Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 7.1 sach hang nam

Về quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay

18/03/2024


Cơ quan soạn thảo: Viện Dân tộc học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Tác giả :
  • Nhiều tác giả

Địa chỉ liên hệ: 176 Thái Hà

Năm xuất bản: 2021

Số trang: 1030

 

Trong các vấn đề dân tộc và tộc người, quan hệ dân tộc có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Vấn đề cốt lõi nhất của quan hệ dân tộc là quan hệ giữa các tộc người thiểu số với tộc người đa số, giữa người dân các tộc người với cộng đồng, dân tộc – quốc gia.

ở nước ta, quan hệ tộc người luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất quán thực hiện các nguyên tắc cơ bản về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Những kết quả đạt được trong quá trình kiên trì thực hiện các nguyên tắc này của Đảng và Nhà nước đã có những ảnh hưởng nhất định và sâu sắc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ, củng cố các mối quan hệ dân tộc tốt đẹp và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Để có thêm tư liệu cung cấp cho độc giả về vấn đề này, tháng 11/2021, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản ấn phẩm “Về quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay”. Cuốn sách là kỷ yếu Hội nghị Dân tộc học quốc gia năm 2020 bao gồm 56 bài viết của nhiều tác giả là các nhà khoa học, quản lý ở Trung ương và địa phương quan tâm đến các vấn đề tộc người, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài lời phát biểu và đề dẫn Hội nghị Dân tộc học quốc gia năm 2020, nội dung các bài viết được bố cục vào các phần như sau:

Phần 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ dân tộc

Phần 2: Những vấn đề dân tộc khác liên quan đến quan hệ dân tộc

Thông qua các mảng đề tài liên quan, các bài viết cung cấp nhiều thông tin sâu xung quan lĩnh vực quan hệ tộc người ở nước ta hiện nay, góc nhìn về ý thức quốc gia – dân tộc của các dân tộc vùng biên giới, quan hê dân tộc xuyên quốc gia, xuyên biên giới đến sự phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng của quan hệ tộc người, xu hướng mới trong quan hệ dân tộc; sự tác động qua lại của mối quan hệ dân tộc đến sự phát triển của các tộc người (sinh kế, văn hóa, đời sống, khát vọng…); vai trò của quan hệ tộc người với sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc; các bài học lịch sử; hiệu quả của việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế; một số vấn đề tôn giáo, văn hóa, du lịch; sự tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động giáo dục…

Theo đó những kết quả đạt được trong quá trình kiên trì thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đã cho thấy tính ổn định, đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa các tộc người, giữa các tộc người và với quốc gia – dân tộc Việt Nam. Mặc dù vậy, trong quá trình đó, do có nhiều yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan ở trong và ngoài nước nên những vấn đề dân tộc đã không tránh khỏi những vấn đề nảy sinh, cần được quan tâm giải quyết thấu đáo, những vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cân được nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc hơn nhằm làm rõ thực trạng và dự báo được các xu hướng nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học phục vụ việc hoặc định các đường lối chính sách phù hợp, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng cộng đồng dân tộc – quốc gia Việt Nam thống nhất, vũng mạnh trong bối cảnh thế giới, khu vực và đất nước đang ngày càng chuyển đổi mạnh mẽ và nhanh chóng hiện nay.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

Phạm Vĩnh Hà

 


Các tin đã đưa ngày: