Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 7.1 sach hang nam

Một số vấn đề khoa học xã hội trong phát triển vùng Nam Bộ

16/03/2023


Tác giả :
  • Tập thể tác giả. Ban chỉ đạo biên tập, PGS.TS. VŨ TUẤN HƯNG

Địa chỉ liên hệ: Viện KHXH Vùng Nam Bộ

Năm xuất bản: 2023

Số trang: 388

 

Vùng Nam Bộ bao gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (ĐBSCL) với 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là vùng có vị trí địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng và an ninh quan trọng của Việt Nam. Vùng có 2 thành phố trực thuộc trung ương, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất cả nước và là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị lớn nhất tại vùng. Mặc dù đóng góp GDP lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước song vùng Nam Bộ vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn của vùng. Trong giai đoạn mới với xu thế hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mở ra nhiều cơ hội, thách thức cho vùng đầu tàu kinh tế của Việt Nam trong phát triển nhanh và bền vững. Nhận thức được điều này, Bộ Chính trị đã ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề số 13/N  Q-TW cho vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và số 24/NQ-TW cho Đông Nam Bộ. Đây là 02 Nghị Quyết đóng vai trò quan trọng giúp định hướng phát triển cho vùng Nam Bộ trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với đó, Bộ chính trị cũng ban hành Nghị quyết 31/NQ-TW về “phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”đây trở thành kim chỉ nam quan trọng cho sự phát triển của vùng Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện mục tiêu trong Nghị quyết đưa ra, cần phải có các chiến lược, kế hoạch dài hạn xác định rõ những lợi thế, tiềm năng  của Vùng về các vấn đề như: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, địa kinh tế, địa chính trị, ngoài ra là các nguồn lực như: Nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ,…Những vấn đề về thể chế, cơ sở hạ tầng cho phát triển nhanh và bền vững. Để có nhận thức đầy đủ về các lợi thế, tiềm năng, các nguồn lực của vùng cũng như từng địa phương, lĩnh vực đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét thực trạng của vùng với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó phân tích thời cơ, thách thức, những khó khăn, thuận lợi cho phát triển. Căn cứ khoa học này sẽ là các tiền đề quan trọng giúp các chủ thể quản lý xác định và hoàn thiện định hướng, chiến lược và kế hoạch phát triển cho vùng và từng địa phương. Khoa học xã hội sẽ là một công cụ hữu hiệu cho việc thực hiện các yêu cầu bức thiết trên.

Nhằm góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp xác định và xây dựng định hướng phát triển cho vùng Nam Bộ cũng như từng địa phương, Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ (Thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Cơ quan nghiên cứu thuộc Chính phủ) đã triển khai một số hội thảo khoa học nhằm thảo luận và đánh giá các tiềm năng, lợi thế, khó khăn, thách thức cũng như các điểm nghẽn cho sự phát triển. Các bài viết nghiên cứu được tiếp cận đa dạng trên các mảng vấn đề về: Kinh tế, chính trị - triết học, môi trường và phát triển, dân tộc, tôn giáo, khảo cổ học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ và hán nôm, xã hội học,… Với cách tiếp cận từ nhiều góc độ, sắc thái khác nhau hy vọng cuốn sách “ Một số vấn đề về khoa hoc xã hội trong phát triển vùng Nam Bộ” sẽ thêm kênh thông tin và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các Trường đại học, cơ quan nghiên cứu và các địa phương trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và quá trình xây dựng, thể chế hóa các Nghị quyết của Trung ương vào thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị.

Cuốn sách trên sẽ là mở đầu cho chuỗi các sách thường niên của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ xuất bản hằng năm.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 


Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội

Các tin đã đưa ngày: