Tọa đàm khoa học: Tri thức thực nghiệm trong điều tra xã hội học
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Chính phủ
  • Thư điện tử
  • Logo - Hội thảo

Tọa đàm khoa học: Tri thức thực nghiệm trong điều tra xã hội học

15/08/2013

Ngày 12/8/2013, tại Viện Nghiên cứu Con người đã diễn ra buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề: Tri thức thực nghiệm trong điều tra Xã hội học, do Chi đoàn Viện Nghiên cứu Con người tổ chức, diễn giả khách mời là PGS.TS. Mai Quỳnh Nam.

Tại Tọa đàm, PGS.TS. Mai Quỳnh Nam đã trình bày nhiều thông tin liên quan đến các trường phái lý thuyết xã hội học, triết học kinh điển của các học giả người Pháp, Đức…, tầm quan trọng và vai trò của thực nghiệm trong các nghiên cứu xã hội học. PGS.TS. Mai Quỳnh Nam nhấn mạnh: Xã hội học là ngành khoa học nghiên cứu về các sự kiện xã hội, đi sâu vào giải thích các mối quan hệ xã hội, xác định mối quan hệ tương tác giữa sự vật và hiện tượng, là ngành khoa học có tính chất liên ngành cao, rất gần với các nghiên cứu xã hội học đô thị và nhân học xã hội.

Ngoài việc khẳng định tri thức thực nghiệm là một đòi hỏi tất yếu trong nghiên cứu xã hội học, người làm nghiên cứu xã hội học phải dựa trên cơ sở các thực chứng, nắm vững lý thuyết chuyên ngành và các lý thuyết chung về xã hội học, Phó giáo sư rất chú trọng trình bày đến tầm quan trọng của các nghiên cứu thực chứng và cho rằng, các nghiên cứu xã hội học cho phép các nhà nghiên cứu có thể đánh giá được khái niệm, điều chỉnh hệ thống lý luận và sự “vận động” của lý thuyết vào những thời điểm nghiên cứu nhất định (các biến đổi xã hội sẽ dẫn đến sự biến đổi của các quy phạm xã hội học), phải làm tốt thao tác hóa khái niệm để cho ra được các chỉ báo (chỉ số, biến) cụ thể và dễ hiểu. Đồng thời, Phó giáo sư cũng cho rằng, nghiên cứu xã hội học luôn có một nhược điểm tồn tại trong các phân tích thực nghiệm, vì xã hội học gần với triết học kinh nghiệm, nên vấn đề khái quát hóa là rất hạn chế, khi triển khai các vấn đề nghiên cứu cần xác định đây là nghiên cứu tổng quan hay là nghiên cứu trường hợp để có được những hướng tiếp cận vấn đề đúng đắn nhất.

Tọa đàm diễn ra hết sức sôi nổi,nhiều câu hỏi của các đoàn viên, thanh niên trong Chi đoàn Viện Nghiên cứu Con người và các đoàn viên, thanh niên đến từ các chi đoàn trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã được PGS.TS.Mai Quỳnh Nam trả lời và thảo luận chi tiết, đã góp phần vào thành công của buổi tọa đàm.

Phạm Vĩnh Hà

Các tin đã đưa ngày: