“Sự biến đổi của văn hoá tộc người Thái ở Tây Bắc trong thời kì đổi mới”
  • 3.1 top logo - tin tuc hoat dong khoa hoc

“Sự biến đổi của văn hoá tộc người Thái ở Tây Bắc trong thời kì đổi mới”

20/11/2008

Ngày 8 tháng 10 năm 2007, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ cho Viện Nghiên cứu Văn hoá.

“Sự biến đổi của văn hoá tộc người Thái ở Tây Bắc trong thời kì đổi mới”

Hội đồng tuyển chọn gồm các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Văn hoá thuộc Bộ Văn hoá, Trường đại học Văn hoá Hà Nội. PGS.TS. Trần Đức Cường, Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn. Hội đồng đã tuyển chọn được 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đó là:

1.“Sự biến đổi của văn hoá tộc người Thái ở Tây Bắc trong thời kì đổi mới” do PGS.TS. Lê Hồng Lý làm chủ nhiệm. Giống như nhiều hiện tượng khác trong cuộc sống, văn hoá cũng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh trong quá trình phát triển ở mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hoá của tộc người Thái ở Tây Bắc Việt Nam cũng như vậy. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang đi vào nền kinh tế thị trường và sự hoà nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay. Việc xem xét sự biến đổi đó diễn ra như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến đời sống chính trị xã hội; nó có tác động ra sao vào việc phát triển đời sống kinh tế, xã hội và đời sống tinh thần của người dân? Những ảnh hưởng tương tác của nó trong mối quan hệ tộc người giữa các dân tộc đang sinh sống trong khu vực là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở nước ta và các nhà nghiên cứu nước ngoài. Mặt khác, những thay đổi đó có vai trò ra sao trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người của các dân tộc? Đâu là tính bền vững và vai trò của sự thay đổi tác động thế nào đến tính bền vững của xã hội các tộc người đang sinh sống ở đây? Đó là những vấn đề rất đáng được quan tâm chung ở các dân tộc vùng Tây Bắc. Đề tài nhằm xem xét những khía cạnh đó nhưng đi cụ thể vào tộc người Thái, một dân tộc chiếm đa số và có một vai trò quan trọng trong khu vực.

2.”Một phương thức đưa sử thi Tây Nguyên trở về với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên” do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm. Dự kiến sản phẩm của đề tài gồm 06 cuốn sách kể lại sử thi của 3 dân tộc ở Tây Nguyên: Mơ Nông, Ê Đê và Ba Na dưới dạng song ng vaà 02 báo cáo về tình hình tiếp nhận của đồng bào, lí do phải đưa sử thi Tây Nguyên trở về với đồng bào Tây Nguyên, những phương thức đưa sử thi trở về với đồng bào và kiến nghị cho việc đưa sử thi trở lại với đồng bào Tây Nguyên.

Đề tài được triển khai trong 02 năm.

                                                        Nguyễn Vũ

 

Các tin đã đưa ngày: