Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_daotao
  • Giới thiệu đào tạo
            Hệ thống cơ sở đào tạo sau đại học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ra đời chủ yếu trong thời kỳ đổi mới và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Trước khi Học viện Khoa học xã hội ra đời, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã có 17 cơ sở đào tạo sau đại học, trong đó có 6 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo 2 cấp tiến sĩ và thạc sĩ. Đó là Viện Triết học, Viện Nhà nước và Pháp Luật, Viện Xã hội học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 11 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo cấp tiến sĩ gồm có Viện Sử học, Viện Dân tộc học, Viện Khảo cổ học, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ học, Viện Tâm lý học, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Con người, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á trước đây và hiện nay là Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo sau đại học trước đây và hiện nay là Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đào tạo cán bộ khoa học xã hội và nhân văn có trình độ cao trong cả nước. Tính đến tháng 10 năm 2013, Học viện Khoa học xã hội được giao đào tạo 64 ngành tiến sĩ và thạc sĩ, trong đó có 31 ngành tiến sĩ và 33 ngành thạc sĩ. Học viện đang quản lý và đào tạo 3.284 học viên cao học và nghiên cứu sinh, trong đó có 2.044 học viên cao học và 1.240 nghiên cứu sinh.


Số lượt truy cập: