Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Vass - Hướng đến 60 năm

Bài phát biểu của GS. Phạm Xuân Nam tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2/12/1953 – 2/12/2013)

02/12/2013

Kính thưa  đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên TW Đảng, các vị đại biểu Bộ, Ban, Ngành, TW và địa phương.

Thưa ban lãnh đạo đương nhiệm của Viện HL KHXH VN và các đồng chí nguyên là lãnh đạo của UB KHXH VN và của Viện KHXH VN, cùng toàn thể các đồng chí và các bạn đồng nghiệp

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức đã có nhã ý mời tôi phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm long trọng này. Do thời gian có hạn, tôi chỉ phát biểu mấy ý kiến sau:

1. Đúng vào ngày này cách đây 60 năm, Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa đã chính thức ra đời trong một căn nhà lá đơn sơ tại khu Tân Trào lịch sử. Khi ấy, Ban chỉ có 6 ủy viên chính thức cùng một số cán bộ, nhân viên, trong đó có hai cán bộ nghiên cứu trẻ mà nay đã thuộc lớp tuổi U 90 là GS. Văn Tạo và GS. Nguyễn Công Bình hiện đang có mặt cùng chúng ta ở đây.

Trải qua quá trình nhiều ctiặng đường xây dựng, phát triển, ngày nay Viện Hàn lâm KHXH VN có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khá hùng hậu gồm gần 2000 người thuộc hệ thống 32 Viện, 5 Trung tâm NC, 5 đơn vị sự nghiệp và 6 cơ quan chức năng giúp việc Ban Lãnh đạo Viện lớn, trong đó có trên 800 GS, PGS, TSKH, TS, ThS

Nhìn lại quá trình 60 năm ấy, tôi đề nghị tất cả các bạn đồng nghiệp có mặt hôm nay tại hội trường to đẹp này đều cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của những người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho lâu đài KHXH Việt Nam.

Trước hết (trong giai đoạn 1953-1959), phải nói đến nhà sử học lớn Trần Huy Liệu - người lãnh đạo, tổ chức, điều hành Ban Vãn - Sử - Địa, tiền thân của các cơ quan KHXH sau này. Tiếp đến (giai đoạn 1959-1966), phải nhắc tới Trần Quang Huy, Phó Chủ nhiệm ủy ban Khoa học Nhà nước, kiêm Trưởng ban Khoa học xã hội. Ông đã thúc đây việc phát triển hai tổ nòng cốt của Ban Văn - Sử - Địa trước đây lên thành Viện Sử, Viện Văn; cho thành lập mới Viện Kinh tế và Viện Triết.

15 năm tiếp theo (trong giai đoạn 1967-1982), công lao của Nguyễn Khánh Toàn nổi bật lên khi ông được cấp trên cho thôi chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục để chuyển sang làm Chủ nhiêm ủy ban KHXH Việt Nam. Với trí thức uyên bác của một học giả tầm cỡ thế giới, Chủ nhiệm Nguyễn Khánh Toàn tập trung lãnh đạo KHXH cả về tổ chức và học thuật. Bên cạnh các viện đã có từ trước, thêm 11 viện và ban nghiên cứu các bộ môn KHXH khác lần lượt được thành lập. Những kế hoạch nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn được xét duyệt và phân công thực hiện. Những công trình quan trọng nhất của Ủy ban đều được ông quan tâm trực tiếp chỉ đạo, có đề cương chỉ đạo ông viết tới hàng trăm trang.

Với uy tín và năng lực trí túệ vượt trội, Chủ nhiệm Nguyễn Khánh Toàn đã tập hợp được quanh mình đông đảo những nhà trí thức hàng đầu của đât nước: Trân Huy Liệu,Trần Phương, Phạm Huy Thông, Vũ Khiêu, Đào Văn Tập, Phạm Như Cương, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Phạm Thiềui Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Trần Văn Giáp, Cao Xuân Huy, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đổng Chi và nhiều nhà khoa học khác. Những tên tuổi sáng giá nêu trên, về sau được một số nhà nghiên cứu gọi là “Thế hệ Vàng” của nền KHXH nước nhà. Được sự hưởng dẫn, dìu dắt cùa “Thế hệ Vàng'' những nhà khoa học bậc thày và
đàn anh đó, đông đảo đội ngũ cán bộ nghiên cứu KHXH thuộc các thế hệ kế tiếp đã từng bước trưởng thành.

Đặc biệt, trong điều kiện gian khổ của cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra vối miền Bắc nước ta, hai lần tất cả các cơ quan nghiên cứu phải sơ tán về nông thôn. Hàng chục cán bộ trẻ tự nguyện “xếp bút nghiên” lên đường vào Nam chiến đấu. Những người lại say sưa lao vào học tập và nghiên cứu. Lớp học Hán Nôm, một số lớp bồi dưỡng lý luận khoa học được mở ngay bên các hầm hào phòng không. Tất cả những ai đượ giao đề tài nghiên cứu cứu đều tự giác làm việc hết mình, mặc dù Không ai được đầu tư một đồng kinh phí.

Nhưng chính những năm gian khó đó, hàng trăm cán bộ nghiên cứu thuộc nhiều ngành khảo cổ học, cổ nhân học, sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học lịch sử, văn học dân gian... đã dày công điều tra, khảo sát, khai quật, nghiên cứu, phân tích và đưa ra được những căn cứ xác đáng để khẳng định: Thời đại các vua Hùng dựng nước là có thật, chứ không phải là truyền thuyết hoang đường như nhiều bộ sử cũ đã chép và một số học giả của Viện Viễn đông bắc cổ Pháp cũng đặt ra không ít nghi vấn. Thành tựu vàng dội của đề tài Hùng Vương dựng nước cùng nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao thời đó đã góp phần quan trọng vào việc huy động sức mạnh tổng hợp của mấy ngàn năm lịch sử đứng lên chống Mỹ cứu nước.  

Sau khi miền Nam được giài phóng, Tồ quốc thống nhất, cả nước cùng bước vào Thời kỳ quá độ lên CNXH, nhất là từ khi Đại hội VI của Đảng khởi xướng công cuộc đối mới toàn diện đất nước tới nay, KHXH Việt Nam đã đứng trước cả cơ hội và thách thức không nhỏ trên con đường phát triển.

Đáng lưu ý là từ cuối năm 1992 trở đi 6 Ban lãnh đạo tiếp theo của Ủy ban KHXH Việt Nam rồi qua ba lần đổi tên (Viện KHXH Việt Nam, Trung tâm KHXH&NVQG, Viện KHXH Việt Nam) đến Viện Hàn lâm KHXH VN hiện nay (gọi tắt chung là Viện) đã tận lực thu hút, đoàn kết, động viên hàng ngàn cán bộ nghiên cứu, công chức, viên chức tiếp tục phát triển Viện về mọi mặt: Nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống tổ chức, đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng hợp tác quốc tế…

Theo tôi, đây cũng chính là thời kỳ, đội ngũ cán bộ nghiên cứu ở Viện gặt hái được nhiều thành quả đầy ấn tượng. Dưới đây xin chỉ nêu một số dẫn chứng tiêu biểu:

-Những công trinh trọng điểm cấp Quốc gia về lịch sử Việt Nam, từ điển tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Địa lý Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam... do GS.VS.

Nguyễn Khánh Toàn đề ra trước đây đã lần lượt được hoàn thành,. Bộ Thông sử Việt Nam (15 lạp) do Viện Sử học thực hiện đến nay đã xong và bắt đàu xuất bản được 2 tập.

- Tiếp theo những bộ công trình sưu tập đồ sộ về văn học Việt Nam, văn học dân gian người Việt, văn học dân gian các dân tộc thiểu số, gần đây Kho tàng sử thi Tây Nguyên (91 tập) đã  lần lượt  ra mắt  bạn đọc. Trước sự kiện này, một số học giả nước ngoài đã đánh giá Việt Nam là nước có kho tàng sử thi vào hàng lớn nhất thê giới.

- Trên cơ sở kết quà nghiên cứu chuyên sâu một số công trình quan trọng về triết học, kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, quốc tế học..., hạng chục cán bộ chủ chốt của Viện đã được cấp có thẩm quyền huy động tham gia: Tổ biên tập Cương lĩnh năm 1991,Tổ biên tập Chiến lược phát triển - xã hội 1991-2000 các Tổ biên tập một số nghị quyết của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị về khoa học, giáo dục, văn hóa... vào những năm 90 của thể kỷ trước! Những năm gần đây, Viện lại huy động đông đảo các nhà khoa học tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ trọng điểm do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chính phủ đặt hàng góp phần tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991, sau 20 năm đi vào cuộc sống; tổng kế chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, góp phần xây dựng Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020 Những kiến nghị của Viện về hệ quan điểm phát triển bền vững đất nước, về sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên lợi thế so sánh để tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, về năng lực nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, chất lượng và hiệu quả quản lý của nhà nước, về giải pháp đối với các vấn đề văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo… trong tình hình mới, được các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kể trên đây, các lĩnh vực hoạt động, nhất là lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Viện vẫn còn một số mặt hạn chế, yếu kém. Đẻ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế yếu kém, thời gian tới, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Viện cần ra sức phấn đấu thực hiện tốt những định hướng lớn trong chiến lược phát triển của Viện mà chúng ta đã từng cùng nhau đầu tư công sức để xây dựng nên:

Thứ nhất, xây dựng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trở thành một trung tâm quốc gia hàng đầu về nghiên cứu KHXH, có những đóng góp thực sự quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khẳng định vị thế, vai trò của Viện trong sự nghiệp tiếp tục đổi
mới toàn diện đất nước theo định hưởng XHCN từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia khoa học có trình độ cao và đội ngũ các nhà khoa học kế cận có triển vọng về khoa học nhân văn, quốc tế học và khu vực học, đủ sức giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra ở trong nước và tham gia có hiệu quả vào hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, có những công trình nghiên cứu cơ bản tầm cỡ để khẳng định uy tín và ảnh hưởng của Viện trong đời sống khoa học nước nhà, được sử dụng có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo! Truyền bá kiến thức KHXH cho đông đảo nhân dân trong nước, góp phần làm giàu thêm kho tàng trí tuệ và kho tàng văn hóa của dân tộc.

Tôi tin tưởng vững chắc rằng, sau lễ kỷ niệm này, Viện Hàn lâmKHXH Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình.

Xin kính chúc tất cả quý vị, các đồng chí, các bạn đồng nghiệp sức khỏe, hạnh phúc và thành công !

Xin trân trọng cảm ơn.

 

 

Các tin đã đưa ngày: