Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 7.1 sach hang nam

Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam

20/11/2024


Cơ quan soạn thảo: Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Han lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Tác giả :
  • PGS.TS.Hồ Việt Hạnh (chủ biên)
  • TS. Nguyễn Kim Anh
  • TS, Kiều Quỳnh Anh
  • ThS. Nguyễn Danh Cường
  • ThS. Lê Văn Hà
  • ThS. Phạm Thị Nam Hoàn
  • ThS. Châu Ngọc Hòe
  • TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
  • ThS. Phạm Nhật Minh
  • TS. Nguyễn Thị Thanh Nga
  • ThS. Lê Đức Ngọc
  • ThS. Nguyễn Thị Ngọc
  • ThS. Đinh Thế Toàn
  • ThS. Trần Thị Thái
  • TS. Phạm Thị Bích Thủy
  • ThS. Hồ Thị Kim Thùy
  • TS. Phan Thị Song Thương

Địa chỉ liên hệ: Thư viện Khoa học xã hội, tầng 4, nhà B, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Năm xuất bản: 2022

Số trang: 323

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng du lịch vào loại cao, bình quân tổng lượt khách tham quan, lưu trú giai đoạn 2007-2016 đạt 7,7%/năm. Bên cạnh những tác động tích cực, phát triển du lịch đã và đang gây ra những hệ quả không mong muốn đối với địa phương, một số khu vực của tỉnh phải đối mặt với vấn đề biến đổi cảnh quan, không gian truyền thống và biển đổi văn hóa – xã hội sâu sắc. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế đó là do thiếu sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, sự quản lý của nhà nước về du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra.

Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu về vấn đề này, tháng 8/2022, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành ấn phẩm “Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam” do PGS.TS. Hồ Việt Hạnh (Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ) chủ biên, cuốn sách là kết quả của đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hộ Việt Nam nghiệm thu đạt loại xuất sắc.

Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, cuốn sách được chia thành các phần như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở những nội dung trình bày, nhóm tác giả kết luận: hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong thực thi chính sách phát triển du lịch. Các chính sách phát triển du lịch được triển khai có hiệu quả hay không rất cần sự chỉ đạo, tham gia thực hiện của hệ thống chính trị cơ sở.

Thông qua các số liệu khảo sát, nhóm tác giả cho rằng: Ở Quảng Nam hệ thống chính trị cơ sở đã có sự chủ động tham gia và chủ trì xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch, mặc dù mỗi tổ chức có mực độ tham gia khác nhau nhưng luôn có sự thống nhất chặt chẽ trong quá trình thực thi chính sách. Đảng ủy cơ sở có vai trò đề ra chủ trương, định hướng quan trọng và tham gia vào việc thực hiện kế hoạch của cấp trên; UBND có vai trò hết sức quan trọng từ việc dự thảo kế hoạch, tham vấn ý kiến, ban hành kế hoạch thực hiện chính sách; Các hội, đoàn thể ở cấp cơ sở có vai trò đề xuất, phối hợp các vấn đề liên quan đến xây dựng kế hoạch. Vai trò của từng đơn vị là khác nhau đáng kể và tùy thuộc vào sự chủ động của mỗi địa phương. Đặc biệt là vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong phát triển sản phẩm du lịch thể hiện rõ ở những địa phương chủ động phát triển sản phẩm du lịch  bằng việc ban hành chương trình, đề án hoặc lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới với chỉ tiêu mỗi xã một sản phẩm.

Bên cạnh đó hệ thống chính trị cơ sở đã tích cực phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch ở địa phương, có sự phân công khá rõ ràng trong việc phát huy chức năng vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở đặc biệt là trong phát huy công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Hệ thống chính trị cơ sở còn đóng vai trò quan trọng đối với công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai chính sách phát triển du lịch đặc biệt ở các địa bàn miền núi và hải đảo của tỉnh Quảng Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế, điểm nghẽn còn tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch của hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh đó là chưa phát huy tối đa được vai trò kiểm tra, giám sát, còn có sự chồng chéo, trùng lặp trong phân công nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, các hình thức kiểm tra, giám sát còn mang tính hình thức dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, các hình thức, loại hình du lịch vì thế còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ chưa đảm bảo được chất lượng, người dân tự chuyển đổi đất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ trái phép, hiện tượng bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, ăn xin trá hình, mất vệ sinh, an toàn thực phẩm là những vấn nạn vẫn còn tồn tại.

Thông qua các kết quả điều tra, nhóm nghiên cứu cũng chỉ rõ một số yếu tố tác động đến vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch đó là: du lịch thế giới đang đứng trước những diễn biến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng và mức tăng trưởng mạnh mẽ khách du lịch đến trải nghiệm tại cộng đồng gia tăng, nhưng Quảng Nam là tỉnh phải đối mặt với yếu tố thời tiết cực đoan, hệ lụy từ đại dịch covid-19 vẫn còn tồn tại cho tới hiện tại. Điều đó đã đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực đối với chính quyền địa phương và hệ thống chính trị cơ sở nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Trên cơ sở những nội dung được trình bày, nhóm nghiên cứu đã nêu ra và phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi và thách thức đối với hệ thống chính trị cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch và đề xuất một số hàm ý giải pháp chính sách tập trung vào những vấn đề như: Đa dạng hóa sự tham gia của các tổ chức chính trị cơ sở trong xây dựng kế hoạch phát triển du lịch; Nâng cao trình độ, kinh phí trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển du lịch để tạo hiệu quả quảng bá du lịch ở địa phương cơ sở; Đổi mới hình thức phân công, phối hợp trong việc triển khai chính sách phát triển du lịch; Tăng cường vị thể của các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị cơ sở trong vai trò giám sát và phản biện quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch; Mở rộng phạm vi, nội dung trong công tác tổng kết hàng năm của hệ thống chính trị cơ sở để tạo ra hiệu quả trong việc điều chỉnh chính sách phát triển du lịch của địa phương.

Có thể khẳng định cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc được tác giả tham khảo, phân tích và tổng hợp dựa các nguồn tư liệu uy tín. Với những nội dung được phân tích sắc sảo, hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho độc giả, những người quan tâm tới vấn đề này.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

Phạm Vĩnh Hà

 


Các tin đã đưa ngày: