Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • bkt - chu tich
  • 4.1 top logo - tin tuc hoi nghi hoi thao

Tọa đàm khoa học: “Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ khoa học công nghệ Việt Nam trong bối cảnh mới”

17/05/2023

Hưởng ứng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5/2023), sáng 17/5/2023 Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) phối hợp cùng với Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam (VAYSE) tổ chức toạ đàm “Kinh doanh Sản phẩm và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Tham dự tọa đàm có đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, đại diện các doanh nghiệp và các cán bộ của hai đơn vị tổ chức tọa đàm.

 

PGS.TS. Lê Phước Minh – Chủ tịch VAYSE, Viện trưởng IAMES phát biểu khai mạc tọa đàm

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Lê Phước Minh – Chủ tịch VAYSE đồng thời là Viện trưởng IAMES cho biết, những năm gần đây, khởi nghiệp đang là một trào lưu sôi động của giới trẻ cả nước. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công thì bên cạnh yếu tố khoa học công nghệ, việc biết kinh doanh sản phẩm trí tuệ, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là hết sức quyết định và lý tưởng nhất là những nhà khoa học, kỹ thuật công nghệ nhưng phải đồng thời là những người biết kinh doanh, bán chính những sản phẩm do mình dày công nghiên cứu, sáng tạo. Chính vì vậy, VAYSE đã lấy chủ đề “Kinh doanh Sản phẩm và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Việt Nam trong bối cảnh mới” cho hoạt động của năm nay để hướng tới và chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/5/2023.

Là diễn giả được mời, tại tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng – Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong tham luận với chủ đề ”Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo” đã chia sẻ, để kinh doanh sản phẩm và dịch vụ khoa học công nghệ thì bên cạnh yếu tố chất lượng của sản phẩm và dịch vụ thì còn có rất nhiều yếu tố khác như xây dựng thương hiệu, thẩm mỹ công nghiệp, thiết lập hệ thống phân phối, quảng cáo, tiếp thị, truyền thông…

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng từng nói: “Tư duy kỹ thuật đòi hỏi tính tin cậy và chắc chắn của quyết định, tính mạch lạc của tư duy. Đó là cốt lõi của kiến thức. Còn tố chất kinh doanh là khả năng quy đổi kiến thức, nguồn lực thành giá trị tối đa và tối ưu. Nếu không có tư duy kinh doanh thì kiến thức kỹ thuật coi như không có nền tảng gia tăng giá trị. Do đó, nhà kỹ thuật có tư duy kinh doanh mới là mô hình kết hợp tối ưu cho thực tế này.”

Đề cập đến thị trường khoa học và công nghệ, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng cho biết, có nhiều tiềm năng để phát triển cả sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ: hình thành cung- cầu, giá cả…, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần phải có trọng tâm đổi mới sáng tạo. Có bước đi phù hợp từ hoàn thiện thể chế, đầu tư phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp, cơ chế thưởng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo’ Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ hiệu quả công bố quốc tế, thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, hình thành các nhóm nghiên cứu hiệu quả; Coi trọng phát triển cả sản phẩm và dịch vụ khoa học, với sự tham gia của cả tư nhân; Dịch vụ khoa học và công nghệ như thương mại hóa, giải mã công nghệ, môi giới, ứng dụng đại trà cần phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa…

Từ những đánh giá đó, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đề xuất: (i) Cần nâng cao nhận thức vai trò khoa học và công nghệ và thị trường khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế thông qua hệ thống thông tin, diễn đàn, hội nghị, hội thảo; (ii) Cần vận dụng tốt công thức 4M: Money, Machine, Manpower, Material phù hợp để phát triển ổn định, kích hoạt cao hơn thị trường sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ; (iii) Thúc đẩy giao lưu khoa học và công nghệ chiều ngang và chiều dọc, tăng năng suất, xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo; (iv) Tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) tương đương mức trung bình các nước 1,5- 2%GDP, thành lập mạng lưới, thung lũng khoa học- công nghệ, cơ chế định giá; (v) Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ đầu ngành, cho phép học sinh phổ thông xuất sắc tham gia vào dự án khoa học, công nghệ với các nhà khoa học đầu ngành, học hỏi, giải mã công nghệ hàng đầu, chọn lĩnh vực mũi nhon để quyết liệt đầu tư như chất bán dẫn, AI, blockchain…; (vi) Coi trọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành kỳ lân công nghệ. Hóa giải trạng thái “thừa công suất, thiếu giá trị gia tang” bằng đột phá khoa học- công nghệ.

Quang cảnh tọa đàm

Tại toạ đàm, các đại biểu của VAYSE cùng khách mời đã thảo luận sâu sắc về rất nhiều thực tế có liên quan đến kinh doanh sản phẩm và dịch vụ khoa học công nghệ. Trong đó, yếu tố thẩm mỹ công nghiệp là hết sức quyết định vì đó là kinh tế hình ảnh như học thuyết của doanh nhân Nguyễn Liên Phương – Chủ tịch Học viện Doanh nhân LP đã chỉ ra.

Theo dự kiến, sau sự kiện tọa đàm này, VAYSE sẽ có những toạ đàm hàng tháng về rất nhiều chủ đề khác nhau mà trí thức trẻ phải tiên phong trong đổi mới và sáng tạo như phương châm hành động của VAYSE.

 

PV.

Các tin đã đưa ngày: