MỞ RỘNG CÁC RANH GIỚI: TÍNH DÂN TỘC, TÍNH VẬT CHẤT VÀ TÍNH THIÊNG
HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ 13
của Hiệp hội Nghiên cứu Học thuật Quốc tế về Shaman giáo (ISARS)
-
Thời gian: 01 – 04/12/2017
-
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
-
Đơn vị tổ chức:
* Hiệp hội Nghiên cứu Học thuật Quốc tế về Shaman giáo (ISARS)
Hiệp hội Nghiên cứu Học thuật Quốc tế về Shaman giáo (ISARS) được thành lập từ năm 1988 tại Zagreb, Croatia. ISARS tập hợp các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, những người cùng chia sẻ cam kết mạnh mẽ đối với nghiên cứu về shaman giáo và các phức hợp cũng như hiện tượng văn hoá liên quan trên khắp thế giới. Đến nay, Hiệp hội có khoảng 300 thành viên thuộc 15 quốc gia khác nhau.
* Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (VME)
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thành lập năm 1995 và chính thức mở cửa đón công chúng từ năm 1997. Bảo tàng thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật, tổ chức trưng bày, trình diễn và hoạt động giáo dục nhằm góp phần vào công cuộc bảo tồn sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam, ở khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.
*Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (CESEAP)
Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (CESEAP) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực Nhân học cổ đại. Trung tâm được thành lập vào tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội bởi một nhóm các nhà nhân học Việt Nam là các giáo sư, các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, mỹ thuật, bảo tàng học thuộc các trường đại học và các viện nghiên cứu của Việt Nam.
Mục đích Hội thảo
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc với đa dạng các thực hành tín ngưỡng dân gian. Nghiên cứu về lĩnh vực này từ lâu đã được quan tâm tại Việt Nam, song cơ hội để các học giả Việt Nam tiếp cận với những nghiên cứu của học giả quốc tế còn nhiều hạn chế. Hội thảo quốc tế lần thứ 13 của ISARS với tiêu đề Mở rộng các ranh giới: Tính dân tộc, Tính vật chất và Tính thiêng do Hiệp hội Nghiên cứu Học thuật Quốc tế về Shaman giáo (ISARS), Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (CESEAP) và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (VME) phối hợp tổ chức nhằm mục tiêu thúc đẩy các nghiên cứu về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các thực hành tín ngưỡng dân gian.
Hội thảo lần này sẽ tìm hiểu mối tương quan giữa tính dân tộc, tính vật chất và tính thiêng. Hội thảo sẽ tập hợp những đóng góp nghiên cứu từ nhiều chuyên ngành khác nhau và khuyến khích những đề xuất thảo luận liên quan đến những vấn đề về bản sắc, những thực hành mang tính thiêng và văn hóa vật chất. Hiểu biết về vai trò của bản sắc tộc người và việc trình diễn mang tính tâm linh trong những không gian nghi lễ và xã hội cho phép chúng ta nêu bật được sự đa dạng của những thực hành và tầm quan trọng về mặt xã hội của các khía cạnh trong văn hóa vật chất. Văn hóa vật chất cho chúng ta biết nhiều điều về sự hình thành ký ức, lịch sử và sự biến đổi. Hội thảo khuyến khích các đề xuất thảo luận về mối liên hệ giữa các hiện vật và những tương quan với bản sắc tộc người, mối quan hệ giữa tính thiêng và tính vật chất (ở nghĩa rộng hơn của thuật ngữ này) trong bối cảnh nghi lễ, cũng như những đóng góp mang tính lý thuyết khám phá về sự hình thành của các bảo tàng trong mối quan hệ với các thực hành mang tính thiêng.
Mời gửi bài viết/phiên thảo luận
Xin gửi tiêu đề bài viết và tóm tắt (tối đa 250 chữ) và/hoặc đề xuất phiên thảo luận (tối đa 300 chữ) về chủ đề chính của hội thảo cho chúng tôi về hòm thư điện tử chính thức của hội thảo: EBEMS.Hanoi2017@gmail.com
-
Hình thức: Văn bản điện tử dạng Word. Tóm tắt cần được viết bằng 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh), bao gồm nội dung chính của tóm tắt, từ khóa và các thông tin về tác giả: tên, học hàm, học vị, cơ quan công tác, địa chỉ email liên lạc.
-
Thời hạn: 30/5/2017
-
Ngôn ngữ chính của hội thảo: tiếng Anh
Những cá nhân/nhóm cá nhân đề xuất phiên thảo luận cần cung cấp các thông tin sau: chủ đề chung của phiên thảo luận, mô tả ngắn gọn về chủ đề chính của phiên thảo luận (tối đa 300 chữ), số lượng, tên và cơ quan của những người tham gia phiên thảo luận. Một phiên thảo luận nên gồm tối thiểu 4 thành viên tham gia và tối đa là 6. Xin lưu ý rằng, Ủy ban Khoa học của Hiệp hội sẽ xem xét và lựa chọn các đề xuất bài viết và phiên thảo luận. Kết quả lựa chọn sẽ được thông báo vào tháng 6/2017.
Đăng ký tham gia Hội thảo
Phí tham dự hội thảo: 120 euros. Mọi chi tiết về cách đóng phí và các lựa chọn về chỗ ở sẽ được thông báo sau.
Xin lưu ý rằng, tất cả các đại biểu thường xuyên và không thường xuyên của hội thảo đều cần đóng phí hội viên năm 2017 cho ISARS bằng nhiều hình thức: trực tuyến thông qua trang web chính thức của ISARS (http://www.isars.org/membership/); trực tiếp tại địa điểm tổ chức hội thảo khi đại biểu đăng ký tại Việt Nam.
Phí hội viên bao gồm một bản in tạp chí SHAMAN. Phí hội viên thường niên: 60,00 euros, sinh viên/người chưa/không có việc làm: 35,00 euros.