Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Nghiên cứu và giáo dục nhân quyền trong giai đoạn mới

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung

18/08/2016

Buôn Ma Thuột, ngày 27/12/2014

NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC NHÂN QUYỀN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung*

1.       Bối cảnh của vấn đề

Công cuộc hội nhập quốc tế và việc trở thành thành viên chính thức của WTO đã mở ra rất nhiều cơ hội cho Nhà nước và mọi người dân Việt Nam, song đây cũng là chặng đường đầy thách thức - mà một trong những vấn đề đó là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Thế giới từ lâu đã có những đồng thuận mang tính nguyên tắc về quyền con người được thể hiện trong Hiến chương Liên hợp quốc; Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước quốc tế về quyền trẻ em... Nhưng, bên cạnh những giá trị chung mang tính phổ quát của nhân loại, thì quyền con người còn là một giá trị văn hóa với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Điều đó cắt nghĩa cho việc tại sao vẫn còn có xung đột giữa các nhà nghiên cứu, các nhà chính trị trong quan niệm cũng như việc thực hiện nhân quyền ở các quốc gia khác nhau, nói cách khác là không thể phủ nhận tính nhạy cảm của vấn đề trong thực tiễn. Tại nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu, trong các cơ sả đào tạo luật, việc giảng dạy, nghiên cứu môn học quyền con người là một môn học không thể thiếu hoặc được lồng ghép nhân quyền với các môn học khác một cách có ý thức và chủ động. Đáng kể nhất là Thụy Điển có Viện Luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế Raoul Wallenberg rất nổi tiếng với nhiều chương trình nghiên cứu và giảng dạy nhân quyền không chỉ ở châu Âu; hay khoa Luật, Đại học Lund (Thụy Điển) có giảng dạy các môn luật luôn có sự lồng ghép với vân đê nhân quyền. Khoa Luật, Đại học Hồng Kông có nhiều môn học luật quốc tế về quyền con người và luật nhân đạo cho sinh viên. Đại học Mahidol (Thái Lan) có chương trình đào tạo thạc sĩ về quyền con người bằng tiếng Anh và tiếng Thái. Khoa Luật, Đại học Bắc Kinh cũng có chương trình đào tạo thạc sĩ về quyền con người trong chương trình hợp tác với Viện Raoul Wallenberg.

Trong một xã hội dân chủ, một nhà nước của dân, do dân và vì dân, một nền kinh tế tự do thương mại, thì nhân quyền là những giá trị có tính tiền đề cần được cả xã hội và người dân nhận thức đúng. Ở nước ta, như mọi người đều có nhận định: Nhân quyền, và giáo dục nhân quyền đều là những vấn đề mới và nhạy cảm. Do đó, việc nghiên cứu cũng như giảng dạy vấn đề quyền con người phải giải quyết rất nhiều mối tương quan khác nhau với không ít rào cản bên trong và bên ngoài. Đành rằng kể từ khi có Hiến pháp năm 2013 được thông qua vấn đề nhạy cảm đó cũng đã bớt, nhưng vẫn không khỏi là hoàn toàn nhậy cảm.

2. Trong bổi cảnh như vậy, theo chúng tôi, giáo dục quyền con người tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam trong thời gian tới cần lưu ỷ một số khía cạnh chính sau:

Về nhận thức, cần thấy rằng, việc đưa nội dung giáo dục quyền con người là sự cần thiết có tính tất yếu khách quan ở tất cả các cấp bậc giáo dục và đào tạo từ phổ thông cho đến các cấp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, dạy nghề và sau đại học, nhất là các trường và Viện có chức năng nghiên cứu và đạo tạo luật.

Bởi lẽ: thứ nhất, trong một xã hội dân chủ, một nhà nước của dân, do dân và vì dân, một nền kinh tế tự do thương mại, thì nhân quyền là những giá trị có tính tiền đề cần được cả xã hội và người dân nhận thức đúng; thứ hai, quyền con người chỉ có thể được hiện thực hóa và bảo đảm thực hiện thông qua các quy định của pháp luật. Hơn ở bất cứ lĩnh vực nào, pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để bảo đảm các quyền con người. Nhưng trước tiên phải chú trọng ở đại học và nhất là các trường đại học luật. Vì vậy, chương trình đào tạo chuyên ngành luật nhất thiết phải có nội dung giáo dục quyền con người.

Trong bối cảnh hiện nay của quan hệ quốc tế, các thế lực thù địch thường xuyên có những đánh giá thiếu khách quan, vu khống đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam làm ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như mối quan hệ quốc tế của Việt Nam trên nhiều phương diện. Việc đưa vào giảng dạy, đào tạo có tính phổ cập về quyền con người một mặt nhằm nâng cao nhận thức đặc biệt cho các cán bộ pháp lý trong tương lai, mặt khác để thế giới có thông tin và hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Mặc dù những thời gian gần đây việc nghiên cứu và giáo dục về quyền con người ở Việt Nam có một bước tiếp vượt bậc. Nhận định này thể hiện rất rõ nét phong trào nghiên cứu và giảng dạy trong các Trường Viện nghiên cứu về pháp luật quyền con người có những bước tiến rất vượt bậc. Đó là một thành công rất lớn phải phát huy hơn nữa trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, so sánh với mặt bằng chung trên thế giới, phạm vi và trình độ giáo dục nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Mặc dù đã có những tiến triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua song giáo dục nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa bắt kịp với xu hướng phát triển chung trên thế giới và chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục nhân quyền ở trong nước. Những trở ngại chính trong giáo dục nhân quyền ở Việt Nam hiện nay liên quan đến các vấn đề như trình độ hạn chế và sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên; phương pháp giảng dạy lạc hậu; sự thiếu hụt các nguồn tài liệu tham khảo...Nguyên nhân sâu xa của những hạn chế này có lẽ là từ nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục nhân quyền của các nhà hoạch định chính sách cũng như của cộng đồng, vấn đề này cũng có lý do sâu xa của nó: Cả một thời kỳ trước đây trong hệ thống xã hội chủ nghĩa chúng ta vấn cho rằng, vấn đề nhân quyền - quyền con người là cho là vấn đề của các nước trong hệ thông phát triển tư bản chủ nghĩa, mà không phải của cả các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có cả Việt Nam. Cũng phải nói một cách thẳng thắn cũng may chúng ta đã qua dần dần và từ từ được thời kỳ có những nhận thức mang tính phổ quát như vậy. Nhân quyền đã được nghiên cứu và giảng dậy ở rất nhiều nơi chưa phải là đại trà trong các giảng đường của các trường đại học và các diễn đàn của các Viện nghiên cứu, ít nhất là trong các Trường Viện nghiên cứu và giảng dạy luật học. Trong thời gian tới của vấn đề nghiên cứu và giảng dạy nhân quyền - quyền con người không chỉ trong phạm của giới luật học, mà phải được mở rộng sang các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn khác và cả trong lĩnh vực giới tự nhiên. Bởi vì nhân quyền vốn xuất phát từ nguồn gốc của tự nhiên.

Nếu đặc thù của giai đoạn này nằm ở từ chỗ nghiên cửu giảng dạy nhân quyền chỉ là một chế định riêng của một chuyên ngành luật học là Công pháp quốc tế, đã sang đến chỗ lồng ghép nhân quyền trong tất các ngành khoa học pháp lý. Từ Hiến pháp cho đến các ngành khoa học pháp lý khác, không có chế định nào không nói đến quyền con người, với mục đích bảo vệ quyền con người. Thì ở giai đoạn tới, nghiên cứu và giảng dậy nhân quyền không chỉ dừng lại ở việc lồng ghép có tính cơ học, mà phải tiến tới chỗ xóa nhòa đi những ranh giới của sự lồng ghép: Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế phải chứa đựng trong từng chế định, từng quy định của pháp luật Việt Nam, có những sự phê phán cùng với những lập luận rõ ràng đề xuất sửa đổi các quy định của hệ thông pháp luật Việt Nam còn khác biệt với các quy định, tinh thần của các Công ước Nhân quyền quốc tế. Làm sao những sự khác biệt đó phải được biến thành những chủ trương chính sách thay đổi các quy định hiện tại của nhà nước mang lại hạnh phúc cho mọi người dân không phân biệt đảng cấp, dòng dõi, chủng tộc và màu da....

Các báo cáo cũng chỉ ra rằng, giáo dục quyền con người ở Việt Nam có tiền đề khá tốt, tuy nhiên, dung lượng kiến thức về quyền con người của một số cơ sở đào tạo còn ít, chưa tương xứng với nhu cầu của đối tượng đào tạo; kết cấu môn học còn nhiều điểm bất hợp lý. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số hạn chế khác như trình độ và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên; sự hạn chế về tài liệu tham khảo - đây là trờ ngại lớn đối với cả hoạt động nghiên cứu và giáo dục quyền con người tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin về quyền con người ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, còn nhiều hạn chế cả về mức độ, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Vì vậy, để thúc đẩy giáo dục quyền con người ở Việt Nam, các cử tọa đề xuất, trước mắt trong quá trình Nhà nước đang có Đc án đổi mới sách giáo khoa, cần tiếp tục nghiên cứu lồng ghép các nội dung của quyền con người vào các môn khoa học xã hội. Với mục tiêu xa hơn, cần có kế hoạch đưa dần chương trình giáo dục quyền con người trở thành một môn học, khóa học, hoặc thâm chí là một môn ngoại khóa vào trong hệ thống nhà trường (cả ở giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao) và xây dựng các phương pháp giáo dục phù hợp. Ngoài ra, cần tính đến việc xây dựng kế hoạch/chiến lược quốc gia về giáo dục quyền con người, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và trong khu vực. Các báo cáo cũng chỉ rõ, cần thiết phải thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia để làm đầu mối về quyền con người. Bên cạnh các chức năng và thẩm quyền khác, cơ quan này sẽ có khả năng điều phối, hỗ trợ và tư vấn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình về nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở phạm vi quốc gia (của cả các chủ thể nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội).

Phát huy những thành quả đã đạt của thời kỳ đã qua trong công tác nghiên cứu và giảng dạy nhân quyền bằng cách nhân rộng các kết quả của những năm qua. Như mở rộng các đối tượng nghiên cứu giảng dạy không chỉ tập trung vào các chuyên ngành luật học mà cần phải mở rộng ra các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác: Chính trị học, Lịch sử, Xã hội học.

Mở rộng các hợp tác nghiên cứu và giáo dục nhân quyền với các trung tâm, viện nghiên cứu nước ngoài, nhất là các mô hình đào tạo và nghiên cứu của châu Âu.

Trong những năm trở lại đây, giáo dục về quyền con người đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (LHQ) hay UNESCO với các chương trình đào tạo và hoạt động giáo dục được triển khai rộng khắp ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở cấp quốc gia, chính phủ các nước cũng tiến hành nhiều chương trình đào tạo kết hợp với việc lồng ghép giảng dạy các vấn đề về nhân quyền vào chương trình học bắt buộc ở các cấp học và ở bậc đào tạo đại học, sau đại học. Với một hệ thống giáo dục được đánh giá là tiên tiến trên thế giới, các nước châu Âu cũng rất đề cao việc giáo dục về quyền con người và phàn lớn các chương trình giáo dục nhân quyền ở những quốc gia này đều đảm bảo được chất lượng tốt. Như vậy, chương trình giáo dục về quyền con người ở các nước châu Âu được xây dựng dựa trên hệ thống giáo dục của bản thân các quốc gia, nhưng bên cạnh đó, cũng có sự đóng góp của các chương trình đào tạo của UNESCO, LHQ và Hội đồng châu Âu.[1] Đây là một chiến lược rõ ràng và cụ thể, trong đó, lấy phát triển con người, xã hội và kinh tế làm trung tâm. Giáo dục và tìm hiểu quyền con người cần phải được tất cả các chủ thể, các bên tham gia, được xã hội dân sự cũng như các chính phủ và các công ty xuyên quốc gia cùng thực hiện. Thông qua hiểu biết về quyền con người, chân lý văn hóa quyền con người sẽ được phát triển dựa trên sự tôn trọng, bảo vệ, thực hiện, tuân thủ và thực hành quyền con người. Chương trình giáo dục nhân quyền được xem như là một biện pháp cốt yếu và một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn những vi phạm về nhân quyền cũng như để xây dựng các xã hội bình đẳng, tự do và hòa bình. Việc thúc đẩy hoạt động giáo dục nhân quyền đã được đề cập từ lâu trong nhiều văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, cụ thể là trong Điều 26 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Điều 13 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Điều 28 Công ước về quyền trẻ em; và đặc biệt là trong các đoạn 78-82 Tuyên bố Viên và Chương trình hành động được thông qua tại Hội nghị toàn thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Từ nội dung các quy định này, có thể hiểu giáo dục nhân quyền là những hoạt động giảng dạy, tập huấn và phổ biến thông tin về quyền con người, nhằm xây dựng một nền văn hóa nhân quyền trong đó hướng tới: (i) Tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người; (ii) Phát triển đầy đủ nhân phẩm và ý thức về nhân phẩm của con người; (iii) Thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các quốc gia, các nhóm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ; (iv) Tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động của xã hội, và (v) Hỗ trợ các hoạt động của Liển hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.[2]

Giáo dục đại học và sau đại học về quyền con người ở châu Âu hiện nay có khoảng hơn 100 chương trình giáo dục đại học và sau đại học về quyền con người với khóa học 3-4 năm cấp bằng cừ nhân , và 1-2 năm cáp bằng bằng thạc sĩ.. Bên cạnh các chương trình đại học và sau đại học ở Châu Âu còn có nhiều khóa học về quyền con người: 170 khóa học ngắn hạn và các khóa học cấp chứng chỉ khác bao gồm cả các khóa học hè như khóa học 6 tháng cấp chứng chỉ. Ngoài ra họ còn có 24 chương trình đào tạo từ xa. Các khóa học này được cung cấp cho các trường đại học trên toàn cầu bởi có nhiều chương trình học không đòi hỏi phải giảng dạy mà chỉ yêu càu nghiên cứu, do đó, hoạt động nghiên cứu có thể được diễn ra ở những quốc gia khác và học viên vẫn được cấp bằng.

Về nội dung chương trình: cần tiếp cận những giá trị, quan niệm về quyền con người đương đại của các nước trên thế giới, nhưng phải đặt nó trong giá trị văn hóa Việt Nam với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Theo chúng tôi, nên xây dựng môn học quyền con người theo nghĩa là một phân môn đào tạo bắt buộc của chương trình cử nhân luật. Tuy nhiên, nội dung môn học chỉ giải quyết những vấn đề chung về quyền con người vì những nội dung cụ thể đã được giải quyết trong các bộ môn chuyên ngành. Do đó, trên cơ sở tham khảo chương trình giảng dạy một số nước và thực tiễn ở Việt Nam, thì cơ cấu nội dung chương trình giảng dạy môn học quyền con người (nhân quyền) cần có các nội dung chủ yếu sau:

-        Tổng quan (hay khái quát chung, lý luận chung) về quyền con người;

-        Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người;

-        Các nhóm quyền cơ bản theo pháp luật quốc tế;

-        Các nhóm quyền đặc thù;

-        Việt Nam với vấn đề quyền con người.

Thứ đến không kém phần quan trọng so với nhiệm vụ đầu tiên là việc đưa các quy định nhân quyền vào cuộc sống. Nói chung các quy định của pháp luật Việt Nam không khác nhiều so với tiêu chuẩn của các quy định trong bộ luật Nhân quyền quốc tế. Nhưng cái khác nhau căn bản giữa chúng ta và thế giới phát triển nằm ở chỗ các quy định của pháp luật Việt Nam không đi vào thực tế nhất là lĩnh vực nhân quyền.

Ở phạm vi ngoài nhà trường, các hoạt động giáo dục quyền con người cũng được lồng ghép trong các hoạt động khác như: giáo dục vì hòa bình, giáo dục chống phân biệt chủng tộc, chống chù nghĩa phát xít, giáo dục vì phát triển bền vững và các hiểu biết liên văn hóa. Việc giáo dục quyền con người nên định hướng cho những người lớn, cho những người đang đi làm, các giáo dục này thường nhằm vào hai nhóm đối tượng là nhóm có nguy cơ vi phạm quyền của người khác như: công chức, cảnh sát, nhân viên nhà tù, quân đội, người làm công tác xã hội, nhà ngoại giao .v.v... và nhóm có nguy cơ bị vi phạm, dễ bị tổn thương như phụ nữ, người dân tộc thiểu số v.v... Đào tạo ngoài nhà trường cũng bao hàm cả các chương trình phát triển hiểu biết của cộng đồng, thức tỉnh công chúng.

Về đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy:

Hiện nay, nói chung do các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật ở nước ta chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này, nên đội ngũ giảng viên giảng dạy, nghiên cứu về quyền con người còn thiếu và yếu. Do đó, cần có sự đầu tư và chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện chương trình đó.

Nên chăng cần có chính sách đầu tư cơ bản cho đội ngũ giảng viên giảng dạy về quyền con người, nhất là việc cần ở họ những kiến thức chuyên sâu của các nước tiên tiến phương Tây về quyền con người cũng các phương pháp giảng dạy của phương Tây, vì lượng kiến thức chỉ ở quốc nội không thôi thì chưa đủ. Chúng ta không có khả năng và điều kiện cho sự đáp ứng này. Thay đổi phải bắt đầu bằng con người, bằng nhận thức, bằng thói quen , bằng kỹ năng...

Cuối cùng, bên cạnh sự quyết tâm về khoa học, rất cần sự quyết tâm về chính trị, đặc biệt từ phía cơ quan quản lý mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và đào tạo, iãnh đạo các trường đại học trong việc tiếp nhận và đổi mới chương trình đào tạo cử nhân luật nói chung và vấn đề quyền con người nói riêng để đáp ứng Tuyên ngôn giáo dục và đạo tạo nhân quyền của Liên Hợp quốc trong Phụ lục dưới đây.

Tháng 9 năm 2015

Tuyên ngôn về Giáo dục Nhân quyên LHQ

Ngày 9/12/2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn vẻ Giáo dục và đào tạo nhân quyền (UN Declaration on Human Rights Education and Training) với 14 điểu khoản. Đây là một văn kiện có ỷ nghĩa lịch sử vì lần đâu tiên đã khẳng định quyền của mọi cá nhân được hưởng giáo dục nhân quyên. Nói cách khác, các nhà nước có nghĩa vụ pháp lý bảo đảm và thúc đây quyên này của người dân. Đây cũng là một văn kiện nên tảng tạo khuôn khô cho các quốc gia hoàn thiện chính sách của mình thúc đẩy giáo dục trong lĩnh vực này. Chúng tôi giới thiệu ở đây bản Tuyên ngôn do N.K.Hoa (HN) dịch:

TUYÊN NGÔN LIÊN HỢP QUỐC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ NHÂN QUYỀN

Đại hội đồng Liên Hợp quốc

Tái khẳng định các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc về khuyến khích và thúc đấy việc tôn trọng tất cả các quyền con người và những tự do căn bản cho tất cả mọi người bất kể chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo.

Đồng thời tái khẳng định rằng mỗi cá nhân và mỗi tổ chức trong xã hội phải nỗ lực bằng việc dạy và giáo dục để thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền và những tự do căn bản.

Tái khẳng định thêm rằng mọi người có quyền về giáo dục, và quyền đó phải đưa đến sự phát triển toàn diện của cá tính con người và lòng tự trọng, cho phép tất cả từng người tham gia hiệu quả vào một xã hội tự do và thúc đẩy sự thấu hiểu, lòng khoan dung và tình bằng hữu giữa tất cả các quốc gia và tất cả các nhóm chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo, cũng như thúc đẩy các hoạt động của Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển và nhân quyền.

Tái khẳng định rằng Nhà nước có nghĩa vụ, như đã nêu trong Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hỏa và trong các công ước nhân quyền khác, đảm bảo rằng giáo dục là nhằm củng cố sự tôn trọng các quyền con người và tự do căn bản.

Ghi nhận tầm quan trọng căn bản của giáo dục và đào tạo về nhân quyền trong việc góp phân thúc đẩy, bảo vệ và thực thi hiệu quả tất cả các quyền con người, Tái khẳng định tuyên bố của Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Vienna năm 1993 kêu gọi tất cả các Nhà nước vả các tổ chức đưa nhân quyền, luật nhân đạo, dân chủ và nguyên tắc thượng tôn pháp luật vào chương trình của tất cả các tể chức đào tạo, và tuyên bổ của hội nghị rằng giáo dục nhân quyền nên bao gồm hòa bình, dán chủ, phát triển và công bằng xã hội, như đã đưa ra trong các công ước nhân quyền quốc tế và khu vực, để đạt được một cách hiểu và nhận thức chung với xu thế tăng cường cam kết toàn cầu về nhân quyền.

Nhắc lại Kết quả 5 của Hội nghị Thượng đỉnh năm 2005, trong đỏ những người đứng đầu các chỉnh phủ và nhà nước đã ủng hộ việc thúc đầy giảo dục và học tập về nhân quyền ở mọi cấp bậc, bao gồm việc thực thỉ Chương trình Giáo dục Nhân quyền toàn cầu, và khuyến khích tất cả các nhà nước đưa ra những sảng kiến trong lĩnh vực này.

Được khuyến khích từ nguyên vọng đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế để tăng cường mọi nỗ lực về giảo dục và đào tạo về nhân quyền thông qua một cam kết chung của tất cả các bên liên quan.

Tuyên bố:

Điều 1

1.       Mọi người đều có quyền biết, tìm kiếm và tiếp nhận thông tin về tất cả các quyền con người và tự do căn bản, tiếp cận được với giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

2.       Giáo dục và đào tạo vê nhân quyền cần thiết cho việc thúc đẩy sự tôn trọng và việc thực thi trên toàn câu tất cả các quyền con người và tự do căn bản cho tất cả mọi người theo các nguyên tắc phổ quát, không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau của các quyền con người.

3.       Việc thụ hưởng hiệu quả tất cả các quyền con người, đặc biệt là quyền về giáo dục và tiếp cận thông tin, cho phép tiếp cận giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

Điều 2

1.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền bao gồm tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo, thông tin, nâng cao nhận thức và các hoạt động học tập nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và chấp hành trên toàn cầu với tất cả các quyền con người và các tự do căn bản và qua đó đóng góp trở lại với việc ngăn chặn các vi phạm và lạm dụng nhân quyền bằng cách chung cấp cho mọi người kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cũng như xây dựng thái độ và hành xử, để trao cho họ khả năng đóng góp vào việc xây dựng và thúc đẩy một văn hóa toàn cầu về nhân quyền.

2.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền bao gồm:

(a)     Giáo dục về nhân quyền, bao gồm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các quy tắc và nguyên tắc về nhân quyền, các giá trị nền tảng của nhân quyền và các cơ chế bảo vệ nhân quyền;

(b)     Giáo dục thông qua nhân quyền, bao gồm việc học tập và giảng dạy theo cách thức tôn trọng các quyền của cả người dạy và người học;

(c)      Giáo dục vì nhân quyền, bao gồm việc trao quyền cho mọi người để có thể thụ hưởng và thực thi các quyền của họ và để tôn trọng và phát huy các quyền của người khác.

Điều 3

1.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền là một quá trình suốt đời, liên quan đến mọi lứa tuổi.

2.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền liên quan đến mọi bộ phận của xã hội ở mọi cấp độ, bao gồm giáo dục trước tiểu học, tiểu học, trung học và giáo dục bậc cao, có tính đến tự do học thuật trong bất kỳ điều kiện có thể áp dụng, và bao gồm mọi hình thức giáo dục, đào tạo và học tập dù trong điều kiện công hay tư, chính quy, phi chính quy hay không chính quy. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền bao gồm cả dạy nghề, đặc biệt là đào tạo giáo viên, giảng viên và cán bộ nhà nước, bao gồm giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông và các hoạt động thông tin đại chúng và nâng cao nhận thức.

3.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền cần sử dụng các ngôn ngữ và phương pháp phù họp với các nhóm đối tượng, có tính đến những nhu cầu và điều kiện cụ thể của họ.

Điều 4

Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền và các công ước cũng như các công cụ nhân quyền liên quan, theo quan điểm để:

(a)     Nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự chấp thuận các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhân quyền phổ quát, cũng như đảm bảo việc bảo vệ các quyền con người và tự do căn bản ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia;

(b)     Xây dựng một văn hóa toàn cầu về nhân quyền, trong đó mọi người nhận thức về các quyền và trách nhiệm của bản thân trong việc tôn trọng các quyền của người khác, và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân trở thành một thành viên có trách nhiệm của một xã hội hòa bình, đa nguyên và hòa nhập;

(c)      Theo đuổi việc hiện thực hóa hiệu quả tất cả các quyền con người và thúc đẩy sự khoan dung, không phân biệt đối xử và bình đẳng;

(d)     Đảm bảo các cơ hội công bằng cho tất cả mọi người thông qua tiếp cận với giáo dục và đào tạo về nhân quyền có chất lượng, mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào;

(e)      Đóng góp vào việc ngăn chặn các vi phạm và lạm dụng nhân quyền để đấu tranh và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, kỳ thị và kích động hận thù, và những thái độ có hại và những thành kiến là nền tàng của chúng.

Điều 5

1.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền, dù được tiến hành bởi chủ thể công hay tư, phải được dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, đặc biệt là giữa trẻ nam và nữ và giữa phụ nữ và nam giới, nhân phẩm, hòa nhập và không phân biệt đối xử.

2.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải tiếp cận được và sẵn có với tất cả mọi người và phải tính đến những thách thức và rào cản cụ thể cũng như những nhu cầu và nguyện vọng của những người ở trong những hoàn cảnh hoặc các nhóm dễ bị thương tổn, bao gồm người khuyết tật, để thúc đẩy sự trao quyền và phát triển con người và để đóng góp vào việc xóa bỏ những nguyên nhân của việc loại trừ hay lề hóa, cũng như làm cho mọi người đều có thể thực thi tất cả các quyền của họ.

3.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải nắm bắt và làm phong phú thêm, cũng như lấy cảm hứng từ sự đa dạng của các nền văn minh, tôn giáo, văn hóa và các truyền thông của những nước khác nhau, như đã được phản ánh trong tính toàn cầu của nhân quyền.

4.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải tính đến các hoàn cảnh khác nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến địa phương nhằm khuyến khích tính sở hữu với mục tiêu chung là đạt được tất cả các quyền con người cho mọi người.

Điều 6

1.       Giáo dục và đào tạo về nhân quyền phải tranh thủ và sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông mới, cũng như truyền thông, để thúc đẩy tất cả các quyền con người và tự do căn bản.

2.       Nghệ thuật nên được khuyến khích như là một biện pháp đào tạo và nâng cao nhận thức trong lĩnh vực nhân quyền.

Điều 7

1.       Nhà nước, và các cơ quan chính phủ liên quan, có trách nhiệm trong việc thúc đẩy và đảm bảo rằng việc giáo dục và đào tạo về nhân quyền được xây dựng và thực hiện theo tinh thần tham gia, hòa nhập và có trách nhiệm.

2.       Nhà nước nên tạo ra một môi trường an toàn và khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự, khu vực tư nhân cũng như các bên tham gia có liên quan khác trong giáo dục và đào tạo về nhân quyền, trong đó các quyền con người và tự do căn bản của mọi người, bảo gồm cả những người tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo đó, phải được bảo vệ một cách toàn diện.

3.       Nhà nước phải tiến hành các bước, tự mình và thông qua hỗ trợ và hợp tác quốc tế, để đảm bảo, với tối đa nguồn lực sẵn có, liên tục tiến bộ trong việc thực thi giáo dục và đào tạo về nhân quyền thông qua các hình thức thích hợp, bao gồm cả việc thông qua các biện pháp và chính sách về luật pháp và hành chính.

4.       Nhà nước, và các cơ quan nhà nước có liên quan, phải đảm bảo việc đào tạo thích đáng về nhân quyền và, nếu có thể, về luật nhân đạo quốc tế và luật hình sự quốc tế cho các cán bộ nhà nước, công chức, thẩm phán, nhân viên hành pháp và nhân sự trong quân đội, cũng như thúc đẩy việc đào tạo phù hợp về nhân quyền cho giáo viên, giảng viên, những người làm công tác giáo dục cũng như nhân viên trong khu vực tư nhân hoạt động nhân danh nhà nước.

Điều 8

1.       Nhà nước phải xây dựng, hoặc thúc đẩy việc xây dựng, ở mức độ phù hợp, các chiến

lược và chính sách và, nếu phù hợp, các kế hoạch hành động và chương trình để thực thi giáo dục và đào tạo về nhân quyền, ví dụ thông qua việc lồng ghép vào trường học và chương trình đào tạo. Trong đó, nhà nước phải tính đến Chương trình Giáo dục Nhân quyền Toàn cầu và những nhu cầu và ưu tiên cụ thể của từng quốc gia và địa phương.

2.       Việc xây dựng, thực thi và đánh giá cũng như tiếp tục các chiến lược, chương trình hành động, chính sách và các chương trình phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các cơ quan nhân quyền quốc gia, để thúc đẩy, khi phù họp, các sáng kiến nhiều bên.

Điều 9

Nhà nước nên thúc đẩy việc thành lập, phát triển và kiện toàn các cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập, theo các nguyên tắc về hiện trạng của cơ quan nhân quyên quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền (Các Nguyên tắc Paris), công nhận rằng các cơ quan nhân quyền quốc gia có thể đóng một vai trò quan trọng, bao gồm, khi cần thiết, một vai trò điều phối, trong việc thúc đẩy Giáo dục và đào tạo vê nhân quyền thông qua các biện pháp bao gồm việc nâng cao nhận thức và huy động các tác nhân công và tư liên quan.

Điều 10

1.       Nhiều tác nhân trong xã hội, bao gồm các tổ chức giáo dục, truyền thông, các gia đình, cộng đồng địa phương, các thiết chế xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, những người bảo vệ nhân quyền và khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

2.       Các thiết chế xã hội dân sự, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác được khuyến khích đảm bảo việc giáo dục và đào tạo về nhân quyền phù hợp cho cán bộ và nhân viên của mình.

Điều 11

Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế và khu vực cần cung cấp giáo dục và đào tạo về nhân quyền cho nhân viên dân sự và quân sự và cảnh sát phục vụ trong phạm vi chức năng của tổ chức mình.

Điều 12

1.       Hợp tác quốc tể ở mọi cấp độ nên hỗ trợ và kiện toàn các nỗ lực quốc gia, bao gồm, khi có thể, ở cấp địa phương, để thực thi giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

2.       Các nỗ lực bổ sung lẫn nhau và được điều phối ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương có thể đóng góp hiệu quả hơn vào việc thực hiện giáo dục và đào tạo về nhân quyền.

3.       Tự nguyện tài trợ cho các dự án và sáng kiến trong lĩnh vực quyền con người giáo dục và đào tạo cần được khuyến khích.

Điều 13

1.       Các cơ chế nhân quyền quốc tế và khu vực nên, trong phạm vi chức năng của mình, đưa Giáo dục và đào tạo về nhân quyền vào công việc của mình.

2.       Nhà nước được khuyến khích để đưa vào, nếu phù hợp, thông tin về các biện pháp họ đã thực hiện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo về nhân quyền trong các báo cáo quốc gia với những cơ chế nhân quyền liên quan.

Điều 14

Nhà nước phải có các biện pháp phù hợp đế đảm bảo thực hiện hiệu quả và tiếp nối Tuyên ngôn này cũng như luôn sẵn sàng các nguồn lực cần thiêt trong việc thực thi đó.

* Khoa Luật. Đại học quốc gia Hà Nội.


[1] Nguyễn Thị Hằng Nga: Kinh nghiệm giáo dục về quyền con người ở các nước Châu Âu

[2] Nguyễn Thị Hằng Nga , sdd

 

 

Các tham luận khác