Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_thuvien (3)
  • 15.3 Thư viện KHXH

Giới thiệu Thư viện Khoa học xã hội

06/09/2012

Thư viện Khoa học xã hội do Viện Thông tin KHXH quản lý là Thư viện Quốc gia về KHXH, có đối tượng phục vụ là đông đảo giới nghiên cứu và giảng dạy KHXH trong và ngoài nước, các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức và cá nhân dùng tin có nhu cầu... 

Thư viện KHXH được chính thức thành lập năm 1968, nhưng đã có lịch sử hơn 100 năm do tiền thân của Thư Viện KHXH là Thư viện Viện Viễn Đông bác cổ Pháp thành lập năm 1901. Thư viện KHXH được đông đảo giới khoa học trong và ngoài nước biết đến không chỉ vì nó là một Thư viện tổng hợp đầu ngành về Khoa học xã hội, có những bộ sưu tập phong phú vào loại bậc nhất đất nước về các tạp chí khoa học xã hội thế giới, các bộ từ điển và sách tra cứu (công cụ), các kho sách tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Hoa…, mà còn vì ở đây hiện đang lưu giữ một vốn tư liệu phong phú, quí hiếm vào loại lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á về Đông phương học được sưu tầm, biên soạn khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX gồm sách, báo, tạp chí, ảnh, bản đồ, sắc phong, hương ước, và bản thảo chép tay bằng nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Nhật, Hoa, Hán Nôm...

Có thể nói rằng Thư viện KHXH là một địa chỉ có tên tuổi không chỉ ở tầm Việt Nam. Đây là thư viện có vị thế có một không hai trong lịch sử văn hóa khoa học của Việt Nam, xứng đáng là niềm tự hào của giới KHXH Việt Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chỉ riêng các bộ sưu tập, chẳng hạn, Bản đồ, Sắc Phong, Thần tích - Thần sắc, Hương ước, Ảnh, Phim, hay sách Hán cổ, Nhật cổ, Hán Nôm, Nga... cũng có thể xứng đáng là những Trung tâm lưu trữ chuyên ngành hay những bộ sưu tập có thể tính đến khả năng đăng ký vào các loại hình di sản của văn hóa nhân loại.

Hiện tại, kho tư liệu in của Viện gồm: 347.828 cuốn sách; gần 900 tên tạp chí và báo được bổ sung thường xuyên.

Đặc biệt Thư viện hiện đang quản lý bộ sưu tập tài liệu quý hiếm từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 do Viện Viễn Đông bác cổ (EFEO) Pháp bàn giao lại cho Việt Nam năm 1957. Bộ sưu tập này gồm:

- 40.827 cuốn sách tiếng Pháp, tiếng Anh và một số tiếng thuộc ngữ hệ Latinh.

- 31.175 cuốn sách Trung Quốc cổ.

- 11.223 cuốn sách tiếng Nhật Bản cổ.

- 3.534 cuốn sách Hán Nôm.

- Hơn 160 tập thần tích, thần sắc của khoảng 9000 làng Việt (với khoảng 230 nghìn trang tư liệu viết tay)

- 1.225 văn bản là các hương ước được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, bằng bút lông trên giấy dó, trong đó có 50 văn bản soạn vào thế kỉ XVIII-XIX.

- 9.427 tấm bản đồ và 122 tập Atlas về các nước Đông Dương, trong đó quý nhất là bản đồ Hà Nội năm 1831, 1873; bản đồ Sài Gòn năm 1902

- 58.003 ảnh về các di tích lịch sử, sinh hoạt văn hoá, kiến trúc, khảo cổ, trong đó có hơn 40 ảnh về Việt Nam, Lào và Campuchia ...

- 25.750 phim nhựa tấm và phim kính, 3.107 tấm phim đèn chiếu và 5.776 microfilm.

- Hơn 400 bản sắc phong của triều Nguyễn và các triều đại phong kiến thời trước, bản cổ nhất mà Thư viện có được là vào thế kỷ XVI

- Ngoài ra còn gần 2000 đơn vị tư liệu cổ thuộc các dạng khác như tranh, bản dập bia, đĩa hát…

Từ tháng 5/2012 Thư viện có trụ sở mới tại toà nhà 1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Các tin đã đưa ngày: