Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_thuvien (3)
  • 15.3 Thư viện KHXH

Tra cứu trực tuyến nguồn tài nguyên của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

12/01/2015

Website tra cứu trực tuyến là kết quả của Dự án “Nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ khai thác các kho tư liệu tại Thư viện Khoa học xã hội – Viện Thông tin Khoa học xã hội” hoàn thành vào năm 2013. Website tra cứu trực tuyến này sử dụng OPAC (Online Public Access Catalog) - Cơ sở dữ liệu trực tuyến và thông qua phần mềm tự động hóa thư viện đồng bộ Millenium, bạn đọc có thể tra cứu trực tuyến qua Internet nhiều loại hình tài liệu (sách, báo, tạp chí và các tài liệu cổ khác) trong và ngoài nước được xuất bản từ thế kỷ 18 cho tới nay đang được lưu giữ tại Thư viện Khoa học xã hội và các thư viện chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Toàn bộ cơ sở dữ liệu thư mục của Thư viện Khoa học xã hội gồm hơn 600.000 biểu ghi đã được tích hợp trên OPAC và số lượng này ngày càng tăng theo số lượng tài liệu bổ sung hàng năm tại Thư viện Khoa học xã hội và các thư viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu này bao gồm:

  • Thần tích thần sắc – 13.109 bản
  • Hương ước – 6.960 bản
  • Bài tạp chí – 143.000  bài trích từ tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài
  • Mục lục tên tạp chí – 1.300 tên báo, tạp chí
  • Sách tại Thư viện Khoa học xã hội - 132.964 cuốn
  • Luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ – 393  cuốn
  • Sách tra cứu – 2.139  cuốn
  • CSDL ảnh – 57.860  ảnh
  • CSDL đường phố Hà Nội – 1.636 cuốn sách và bài tạp chí
  • Công báo (từ năm 1974 đến 2000) – 6.738  số Công báo
  • Sách các thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ 1998 đến nay - 110.313 cuốn sách
  • Thống kê sắc phong - 4.221 bản kê sắc phong
  • Sách tiếng Nga - 69.650 cuốn
  • CSDL đĩa ca nhạc (nhựa) - 910 đĩa

Với ưu thế là phân hệ truy cập công cộng, bạn đọc có thể truy cập http://opac.issi.vass.gov.vn/ mà không cần khai báo tên và mật khẩu. Bạn đọc ở mọi nơi, mọi lúc tại Việt Nam và trên thế giới đều có thể tìm kiếm tài liệu với cách thức đơn giản và tiện dụng (chi tiết sử dụng trang web để tìm kiếm tài liệu xem trực tiếp trên trang OPAC).

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc và rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét, phản hồi về nội dung cơ sở dữ liệu trực tuyến và chất lượng dịch vụ của trang web tra cứu trực tuyến này.

(Thư viện Khoa học xã hội, nhà 1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội)

Các tin đã đưa ngày: