Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 7.1 sach hang nam

Năng lực giao tiếp của học sinh tiểu học và các nhân tố tác động (Nghiên cứu trường hợp học sinh tiểu học tại Thanh Hóa)

28/09/2024


Tác giả :
  • TS. Bùi Thị Ngọc Anh (chủ biên)
  • PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
  • TS. Lê Thị Tâm
  • TS. Nguyễn Tài Thái
  • TS. Nguyễn Thị Ly Na
  • ThS. Đinh Thị Hằng
  • ThS. Đàm Thị Thúy
  • ThS. Nguyễn Thị Phương

Địa chỉ liên hệ: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Năm xuất bản: 2024

Số trang: 339

Năng lực giao tiếp (NLGT) được coi là năng lực then chốt mà các hệ thống giáo dục phát triển ở trên thế giới nói chung và Châu Á nói riêng đều muốn trang bị và phát triển ở người học. Trong những công trình nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục học đều đã xác định việc dạy và học môn tiếng Việt trong nhà trường là hướng tới mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Khái niệm NLGT được hiểu là năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù của môn tiếng Việt nhằm giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của môn học là: nghe, nói, đọc và viết.

Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung tiến hành khảo sát năng lực giao tiếp của học sinh tiểu học và một số nhân tố tác động (trường hợp học sinh tiểu học tại Thanh Hóa) và tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học xã hội. Do vậy, nhóm tác giả không tách riêng nghiên cứu NLGT của học sinh mà sẽ nghiên cứu nó trong mối tương quan với sự tác động của các nhân tố xã hội: giới tính, môi trường nhà trường và điều kiện gia đình…Quan điểm tiếp cận được thể hiện nhất quán xuyên suốt các chương của cuốn sách. Nội dung cuốn sách được kết cấu trong 04 chương:

Chương 1: Năng lực giao tiếp, quan điểm tiếp cận và một số vấn đề lí luận;

Chương 2: Tác động của nhân tố giới tính đến năng lực giao tiếp của học sinh tiểu học;

Chương 3: Tác động của nhân tố môi trường nhà trường đến năng lực giao tiếp của học sinh tiểu học;

Chương 4: Tác động của nhân tố điều kiện gia đình đến năng lực giao tiếp của học sinh tiểu học.

Cuốn sách đã hệ thống hóa lí thuyết về NLGT; nhận diện được những nhân tố ảnh hưởng đến NLGT của học sinh tiểu học. Theo đó lí giải và chỉ ra những tác động, ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến NLGT của học sinh, giúp kiểm nghiệm một số giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố xã hội và NLGT.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu một mặt đã chỉ ra được những ảnh hưởng của các nhân tố có giá trị tích cực cho cách ứng xử của thầy cô, cha mẹ, mặt khác có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục, cũng như lựa chọn các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo được sự bình đẳng cho học sinh ở các khu vực, vùng miền khác nhau và tạo môi trường tốt nhất cho tất cả học sinh phát huy được tối đa năng lực. Qua đó hướng tới phát triển năng lực cho học sinh một cách toàn diện nhất. Kết quả nghiên cứu cũng được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến giáo dục tiểu học, liên quan đến lĩnh vực của ngôn ngữ học xã hội.

Theo đó, các kết luận của nghiên cứu này một mặt có thể là tiền đề cho những nghiên cứu khác, mặt khác, nó là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà giáo dục học, cho các giáo viên trong việc định hướng học tập cho học sinh nam và học sinh nữ, cho học sinh ở các vùng nông thôn và thành thị, thậm chí là cho cả những học sinh có điều kiện kinh tế khác nhau, với mục tiêu “không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nguyễn Thu Trang

 

 


Các tin đã đưa ngày: