở chỗ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đòi hỏi sự tương tác liên tục tổng thể giữa các nhà thực thi, luật, khung pháp lý và chính sách.

Việc thiết lập và duy trì các yếu tố cốt lõi của hệ thống - pháp luật, tòa án, quốc hội, hành pháp, vv - thuộc trách nhiệm của nhà nước. Do đó, quan trọng là phải chú ý một Hệ thống nhân quyền quốc gia (NHRS) về căn bàn bao gồm các nhân tố phi nhà nước và các hoạt động ngoài nhà nước, ví dụ nghiên cứu và giáo dục quyền con người, nâng cao nhận thức, giám sát độc lập và quá trình tham gia của xã hội dân sự.

Các đơn vị học thuật, như trường đại học, viện nghiên cứu, đóng một vai trò cốt yếu trong Hệ thống nhân quyền quốc gia bằng cách xây dựng tri thức quyền con người dựa trên các nguồn đúng đắn, mang tính chất địa phương chung, và dựa trên những nghiên cứu sẵn có. Đặc biệt với trường hợp ở những quốc gia mà các Hệ thống nhân quyền quốc gia không được thiết lập hoặc xã hội dân sự còn yếu và những nơi tổ chức học thuật chịu trách nhiệm giáo dục tư pháp và an ninh.

2. Làm cho quyền con người trở nên phù hợp ở trong nước

Việc tạo ra kiến thức dựa trên cơ sở thực nghiệm, yếu tố địa phương liên quan, và các nghiên cứu cơ sở là tối quan trọng trong việc đẩy mạnh quyền con người. Nghiên cứu là công cụ quan trọng để đưa ra tài liệu cũng như hiểu rõ các vấn đề và các tranh cãi về nhân quyền, giúp tăng cường cụ thể hóa từng hoàn cảnh và chuẩn hóa các quyền con người trong nhiều trường họp, đồng thời đóng vai trò hỗ trợ thúc đẩy và giáo dục quyền con người.

Nghiên cứu quyền con người có thể giúp hiểu biết và kết nối những khoảng trống trong việc tuân thủ quyền con người, vấn đề chính cần giải đáp là việc tìm hiểu tại sao có sự khác biệt giữa một bên là những gì nhà nước tuyên bố (cam kết nhân quyền) và một bên chỉ là những gì có thể hoặc sẵn sàng thực hiện (thực thi và tuân thủ)[7]. Trả lời cho câu hỏi này sẽ góp phần tìm ra giải pháp để đẩy mạnh tuân thủ quyền con người trên diện rộng.

Hơn nữa, ở một số nước hoặc một số noi vùng sâu vùng xa, vấn đề quyền con người vấp phải sự phản kháng với nhà nước và / hoặc người dân với nhiều lý do đáng phải làm rõ và đưa ra văn bản. Nhiều học giả đã nghiên cứu vấn đề địa phương hóa và sự trao đổi văn hóa quyền con người nhằm cố hiểu lý do tại sao quyền con người phù hợp hay không phù hợp với ý thức người dân.

Đưa ra tài liệu, kiến thức về các vấn đề và thách thức quyền con người trong bối cảnh cho phép cuộc tranh luận công khai dè dặt về những vấn đề và bối cảnh này, đồng thời hỗ trợ cho nhà nước trong khả năng để đề ra các quy định và chính sách có liên quan và bảo đảm việc thực thi và giám sát có hiệu quả.

Dưới đây, tôi sẽ xem xét dự án nghiên cứu hỗ trợ và thực hiện quyền con người ở Tây Phi do Viện Nhân quyền Đan Mạch thực hiện.

3. Dự án nghiên cứu Tây Phi

Ý tường về dự án này khởi nguồn tại Niger, nơi một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu tại Khoa Khoa học Kinh tế và Pháp luật ở Niamey đang nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan đến luật gia đình, quyền con người và đa pháp. Một số trình bày và tranh luận tại các cuộc họp và hội nghị[8] cho thấy các trường hợp xảy ra tại Sahi được chia ra theo một số điểm chung: tính đa nguyên pháp lý không phải luôn được công nhận hoặc được chính thức hóa; vẫn tồn tại tính nhạy cảm lớn thuộc về chính trị, tôn giáo và xã hội xung quanh chủ đề quy định các mối quan hệ gia đình; và đã có vài điểm quyền con người đưa vào trong các vấn đề thuộc gia đình, cả luật hoặc thực thi.

Trong bối cảnh này, Viện Nhân quyền Đan Mạch đã khởi xướng, trong sự hợp tác, phối hợp với các nhà nghiên cứu châu Phi, một dự án tiểu vùng mang tên "Bảo vệ gia đình khi hủy bỏ việc kết hôn ở Tây Phi". Ngay từ đầu, mục tiêu của dự án đưa ra văn bản và phân tích những vấn đề phụ nữ gặp phải khi ly hôn và tìm ra giải pháp mang tính pháp luật và phi pháp luật cho phép bảo vệ các quyền một cách tốt hơn trong phạm vi gia đình. Nhìn chung, mặc dù các nước trong khu vực đã ký kết và phê chuẩn những văn kiện quyền con người có liên quan nhất, song tình cảnh của phụ nữ vẫn vô cùng khó khăn sau khi chấm dứt hôn nhân; nhiều ủy ban Liên Hợp Quốc vẫn đang phân tích kĩ hơn những trường hợp này.

Các nhà nghiên cứu từ Benin, Burkina Faso, Mali, Niger và Senegal dần dần tạo thành một mạng lưới với nhiều bằng cấp chính thức. Viện Nhân quyên và Hòa bình tại Cheikh Anta Diop Đại học Dakar được chính thức liên kết với dự án để kết tập công tác nghiên cứu vào một tổ chức khu vực tập trung, nhằm tạo hiệu quả chuyên môn do giám đốc, Giáo sư Amsatou Sow Sidibe, chuyên gia pháp lý liên quan đến vấn đề gia đình.[9]

Ở đây, điều quan trọng là nhận ra tính cấp bách phải tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra văn bản đơn giản về tình hình phức tạp cao này. Hơn nữa, sự hợp tác này cũng nhằm tăng cường khả năng nghiên cứu các văn kiện về quyền gia đình và nhân quyền, các nguồn tài nguyên và phương pháp luận.

3.1. Tính phức tạp của tình hình: Những vấn đề chung và những vùng khó khăn ở những nước được điều tra

Nhóm phụ nữ ly hôn ở Mali, Niger và Senegal chung nhiều đặc điểm. Đây là điểm thuận lợi để đưa ra Luật ly hôn chính thức, truyền thống và phong tục của người dân, các mối quan hệ chính thức và không chính thức giữa luật và tập quán quy phạm, cũng như giữa các cơ quan truyền thống dân sự áp dụng chúng.

Ở cấp pháp luật chính thức, các quốc gia Tây Phi nói tiếng Pháp đều có hiến pháp tuyên bố tự do, bình đẳng và nhân quyền, cũng như việc tôn trọng quyền con người quốc tế. Ở những nước này, việc kết hôn và ly hôn đều chịu sự chi phối của các qui tắc gia đình mà thường dựng lên khuôn mẫu kiểu Pháp lỗi thời, không đầy đủ, cả trong mối quan hệ với các văn kiện quyền con người quốc tế và địa phương[10]. Trong mọi trường hợp, khung pháp lý này đã hầu như không ảnh hưởng đến việc thi hành, vì thiếu sự tiếp cận với chính quyền dân sự của người dân (như Phòng đăng ký và thậm chí là tòa án địa phương), trong khi tìm cách giải quyết các vấn đề gia đình. Thật vậy, các nước là đối tượng của dự án nghiên cửu luôn có những đặc điểm đặc trưng - cho phép sự chuyển đổi giữa các quốc gia và khu vực - bởi sự gắn bó bền vững giữa luật pháp và tập quán, và bởi quyền ưu tiên phân biệt trong việc giải quyết trong nội bộ gia đình những tranh chấp hôn nhân.

Trong trường hợp truyền thống,[11] hôn nhân được xem là nhu cầu xã hội thiết yếu, trong khi ly dị là một thảm họa cho tất cả những người có liên quan, đặc biệt là phụ nữ, gia đình và cộng đồng của họ. Do đó ly hôn là một điều khó khăn, đáng xấu hổ và cấm kỵ. Những khó khăn mang tính xã hội mà người phụ nữ thường gặp bao gồm: khó khăn kinh tế nghiêm trọng, khiến người phụ nữ có nguy cơ cực kỳ dễ bị tổn thương khi ly hôn. Rời bỏ gia đình đồng nghĩa với việc người phụ nữ bị mất phương tiện sinh tồn (chồng, đất đai, hoặc doanh nghiệp nhỏ), và trong một số trường hợp là cả con cái của họ. Người phụ nữ tiến tới cuộc sống hôn nhân theo luật tục và tập quán, khi ly hôn nói chung thường phải như vậy. Có nghĩa là họ bị chồng cự tuyệt, thậm chí đuổi ra khỏi nhà. Phần lớn trong các trường hợp này, người phụ nữ không trông cậy vào các tòa án dân sự, ngay cả khi thực hiện điều đó thì các thủ tục pháp lý vẫn bị vướng mắc đồng thời lại đặt ra thêm gánh nặng tài chính.

Có nhiều cách thức tác động qua lại giữa luật dân sự và tập quán. Ở một số nước, hôn nhân theo tập tục có thể được chính thức hóa, nhưng đôi khi thậm chí muộn hơn thời điểm yêu cầu ly hôn dân sự[12], trong khi không được thừa nhận ở các nước theo pháp luật[13]. Tương tự như vậy, giải quyết ly hôn theo tập quán chỉ một số trường hợp được hòa gán dân sự tiếp nhận và kiểm - theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong các trường hợp khác, sự ruồng bỏ của những người đàn ông có thể được chuyển thành cuộc ly hôn dân sự do lỗi đối ứng, hoặc thậm chí do lỗi của người vợ. Sự ruồng bỏ của người chồng cũng có thể bị cấm, và được xem là tiền đề hợp pháp để ly hôn cho người phụ nữ. Nhiều cơ quan chính quyền can thiệp vào vấn đề này: các nhà lãnh đạo cộng đông, chính quyên dân sự và pháp luật, giám định theo thông lệ của tòa án cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà lãnh tụ hồi giáo, các thầy tu hồi giáo hoặc các tổ chức tôn giáo. Do đó, vai trò của đạo Hồi trong các vấn đề của hôn nhân và ly hôn là nét đặc trưng tại những nước được nghiên cứu trong bài viết này. Xuất hiện đa sô các trường hợp[14] tiến hành ly dị theo phong tục Hồi giáo tạo cơ sở cho các luật tập quán khác nhau ở ba quốc gia được nghiên cứu. Một lần nữa, có rất nhiều rắc rối liên quan tới tập quán, các tiêu chuẩn dân sự /Hồi giáo đặt ra với hôn nhân, quan hệ phu thê, và ly dị.

Điều ấn tượng là những nước này cho phép đưa vài điểm quyền con người vào trong các vấn đề gia đình, cả trong luật hoặc thực thi. Nói chung, các thẩm phán thiếu thông tin về các tiêu chuẩn quyền con người quốc gia và quốc tế cũng như các cam kết thực hiện mang tính quốc tế và khu vực của Nhà nước mình. Ngay cả khi họ nhận thức được, phân tích pháp luật theo tình huống cho thấy rằng họ không áp dụng. Như các bên tham gia tố tụng đều thiếu thông tin hoặc không biết về quyền lợi của mình và không tìm ra tổ chức hoặc hiệp hội hạn chế nguồn lực và khả năng có thể giúp đỡ.

Cuối cùng, điều đáng chú ý là trong bối cảnh chính trị không khuyến khích tranh luận một cách ôn hòa và công bằng về chủ đề liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như vai trò của gia đình trong xã hội, việc kết hôn và ly hôn, việc thực hiện các tiêu chuẩn quyền con người ở cấp quốc gia và vai trò của thủ linh Hồi giáo và tổ chức Hồi giáo trong xã hội. Hai trong số các nước có liên quan, Mali và Niger, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các vấn đề liên quan đến sự hiện diện của phong trào Hồi giáo cực đoan và các nhóm khủng bố bên trong lãnh thổ[15] của họ và sự hình thành một thể chế đạo Hồi mới bị coi là ngoại sinh cho xã hội. Trong bối cảnh đặc biệt nhạy cảm này, bất kỳ nỗ lực nào để cải cách luật gia đình trở thành một cam kết chính trị to lớn và đe dọa mất ổn định cho những người cầm quyền.

3. 2. Cần xây dựng năng lực

Trong khuôn khổ quyền con người quốc tế và khu vực liên quan đến vấn đề kết hôn và ly hôn, áp dụng trong toàn bộ hoặc một phần trong ba nước cho thấy một thực tế rằng hiến pháp công bố các nguyên tắc của tự do và bình đẳng[16], những câu hỏi được nhóm các nhà nghiên cứu đều tập trung vào hai hướng.

Trước hết, cần thiết quyết định luật áp dụng cho việc ly hôn, để cho phép đánh giá về khả năng tương thích của luật với khuôn khổ quyền con người quốc tế và khu vực.

Thứ hai, một khi nhiều tình huống mang tính pháp luật và thực tiễn được xác lập, các nhà nghiên cứu đã nhắm tới xác định các vấn đề người phụ nữ gặp phải; chia làm 2 loại vấn đề : những vấn đề mang tính cụ thể và thực tiễn (liên quan đến tính dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội, bối cảnh tôn giáo và truyền thống), và những vấn đề liên quan đến yếu tố pháp lý của việc ly hôn (tính không thích đáng của luật pháp, sự nhận biết luật dân sự hoặc ít yếu tố tập quán kết hôn và ly hôn, tiếp cận tòa án, sự thiếu thông tin của người phụ nữ, đào tạo không đầy đủ cho các thẩm phán, vv. Câu hỏi đặt ra là phạm vi nào mà khung luật pháp quốc gia, luật tiền lệ trong nước, cùng những trường hợp thực tế mà người phụ nữ nhận thấy liên quan đến những nguyên tắc quyền con người được công bố và ghi nhận ở 3 nước trên. Do đó, ý tưởng khởi phát để nhận biết các quyền hầu như được ý tưởng đưa ra nhận biết các quyền hầu như thiết lập từ các hoàn cảnh ly hôn khác nhau.

Nhiều câu hỏi khác nhau đòi hỏi câu trả lời vừa theo luật pháp, vừa theo logic xã hội, và vừa theo tính tự nhiên của nhân khẩu học, kể từ khi ngành tư pháp cần thiết quyết định không chỉ luật hiệu lực và tính ứng dụng của nó, mà chỉ rõ nguyên nhân của việc thiếu tin tưởng vào pháp luật trong người dân của ba nước. Do đó, rất cần phát triển một phương pháp đáp ứng những yêu cầu không chỉ của cuộc điều tra của chúng ta, mà còn thỏa mãn các yêu cầu về nhân lực và tài chính

Trong bối cảnh phức tạp mô tả ở trên, ít nghiên cứu được thực hiện trên gia đình, luật pháp và nhân quyền, ngoại trừ ở Senegal, nơi các trường đại học và trung tâm nghiên cứu đang phát triển rất tốt. Đã có một số chuyên khảo xuất bản tại Senegal về gia đình và về quyền của phụ nữ, cũng như các bài viết học thuật mang tính pháp luật về luật gia đình. Trong Niger, một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu tại FELS đã tiến hành tổng kết một số nghiên cứu, một số trong đó đã được công bố. Tại Mali, các nguồn lực có tính pháp lý hay có tính tự nhiên nói chung đều hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, cũng như ở hai nước còn lại, những người thực thi pháp luật, sinh viên và các tổ chức phi chính phủ (NGO) cho thấy sự quan tâm đáng kể đến luật gia đình.[17]

Chúng tôi đặt ra 4 nhiệm vụ chính:

Vượt qua những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn pháp luật chính thức (văn bản pháp luật và các luật vụ việc cụ thể mà hiếm khi được công bố,);

Thu thập lời khai từ những người bị ảnh hưởng bởi các thủ tục ly hôn để hiểu những khó khăn mà họ gặp phải;

Đưa ra giải pháp để ghi lại các khía cạnh ly hôn không chính thức (kết hôn theo phong tục, thoái thác, vv);

Duy trì một cuộc đối thoại với những người có liên quan bằng cách cập nhật về dự án và cung cấp kết quả sơ bộ của cuộc nghiên cứu cho họ. Liên quan tới việc tiếp cận luật vụ việc, mỗi một nhóm trong ba đội thực thi một mẫu phán quyết lớn và các tài liệu liên quan từ tòa án sơ thẩm[18]. Mấu này được hướng dẫn chỉ đạo ở trung tâm thành phố cũng như ở các khu vực địa lý xa xôi hơn. Nó đã được các nhà nghiên cứu dự án và các đội ngũ điều tra viên - học viên thạc sĩ hoặc tiến sĩ - những người sau đó nắm giữ quyền hạn được lựa chọn, lên kế hoạch kỹ lưỡng. Trong một số trường hợp, các nhà điều tra phải tiếp cận các phán quyết của tòa án nhưng luôn luôn không được phép sao hay chép lại. Ví dụ, tại Mali, một số luật sư từ chối nêu lên những phán quyết, thậm chí chỉ là những bản ẩn danh. Tuy nhiên, tại Senegal, các nhà nghiên cứu lại dễ dàng hơn khi tiếp cận trực tiếp quyết định của tòa án.

Nhìn chung, cách tiếp cận các trường hợp nghiên cứu thuộc phương pháp học có nghĩa là mỗi đội nghiên cứu phải thu thập vài trăm phán quyết từ nhiều quốc gia, khu vực. Có một số lượng lớn các quyết định lấy mẫu ở Senegal, nơi người dân hầu như phải trông cậy vào tòa án, nơi thực hiện chức năng tốt hơn so với ở Mali và Niger. Ở 2 quốc gia còn lại chỉ tập hợp được số ít các phán quyết mô tả tình huống này. Ngoài ra, sự thay đổi trong chất lượng của các bản án trực tiếp chỉ ra sự khác biệt trong đào tạo thẩm phán giữa các quốc gia và khu vực và từ đó gián tiếp cho thấy cách đào tạo bộ phận hành pháp nói chung (ví dụ như các luật sư và các nhà làm luật).

Trong suốt chuyến thăm, các nhà điều tra Mali và Niger gặp gỡ các thẩm phán, luật sư và các quan chức tư pháp khác, cũng như các hiệp hội quyền phụ nữ, để hiểu các vụ ly hôn đã được xử lý như thế nào ở cấp địa phương. Trong suốt các cuộc thảo luận, bằng cách nói chuyện với các nhà lãnh đạo tôn giáo và truyền thống, họ đã có thể thu thập thông tin về thực tế ly hôn không chính thức, vai trò của các nhà lãnh đạo truyền thống và tôn giáo, sự liên kết giữa việc ly hôn theo phong tục và thủ tục tố tụng dân sự. Các nhà nghiên cứu Niger cũng đã chọn nghiên cứu Hiệp hội Hồi giáo của Niger (Hiệp hội Islamique du Niger, A1N) để hiểu vai trò ngày càng tăng của tôn giáo trong các vấn đề ly hôn.

Thách thức vốn có trong việc thu thập trường dữ liệu cho các dự án nghiên cứu nằm ở việc duy trì sự cân bằng giữa tính toàn diện và tính đại diện của dữ liệu thu thập. Rõ ràng, các nhà nghiên cứu đã không có đủ nguồn lực để thực hiện các cuộc phỏng vấn chất lượng trên một quy mô lớn mà có thể ấn bản tài liệu xã hội học và nhân học về các thực hành ly hôn không chính thức tại ba quốc gia này. Điều này giải thích tại sao áp lực chính đặt lên việc đưa ra những quy định của tòa án, phân tích những gì được bổ sung qua các cuộc phỏng vấn quy mô mang tính mục tiêu nhằm cố gắng đưa ra kiến thức làm thế nào hệ thống dân sự được nhận thức từ những người có liên quan. Các cuộc phỏng vấn nghiên cứu tỉ mỉ tính thực tế của các hình thức ly hôn không chính thức. Để bù đắp cho việc không thể thực hiện các cuộc điều tra sâu rộng trong lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu cũng đã tranh thủ sự giúp đỡ của một số lượng cá nhân quan trọng trong công việc của họ không chỉ thông qua các cuộc phỏng vấn, mà còn bằng cách đưa ra cách lý giải về công việc nghiên cứu và kết quả trong các hội thảo tư vấn lớn hơn[19].

3. Kết luận và kiến nghị

Các dự án nghiên cứu đã cho thấy, dù là do ảnh hưởng của các nhà lập pháp hay thẩm phán, luật gia đình đang tiến triển. Mặc dù sự tiến bộ này rõ ràng đi theo chiều hướng bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới, vẫn còn nhiều trở ngại cho sự bình đẳng thực sự giữa vợ chồng khi kết hôn và ly hôn.

Hơn nữa, việc phân tích thực tế ly dị trong ba nghiên cứu giúp chúng tôi kết luận rằng ly hôn tại tòa án đòi hỏi bảo đảm thực sự tính bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, cũng như an ninh pháp luật. Mặc dù có những hạn chế - đặc biệt, quan niệm của người dân về hệ thống tư pháp trong các vấn đề gia đình - ly hôn theo pháp luật dường như là ỉựa chọn tốt nhất khi kết thúc một cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, ly hôn theo pháp luật rất hiếm khi được lựa chọn. Các nhà lập pháp và thẩm phán không thể đủ khả năng để bỏ qua thực tế này, mà phải làm việc để đảm bảo rằng tất các quyền liên quan tới ly hôn đều được bảo vệ.

Trong tình hình này, chúng tôi đưa ra một số kết luận và kiến nghị xoay quanh ba vấn đề chính:

1)      Tinh chỉnh khung luật pháp và tư pháp đối với các vấn đề gia đình

2)      Cung cấp nhân định luật tập quán trong một khuôn khổ pháp luật mà tôn trọng cả nhu cầu địa phương và các quyền quốc tế.

3)      Tăng cường hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ sau ly hôn.

4.       Đưa ra nghiên cứu mang tính toàn cầu mạnh mẽ hơn, phù hợp hơn

Chương trình nghiên cứu Tây Phi đã đạt được một số kết quả cụ thể về kiến thức, công bố công khai và xây dựng năng lực. Trước hết, chúng tôi đưa ra những kiến thức dựa trên kinh nghiệm, kiến thức địa phương có liên quan và dựa trên nền tảng nghiên cứu vấn đề phức tạp. Theo quan sát của tôi, đây là kiến thức hiếm, khó có thể đạt được nếu không có sự giúp đỡ nhóm hỗ trợ địa phương. Chúng tôi đưa ra hiểu biết này liên quan đến khung quy chuẩn lớn hơn và do đó thu hút những kết luận chắc chắn và rõ ràng về tình hình phụ nữ ly hôn. Chúng tôi cũng đã tăng cường năng lực nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu chuyên trách và cấp cao thông qua việc xác định câu hỏi nghiên cứu, phát triển các phương pháp giải quyết, tập họp, tổng họp và phân nhóm tài liệu thực nghiệm, cũng như dành thời gian soạn thảo, cho ý kiến và hiệu đính các sản phẩm cuối cùng. Chúng tôi phổ biến các nghiên cứu tới các nhà thi hành thông qua cuộc họp công khai tại ba quốc gia, và cả các học giả ở châu Phi và xa hơn nữa, thông qua việc biên dịch, xuất bàn và phổ biến các nghiên cứu khu vực trong suốt quá trình làm việc.[20] Các văn bản này cũng có mặt tại các trường đại học, nơi là một phần của dự án, đồng thời Chủ tịch UNESCO tại Cotonou đã đang sử dụng cho mục đích giảng dạy. Tất cả điều này có khả năng thực hiện bởi rất nhiều hỗ trợ tài chính dài hạn đã dành để phục vụ các nhà nghiên cứu tham gia dự án, mua bán tài liệu, thực thi công tác, họp báo giữa các nhà nghiên cứu và cộng đồng.

Chủ đề chúng tôi chọn mang tính nhậy cảm, gây nhiều tranh cãi. Thật vậy, tính nhạy cảm thuộc xã hội và văn hóa về vấn đề về luật gia đình trong khu vực vẫn chưa được cải thiện mà hoàn toàn ngược lại. Tại Mali và Niger, đặc biệt, vì lý do an ninh, chúng tôi không thể phổ biến các kết quả nghiên cứu của mình tới nhiều đối tượng hơn như chúng tôi mong muốn. Tương tự, năm 2015, chúng tôi đã gặp khó khăn khi hỗ trợ các đối tác, đặc biệt ở Mali và Niger, tiếp tục làm việc trên cùng một vấn đề và phát triển một giai đoạn mới của dự án.

Nghiên cứu quyền con người không phải là phương thuốc chữa trị cho tất cả các vấn đề về quyền con người trên thế giới. Ở bất kể nơi nào, nó phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lực, xây dựng năng lực và phát triển phương pháp, chẳng hạn như thiết lập các cơ sở nghiên cứu và đội ngũ các nhà nghiên cứu mạnh mẽ, đảm bảo tiếp cận thông tin và tài liệu hướng dẫn và phát triển các phương pháp tốt có thể giải quyết tính phức tạp của một thế giới phức hợp và toàn cầu hóa và, do đó giúp việc nghiên cứu quyền con người phù hợp hơn và đạt chất lượng cao hơn.

--------------------------------------------------------------

* Viện Nhân quyền Đan Mạch (DIHR.)

 

1] Hầu hết các tài liệu về quyền con người đều đưa ra các phương pháp nghiên cứu quyền con người, như: FonsCoomans. Fred Grunfeld và Menno T. Kamminga (eds), Phương pháp nghiên cứu quyền con người. Antwerpt, Intersentia, 2009.

[2] 2BENGALY, Abraham et al. Project de recherche sur la rupture du lien matrimonial en Afrique de IOuest: Etude Sur le Mali. Bamako: Observatoire des Droits Humains et de la Paix và Viện Đan Mạch cho HumanRights, năm 2014; YOURA, Boukar et al...Project de recherche sur ta rupture du lien mairimonial en Afrique de l 'Ouest: Etude sur le Niger. Khoa Kinh tế và pháp luật của Đại học Moumouni và Tổ chức quyền con người Đan Mạch Viện, 2014; FALL, Papa Talla et al: Project  de recherche sur la iterupture du lien matrimoniol en Afrique de rouest: Etude sur le senegal. Viện nghiên cứu quyền con người và Hòa bình đại học Cheik Anta Diop và Viện quyền con người Đan Mạch. 2014.

[3] Các ấn phẩm khu vực trình bày rút gọn tổng quan nghiên cứu 3 quốc gia, đưa ra phản ánh về lĩnh vực chung và thách thức phát sinh trong quá trình làm việc. Tham khảo ấn phẩm khu vực, Stéphanie Lauoutte (ed.): giải thể Hôn nhân, tính đa pháp luật và quyền phụ nữ ở Tây Phi, Bamako, Niamey, Dakar và Copenhaaen: Viện quyền con người Đan Mạch, 2014.

[4] Hafner-Burton, 2014,282

[5] Sự tăng cường của Liên Hợp Quốc: Chương trình thay đổi xa hơn, Báo cáo của Tổng thư ký. 09 tháng 9 năm 2002. A/57/387; Kế hoạch Hành động 2: «Tăng cường quyền con người liên quan đến hành động của Liên Hợp Quốc cấp quốc gia: Hệ thống bảo vệ và thúc đẩy quyền con người quốc gia vệ», un.org/events/action2/

Tài liệu cùa Liên Hợp Quôc từ giữa năm 2000.^Xem thêm Ramcharan, Bertrand G., "Trách nhiệm quốc gia trong việc bảo vệ quyền cọn người ", Tạp chí Luật Hồng Kông Vol. 39: 2, 2009, 361 - 400

[6] Chỉ dẫn thực thi đối với Đại sứ quán các nước thành viên EU: Tăng cường bảo vệ hệ thống quyền con người quốc gia. Ban Quyền con người của Bộ Ngoại giao Hà Lan, Czech Chủ tịch của Liên minh châu Âu, 2009

[7] Risse T., Ropp, s. và Sikkink K. (eds.): The Sức mạnh bền vững của nhân quyền: Từ Cam kết tới thực thi. Tạp chí Đại học Cambridge, 2013; Risse T., Ropp, s. và Sikkink K.. (eds.)… Sức mạnh nhân quyền: Những quy định quốc tế và thay đổi trong nước, Cambridge: Tạp chí đại học Cambridge, 1999.

[8] Hội nghị được tổ chức tại Niger năm 2005-2006, các cuộc họp giữa các nhà nghiên cứu trong khu vực (Ouagadougou, 2007) và tại DIHR Đan Mạch năm 2007-2008 (trong khuôn khổ Chương trình Đối tác nghiên cứu của DIHR)

[9] Giáo sư Amsatou Sow Sidibe, tác giả cuốn Le piura/tsmẹịiirũỉicỊueenAfice (I’exemple du droit successoralsénégolois). Paris: LGDJ, 1991.

[10] Tình hình ở Senegal khá khác biệt, kể từ năm 1973, khi mà luật gia đình được đặt ra một cách đầy tham vọng (xem infra Phân 3 trên Senegal). Mali cũng cỏ luật gia đình, được áp dụng một cách khá tùy ý sau khi được ban hành vào trước cuộc đảo chính năm 2012 (xem infra Phần I vào Mali)

[11] Thuật ngừ "trường hợp truyền thống" được tác giả của 3 nghiên cứu sử dụng. Đây là một thuật ngữ chung dùng đê chi trường hợp không chính thức, vùng nông thôn (thỉnh thoảng cũng chỉ vùng ngoại ô) mà trong đó các quy tắc gia đình không chính thức hoặc tập quán áp dụng

[12] Xem tình hình ở Senegal, infra Phần 3.

[13] 'Lưu ý: Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ yêu cầu các nước thành viên bắt buộc đăng ký cho các cuộc hôn nhân theo phong tục, tôn giáo, tùy mức độ linh hoạt để không để bẫy người phụ nữ vào các cuộc hôn nhân theo phong tục, xem Khuyến nghị chung số 29 về Điều 16 (2013): hậu quả kinh tế của hôn nhân, các mối quan hệ gia đình và sự giải tán hôn nhân, CEDAW / C / GC / 29, đoạn. 25-26.

[14] Tình hình khác đối với tôn giáo Kitô, Công giáo và Tin lành, khác với những người tin cậy vào hôn nhân và ly hôn dân sự lại thông dụng hơn vì thực tế quy tắc kinh điển đã không được tính truyền thống hấp thu, như trườn hợp của luật Hồi giáo

[15] Nhắc lại cuộc xâm lược miền bác Mali của nhóm những người áp đặt luật Sharia tháng 3, 2012 cuộc đảo chính (kéo dài cho đên tháng Giêng năm 2013); Trong khi đó, Niger bị kẹt giữa các nhóm vũ trang ở phía bắc và các giáo phái Boko Haram ờ phía nam (phía bắc Nigeria). Để biết thông tin về Mali, xem Báo cáo toàn cầu về nhân quyền tại Mali, 2013, được công bố vào tháng Giêng năm 2014 (http://ww\v.hr\v.org/\vorld-report/2014/country- chapters/mali): xem thêm: Tội ác chiến tranh ở Bắc Mali, báo cáo của FIDH và AMDH, tháng 7. 2012 (http://www.fidh.org/en/africa/mali/War-Crimes-in-Nortli-Mali-12660).

[16] Tại Mali, Điều 2 cùa Hiến pháp ngày 25/2/1992, tuyên bố "tất cả người dân Mali được sinh ra, sống tự do và binh đẳng về quyền và nghĩa vụ. Bất kỳ phân biệt đối xử về nguồn gốc xã hội, màu sắc, ngôn ngữ, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị đều bị cấm". Lời mở đầu hiến pháp này đề cập "quyết tâm để bảo vệ các quyền của người phụ nữ". Tại Niger, một số quy định của Hiến pháp ngày 25/11/2010, công bố các nguyên tắc bình đẳng của tất cả người dân trước pháp luật (Lời nói đầu, Điều 8 và Điều 10) và Điều 22 tập trung vào việc Nhà nước loại bỏ bởi tất cả các hình thức phân biệt đối xử liên quan đến phụ nữ và bé gái, đồng thời tập trung phát triển chính sách cộng đồng đảm bảo sự phát triển đầy đù và sự đóng góp của họ trong phát triển quốc gia, tập trung vào đưa ra các biện pháp giúp chính phủ chổng lại bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Tại Senegal, Hiến pháp ngày 07/1/ 2001 tái khẳng định, trong lời mở đầu, cam kết của quốc gia thực thi các nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử thông qua “việc hạn chế và loại bỏ tất cả các hình thức bất công, bất bình đẳng và phân biệt đối xử". Mục đầu tiên của Hiến pháp khẳng định quyền bình đảng của mọi công dân, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo. Điều 7, mục 4i: "Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn ông và phụ nữ được bình đảng trong pháp luật".

[17] Xem phần cuối bài này cũng như các chú thích ba phần.

[18] Ví dụ. ghi nhận của tòa án/ hoặc chứng nhận sự chối bỏ ở Niger hoặc tài liệu liên quan đến việc ly hôn ở Senecal.

[19] Mỗi nghiên cứu quốc gia một chủ đề thu hút ít nhất một ý kiến tham khảo tại hội thảo, cũng như các buổi tháo luận với nội dung đặt và định quyền hạn tổ chức trong các cuộc họp tại Dakar vào năm 2008, 2011 và 2013. Thành phần tham gia các buổi họp gồm các nhà nghiên cứu tham gia các cuộc họp từ Mali. Niuer, Seneual. Burkina Faso và Đan Mạch, và đại diện của các IHRP, LASDEL (Laboratoin>(idênuieset de rereacher surles liynam UỊitessticiale.s ct le Developpetnưní local), tại Niamey và DIHR.

[20] Bài thuyết trình của các nhà nghiên cứu dự án tại các Hội nghị quốc tế «Di.\ ansd'application du mà des PERSONNES et de la famille du Bénin: Bilan et perspectives » [10 năm JubilỉEum của Bộ Luật Gia Đình ỡ Benin: Thực trạng và triển vọng], chủ tịch UNESCO, Đại học Abomey-Calavi, Cotonou, Benin, 8-10/12/2014

Các tham luận khác