Nội dung:
Hội thảo được tổ chức thành hai phiên.
Phiên thứ nhất với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhóm quyền kinh tế” do GS.TS. Võ Khánh Vinh và PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đồng chủ trì. Hội thảo được nghe 6 tham luận:
- “Khái niệm quyền kinh tế” của PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Viện Nghiên cứu Châu Âu.
- “Quyền tự do cơ bản, quyền cơ bản của công dân và chế độ kinh tế theo hiến pháp – nhu cầu và định hướng hoàn thiện” – TS. Bùi Nguyên Khánh, Viện Nhà nước và Pháp luật.
- “Các điều kiện bảo đảm quyền kinh tế” – PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương, Viện Nhà nước và Pháp luật.
- “Quyền tự do kinh doanh trong công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay” – TS. Trương Thị Hồng Hà, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Bảo đảm quyền tự do việc làm ở Việt Nam” – TS. Phạm Thị Thuý Nga, Viện Nhà nước và Pháp luật.
- “Tác động của toàn cầu hoá tới quyền kinh tế ở Việt Nam” – NCS. Nguyễn Thị Kim Ngân, Đại học Luật Hà Nội.
Phiên thứ hai: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhóm quyền văn hóa, xã hội” do PGS.TS. Phạm Hữu Nghị và PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu, đồng chủ trì với các tham luận:
- “Quyền được thụ hưởng các giá trị văn hoá” – TS. Đỗ Lan Phương, Viện Nghiên cứu Văn hoá.
- “Quyền được bảo vệ môi trường sống và môi trường văn hoá cộng đồng: những vấn đề lý luận và thực tiễn” – TS. Nguyễn Thị Phương Châm, Viện Nghiên cứu Văn hoá.
- “Quyền của người dân các tộc người thiểu số Việt Nam” – TS. Mai Thanh Sơn, Viện Nghiên cứu Văn hoá.
- “Quyền hưởng an sinh xã hội ở Việt Nam” – ThS. Bùi Đức Hiển, Viện Nhà nước và Pháp luật.
- “Cách mạng khoa học công nghệ và quyền con người” – ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
- “Quyền được hưởng an sinh xã hội đối với các nhóm dễ bị tổn thương” – TS. Nguyễn Thị Báo, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Quyền con người trong thảm hoạ thiên nhiên” – TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi xoay quanh những vấn đề về quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên các khía cạnh: nhận thức; khái niệm; các điều kiện đảm bảo; thực trạng thực hiện ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp thúc đẩy và bảo vệ các quyền này ở Việt Nam.
Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị cho rằng: chúng ta càng ngày càng nhận thức rõ hơn về nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; nhóm quyền này có liên quan đến các nhóm quyền khác và có sự bình đẳng giữa các quyền và các nhóm quyền. Ở Việt Nam, đã có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người về kinh tế, văn hóa, xã hội; và nó đã được hiện thực hóa ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những rào cản trên các phương diện nhận thức, kinh tế, xã hội, pháp lý… trong việc đảm bảo thực thi nhóm quyền này. Bởi vậy, đòi hỏi Việt Nam cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy, bảo vệ các quyền và thực thi tốt các nghĩa vụ của công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người.