Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_nghiencuu (1)
  • 3.1 top logo - tin tuc hoat dong khoa hoc

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu văn bản cao dao tục ngữ Hán Nôm hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm” nghiệm thu đạt loại xuất sắc

26/12/2022

Nằm trong chuỗi 3 đề tài cấp bộ nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là tổ chức chủ trì. Đề tài “Nghiên cứu văn bản cao dao tục ngữ Hán Nôm hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm” do TS. Đỗ Bích Tuyển làm chủ nhiệm, được hội đồng nghiệm thu do PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là chủ tịch Hội đồng và các chuyên gia, các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài đạt loại xuất sắc.

Nhóm nghiên cứu đề tài tiếp cận theo khung lý thuyết văn hiến học cổ đại trong đó trọng tâm là văn bản học, văn tự học và phiên dịch học. Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu mới và hiện đại, như phương pháp văn hiến học Đông Á như Tả bản học, Thuyết thích học… Ngoài ra các phương pháp văn tự học, phương pháp phiên dịch, phương pháp chú giải đều được sử dụng phù hợp để nghiên cứu thư tịch cổ ghi về cao dao tục ngữ.

Báo cáo tổng hợp của đề tài được chia thành 4 chương:

Chương 1: Nghiên cứu tư liệu ca dao tục ngữ Hán Nôm dưới góc độ văn bản học. Trong chương này, nhóm nghiên cứu đề tài căn cứ vào tình hình thực tế của các văn bản ca dao tục ngữ hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp: thống kê, phân loại, phương pháp cổ điển và phương pháp liên ngành, để đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề sau:

Một là, khảo cứu những văn bản có chép một phần ca dao tục ngữ trong thư tịch Hán Nôm;

Hai là, Khảo cứu những văn bản sưu tầm, biên soạn ca dao tục ngữ;

Ba là, tác giả sư tầm, biên soạn văn bản ca dao tục ngữ Hán Nôm.

Chương 2: Nghiên cứu tư liệu ca dao tục ngữ Hán Nôm dưới góc độ văn tự và ngôn ngữ.

Trên cơ sở khảo cứu, biên soạn những văn bản ca dao tục ngữ hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Chương 1. Chương 2. Nghiên cứu tư liệu ca dao tục ngữ Hán Nôm dưới góc độ văn tự và ngôn ngữ. Tại chương này, nhóm thành viên đề tài đã áp dụng lý thuyết văn tự học để tiến hành các vấn đề nghiên cứu tư liệu ca dao tục ngữ dưới góc độ văn tự và ngôn ngữ, cụ thể:

Thứ nhất, hiện tượng sử dụng song hành văn tự Hán Nôm trên văn bản ca dao Nôm. Đây chính là Hán hóa ca dao ghi Nam âm, trong đó, chữ Nôm ghi lại câu ca dao theo tiếng/âm của người Việt, chữ Hán dùng để diễn dịch đã trở thành phổ biến trong các văn bản sao chép ca dao.

Thứ hai, hiện tượng đa hành văn tự Hán - Nôm - Quốc ngữ. Khi chữ Quốc ngữ ra đời và có sự thâm nhập của người Pháp/văn hóa Pháp, hiện tượng đa văn tự trên một văn bản ngày càng trở nên phổ biến, thông thường là chữ Hán - chữ Nôm; thêm hiện tượng: Hán - Nôm - Quốc ngữ; hay Hán - Nôm- Quốc ngữ - Pháp.

Thứ ba, từ điển cổ trong văn bản ca dao tục ngữ. Nhóm đề tài chủ yếu dựa vào văn bản biên soạn tục ngữ và nhóm đề tài nhận thấy trong các văn bản ghi chép ca dao tục ngữ bằng chữ Hán Nôm hiện còn: từ cổ và từ địa phương có quan hệ với nhau, và trong phạm vu sử dụng ít nhiều vẫn còn được lưu hành. Điều này cho thấy, ngữ âm của từ địa phương/ngữ âm từ cổ trong cao dao các vùng miền sẽ góp phần làm phong phú hơn nhận thức của chúng ta về vai trò của chữ viết trong đời sống, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của tiếng Việt và chữ Việt trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.

Thứ tư, tiếng địa phương trong văn bản ca dao tục ngữ. Kết quả khảo sát qua một số văn bản như Nam giao cổ kim lý hạng cao dao, Thanh hóa quan phong, Nghệ An tỉnh khai sách… nhóm đề tài thấy rằng từ ngữ địa phương nói chung trong cao dao tục ngữ khắp mọi miền đất nước phản ánh văn hóa và phong tục tập quán của mỗi địa phương. Dưới góc độ ngôn ngữ, từ địa phương phản ánh tính vùng miền. Dưới góc độ văn tự, phản ánh sự thích ứng giữ ngôn ngữ và văn tự để phản ánh nét đặc trưng văn hóa.

Chương 3: Nghiên cứu phương pháp phiên dịch, chú giải trong các văn bản ca dao tục ngữ Hán Nôm

Trong chương này, nhóm nghiên cứu đề tài đã sử dụng các lý thuyết phiên dịch học áp dụng vào nghiên cứu phương pháp phiên dịch đa văn tự trong văn bản ca dao tục ngữ Hán Nôm. Cụ thể các phương pháp sau:

- Phương pháp phiên dịch từ chữ Nôm sang chữ Hán;

- Phương pháp phiên dịch dự theo thể phú, tỉ, hứng trong kinh thi;

- Phương pháp chú giải;

Chủ tịch Hội đồng và các thành viên đều đánh giá đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, những nội dung nghiên cứu của đề tài góp phần phát huy giá trị và bảo lưu vốn văn học truyền khẩu của dân tộc. Kết quả nghiên cứu của đề tài sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện theo góp ý của Hội đồng sẽ được xuất bản sách.

Nguyễn Thùy Trang

Các tin đã đưa ngày: