Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • bkt - chu tich
  • 4 top logo - hoi nghi hoi thao

Đào tạo tăng cường năng lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 – giai đoạn I

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về phát triển (DRCC)

Đào tạo, Tư vấn, Tăng cường năng lực

Hội thảo

21/12/2010 - 21/12/2010

Hà Nội

Nội dung:

Dự án được thực hiện bằng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản theo Hiệp định VNXV-2 ký ngày 31/3/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC, nay là JICA). Dự án được chính thức triển khai từ tháng 10/2009 và dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2017. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt năm 2008, dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 – giai đoạn I (HURC1) cơ bản bám theo tuyến đường sắt hiện hành với độ dài 15,36km, từ bắc ga Gia Lâm (km 6+150) đến nam ga Giáp Bát (km 5+350), cộng thêm khu ga Ngọc Hồi (km 11+350 đến km 14+870); đi qua 7 quận/huyện (Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên) của thành phố Hà Nội. Phạm vi chiếm đất khoảng 146ha, tái định cư 1.811 hộ với 7.919 nhân khẩu.

Cơ quan chủ quản đầu tư dự án: Bộ Giao thông Vận tải. Cơ quan chủ đầu tư: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Cơ quan đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU - Railway Projects Management Unit). Tư vấn khảo sát, thiết kế của Dự án: Liên danh JKT (JKT Association), gồm có 5 công ty Nhật bản: JTC, JARTS, JRC, JEC, KOKEN và 3 công ty Việt Nam: TRICC, TEDI, TEDI-S.

Mục tiêu của Dự án nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị trong khu trung tâm; Cung cấp dịch vụ đường sắt thuận tiện cho người dân bao gồm cả người già và người tàn tật trong khu vực đô thị Hà Nội; Di chuyển từ Giáp Bát đến Gia Lâm trong 23 phút; Nâng cao năng lực vận chuyển của tàu địa phương và quốc tế thông qua việc hình thành một lịch trình hoạt động hợp lý; Tiết kiệm năng lượng do những người tham gia giao thông thay đổi phương tiện di chuyển từ xe ôtô hoặc xe máy cá nhân sang phương tiện đường sắt công cộng; Giảm ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái và tài nguyên môi trường trong và xung quanh thành phố.