Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được thành lập năm 2005, với quy mô 10.300 ha năm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, hiện đang tiếp tục được mở rộng về diện tích. Đây là KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển ngành công nghiệp lọc dầu - hóa dầu - hóa chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn, công nghiệp hàng tiêu dùng, gắn với phát triển và khai thác hiệu quả cảng biển. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh Quảng Ngãi. Những bước phát triển mạnh mẽ của KKT Dung Quất, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Dự án Nhà máy lọc dầu (NMLD) Bình Sơn đã đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của địa phương, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho địa phương và vùng lân cận.
Kể từ khi Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy đã sản xuất hơn 76,7 triệu tấn sản phẩm, tạo ra doanh thu 1,25 triệu tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 184 nghìn tỷ đồng và lũy kế lợi nhuận sau thuế khoảng 27.801 tỷ đồng. Với NMLD đầu tiên này, Việt Nam đã đáp ứng được gần 40% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Đánh giá về vai trò của đơn vị quản lý và những đóng góp của NMLD Dung Quất đối với nền kinh tế đất nước, TS. Hoàng Hồng Hiệp - Quyền Viện Trưởng, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho biết: Công ty cổ phần Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành NMLD Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam; đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực này. NMLD Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất chế biến bình quân 6,5 triệu tắn dầu thô/năm. Việc xây dựng thành công và đưa NMLD Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền Trung và Việt Nam.
Hiện nay, trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có khoảng 350 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 380,4 nghìn tỷ đồng, trong đó có 54 dự án nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,9 tỷ USD và 296 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký gần 337 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 197 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 63 nghìn lao động.
Trong các dự án này, NMLD Dung Quất là doanh nghiệp lớn nhất - là cực nam châm tăng trưởng cho kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và thu hút đầu tư. Cơ sở sẵn có của NMLD Dung Quát chính là nền tảng để Nhà nước đầu tư các dịch vụ logistic phục vụ kinh tế như cảng nước sâu, cảng hàng không. Cùng với đó, Cảng Dung Quất hiện đang là cảng có lợi thế rất lớn do có đê chăn sóng của NMLD Dung Quất dài 1,6 km chắn gió, chắn sóng. Tương lai không xa, đây sẽ trở thành cảng hàng hóa vận tải than, thép, xăng dầu lớn nhất cả nước. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cảng Dung Quất là khu bến cảng tổng hợp, container, với các bến cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU.
Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng đề phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Khi chọn Dung Quất là nơi đặt NMLD đầu tiên của đất nước, Chính phủ đã giao cho Nhà máy này những nhiệm vụ tối quan trọng, đó là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và góp phần tự chủ nguồn cung xăng dầu và nguồn cung nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu cho đất nước.
Theo TS. Hoàng Hồng Hiệp, Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, NMLD Dung Quất đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và miền Trung và Việt Nam nói chung. Hiện nay, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã tạo ra 1.528 việc làm trực tiếp và thực hiện đào tạo, nâng cao năng lực cho 7.871 cán bộ, công nhân viên; đóng góp lớn vào ngân sách cho Trung ương và địa phương; góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương và vùng phụ cận; hỗ trợ và triển khai tốt các chính sách cho người lao động và chính sách an sinh xã hội... Bên cạnh những đóng góp trực tiếp, Công ty - Nhà máy lọc dầu Dung Quất còn có những tác động lan tỏa to lớn trên nhiều chiều cạnh về kinh tế - xã hội đối với phát triển Quảng Ngãi và khu vực miền Trung.
<img alt="TS. Nguyễn Thị Thoa (Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng) trình bày tham luận: " tác="" động="" của="" nmld="" dung="" quất="" tới="" một="" số="" ngành="" kinh="" tế="" vùng="" trung="" bộ”"="" data-cke-saved-src="/noidung/tintuc/PublishingImages/Anh%20Khoat%202017/Khoat%202023/đn2%20-%2019.5.2023.jpg" src="/noidung/tintuc/PublishingImages/Anh%20Khoat%202017/Khoat%202023/đn2%20-%2019.5.2023.jpg" style="width:700px;height:551px">
Để làm rõ hơn những tác động, đóng góc của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi, làm sâu sắc hơn về vai trò của NMLD Dung Quất trong tiến trình phát triển kinh tế vùng và địa phương. Các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu các nội dung như: Đánh giá tác động của Dự án NMLD Dung Quất đến vùng Trung Bộ và Việt Nam; vai trò của Dự án NMLD đến phát triển bền vững vùng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn; tác động của Dự án NMLD đến đóng góp ngân sách, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, năng lực cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, liên kết ngành, việc làm, thu nhập, đào tạo nguồn nhân lực, an sinh xã hội, môi trường....; bài học kinh nghiệm trong quá trình vận hành và phát triển các dự án lọc hóa dầu của Việt Nam.
Các đại biểu cũng quan tâm làm rõ bối cảnh phát triển ngành lọc hóa dầu trên thế giới và định hướng phát triển của Việt Nam, nhất là trong phân tích các xu thế phát triển ngành lọc hóa dầu trên thế giới; đánh giá những biến động trong khu vực và quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển bên vững ngành lọc hóa dầu Việt Nam; những định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành lọc hóa dầu Việt Nam. Đồng thời, nhiều ý kiến cũng quan tâm làm rõ thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển bền vững Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn trong bối cảnh mới.
Tại Hội thảo, đại diện Vụ Dầu khí (Bộ Công Thương) giới thiệu về Dự thảo Quy hoạch tổng thể về năng lượng Quốc gia và kế hoạch phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí.
PV. (Nguồn: Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ)