|
TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm kiêm Trưởng ban Ban PCCC Viện Hàn lâm và đồng chí Đỗ Hữu Phương, Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng ban Ban PCCC Viện Hàn lâm đồng chủ trì Hội nghị |
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, đồng chí Đỗ Hữu Phương cho biết: với vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học về xã hội và nhân văn lớn nhất cả nước, các trụ sở của Viện Hàn lâm hiện đang tọa lạc tại những vị trí trọng điểm về chính trị, văn hóa và xã hội của thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn, một số trụ sở của Viện Hàn lâm được xếp vào diện là đơn vị trọng điểm về công tác PCCC và CNCH như: 2 tòa nhà cao 16 tầng tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội; Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên; Trụ sở khối các đơn vị nghiên cứu quốc tế tại 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc một số trụ sở nằm ở khu vực trũng, thấp hay bị ngập, lut khi có mưa lớn như trụ sở 27 Trần Xuân Soạn, 36-38 Hàng Chuối
Với lịch sử hình thành, phát triển đến nay đã gần 70 năm, hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều trụ sở đã xuống cấp. Trong quá trình sử dụng với nhiều lần cải tạo nhưng ở tình trạng chắp vá, không đồng bộ, nhiều trụ sở đến nay đã không đáp ứng được các yêu cầu về PCCC hiện hành. Đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng đối với công tác PCCC và CNCH khi có tình huống xảy ra.
|
Trung úy Trần Mạnh Tiến, cán bộ đội cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ công an Quận Ba Đình phát biểu tại Hội nghị |
Trong khu thế phát triển chung của xã hội và đất nước, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và hoạt động của cơ quan không ngừng tăng nhanh về quy mô đối ngược với tình trạng hạ tầng ngày càng xuống cấp trầm trọng đã khiến cho BCH PCCC, CNCH phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Theo đó, các ý kiến trao đổi tại Hội nghị đều bộc lộ những trăn trở và lo lắng cũng như có những “đặt hàng” về sửa chữa, nâng cấp thậm chí là cải tạo, xây mới cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập hiện nay về an toàn, an ninh cũng như khả năng ứng phó tình huống về PCCC và CNCH nhất là khi chính phủ có yêu cầu về kết quả thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP về công tác CNCH.
Bên cạnh đó nhiều ý kiến cũng trao đổi thẳng vào những vấn đề liên quan đến công tác di chuyển, bố trí mặt bằng làm việc mới khi Viện Hàn lâm đang có kế hoạch cải tạo lại tòa A trụ sở số 1 Liễu Giai trong giai đoạn hiện tại. Cho đến nay, công tác này đã đạt được một số kết quả như:
-
Tổ chức di chuyển, bàn giao mặt bằng để thực hiện song song hai nhiệm vụ công tác: bố trí đủ diện tích làm việc nhằm duy trì sự ổn định, thường xuyên các hoạt động của các đơn vị cần di chuyển; Bàn giao mặt bằng phục vụ công tác đấu thầu, thi công sửa chữa, nâng cấp trụ sở 1A của Viện Hàn lâm đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC và CNCH.
-
Thường xuyên kiểm tra đo điện trở chống sét tại các trụ sở có công trình là tòa nhà cao tầng (nhất là trong mùa mưa bão).
-
Có kế hoạch nâng cấp trụ sở 36, 38 Hàng chuối, Viện Từ Điển và Bách khoa thư Việt Nam.
-
Thường xuyên tiến hành kiểm tra duy trì công tác PCCC và CNCH các trụ sở có mật độ người làm việc tập trung như: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, trụ sở số 1 Liễu Giai, trụ sở 176 Thái Hà.
-
Các đơn vị như: Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cần kiện toàn công tác PCCC và CNCH theo đúng quy định đồng thời chú ý đảm bảo tốt công tác này khi cố tình huống xảy ra.
-
Có kế hoạch tập huấn, luyện tập PCCC và CNCH hàng năm trong toàn Viện Hàn lâm theo đúng quy định.
-
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm công tác PCCC và CNCH trong mùa mưa bão, các dịp nghỉ lễ, tết hoặc ngày có sự kiện chính trị quan trọng của Viện Hàn lâm.
-
Tổ chức phá dỡ, xây mới một số trụ sở đã cũ, hỏng, xuống cấp để đảm bảo an toàn cơ quan…
|
Đại biểu trao đỏi ý kiến tại Hội nghị |
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ các sự cố đã xảy ra để có những phương án mới trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH những năm tiếp theo. Trao đổi ý kiến về công tác quản lý và những bài học kinh nghiệm Trung úy Trần Mạnh Tiến cũng cho rằng Viện Hàn lâm nói chung và các đơn vị thuộc và trực thuộc nói riêng cần có thêm những quy chế, quy định đặc thù về công tác PCCC và CNCH tại đơn vị. Qua đó, hàng năm có những tham chiếu, tổng kết, thi đua, khen thưởng nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ PCCC và CNCH trong thời gian tới.
Tổng kết Hội nghị TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm nhận định. Với đặc thù là cơ quan nghiên cứu khoa học cấp quốc gia nên Viện Hàn lâm thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Do vậy, yêu cầu và công tác PCCC và CNCH luôn được chú trọng. Trong nhiều năm qua, nhất là 5 năm gần đây, lãnh đạo Viện Hàn lâm đã thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hai mảng công tác này, Viện có ban hành quy chế riêng. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của lực lượng chữa cháy cơ sở, Viện Hàn lâm thường xuyên chỉ đạo đưa nội dung huấn luyện PCCC và CNCH cho lực lượng chữa cháy cơ sở theo quy định. Đến nay lực lượng này đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghiệp vụ PCCC và CNCH.
|
Toàn cảnh Hội nghị |
Những kết quả trên đã góp phần hiệu quả, từng bước nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ PCCC, CNCH gắn với mục tiêu bảo vệ an toàn cơ quan. Tuy nhiên, với tinh thần luôn luôn sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh, Phó Chủ tịch cũng yêu cầu các đơn vị bám sát hơn nữa vào thực tiễn để có các cơ sở tham mưu kịp thời với lãnh đạo các cấp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ an toàn cơ quan trong tình hình mới./.
Phạm Vĩnh Hà