Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • gs nguyen quang thuan va dai su
  • 6.2 tin tuc hop tac quoc te

TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp đoàn Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam

27/05/2023

Chiều ngày 25/5/2023, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm- VASS) tiếp đoàn Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam do Ông Thẩm Hướng Hưng, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Nam Á của Trung Quốc (Côn Minh) dẫn đầu.

TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tại buổi làm việc

Cùng tham dự tiếp với TS. Đặng Xuân Thanh có PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học; TS. Hoàng Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới; TS. Bùi Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Viện Nghiên cứu Trung Quốc; TS. Hoàng Huệ Anh, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu Kinh tế- xã hội; Bà Hàn Nguyệt Tuyết Nhung, chuyên viên Ban Hợp tác quốc tế.

Cùng tiếp với Ông Thẩm Hướng Hưng, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam có Ông Mã Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Ông Vưu Công Thắng, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu Khoa học; Bà Lương Hiểu Phần, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Bà Khổng Chí Kiên, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Lào; Bà Hà Lâm Hy, Chuyên viên Trung tâm Giao lưu quốc tế.

Ông Thẩm Hướng Hưng, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại buổi làm việc

Mở đầu buổi làm việc, thay mặt Lãnh đạo Viện Hàn lâm, TS. Đặng Xuân Thanh nhiệt liệt chào mừng đoàn đại biểu đến thăm và làm việc tại VASS; giới thiệu sơ lược cơ cấu, nhiệm vụ và chức năng nghiên cứu chính của Viện Hàn lâm. Với vai trò phụ trách về chiến lược và tổ chức Đảng tại VASS, TS. Đặng Xuân Thanh đã nhấn mạnh đặc trưng về công tác xây dựng Đảng ở Việt Nam, đó là vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn. Theo đó Việt Nam đặt vấn đề phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu và tìm ra những luận điểm còn vẹn nguyên giá trị và phát hiện những luận điểm cần thay đổi, bổ sung do bối cảnh tác động.

Nhằm vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào tình hình mới, TS. Đặng Xuân Thanh nhấn mạnh những nội dung cần tập trung:

Thứ nhất, tăng cường công tác về lý luận (lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sở hữu, nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, nắm vững nội dung chủ nghĩa Tư bản hiện đại về các nước Tư bản chủ nghĩa hiện nay. Theo đó, Chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu về vai trò của Đảng cầm quyền; Liên minh công, nông, trí; Thực hiện dân chủ hóa trong điều kiện Đảng cầm quyền; Vấn đề về kiểm soát quyền lực, quản lý phát triển xã hội.

Thứ ba, trao đổi công tác lý luận với các Đảng cầm quyền trên thế giới; chú trọng hội nghị thường niên trao đổi lý luận với Đảng Cộng sản Trung Quốc; Đảng Cộng sản Cu Ba, Đảng Cộng sản Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Xã hội Dân chủ Đức; tăng cường công tác tổng kết lý luận, xây dựng tổng kết lý luận từ công tác thực tiễn.

Toàn cảnh buổi làm việc

Đáp lời Phó Chủ tịch VASS, Ông Thẩm Hướng Hưng trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Viện Hàn lâm. Thông qua những chia sẻ từ Phó Chủ tịch Đặng Xuân Thanh, Ông Thẩm Hướng Dương mong muốn hai bên cần đưa ra lộ trình, kế hoạch hợp tác cụ thể liên quan đến công tác xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phương hướng thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai bên. Ông cũng đánh giá cao phương thức tiếp cận vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất đáng tự hào. Ông cũng phân tích về đặc điểm chính về chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc (qui mô dân số lớn; đảm bảo sự giàu có của nhân dân; kết hợp nền văn minh tinh thần và vật chất; hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Qua đó, đoàn đại biểu Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam đề xuất hướng nghiên cứu về con đường hiện đại hóa Trung Quốc- Việt Nam; nghiên cứu so sánh, duy trì lâu dài Đảng Cộng sản Trung Quốc- Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền.

Thảo luận những vấn đề hai bên cùng quan tâm, các chuyên gia, nhà khoa học VASS và Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam đều đã phân tích vấn đề kinh tế- xã hội để đưa ra hướng hợp tác, trao đổi học thuật, chia sẻ bài học kinh nghiệm liên quan đến mô hình kinh nghiệm quản lý, quản trị hiệu quả xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; mô hình triển khai chủ nghĩa Mác và tư tưởng Tập Cận Bình trên Internet; đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư và phát huy cơ chế hợp tác khu vực; tăng cường sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; tăng cường phòng chống tham nhũng; xây dựng cơ chế quản lý cán bộ theo phương châm “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Các đại biểu đều mong muốn, hai bên sẽ triển khai nghiên cứu cụ thể, sâu sắc về công tác lý luận.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi làm việc

Buổi làm việc đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần gợi mở hướng nghiên cứu, hợp tác sâu sắc về công tác xây dựng Đảng, vấn đề kinh tế- xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số và một số lĩnh vực mới. Qua đó tăng cường hơn nữa mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam- Trung quốc. Theo lời mời của Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Đoàn đại biểu Viện Hàn lâm sẽ tham dự Diễn đàn Đông Nam Á lần thứ 9 được tổ chức tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc trong thời gian tới.

Nguyễn Thu Trang

Các tin đã đưa ngày: