Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 7.1 sach hang nam

Tổng tập truyện thơ Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam” Tập 20: Hát đám cưới.

25/03/2024


Cơ quan soạn thảo: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Tác giả :
  • Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Địa chỉ liên hệ: Số 183 đường Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội.

Năm xuất bản: 2021

Số trang: 306

Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đang rất quant âm đến việc bảo tồn và phát huy chữ viết của các dân tộc thiểu số. Bởi chữ viết của các dân tộc nhất là dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng về nguồn gốc, cơ sở tự dạng và về mức độ phổ biến. Đồng thời, chữ viết của các dân tộc thiểu số cũng được biểu đạt phong phú ở nhiều dạng như trên bia đá, chuông đồng, khánh, da, vải, giấy, lá cây…

Đối với những người nghiên cứu về văn hóa, các văn bản này chính là nguồn tài liệu có giá trị lớn trong việc nghiên cứu sự phát triển của các văn tự. Đây cũng là nguồn tư liệu ghi chép về lịch sử, quá trình di cư, bảo vệ và xây dựng của một hoặc nhiều dòng họ, địa phương hay cả tộc người thiểu số.

Tại Lời Nói đầu của ấn phẩm, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đã nêu rõ: Trong kho tàng văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và đặc biệt là các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, có nhiều văn bản ghi chép về dân ca, nghi lễ (Hát đám cưới, Then và Then cấp sắc, v.v…). Trong đó nổi lên là các truyện thơ Nôm của dân tộc Tày, một trong những loại hình văn hóa đặc sắc và nổi bật, có từ lâu đời trong đời sống văn hóa của người Tày ở vùng núi phía Bắc nước ta.

Để có thêm tư liệu cho bạn đọc quan tâm về lĩnh vực này, quý IV/2021, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành ấn phẩm mang tên “Tổng tập truyện thơ Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam” Tập 20: Hát đám cưới.

Ở tập 20 này, các nhà nghiên cứu đã tập trung khảo cứu các văn bản hát đám cưới viết bằng chữ Nôm Tày hiện đang được lưu trữ tại kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) bao gồm các văn bản với những kí hiệu ST.2195, VNb.160, VNb.166, VNv.609, VNv674, VNv.683 và Vnv.695. Từ đó xác định ra các thiện bản, cung hát, bài hát trong hai giai đoạn thử thách và thủ tục trong hát đám cưới của người Tày. Qua đó nêu rõ một số giá trị nội dung của các văn bản hát đám cưới trong đời sống văn hóa dân tộc Tày, cuối cùng là bản phiên âm, dịch nghĩa và chú thích các văn bản Hát đám cưới viết bằng chữ Nôm, bản ST 2195.

Thông qua ấn phẩm, văn bản hát đám cưới của dân tộc Tày đã được liệt kê, làm rõ cho thấy một nội dung nổi bật đó là: Hát đám cưới ch ính là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời trong đời sống của người Tày. Là một hình thức sinh hoạt dân ca nghi lễ được diễn ra trong các dịp cưới hỏi, được quần chúng nhân dân yêu thích và nhiệt tình tham gia.

Tục hát đám cưới là một sản phẩm sáng tạo của các tầng lớp nhân dân dân tộc Tày trong sinh hoạt dân ca nghi lễ. Qua đó, chúng ta có thể thấy được cả một cộng đồng xã hội người Tày trong quá khứ với rất nhiều phong tục tập quán, quan niệm và tư duy, là hình thức thể hiện sinh hoạt tinh thần truyền bá tinh thần tương thân thương ái, về tình yêu, lòng biết ơn, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn của con người.

Thông qua 76 cung (110 bài hát đám cưới) trong đó có 81 cung của bên nam (nhà trai) và 29 cung của bên nữ (nhà gái) được bố trí vào hai giai đoạn là thử thách và thủ tục của một lễ cưới đã góp phần khẳng định những giá trị to lớn về mặt nội dung và nghệ thuật của loại hình dân ca nghi lễ quan trọng này của người Tầy, góp phần vào sự phong phú của mảng thư tịch được viết bằng chữ Nôm Tày hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm nói riêng cũng như trong văn hóa đời sống tinh thần của người Tày, phía Bắc, Việt Nam nói chung.

Phạm Vĩnh Hà

 


Các tin đã đưa ngày: