Quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt để Cô Tô là “Viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Bắc
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_daotao (1)
  • 3.7 top logo - tin dao tao

Quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt để Cô Tô là “Viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Bắc

22/07/2024

Từ ngày 18 đến 22 tháng 7 năm 2024, trong khuôn khổ Nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2024, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tiến hành điều tra, khảo sát nghiên cứu thực tế về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với UBND huyện Cô Tô tổ chức Tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng về thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn cho người dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt tại Cô Tô

Huyện Cô Tô là một quần đảo với hơn 70 đảo lớn nhỏ, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích đất nổi của huyện là 5.368 ha. Huyện có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã Đồng Tiến và Thanh Lân và thị trấn Cô Tô.

Hiện nay, Cô Tô đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng như hệ thống đường giao thông xuyên đảo, hệ thống tàu thuyền vận chuyển hành khách và hàng hóa, hệ thống điện lưới quốc gia, các trường học, dịch vụ y tế, hệ thống hồ chứa nước cung cấp nước ngọt…

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cô Tô, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện vào khoảng 15 tấn/ngày, vào mùa du lịch lượng rác thải phát sinh trên 30 tấn/ngày. Lượng rác thải phát sinh về cơ bản đã được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo theo yêu cầu. Từ tháng 7/2020, hệ thống lò đốt bằng công nghệ áp suất âm được huyện đảo Cô Tô đưa vào hoạt động. Với công suất 750 kg/giờ, tỷ lệ rác được đốt của toàn huyện đạt khoảng 65%. Hiện nay, tại xã Thanh Lân chưa xây dựng được khu xử lý rác thải để xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn.

Theo Công ty môi trường đô thị Cô Tô, việc thu gom rác thải và những giải pháp xử lý các loại rác thải sau khi thu gom tại huyện đảo Cô Tô là rất khó để triển khai, những khó khăn khi xử lý số lượng rác thải cao gấp nhiều lần vào những mùa cao điểm. Khó khăn lớn nhất là chi phí nhiên liệu và nhân công tại đảo cao hơn so với đất liền từ 1,5 - 2 lần, các trang thiết bị xử lý rác nhanh bị hỏng do ảnh hưởng của nước mặn. Theo đánh giá chung, lượng rác thải từ du lịch và sinh hoạt là một gánh nặng cho môi trường huyện đảo. Quỹ đất để chôn lấp rác thải rất ít, chi phí vận chuyển rác thải nhựa khi đã được phân loại về đất liền khá lớn. Vì vậy, phân loại rác thải tại nguồn là khâu quan trọng để giảm chi phí xử lý và diện tích chôn lấp.

Để Cô Tô là “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Bắc

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường theo định hướng bền vững, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng và ban hành Quyết định số 175-QĐ/HU, ngày 4/6/2021 phê duyệt Đề án “Huyện đảo Cô Tô không có rác thải nhựa”, với phương châm vừa thực hiện, vừa nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến phản hồi của các tổ chức, cá nhân, khách du lịch. 

Việc thực hiện Đề án “Huyện đảo Cô Tô không có rác thải nhựa” đem lại hiệu quả thiết thực, để Cô Tô xứng tầm là “viên ngọc xanh” giữa biển trời Đông Bắc. Mô hình này đã trở thành điểm sáng trong tỉnh và được nhiều địa phương khác nghiên cứu, học tập.

Chia sẻ cụ thể về Đề án, Ông Đỗ Huy Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết, thời gian đầu huyện phải tăng cường nhắc nhở, tuyên truyền cho du khách và người dân hiểu. Sau đó, người dân và chính quyền cùng phối hợp để dọn rác thải định kỳ ở những bãi tắm, đường giao thông, thu gom nước thải để xử lý giúp vùng biển đảo Cô Tô ngày càng trong sạch. Từ tháng 8/2022, huyện đảo Cô Tô đã tuyên truyền, khuyến khích du khách và người dân không sử dụng túi nylon và đồ nhựa một lần trên đảo, sau một năm thử nghiệm mang lại nhiều kết quả tích cực. Từ 15/9/2023, huyện Cô Tô cấm du khách mang đồ nhựa dùng một lần lên các đảo.

Để triển khai quy định này, Công an huyện Cô Tô và Bộ đội Biên phòng sẽ lập chốt kiểm soát tại cảng Cô Tô. Các đơn vị vận tải, tàu khách, dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú vừa phổ biến quy định vừa thay thế đồ nhựa bằng các đồ có chất liệu thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các cấp, ngành cùng vào cuộc tuyên truyền.

Đoàn công tác đã tham quan thực tế các mô hình đang được triển khai tại Cô Tô trong khuôn khổ Đề án 175 về “Huyện đảo không rác thải nhựa”. Các mô hình: “Rác thải học đường” tại trường cấp 1-2 thị trấn Cô Tô; “Biến rác thành tiền” do Hội Phụ nữ khu 2, thị trấn Cô Tô thực hiện; “Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường - không sử dụng đồ nhựa 1 lần” trong hoạt động kinh doanh tại Trung tâm Thương mại là những mô hình mang lại hiệu quả cao và được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện thực hiện.

Nhiều mô hình, giải pháp quản lý rác thải tại Cô Tô

Thị trấn Cô Tô đã rà soát, kiện toàn, bổ sung lại thành viên của 40 Tổ tự quản vệ sinh môi trường tại 4/4 khu dân cư, đồng thời mỗi thứ 5 hàng tuần đều ra quân dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn. Thị trấn phối hợp với Ban Quản lý dịch vụ công ích huyện thành lập 1 Tổ liên ngành tại cảng Cô Tô để kiểm soát việc không mang túi nylon và đồ nhựa khi đến đảo; chỉ đạo các khu tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức tự trang bị thùng rác 2 ngăn để phân loại rác ngay tại nguồn.

Thị trấn thành lập mô hình “biến rác thành tiền”, “hố ủ phân hữu cơ”; phối hợp với cơ quan, đơn vị triển khai 8 lượt tuyên truyền, ký cam kết các phương tiện tàu thuyền không xả rác xuống biển. Trong năm 2023, thị trấn Cô Tô tổ chức 38 buổi ra quân dọn vệ sinh môi trường tại bãi biển, các điểm công cộng trên địa bàn; tổ chức cho 100% tiểu thương ký bổ sung trong điều khoản hợp đồng hạn chế sử dụng túi nylon, chai nhựa dùng một lần…

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người dân, các đoàn thể huyện đảo Cô Tô còn có nhiều hoạt động hiệu quả. Mô hình “Hố ủ rác hữu cơ” của Hội Phụ nữ đã và đang phát huy rất tốt vào công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, đóng góp một phần vào công tác an sinh xã hội từ chính nguồn tiền thu được từ rác.

Triển khai phân loại rác tại nguồn, xử lý triệt để rác sinh hoạt tại Cô Tô

Cô Tô sở hữu nguồn tài nguyên quý giá từ hệ sinh thái biển, đảo, núi rừng nguyên sinh. Việc ngăn chặn những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đến môi trường biển đảo chính là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực để phát triển du lịch một cách bền vững, gắn phát triển với bảo tồn, phục hồi nguồn tài nguyên, qua đó tạo sự bứt phá cho kinh tế du lịch, bảo đảm sinh kế người dân, đồng thời giữ được cảnh quan, môi trường tự nhiên

Theo đánh giá của huyện Cô Tô, hiện nay tỷ lệ các hộ gia đình phân loại rác thải sinh hoạt còn thấp. Việc nhắc nhở, xử lý các hộ tiểu thương, các hãng tàu sử dụng túi nylon khó phân hủy trong kinh doanh và vận chuyển hàng hóa vào địa bàn huyện chưa triệt để, tình trạng vi phạm cam kết còn xảy ra.

Ra mắt mô hình tự quản “Phân loại rác thải tại hộ gia đình” tại Cô Tô

Do vậy, trong thời gian tới, huyện cần ập trung triển khai các mô hình, hoạt động cụ thể, thiết thực trong bảo vệ môi trường tại khu dân cư, cũng như phát động phong trào thi đua về bảo vệ môi trường gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giữa các thôn, khu, các địa phương, cơ quan trên địa bàn huyện.

Các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân có thói quen sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, có ý thức phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình, hưởng ứng việc thu gom, vệ sinh môi trường, thực hiện các đợt tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý, các khu vực công cộng và tại các hộ dân.

Đồng thời, huyện Cô Tô cần quan tâm đầu tư nhà máy xử lí rác thải, hệ thống xử lí nước thải và các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước, hạ tầng giao thông… Đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tại xã Thanh Lân theo theo đúng quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

TS. Nguyễn Đình Đáp trình bày báo cáo tại buổi tập huấn

Cũng trong khuôn khổ các hoạt động tại Cô Tô, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với UBND huyện Cô Tô tổ chức Tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng về thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn cho người dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Chương trình tập huấn với mục tiêu giới thiệu các quy định, kế hoạch thực hiện phân loại rác tại nguồn; quy đinh quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ kinh nghiệm của một số địa phương triển khai mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng; cách thức triển khai, xây dựng mô hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại một số đảo.

TS. Nguyễn Đình Đáp & TS. Nguyễn Xuân Khoát

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Các tin đã đưa ngày:
62.31.01.01
Đặng Thị Thu Giang
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và TS. Nguyễn Minh Phong
62.31.01.06
Hoàng Hải Bắc
PGS. TS. Bùi Tất Thắng và PGS. TS. Đỗ Hương Lan