Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ

Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN: thực trạng và vấn đề

Nguyễn Thị Hồng Tâm

27/09/2016

Hà Nội, 24/5/2016

THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ

Nguyễn Thị Hồng Tâm

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

Tóm tắt

Một sự kiện quan trọng của khu vực là Cộng đồng ASEAN (AC) trở thành hiện thực từ ngày 31 tháng 12 năm 2015. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột quan trọng của khối liên kết khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN. Mục tiêu đề ra trong “Tầm nhìn ASEAN 2020” là hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóadịch vụđầu tư, lao động và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Bối cảnh mới này có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam như là một thành viên của cộng đồng AEC.

Đối với Việt Nam, bước vào AEC với vị thế nào, đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, của các nhà quản lý. Trong các nội dung hội nhập AEC thì hoạt động thương mại hàng hóa nội khối là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định. Bài viết này bàn về một số vấn đề về quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN với mục đích nêu lên bức tranh tổng thể, đánh giá thành tựu, hạn chế và những vấn đề cần quan tâm của nội dung này trước thềm AEC.

1. Thực trạng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN

Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó phải kể đến phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN. Trong ASEAN, Việt Nam vẫn duy trì vị trí thứ 5 về kim ngạch ngoại thương và có tốc độ tăng xuất nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng chung của toàn khối.

Tuy bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và ấn phẩm chuyên đề “Cộng đồng ASEAN qua những con số năm 2014” (ACIF 2014), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2013 đạt 132 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012. So với các nước ASEAN, xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tương đối ổn định và cao hơn nhiều so với mức tăng chung của khu vực ASEAN.

ASEAN là một trong các đối tác thương mại quan trọng và là động lực giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng xuất khẩu cao trong nhiều năm qua. Năm 2013, thương mại hai chiều ASEAN và Việt Nam đạt 39,7 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2012 và chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 về kim ngạch xuất nhập khẩu với ASEAN, sau Singapore (206,7 tỷ USD); Malaysia (119,1 tỷ USD); Thái Lan (103,7 tỷ USD) và Indonesia (94,7 tỷ USD). 

Hình 1:Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nước ASEAN năm 2013 (%)

 

Các tham luận khác