Góp ý Đề cương và Kế hoạch xây dựng dự thảo “Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới”
  • 3.1 top logo - tin tuc hoat dong khoa hoc

Góp ý Đề cương và Kế hoạch xây dựng dự thảo “Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới”

27/02/2024

Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 20-KH/TW ngày 28/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, chiều ngày 26/02/2024, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm- VASS) tổ chức công bố Quyết định thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng “Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới” (Đề án) và góp ý cho Đề cương và Kế hoạch xây dựng dự thảo Đề án. Cuộc họp do TS. Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm chủ trì.

TS. Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm chủ trì cuộc họp

Tham dự cuộc họp có GS.TS. Lê Trường Giang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy Viện Hàn lâm; các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm: PGS.TS. Nguyễn Đức Minh và PGS.TS. Tạ Minh Tuấn; một số cán bộ nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm: GS.TS. Phạm Văn Đức và  GS.TS. Đặng Nguyên Anh và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm là thành viên Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án.

PGS.TS. Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm tại cuộc họp

Thừa ủy quyền của Chủ tịch Viện Hàn lâm, ThS. Ngô Tiến Phát, Phó trưởng ban phụ trách, Ban Tổ chức – Cán bộ công bố Quyết định số 73/QĐ-KHXH ngày 02/02/2024 về việc thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng “Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới”. Quyết định nêu rõ trách nhiệm của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập cũng như danh sách thành viên tham gia.

ThS. Ngô Tiến Phát, Phó trưởng ban phụ trách, Ban Tổ chức – Cán bộ, thành viên Ban Soạn thảo

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Viện Hàn lâm nêu rõ, tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đưa ra chủ trương và xác định nhiệm vụ hết sức cụ thể liên quan đến hai Viện Hàn lâm (Khoa học xã hội Việt Nam; Khoa học và Công nghệ Việt Nam)  và hai Đại học Quốc Gia (Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh), đó là cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực để phát triển hai Đại học Quốc gia,  hai Viện Hàn lâm và một số cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu trọng điểm nganh tầm các nước tiên tiến, có đủ năng lực điều kiện, giữ vai trò nòng cốt trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu đóng góp của đội ngũ tri thức; tại Kế hoạch số 20-KH/TW ngày 28/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về phát huy vai trò của Đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong thơi gian tới, trong đó có các đề án tăng cường năng lực cho hai Đại học Quốc và hai Viện Hàn lâm. Đây là một cơ hội lớn cho 02 Viện Hàn lâm và 02 trường Đại học quốc gia. Bởi vậy, Chủ tịch Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, đây là dịp để chúng ta đánh giá, rà soát thực trạng hoạt động của Viện Hàn lâm, xác định những kết quả nổi bật, những thế mạnh mà chúng ta cần phát huy trong thời gian tới; Nhận diện đầy đủ những khó khăn, vướng mắc, yếu kém trong tổ chức hoạt động; từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn nhằm hướng tới mục đích tăng cường năng lực cho Viện Hàn lâm và phát triển Viện Hàn lâm thành Trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến.

Chủ tịch Viện Hàn lâm khẳng định, việc xây dựng, trình và tổ chức thực hiện tốt Đề án này cũng là nhiệm vụ thiết thực thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 45-NQ/TW trong việc thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng về phát triển khoa học công nghệ  nói chung, khoa học xã hội nhân văn nói riêng. Bởi vậy, đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách nhưng thời hạn yêu cầu trình Thủ tướng gấp. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-KHXH ngày 02/02/2024, qua đó đề nghị Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập sẽ giúp Viện Hàn lâm tập trung xây dựng Đề án thật tốt, có chất lượng, sớm hoàn thiện và xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan, Văn phòng Chính phủ  và trình Thủ tướng Chính phủ theo kế hoạch đề ra. Qua cuộc họp lần thứ nhất này, mong các thành viên tham dự tập trung đóng góp ý kiến vào một số nội dung chính: Bố cục Đề án và kênh trình; Phân kỳ giai đoạn của đề án; Xác định chính xác và đầy đủ các nhiệm vụ lớn cần thực hiện; Kinh phí thực hiện Đề án; Cách thức thực hiện các công việc có liên quan trong thời gian tới để sớm có kết quả sơ bộ từ đó ghép vào thành đề án hoàn chỉnh…

Quang cảnh cuộc họp

Sau khi nghe PGS.TS. Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm, Phó trưởng Ban Soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập trình bày những điểm chính trong bản dự thảo Đề cương và Kế hoạch xây dựng Đề án, các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi và có nhiều ý kiến đóng góp cho 02 bản dự thảo nêu trên.

PGS.TS. Vũ Hùng Cường, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, thành viên Ban Soạn thảo cho rằng, nguồn lực thông tin, hoạt động chuyển đổi số và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học là những nội dung cần phải đánh giá trong Đề án. Đây là nội dung quan trọng và từ cách tiếp cận đó, đưa ra phương hướng trong chuyển đổi số, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển tài nguyên thông tin theo hướng hiện đại. Qua đó, bổ sung thêm giải pháp về tăng cường chuyển đổi số, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dùng chung, các phần mềm đồng bộ và hiện đại có khả năng kết nối chia sẻ, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nghiên cứu, đào tạo, liên kết và hội nhập quốc tế của Viện Hàn lâm…

Đề cập đến cơ cấu chung của Đề án, nhiều ý kiến thống nhất cần chỉnh sửa lại cho phù hợp (Quan điểm; Mục tiêu; Phương hướng, định hướng hoạt động trong thời gian tới; Hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp; Tổ chức thực hiện đề án)

Một số ý kiến nhấn mạnh đến các nội dung khác như: Hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học; Chú trọng nâng tầm Viện Hàn lâm thành Trung tâm nghiên cứu khoa học ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới; Xác định bộ tiêu chí cụ thể để so sánh giữa Viện Hàn lâm với các nước trong khu vực và trên thế giới; Phát triển mạnh mẽ công tác truyền thông; Chỉ rõ triết lý xây dựng Đề án; Đề xuất một số giải pháp về cơ chế, thể chế; Tham khảo cấu trúc một số đơn vị đã được Thủ tướng phê duyệt đề án…

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Phan Chí Hiếu thống nhất một số nội dung sau:

Thứ nhất, tất cả đều nhận thức thống nhất sâu sắc về tầm quan trọng của xây dựng Đề án, trình Đề án và tổ chức thực hiện; đồng thời coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng đầu năm phải thực hiện của Viện Hàn lâm.

Thứ hai, cần đánh giá kỹ thực trạng hoạt động của Viện Hàn lâm trong 70 năm qua, đặc biệt là từ khi nâng lên thành Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với 4 chức năng (Nghiên cứu cơ bản; Nghiên cứu để cung cấp các luận cứ khoa học (tư vấn chính sách); Tư vấn để phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; Đào tạo nguồn nhân lực).

Thứ ba, bổ sung các nội dung nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực lý luận chính trị; đánh giá thực trạng, phương hướng trong nghiên cứu lý luận chính trị; Làm sâu sắc thêm vấn đề tư vấn chính sách và phải đẩy mạnh trong thời gian tới.

Thứ tư, bổ sung đề án tăng cường năng lực hợp tác quốc tế cũng như bàn sâu hơn về chuyển đổi số, chia sẻ cơ sở dữ liệu trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ năm, cần nghiên cứu sâu hơn về các tiêu chí để xác định Viện Hàn lâm là Viện nghiên cứu trọng điểm ngang tầm khu vực, thế giới.

Thứ sáu, thống nhất sử dụng tên trình trong Dự thảo Chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết 45- NQ/TW; phân kỳ (Giai đoạn 1: 2025 đến 2035; giai đoạn 2: từ năm 2036 đến năm 2045). Trong đó mỗi giai đoạn có mục tiêu cụ thể.

Thứ sáu, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá, có những cơ chế chính sách đặc thù: (i) Giải pháp xác định vị thế, cơ cấu tổ chức, biên chế; (ii) Chế độ chính sách cho các nhà khoa học để yên tâm công tác (miễn thuế thu nhập, thu nhập cá nhân); Có cơ chế cử các nhà khoa học đi nghiên cứu dài hạn ở nước ngoài, hoạc ngắn hạn theo các chủ đề; (iii) Bố trí kinh phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển đổi số, kể cả kinh phí nghiên cứu khoa học; (iv) Đột phá trong hợp tác quốc tế (cơ chế hợp tác, sử dụng nguồn kinh phí tài trợ); Đề xuất mạng lưới hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài (người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài); (v) Thống nhất lựa chọn tạp chí KHXH và lựa chọn thêm tạp chí chuyên ngành khác nâng cấp thành tạp chí quốc tế uy tín; (vi) Xem xét ý kiến gắn kết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo, coi các nhà nghiên cứu là giảng viên cơ hữu của Học viện Khoa học xã hội.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, Chủ tịch đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức liên quan. Đây là cơ sở để Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập sớm hoàn thiện Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ theo kế hoạch./.

Nguyễn Minh Hồng

Các tin đã đưa ngày: