Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 7.1 sach hang nam

Sinh kế dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk (sách chuyên khảo)

26/08/2024


Cơ quan soạn thảo: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Tác giả :
  • TS. Dương Thị Ngọc Bích (chủ biên)

Địa chỉ liên hệ: Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội và Số 1A Nguyễn Văn Linh, phường Tân An, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Năm xuất bản: 2022

Số trang: 313

 

Cuốn sách “Sinh kế dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk” là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Biến đổi sinh kế các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk” do TS. Dương Thị Ngọc Bích (Viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên) làm chủ nhiệm được Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành vào tháng 7/2022.

Dựa trên nguồn tài liệu phong phú, cũng như các tư liệu được chọn lọc, cách trình bày rõ ràng, súc tích làm nổi bật lên các yếu tố tác động của sinh kế đến đời sống các dân tộc thiểu số vùng biên giới, các kết quả đạt được về mặt lý luận của ấn phẩm góp phần làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách đúng đắn, phù hợp với quá trình biến đổi sinh kế bền vững của dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Đồng thời, cuốn sách cũng cung cấp khung lý thuyết cho quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện các dự án phát triển ở vùng núi biên giới và vùng dân tộc thiểu số, vừa đảm bảo yếu tố phát triển bền vững vừa giúp cho người dân tộc thiểu số giữ được các đặc trưng văn hóa của họ.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về biến đổi sinh kế

Chương 2: Thực trạng biến đổi sinh kế các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk

Chương 3: Một số giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk.

Qua đó, các vấn đề liên quan đến khái niệm sinh kế, địa bàn nghiên cứu, các chiều cạnh liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc thiểu số chiếm đa số và có tính điển hình tại các huyện biên giới đã được nhóm tác giả làm rõ với những nét đặc trưng nhất, làm nổi lên sự khác với các vùng miền khác. Đây cũng là tiền đề nghiên cứu cho sự biển đổi sinh kế của các dân tộc sinh sống tại địa phương như M nông, Gia Rai, Nùng nhằm cho thấy sự biến đổi phát triển kinh kế hiện nay đang diễn ra tại địa  bàn dưới sự tác động của cơ chế thị trường cũng như các chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triể kinh tế của đồng bào vùng biên giới hiện nay.

Mặt khác, nhóm nghiên cứu cũng chỉ rõ các thành tựu cũng như những hạn chế của quá trình biến đổi sinh kế từ năm 2004 đến nay có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc nêu trên. Từ đó, đưa ra một số các giải pháp đối với việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị sinh kế và phát huy mô hình sinh kế bền vững, góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc thiểu số trên địa bàn biên giới tỉnh Đắk Lắk nói riêng và vùng biên giới Tây Nguyên nói chung.

Nhóm tác giả đề xuất thêm: các địa phương nên tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất công nghiệp, những dự án này nếu hoạt động tốt có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương sẽ là một nguồn lợi lớn giúp địa phương có nguồn thu nhập từ thuế, bên cạnh có còn góp phân vào việc giải quyết nguồn nhân lực nhàn rỗi từ cộng đồng người dân tộc thiểu số, giúp thay đổi bộ mặt kinh tế của các địa phương. Mặt khác cần phải đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; cần có chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên các dân tộc thiểu số phát triển sinh kế theo hướng bền vững, giữ gìn được những nét đẹp trong sinh kế truyền thống và tiếp thu được những phương thức sinh kế mới, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà không mất đi bản sắc văn hóa vốn có, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân được nâng lên về mọi mặt...

Có thể khẳng định cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc được tác giả tham khảo, phân tích và tổng hợp dựa các nguồn tư liệu uy tín. Với những nội dung được phân tích sắc sảo, hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho độc giả, những người quan tâm tới vấn đề này.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

Phạm Vĩnh Hà

 

 

 

 

 


Các tin đã đưa ngày: