Nhiệm vụ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hội nhập quốc tế của khoa học xã hội trong giai đoạn phát triển 10 năm tới. Đánh giá và phân tích thực trạng của khoa học xã hội Việt Nam dưới lăng kính hội nhập. Đề xuất quan điểm, nội dung và giải pháp cơ bản hội nhập nhằm phục vụ chiến lược hội nhập quốc tế của khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hội nhập khoa học xã hội. Chương này đề cập tới những vấn đề: Một số quan điểm và lý thuyết về hội nhập quốc tế; Tính đặc thù và khác biệt trong quá trình hội nhập khoa học xã hội; Kinh nghiệm hội nhập khoa học xã hội của các quốc gia Đông Á; Hội nhập quốc tế của khoa học xã hội Trung Quốc.
Chương 2: Thực tiễn hội nhập quốc tế của khoa học xã hội Việt Nam trong 25 năm đổi mới: thành tựu, thách thức và những nội dung chủ yếu. Chương này gồm các vấn đề: Quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của khoa học xã hội Việt Nam; Một số thành tựu nổi bật của khoa học xã hội Việt Nam trong 25 năm đổi mới; Những thách thức và hạn chế đối với khoa học xã hội Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế của khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Chương này có các nội dung: Nhiệm vụ phát triển và hội nhập của khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Quan điểm, định hướng cơ bản đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học xã hội giai đoạn 10 năm tới; Giải pháp và các biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hội nhập của khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Nguyễn Vũ