Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Chuyển đổi số - đòn bẩy để phát triển, góc nhìn từ bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_nghiencuu (1)

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Chuyển đổi số - đòn bẩy để phát triển, góc nhìn từ bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

09/10/2024

Chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển.

Các em nhỏ đã có nhiều trải nghiệm thú vị khi tham dự vào các trò chơi khám phá </br> ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), chuyển đổi số đang thực sự trở thành một trong những động lực quan trọng, có giá trị đòn bẩy giúp hướng đi của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Bảo tàng) - đơn vị tiên phong của Viện Hàn lâm trong lĩnh vực chuyển đổi số phát huy được lợi thế có tính đặc thù và thu được nhiều hiệu quả rất tích cực.

Số hóa hình ảnh, hiện vật - xu hướng tất yếu

Tính đến thời điểm hiện tại Bảo tàng đã số hóa được 20.743 (hiện vật) và 60.366 (ảnh). Hệ cơ sở dữ liệu này là một trong những tiện ích thông minh được cán bộ Phòng Kiểm kê – Bảo quản thực hiện, giúp cho cán bộ nghiên cứu thuận tiện hơn trong công tác tra cứu tư liệu, không mất thời gian đi lại, chờ đợi tìm kiếm như trước đây, có thể lưu file để sử dụng lâu dài trong suốt thời gian nghiên cứu... Chỉ cần ngồi tại văn phòng làm việc của mình, thông qua mạng LAN nội bộ, các cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng đều có thể dễ dàng tra cứu được bất cứ tư liệu hiện vật và ảnh mà không cần phải làm các thủ tục hành chính để vào kho hồ sơ, kho ảnh tra cứu, thực hiện thủ công như trước kia.

Bên cạnh đó, Bảo tàng cũng tiến hành song song việc ứng dụng công nghệ trong việc dựng các video, sử dụng công nghệ thực tế ảo Virtual Reality (VR) - hệ thống mô phỏng các thiết kế 3D để duy trì và phát huy giá trị di sản. Ứng dụng này có khả năng tái hiện không gian thực lên môi trường internet chính xác đến 100%, không chỉ mang đến sự trải nghiệm thông qua màn hình máy tính, điện thoại mà còn đem đến cho công chúng cảm giác chân thực như đang có mặt trực tiếp tại Bảo tàng thông qua các thiết bị như tai nghe, kính thực tế ảo…

Theo chia sẻ từ TS. Hoàng Thị Tố Quyên, Trưởng phòng, Phòng Kiểm kê – Bảo quản: Hệ cơ sở dữ liệu quản lý hiện vật và ảnh đã được Bảo tàng tiến hành nghiên cứu và xây dựng phần mềm chuyên dụng từ năm 2006, đến năm 2010 CSDL đã được hoàn thành và đi vào hoạt động đã hỗ trợ Bảo tàng rất lớn trong việc quản lý, lữu trữ thông tin hiện vật được nhập liệu. Trong giai đoạn chuyển đổi số hiện tại, phần mềm càng chỉ rõ tính tiện lợi, mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý, điều hành và khai thác thông tin phục vụ các hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn chính tại Bảo tàng.

Thông tin về hiện vật được cung cấp sâu hơn tới du khách thông qua màn hình hiển thị ứng dụng công nghệ số

Bám sát vào mục tiêu chuyển đổi số của Viện Hàn lâm, ứng dụng chuyển đổi số trong việc thuyết minh, trưng bày hiện vật tại Bảo tàng luôn được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đây là một trong những nỗ lực bước đầu của Bảo tàng trong việc giới thiệu và quảng bá các sản phẩm văn hóa phục vụ khách tham quan và phát huy hiện vật của Bảo tàng trên môi trường số.

Mặt khác, Bảo tàng cũng sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ được đồng bộ trên nền tảng Android và IOS cho phép khách tải App và sử dụng quét mã QR để xem câu chuyện hiện vật… Chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể tiếp cận đa dạng thông tin liên quan đến hiện vật, có thuyết minh, âm thanh phụ trợ khiến chuyến tham quan có sức lôi cuốn và sống động hơn với mục đích giới thiệu trưng bày tới rộng rãi công chúng trong và ngoài nước. Đây được coi là một trong những giá trị gia tăng mà Bảo tàng áp dụng để gia tăng sự kết nối với công chúng.

TS. An Thu Trà, Trưởng phòng, Phòng Truyền thông – Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết: Đứng trước thách thức phải đổi mới, phải ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu hút và phục vụ khách tham quan, với nguồn kinh phí đầu tư hạn chế và sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn lực nhân sự trong lĩnh vực CNTT, Bảo tàng đã rất chủ động kết nối, tìm kiếm đối tác xã hội hóa, hợp tác công - tư để đưa công nghệ số vào Bảo tàng. Đây là một thành công, cho thấy những nỗ lực rất lớn từ Ban lãnh đạo Bảo tàng trong việc triển khai các kế hoạch hành động theo đúng yêu cầu của  Ban Chỉ đạo Chuyển đối số Viện Hàn lâm và cho thấy công tác số hóa hình ảnh, hiện vật là một xu hướng tất yếu trong quá trình chuyển đổi số mà Bảo tàng phải thực hiện. Từ đó, góp phần quảng bá các di sản văn hóa tới đông đảo du khách, đem lại lợi ích không chỉ về kinh tế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự thành công của quá trình chuyển đổi số Viện Hàn lâm.

Chỉ cần điện thoại được kết nối mạng internet du khách đã có thể tiếp cận với các thông tin liên quan đến trưng bày <br/> ứng dụng này được coi là xu hướng chủ đạo của Bảo tàng số trong giai đoạn hiện tại

Vai trò của việc xác định các nội dung số hóa ưu tiên thực hiện chuyển đổi số

Việc xác định các nội dung sẽ được ưu tiên trong hoạt động chuyển đổi số được Viện Hàn lâm nói chung và Bảo tàng nói riêng đánh giá là rất quan trọng. Ở lĩnh vực Bảo tàng các cơ chế, chính sách, các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật cụ thể để Bảo tàng có thể chủ động từng bước thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong lộ trình xây dựng các mục tiêu số hóa.

Việc ban hành cơ chế, chính sách, các quy định, định mức về tài chính để các đơn vị trong Viện Hàn lâm có thể từng bước chủ động thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Đối với Bảo tàng vấn đề xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin. Ban hành chuẩn hóa hệ dữ liệu hiện vật bảo tàng là cơ sở để Bảo tàng có thể thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin một cách thuận lợi, hiệu quả hơn trong các hoạt động nghiệp vụ có liên quan.

Các ứng dụng công nghệ đang được triển khai tại phòng khám phá <br/>đang có sức hút rất lớn đối với công chúng đặc biệt là đối với trẻ em

Theo đánh giá từ Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Viện Hàn lâm các khó khăn hiện nay đang đặt ra đối với các đơn vị trực thuộc chính là việc xây dựng, xác định các nội dung ưu tiên thực hiện chuyển đổi số; việc khảo sát, tập hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ số hóa; việc cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu lưu trữ, quản lý, tích hợp các nội dung số hóa, chuyển đổi số;…

Tại báo cáo của bảo tàng dân tộc học Việt Nam thì việc chuyển đổi số tại Bảo tàng gặp không ít khó khăn như: Việc ứng dụng công nghệ tất yếu phải đầu tư những khoản kinh phí cho việc lắp đặt, vận hành các thiết bị công nghệ. Mặc dù đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quan tâm và Viện Hàn lâm tạo điều kiện, đầu tư để đổi mới trang thiết bị… nhưng đứng trước thực tế các thiết bị và công nghệ luôn được nâng cấp, phát triển trong khi thiết bị tại Bảo tàng đã cũ và lạc hậu, rất khó để đáp ứng được yêu cầu nhất là trong vấn đề đồng bộ. Bên cạnh đó, khi đã có thiết bị thì cần đến người quản lý, vận hành. Cán bộ bảo tàng có thể làm tốt chuyên môn nhưng thiếu và yếu kiến thức về công nghệ, không có nhân sự chuyên trách đã dẫn đến thực trạng khi thực hiện thiếu tự tin, lúng túng, hiệu quả không đạt được như kỳ vọng.

Các ứng dụng công nghệ không chỉ hấp dẫn đối với người lớn mà còn trở nên đặc biệt lôi cuốn ngay cả đối với các em nhỏ

Sức hút của Bảo tàng còn có tác dụng hỗ trợ các trường tiểu học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội <br/> gia tăng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tham gia học tập

Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù đã và đang đạt được những thành quả bước đầu và lộ trình số hóa đã được định hình nhưng việc tìm giải pháp trong việc thiếu hụt đội ngũ nguồn nhân lực thành thạo công nghệ thông tin để đáp ứng công việc và vấn đề kinh phí thực hiện các nội dung số hóa, chuyển đổi số là những thách thức không nhỏ với hầu hết các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm. Ứng dụng công nghệ để có thể phát huy, bảo tồn giá trị của những di sản, giá trị tư liệu khoa học, phục vụ khoa học… tạo nguồn lực và là "đòn bẩy" cho sự phát triển, thì Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói chung và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nói riêng đang còn rất nhiều việc phải làm để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số trong giai đoạn tới./.

Thời Trân

Các tin đã đưa ngày: