Chủ trì và điều hành hội thảo gồm có PGS, TS Vũ Tuấn Hưng – Phó Viện trưởng phụ trách Viện KHXH vùng Nam Bộ, TS. Phan Công Khanh – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, PGS.TS Nguyễn Xuân Phong – Phó Giám đốc học viện Chính trị khu vực IV, ThS. Nguyễn Thành Duy – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng, TS. Chu Văn Hưởng- Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang.
Tham dự hội thảo có Đ/c Sơn Phước Hoan – Nguyên thứ trưởng, Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc; Đ/c Thạch Mu Ni – Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh; TS Huỳnh Thanh Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Hậu Giang, Đ/c Phan Văn Thép, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP Cần Thơ, Đ/c Hồ Văn Phương, Phó trưởng ban Dân tộc, TP Cần Thơ; Đ/c Dương Văn Chăm, Phó hiệu trưởng, Trường Chính trị tỉnh Bến Tre; Đ/c Nguyễn Văn Lĩnh, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng; PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi – Trưởng phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Cần Thơ và nhiều đại biểu là lãnh đạo các địa phương, quận, huyện trên địa bàn; các tác giả tham luận, giảng viên, cán bộ nghiên cứu của hai cơ quan tổ chức hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Xuân Phong – Phó giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV phát biểu chào mừng hội thảo. PGS. TS Vũ Tuấn Hưng - Phó Viện trưởng phụ trách Viện KHXH vùng Nam Bộ phát biểu đề dẫn hội thảo. PGS. TS Vũ Tuấn Hưng phát biểu: Nội dung các tham luận phản ánh nhiều góc độ khác nhau của chủ đề Hội thảo, liên quan đến việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ. Ở phiên thứ nhất, với 18 bài tham luận, có 3 bài được trình bày tại hội thảo. Các tham luận tập trung vào 3 nội dung chính:
-
Các vấn đề lý luận, căn cứ pháp lý và thực tiễn để phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc vùng Tây Nam Bộ. Trong đó có vấn đề thể chế phát triển bền vững trong liên kết vùng và những vấn đề đật ra cho Vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
-
Các vấn đề thực tiễn: Đánh giá thực trạng, nhận diện các vấn đề tồn tại của hệ thống chính trị cơ sở trong tương quan với công tác dân tộc và những vấn đề đật ra cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đặc biệt là các vấn đề mới đối với công tác dân tộc trong giai đoạn cách mạng 4.0, chuyển đổi số, kinh tế xanh kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế sáng tạo trong giai đoạn mới.
-
Đề xuất giải pháp, khuyến nghị chính sách: Dự báo xu hướng; xây dựng luận điểm và đề xuất giải pháp để hoàn thiện thể chế phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong công tác dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ.
Phiên thứ hai là phiên thảo luận, diễn giả gồm: Đ/c Sơn Phước Hoan – Nguyên thứ trưởng, Nguyên Phó củ nhiệm Uỷ ban dân tộc; Đ/c Thạch Mu Ni – Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh; PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Giám đốc Trung tâm Triết học và Chính trị học – Viện KHXH vùng Nam Bộ; PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi – Trưởng phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Cần Thơ; TS. Hà Thị Thuỳ Dương – Trưởng Khoa CNXHKH- Học viện Chính trị khu vực IV. Nội dung thảo luận là: Thành tựu và bài học kinh nghiệm trong phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc vùng Tây Nam Bộ; Hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc vùng Tây Nam Bộ; Giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc vùng Tây Nam Bộ thời gian tới.
Hội thảo kết thúc bằng bài phát biểu của TS. Phan Công Khanh – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV. Hội thảo là cơ sở xây dựng khuyến nghị, tư vấn chính sách đối với các cơ quan, Ban, Bộ, ngành Trung ương, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị về các nội dung như đề cập trên. Các nội dung tham luận và trao đổi tại hội thảo nhằm hướng đến thực hiện tốt và phát huy vai trò hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở trong phát triển vùng. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy việc tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Có chính sách đầu tư đúng, tạo điều kiện phát huy vai trò của chủ thể văn hóa – đồng bào các dân tộc trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và phát triển đất nước.
Công tác phối hợp tổ chức Hội thảo của hai cơ quan Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Học viện chính trị khu vực IV- Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh không chỉ mang đến những giá trị khoa học thực tiễn và cấp thiết, mà còn thể hiện tính gắn kết giữa đơn vị nghiên cứu và cơ sở đào tạo tại Nam Bộ. Để thể hiện sơ kết một năm hợp tác, tại hội thảo này, hai cơ quan đã có báo cáo sơ kết công tác hợp tác, đồng thời và trao đổi, tặng quà lưu niệm, các ấn phẩm xuất bản những năm gần đây của hai bên.
Đại diện lãnh đạo hai cơ quan chủ trì Hội thảo trao tặng quà lưu niệm
Nguồn: Viện KHXH Vùng Nam Bộ