Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 7.1 sach hang nam

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

30/07/2022


Tác giả :
  • TS. Ngô Văn Vũ (Chủ biên)
  • TS. Đặng Thái Bình
  • PGS.TS. Tạ Kim Ngọc
  • ThS. Nguyễn Tuấn Tuấn Việt
  • ThS. Đồng Thị Thùy Linh
  • ThS. PHương Thanh Thủy
  • ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy
  • CN. Ngô Mạnh Sơn
  • CN. Chu Thanh Hải

Năm xuất bản: 2021

Số trang: 204

 

Tại Việt Nam, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn, chiếm 97,2% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, còn theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa con số này chiếm khoảng 98% và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp này tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã tác động tích cực đến quá trình phát triển của các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Cũng như quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về môi trường kinh doanh, trong việc tiếp cận tài chính từ các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với những thách thức như công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, nguồn nhân lực, cơ cấu lại kinh tế…

Để hiểu rõ hơn về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, qua đó phát hiện những vấn đề tồn tại gây cản trở trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tăng trưởng của nền kinh tế như thế nào, năm 2021, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách chuyên khảo với tựa đề “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” do TS. Ngô Văn Vũ làm chủ biên. Cuốn sách dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quản lý, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của cuốn sách được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Chương này nhóm tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện các hiệp định FTA, đồng thời tập trung phân tích các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Thứ nhất, hỗ trợ giai đoạn thành lập doanh nghiệp; Thứ hai, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường.

Chương 2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Chương này cung cấp một số nội dung chính sau: (i) Tổng quan hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam; (ii) Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020; (iii) Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định tự do thế hệ mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp quy mô vừa chiếm tỷ trọng không cao. Đây cũng được coi là một nút thắt trong quá trình phát triển, mở rộng sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là sử dụng những công nghệ lạc hậu, tập trung vào gia công, cơ chế hoặc sản xuất các sản phẩm đơn giản… Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan như: tiêu chuẩn lao động, rào cản phi thuế quan, chi phí lao động của doanh nghiệp tăng, áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài

Chương 3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại

Cùng với việc phân tích cơ hội và thức thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện các hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên, nhằm tận dụng tối đa những cam kết do các hiệp định này mang lại, nhóm tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thứ nhất, nhóm giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách văn bản luật pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thứ hai, nhóm giải pháp liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao năng suất lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như tập trung hỗ trợ tài chính và phát triển cá mối liên kết kinh doanh.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả về về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới. Hy vọng cuốn sách là nguồn tài liệu hữu ích dành cho độc giả quan tâm.

Xin trân trọng giới thiệu!

Nguyễn Minh Hồng

 

 


Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Các tin đã đưa ngày: