Hội nghị là một trong những hoạt động thường niên mà Viện Dân tộc học tổ chức nhằm thông báo những kết quả nghiên cứu đã đạt được trong năm của Viện đồng thời cũng là cơ hội để các nhà nghiên cứu về dân tộc học/nhân học gặp gỡ, chia sẻ và bày tỏ những quan điểm nghiên cứu về các vấn đề liên quan, trao đổi những vấn đề học thuật và cùng nhau lý giải những vấn đề còn tồn đọng và nổi lên trong nghiên cứu. Năm nay Hội nghị đã nhận được 72 tham luận bàn về rất nhiều lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu tộc người. Ngoài báo cáo đề dẫn: Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam (1980-2012): Thành tựu và những vấn đề đặt ra do PGS.TS. Vương Xuân Tình trình bày, Hội nghị cũng lựa chọn tới 17 tham luận của các học giả trong và ngoài Viện trình bày trong 03 phiên làm việc:
Phiên thứ nhất: Những vấn đề chung (Lý thuyết, quan điểm nghiên cứu về tộc người; tổng kết nghiên cứu về tộc người từ năm 1980 đến nay) (10 báo cáo):
Nghiên cứu và giảng dạy về tộc người ở bộ môn Nhân học, 1960-2012 (PGS.TS. Lâm Bá Nam);
Những vấn đề nổi lên ở các dân tộc vùng Tây Nam Bộ (TS. Võ Công Nguyện);
Một số vấn đề về xác định thành phần dân tộc và tộc danh hiện nay ở nước ta (TS. Lò Giàng Páo);
Khuynh hướng phát triển của dân tộc học Mỹ và những thảo luận xung quanh khái niệm tính dân tộc (PGS. TS. Nguyễn Văn Chính);
Nghiên cứu về vấn đề tộc người ở Lào Cai (TS. Trần Hữu Sơn);
Nghiên cứu về tộc người của khoa Nhân học, Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh);
Nghiên cứu dân tộc học/nhân học ở trường Đại học Khoa học Huế (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh);
Công tác nghiên cứu Dân tộc học tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam (TS. Ma Thị Dung);
Công tác nghiên cứu khoa học và các kết quả nghiên cứu về tộc người của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên (TS. Nguyễn Thị Quế Loan).
Phiên thứ hai 2: Nghiên cứu về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (4 báo cáo):
Điểm tình hình nghiên cứu người Việt 1954-2012 (PGS.TS. Bùi Xuân Đính);
Người Việt trong công cuộc khẩn hoang ở khu vực Nam Bộ vào thế kỷ XVII-XVIII (TS. Nguyễn Đức Hòa);
Các xu hướng quan hệ tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường ở miền núi tỉnh Quảng Bình hiện nay (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc);
Người Mường ở Kon Tum (TS. Nguyễn Tuấn Triết).
Phiên thứ ba: Nghiên cứu về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và Ka đai (4 báo cáo)
Vài nét về tình hình nghiên cứu tộc người Thái ở Việt Nam từ những năm 1980 đến nay (ThS. Nguyễn Công Thảo);
Tổng quan nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Tày ở Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay (TS. Nguyễn Thị Thanh Bình);
Nghiên cứu các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và Ka đai nhìn từ khu vực Đông Nam Á và nhìn từ Việt Nam (PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu);
Người Lự - quá trình tộc người và vấn đề nghiên cứu hiện nay (PGS.TS. Lê Ngọc Thắng).
Hội nghị đã kết thúc thành công và thu được nhiều ý kiến gợi mở và trao đổi của các nhà khoa học về những thành tựu nghiên cứu tộc người từ năm 1980 đến nay, các kết quả đạt được sẽ là cơ sở để Viện Dân tộc học xây dựng các hướng phát triển mới với các cá nhân, đơn vị, tổ chức nghiên cứu về dân tộc học trong cả nước, góp phần thiết thực hơn nữa trong triển khai chính sách về tộc người của Việt Nam, xây dựng nền tảng nghiên cứu và đào tạo cơ bản cho ngành dân tộc học/nhân học.
Phạm Vĩnh Hà