Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_thuvien (2)
  • 15.2 Hoạt động thông tin thư viện - Tạp chí

Hội nghị Thông báo Văn hóa năm 2016

30/11/2016

Sáng ngày 29 tháng 11 năm 2016, tại trụ sở 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức hội nghị Thông báo Văn hóa năm 2016.

GS.TS. Lê Hồng Lý phát biểu tại Hội nghị       PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị có sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm, quản lý và giảng dạy về văn hóa trong cả nước, về phía khách mời có: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học; TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; PGS.TS.Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuậtViệt Nam; TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo. Về phía Viện Nghiên cứu Văn hóa, có: GS.TSKH. Phan Đăng Nhật, nguyên Viện trưởng; GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, nguyên Viện trưởng, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; GS.TS. Lê Hồng Lý, Viện trưởng; PGS.TS.Nguyễn Thị Phương Châm, Phó Viện trưởng; Các cộng tác viên, học viên và nghiên cứu sinh Khoa Văn hóa học Học viện Khoa học xã hội, cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã và đang công tác tại Viện Nghiên cứu Văn hóa.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS. Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa khẳng định, Hội nghị Thông báo Văn hóa là hoạt động thường niên và đã trở thành diễn đàn khoa học đối với giới nghiên cứu, sưu tầm, giảng dạy và quản lý văn hóa của các viện nghiên cứu, các trường đại học trên cả nước. Năm nay, Hội nghị nhận được sự quan tâm đặc biệt, thể hiện qua số lượng tham luận nhiều hơn so với năm ngoái, phạm vi không gian nghiên cứu trong các tham luận không chỉ được mở rộng mà còn ngày càng đa dạng và bám sát với thực tiễn hơn. Bên cạnh hướng nghiên cứu văn hóa truyền thống, năm nay, Viện Nghiên cứu Văn hóa tập trung theo hướng nghiên cứu chính được thể hiện ở hệ thống đề tài cấp Bộ, đó là: Đồng tính ở Việt Nam, vấn đề di dân xuyên biên giới, mạng xã hội… Ngoài ra hệ thống đề tài cấp cơ sở mở rộng theo khía cạnh văn hóa hiện đại, như vấn đề làng nghề, di cư, giới… Năm 2017, Viện có hướng nghiên cứu mới, đó là vấn đề bản sắc tộc người trong xã hội hiện đại; Sắc tộc của tôn giáo đến sinh hoạt văn hóa hằng ngày; vấn đề nghệ thuật trong xã hội đương đại…Bên cạnh đó, Viện còn phối kết hợp với các đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức các hội thảo khoa học, nghiên cứu các đề tài khoa học…

Toàn cảnh hội nghị

Từ trên một trăm tham luận được gửi đến, Ban tổ chức đã chọn ra 84 bài tham luận, chia thành 6 nội dung chính, đó là: (1) Những vấn đề chung (16 tham luận); (2) Nghệ thuật (07 tham luận); (3) Văn hóa tri thức của các tộc người (20 tham luận); (4) Tín ngưỡng (21 tham luận); (5) Văn học (12 tham luận); (6) Văn hóa làng (08 tham luận). Số lượng và chất lượng các tham luận gửi đến cho thấy nghiên cứu văn hóa ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu trẻ. Thông qua các kỳ thông báo Văn hóa trước, nhiều ý tưởng xuất phát từ các tham luận đã triển khai thành các đề tài nghiên cứu khoa học. Qua đó, việc nghiên cứu văn hóa ngày càng được mở rộng theo hướng đa chiều, đặc biệt là các giá trị văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống được đề cao trong xã hội hiện đại…

Ban Tổ chức đã chọn ra sáu tham luận để trình bày tại Hội nghị: (1) “Công nghiệp văn hóa Việt Nam – Một phân tích về nhân tố tác động, quá trình đổi mới thể chế và hiệu ứng chính sách” (TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam); (2) “Diễn ngôn về bình đẳng giới trong gia đình trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay” (Đinh Việt Hà, Viện Nghiên cứu Văn hóa); (3) “Nghi thức ma thuật truyền sinh trong đời sống dân gian xưa và nay” (NCS. Đỗ Thị Thu Hà & Phạm Đặng Xuân Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); (4) “Thử tìm hiểu mối quan hệ giữa tín ngưỡng Saman với ngoại cảm tìm mộ ở Việt Nam hay là sự chuyển hóa bất tận từ Saman qua Saman Việt và Saman các dân tộc thiểu số đến ngoại cảm tìm mộ” – GS.TSKH. Phan Đăng Nhật; (5) “Cái thiêng và tâm lý đám đông với vấn đề xây dựng quy tắc ứng xử lễ hội hiện nay” – TS. Trần Hữu Sơn, Hội Văn hóa dân gian Việt Nam; (6) “Vấn đề trao truyền Sử thi E Đê hiện nay” – PGS.TS. Kiều Trung Sơn, Viện Nghiên cứu Văn hóa.

Hội nghị nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu tham dự. Những ý kiến  trao đổi sẽ góp phần gợi mở những hướng nghiên cứu mới về văn hóa mang tính đa ngành, liên ngành, bao quát thực hành văn hóa đương đại trên cơ sở giữ vững hướng nghiên cứu truyền thống, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc./. 

Nguyễn Thu Hà

 

 

Các tin đã đưa ngày: