Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • gs nguyen quang thuan va dai su
  • 6.2 tin tuc hop tac quoc te

GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp Ngài Umeda Kunio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

13/07/2017

Chiều ngày 11 tháng 7 năm 2017, tại trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch VASS đã tiếp Ngài Umeda Kunio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản đến thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm.

Tham dự buổi tiếp cùng GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn có TS. Trần Quang Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; ThS. Nguyễn Thanh Hà, Trưởng ban Ban Hợp tác quốc tế.

Cùng đi với Ông Umeda Kunio có Bà Kiyo Rukutanda, Trưởng ban Chính Trị; Bà Megumi Takaobushi, Bí thư Ban Chính trị; Ông Takeshi Matsunaga, Bí thư Ban lễ tân. 

Tại buổi làm việc, thay mặt Lãnh đạo VASS, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn bày tỏ vui mừng được tiếp đón Đại sứ Umeda Kunio cùng các đồng nghiệp đến thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm; khái quát sự phát triển của Việt Nam sau 30 năm Đổi mới, những thành công mà Việt Nam đã đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo cũng như sự hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ. Tuy nhiên, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn cũng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, vấn đề lớn nhất là phát triển kinh thế một cách bền vững. Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam cần có những đột phá trong thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang bùng nổ sâu rộng trên toàn thế giới, vừa là cơ hội vừa là thách thức. Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong lao động sản xuất để tăng năng suất, giảm ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, giảm việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời phải có những chuyển đổi ngành nghề đảm bảo thích ứng với những tác động tiêu cực mà cuộc Cách mạng này mang đến. 

GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn và Ông Umeda Kunio <br> tại buổi làm việc<br>   Toàn cảnh buổi làm việc<br><br>

Trao đổi về hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, Chủ tịch VASS khẳng định Nhật Bản là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Giáo sư Chủ tịch đánh giá cao vai trò của Đại sứ quán Nhật Bản trong việc tạo kết nối giữa Việt Nam nói chung và VASS nói riêng với các đối tác Nhật Bản. GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn ghi nhận kết quả hợp tác của Đại sứ quán Nhật Bản và JICA với VASS, không chỉ trong dự án nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, giúp Tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ theo hướng này; mà còn trong việc tổ chức nhiều diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản để quảng bá tiềm năng của hai phía.

Đáp lời Chủ tịch VASS, Đại sứ Umeda Kunio cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của VASS cũng như sự quan tâm hỗ trợ rất to lớn từ phía VASS trong thời gian qua. Ngài Đại sứ nhấn mạnh, Việt Nam luôn là đối tác hàng đầu của Nhật Bản, vì vậy, Nhật Bản luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trên mọi phương diện từ đầu tư cơ sở hạ tầng, năng lượng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đến chia sẻ kinh nghiệm về cải cách hành chính. Trên cơ sở đó, Ngài Đại sứ đề xuất tổ chức hội thảo giới thiệu triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo – Nhà kinh doanh tài ba hàng đầu Nhật Bản đến với đông đảo các nhà quản lý, hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam. Ngài Đại sứ cho biết, sách của Inamori Kazuco được đón đợi, truyền cảm hứng kinh doanh và cuộc sống cho rất nhiều đối tượng độc giả ở Nhật Bản, Trung Quốc,… Qua đó, Ngài Đại sứ tin tưởng rằng, triết lý Inamori Kazuo sẽ có đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn tặng quà lưu niệm <br> cho Đại sứ Umeda Kunio<br>   Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm<br><br>

Trước đề xuất của Ngài Đại sứ, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn bày tỏ sự nhất trí và khẳng định, VASS sẵn sàng tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học để giới thiệu triết lý kinh doanh Inamori Kazuo. Ngoài ra, Viện Hàn lâm sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tổ chức các buổi hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp để giới thiệu triết lí này đến các lãnh đạo kinh doanh của Việt Nam. Giáo sư cho biết, ngay từ những ngày đầu Đổi mới, nhiều cuốn sách về mô hình, triết lý phát triển của Nhật Bản đã được giới thiệu và dịch sang tiếng Việt. Điều đó cho thấy, Việt Nam nói chung và VASS nói riêng rất quan tâm đến những kinh nghiệm, triết lý của Nhật Bản.

Tiếp lời GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Ngài Đại sứ cảm ơn thiện ý của VASS, đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ VASS để có nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa, thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa hai bên trong tương lai.

Kết thúc buổi làm việc, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đã tặng quà lưu niệm cho Ngài Đại sứ và bày tỏ hi vọng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh, tốt đẹp.

                             Hồng Nhung

Các tin đã đưa ngày: