Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • bkt - chu tich
  • 4.1 top logo - tin tuc hoi nghi hoi thao

Diễn đàn khoa học “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”

25/09/2024

Đoàn chủ tịch điều hành diễn đàn

Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu là những mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn là những nội dung quan trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu đó. Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn sắp được Chính phủ thông qua, để góp phần nâng cao nhận thức, phổ biến chính sách cũng như nhận diện rõ hơn những thách thức sắp tới trong quá trình thực hiện kế hoạch này, Viện Kinh tế Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”.

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc <br> Thượng tướng, Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh cho biết, kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế dựa trên nguyên lý "đầu ra của sản phẩm này là đầu vào của sản phẩm khác."; hoạt động trên ba nguyên tắc: bảo tồn vốn tự nhiên, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu quả của hệ thống. Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, mô hình này không chỉ giảm khai thác nguyên liệu mà còn kéo dài vòng đời của sản phẩm và giảm thiểu chất thải, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đảng và Nhà nước coi kinh tế tuần hoàn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030. Để hỗ trợ quá trình này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và khung pháp lý quan trọng, bao gồm Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Quyết định 687/QĐ-TTg về phát triển kinh tế tuần hoàn.

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh, phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng quan trọng trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam. 

Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Minh cho rằng, việc thảo luận các chính sách cũng như nhận diện những khó khăn trong quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn rất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của mô hình này. Diễn đàn nhằm tìm kiếm giải pháp và kiến nghị chính sách để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đồng thời cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách xanh hóa tại Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, Thượng tướng, Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, kinh tế tuần hoàn được xây dựng trên các nguyên tắc giảm thiểu, tái chế và sử dụng bền vững tài nguyên, là xu hướng cần thiết nhằm giải quyết các thách thức môi trường và tiêu dùng hiện nay. Trong khi nhiều quốc gia như Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể, Việt Nam vẫn đối diện với những khó khăn về nhận thức và thiếu các chính sách hỗ trợ hiệu quả. Dù vậy, những tín hiệu tích cực đã xuất hiện ở một số lĩnh vực như mô hình sản xuất hệ thống nông nghiệp tổng hợp và phát triển năng lượng tái tạo trong công nghiệp.

Theo Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn được ước tính sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng toàn cầu 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030, đồng thời giúp khôi phục các hệ thống tự nhiên. Việt Nam cũng nằm trong xu thế sản xuất xanh, do đó cần tận dụng cơ hội biến kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành  mong muốn, diễn đàn sẽ kết nối, lắng nghe ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, học tập kinh nghiệm từ các mô hình phát triển bền vững của các nước tiên tiến, cơ quan quản lý, hoạch định chính sách, pháp luật vì mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là các thành tựu về khoa học,công nghệ, kinh tế số gắn liền với nhu cầu thực tiễn nhằm triển khai hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn; nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, quản lý và vận hành phát triển kinh tế bền vững.

Các đại biểu phát biểu, trao đổi  tại diễn đàn

Tại diễn đàn, các bài tham luận của chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách đã cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện, bổ sung các giải pháp mang tính then chốt, đặc thù, vượt trội đối với ngành, lĩnh vực và trong tạo động lực, huy động nguồn lực tài chính, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới. Các đại biểu còn tập trung thảo luận những vấn đề còn hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt về cơ chế, chính sách cần phải tháo gỡ trong việc địa phương hóa các chiến lược, kế hoạch liên quan đến kinh tế tuần hoàn cũng như nhận diện và xác định đúng những nguyên nhân hạn chế, bất cập ở địa phương hiện nay; kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, thách thức và tận dụng những lợi thế do bối cảnh mới mang lại để có những chuyển đổi mạnh mẽ, thực chất trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam ở cấp độ chính phủ, địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Để hiện thực hóa Kế hoạch hành động Quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, kinh tế tuần hoàn được quốc tế đồng thuận là giải pháp quan trọng để hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam đã tích cực lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào các chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các mô hình hiện nay vẫn nhỏ lẻ. Đề án và Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn được xây dựng với mục tiêu kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm chất thải và tăng cường đổi mới sáng tạo. 38 nhiệm vụ cụ thể đã được phân công cho các bộ, ngành, địa phương nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 và xa hơn.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu Tư) đề xuất tập trung vào các ngành như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng và vật liệu xây dựng. Các chính sách cần thử nghiệm bao gồm chính sách khu công nghiệp, tín dụng xanh, phân loại xanh, khoa học-công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, cùng với các chính sách đất đai phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn.

Toàn cảnh diễn đàn

Diễn đàn là một sự kiện thường niên quan trọng, nhằm tập trung đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg, ngày 07/6/2022 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, đồng thời cập nhập những diễn biến chính sách mới trên thế giới.

Phát biểu bế mạc diễn đàn, GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách, Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, Nguyên Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội đã tóm tắt các kết quả trình bày, thảo luận tại diễn đàn. GS.TS. Mai Trọng Nhuận cho biết, các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, các nội dung được thảo luận tại diễn đàn sẽ được Ban tổ chức cụ thể hóa thành báo cáo chắt lọc, kiến nghị để gửi đến các cơ quan hữu quan.

PV.

Các tin đã đưa ngày: