Giao lưu với người Hmông tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • 3.3 top logo - tin hanh chinh to chuc

Giao lưu với người Hmông tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

06/07/2013

Chiều 2/7/2013, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức buổi giao lưu với chủ đề “Nhà Hmông và những biến đổi hiện nay” tại nhà người Hmông trong khu bảo tàng ngoài trời. Buổi giao lưu có sự tham gia của 7 người Hmông và TS. Vi Văn An, cán bộ nghiên cứu - sưu tầm của Bảo tàng cùng nhiều sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Phát biểu tại buổi giao lưu, TS. Vi Văn An cho biết: Nhà Hmông được trưng bày tại Bảo tàng là một trong 10 ngôi nhà nguyên gốc của các dân tộc thiểu số Việt Nam được chính người dân Hmông xây dựng tại khu bảo tàng ngoài trời. Ngôi nhà được Bảo tàng lựa chọn do có nét độc đáo riêng biệt, khác hẳn với những ngôi nhà của người Hmông ở các địa phương khác. Toàn bộ nhà được làm bằng gỗ pơmu. Kết cấu ngôi nhà hầu như không có cửa sổ, chỉ có 2 cửa là cửa chính và cửa phụ bên cánh trái dành cho phụ nữ. Đây là điểm khác biệt rất độc đáo mà TS. Vi Văn An đã tìm ra và cho rằng điều đó là do sự thích ứng của người dân địa phương với thời tiết lạnh khắc nghiệt của vùng miền núi Yên Bái. Ngôi nhà đã được Bảo tàng vận chuyển từ bản Đề Chờ Chua, xã Púng Luông về dựng tại Bảo tàng từ năm 1999, sửa chữa nhỏ một số lần vào năm 2005. Nhằm mục đích để ngôi nhà của người H’mông có thể được gìn giữ trưng bày lâu hơn tại Bảo tàng, ngôi nhà đã được 7 người dân bản Đề Chờ Chua, xã Lúng Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái chung tay tôn tạo, tân trang, dự kiến khoảng 15-20 năm nữa mới phải tôn tạo lại.

Ngoài việc tham quan để tìm hiểu những nét đặc trưng trong cấu trúc xây dựng nhà ở của người Hmông, tìm hiểu những phong tục, thói quen sinh hoạt thường ngày của người dân, buổi giao lưu còn mang lại cho công chúng tham dự nhiều hiểu biết hơn về văn hóa trong tập quán cư trú của người Hmông tại khu vực này, cũng như được nghe người Hmông nói về những biến đổi trong không gian nhà ở và thói quen trong sinh hoạt hiện nay.

Được chứng kiến người H’mông dệt vải, chơi quay, nhảy pao, thổi sáo, tìm hiểu đời sống tinh thần của người Hmông qua những việc làm thường ngày đã đem lại cho những người tham dự nhiều cảm xúc khác biệt, nhiều câu hỏi giao lưu đã được các bạn sinh viên đặt ra và được 7 vị khách đặc biệt của buổi giao lưu trả lời qua những câu đối thoại bằng tiếng Kinh chưa thật rõ, mang lại nhiều tiếng cười và trải nghiệm thú vị.

 

Phạm Vĩnh Hà

 

Các tin đã đưa ngày: