GIỚI THIỆU CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC
VIỆN HÀN LÂM KHXH VIỆT NAM
Họ và tên: BÙI NHẬT QUANG
Năm sinh: 1975
Quê quán: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Học vị: Tiến sĩ Kinh tế Năm đạt học vị: 2003
Học hàm: Phó Giáo sư Năm được phong: 2012
Chức vụ: Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Điện thoại: Fax: 0462730450
Email: buinhatquang@iames.gov.vn
Tóm tắt quá trình học tập và công tác:
1991 – 1995
|
Sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chuyên ngành Kinh tế Phát triển
|
11/1995 – 2008
|
Nghiên cứu viên, Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng nghiên cứu Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, từ 3/1996-6/1998, tham gia đào tạo sau đại học tại Đại học Trento, thành phố Trento, Cộng hòa Italia, chuyên ngành Kinh tế Chính trị; từ 2000 – 2003, nghiên cứu sinh tiến sĩ, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế tại Viện Kinh tế Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
|
2008 – 3/2014
|
Phó Viện trưởng; Viện trưởng kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
|
3/2014 – 3/2016
|
Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận
|
1/2016
|
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu là Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng
|
3/2016 - 9/2019
|
Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
|
1/10 - 7/11/2019
|
Phó chủ tịch Phụ trách Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
|
8/11/2019 đến nay
|
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
|
Các hướng nghiên cứu chính:
Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế;
Kinh tế Việt Nam, vấn đề liết kết vùng trong phát triển kinh tế, xã hội các địa phương
Chủ trì các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng cấp Nhà nước và cấp Bộ:
1. Luận cứ và giải pháp huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh thực hiện dự án điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
2. Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Ai Cập trong bối cảnh mới giai đoạn 2011 – 2020.
3. Bẫy thu nhập trung bình tại một số quốc gia Trung Đông – Bắc Phi: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam.
Tác giả, đồng tác giả và chủ biên nhiều công trình khoa học đã xuất bản:
1. Bẫy thu nhập trung bình tại các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi và một vài gợi ý cho Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2015).
2. Vấn đề dầu mỏ và quan hệ quốc tế ở Trung Đông – Bắc Phi thời kỳ hậu mùa xuân Arab (Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, 2015).
3. Việt Nam – Ai Cập: Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2014).
4. Kinh tế thế giới và Việt Nam 2013 – 2014: Vượt qua trở ngại để phục hồi tăng trưởng (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2014).
5. Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2015).
6. The Republic of Turkey and Vietnam’s Perspective (Encyclopedia Publishing House, 2014).