Tập huấn "Trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh thực hiện EVFTA"
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_daotao (1)
  • 3.7 top logo - tin dao tao

Tập huấn "Trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh thực hiện EVFTA"

11/08/2023

Trong khuôn khổ đề tài khoa học và công nghệ “Giải pháp thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”, từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 8 năm 2023, tại Hội trường Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương, Số 28, Huỳnh Văn Nghệ, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Viện Nghiên cứu Châu Âu phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình tập huấn “Thực hiện trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tham dự khóa tập huấn có:

Ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương; ông Phạm Minh Châu, ông Lê Châu Ân, ông Nguyễn Hùng Thịnh – Chi cục Phát triển nông thôn; bà Đinh Thị Hường, ông Đặng Minh Nhật, ông Phạm Đức Kiên – Chi cụ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Dương, Chi cục phát triển nông thôn, Chi cục quản lý chất lượng, …;

Ông Nguyễn Thế Tùng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương; PGS.TS. Bùi Thị Nga, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Bà Bỗ Ngọc Mai Trang, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Dương và 10 doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương (lãnh đạo, quản lý, người lao động); gồm: Ông Nguyễn Thu Hà Châu và bà Nguyễn Thị Ái Quyên, Công ty Cổ phần Nông nghiệp U& I; Bà Phạm Thị Bích Ngọc và Bà Nguyễn Thị Minh Thuận, Công ty Intimex Mỹ Phước; Ông Nguyễn Hoàng Trọng Hiếu, giám đốc, HTX Ổi Thanh Kiên; Ông Nguyễn Hữu Tâm, giám đốc, HTX Bưởi Bạch Đằng; Ông Nguyễn Minh Thành, giám đốc, HTX Đồng Thuận Phát; Ông Trần Văn Viễn, giám đốc, HTX Dịch vụ nông nghiệp An Sơn; Ông Nguyễn Văn Tiến, giám đốc, HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ vận tải Dân Tiến; Ông Trần Thành Có, giám đốc, Hợp tác xã Nông nghiệp Nhân Đức; Bà Vũ Thị Tuấn, giám đốc và ông Nguyễn Chí Thành, HTX Yến sào Dầu Tiếng; Ông Đoàn Minh Chiến và ông Đoàn Minh Tuấn Trang trại tổng hợp Đoàn Minh Chiến.

Về phía nhà tài trợ có TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc Viện FNF, CHLB Đức tại Việt Nam;

Về phía Viện Nghiên cứu châu Âu có PGS.TS.Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Âu; TS. Bùi Việt Hưng và ThS. Vũ Thanh Hà - nhóm nghiên cứu đề tài. 

Thời gian qua, tái cấu trúc nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nông nghiệp sạch, cung cấp nông sản an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là một chủ trương lớn của tỉnh Bình Dương. Trong bối cảnh Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng đang ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng về tiếp cận thị trường, trong đó Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, EU luôn là thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, cùng với đó, yêu cầu về việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) luôn được xem là những mục tiêu ưu tiên, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Phấn đấu sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của EU, để tranh thủ các cơ hội thị trường khi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU ( EVFTA) là mục tiêu và cũng là động lực để chuẩn hóa các điều kiện sản xuất, đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp vừa đảm bảo năng suất chất lượng, hiệu quả mà còn đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội như sử dụng lao động, môi trường, tài nguyên, giá trị đạo đức, văn hóa, uy tín, thương hiệu. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) không chỉ là xu hướng mà còn là điều kiện tất yếu đối với các DN trong quá trình hội nhập cũng như là nền tảng để DN xây dựng các mối quan hệ phát triển bền vững.

Trong những năm qua, cộng đồng DN và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Bình Dương ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu, quy mô, lĩnh vực hoạt động ngày càng đa dạng, chuyển biến phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cộng đồng DN/HTX nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, góp phần tích cực giải quyết việc làm, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác. Đội ngũ doanh nhân của tỉnh đã trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt, khẳng định vai trò to lớn của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tếTrong khuôn khổ đề tài khoa học và công nghệ: “Giải pháp thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”, từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 8 năm 2023, tại Hội trường Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương, Số 28, Huỳnh Văn Nghệ, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Viện Nghiên cứu Châu Âu phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình tập huấn “Thực hiện trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp và  hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, cho các DN/HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nội dung khóa tập huấn bao gồm:

1: THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP VÀ HTX NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA

TS. Nguyễn Thị Phương, Trung tâm thương mại quốc tế, Huấn luyện giảng viên về tiếp cận thị trường, SEPT Competence, Đại học Leipzig, CHLB Đức, trình bày về chủ đề EVFTA và các yêu cầu đặt ra đối với nhập khẩu nông sản vào thị trường EU.

2: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP/ HTX NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI VIỆC THỰC HIỆN TNXH DOAN NGHIỆP/ HTX NÔNG NGHIỆP

PGS. TS. Bùi Thị Nga - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trình bày 2 vấn đề:

- Những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện TNXH trong việc xây dựng chiến lược và chính sách về đối tác, thị trường của DN/ HTX nông nghiệp

- Yêu cầu chung đối với hoạt động trồng trọt, chế biến, bảo quản và tiêu thụ đối với sản phẩm nông sản của DN/HTX.

3: CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN TNXH DOANH NGHIỆP/ HTX

- Luật gia, Giảng viên chính. Nguyễn Hoàng Mai - Đại học Công Đoàn, trình bày vấn đề thực thi TNXH của DN/ HTX nông nghiệp trên các góc độ về xã hội và các hoạt động quan hệ cộng đồng

- Ông Nguyễn Thế Tùng Lâm,  Sở Tài nguyên Môi trường Bình Dươngtrình bày vấn đề thực thi TNXH của DN/ HTX nông nghiệp với các quy định về môi trường và phát triển bền vững.

4: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP/HTX NÔNG NGHIỆP

TS. Bùi Việt Hưng - Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trình bày “Bộ công cụ đánh giá và quy trình thực hiện hiệu quả trách nhiệm xã hội DN/HTX nông nghiệp”.

Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với DN thể hiện ở đạo đức kinh doanh, quản lý tốt và giảm thiểu các rủi ro kinh doanh, thu hút nhà đầu tư dài hạn và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới; Đồng thời củng cố quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh, nâng cao uy tín và hình ảnh của DN, củng cố vị trí và mở rộng thị phần của DN, tuân thủ tốt các quy định của pháp luật và các tổ chức kinh tế quốc tế, là động lực cho nhân viên và thu hút nhân tài cho DN, cải tiến khoa học, kỹ thuật, gia tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu trong dài hạn… Trách nhiệm xã hội DN là phương án mà các DN thường áp dụng như là một chiến lược nhằm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn cho DN, đi cùng với phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Trách nhiệm xã hội của DN được thể hiện qua các mặt: (i) Bảo vệ môi trường; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (iv) Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; (v) Quan hệ tốt với người lao động; (vi) Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong DN.

Kết quả nghiên cứu các DN, hợp tác xã nông nghiệp trên đia bàn tỉnh Bình Dương của đề tài cũng cho thấy một số điểm nhấn về nhận thức cũng như thực tiễn thực hiện TNXH, cụ thể: (1) Trách nhiệm xã hội không phải là khái niệm mới, mà chủ đề này đã được các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, lan tỏa qua các cuộc truyền thông, vinh danh giải thưởng về phát triển bền vững; (2) việc tiếp cận các đơn hàng xuất khẩu sản phẩm nông sản, sản phẩm gỗ sang thị trường các nước phát triển như Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc với những tiêu chuẩn và quy định khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quản lý lao động, môi trường của các DN, tập đoàn nông sản lớn ở Bình Dương là một trong những động lực, sự quyết tâm trong việc nâng cao nhận thức thực hiện trách nhiệm xã hội cho toàn thể người lao động trong DN; (3) Sự lan tỏa về trách nhiệm xã hội từ DN xuống các hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng thông qua các chuỗi liên kết, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp xuất khẩu; (4) Thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết phải bắt đầu từ nhận thức của tập thể cán bộ lãnh đạo, trong việc xây dựng các chiến lược, tầm nhìn cho doanh nghiêp, đảm bảo DN tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm mà DN mình tạo ra, đảm bảo thương hiệu, uy tín với người tiêu dùng, đối tác, đảm bảo sự minh bạch trong liên kết giữa DN với các hợp tác xã, người dân trong các hợp đồng, hay đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất có thể cho người lao động, cũng như quan tâm đến gia đình người lao động, đóng góp đến sự phát triển chung của cộng đồng…và (5) Sự lan tỏa về trách nhiệm xã hội ra ngoài cộng đồng, thì không thể thiếu vai trò của các nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố, huyện, xã, trong việc giám sát các DN/ HTX tuân thủ thực hiện các quy chuẩn về lao động, môi trường và xã hội, sự vào cuộc của các đơn vị truyền thông, báo đài...Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có những tồn tại, điểm nghẽn trong thực hiện TNXH đòi hỏi cần và phải nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như hoàn thiện bộ công cụ, tài liệu tập huấn, hướng dẫn, giám sát các DN, HTX nông nghiệp hiểu và thực hiện đầy đủ TNXH.

Các đại biểu tham dự tập huấn chụp ảnh lưu niệm

PV.

Các tin đã đưa ngày:
62.31.01.01
Đặng Thị Thu Giang
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và TS. Nguyễn Minh Phong
62.31.01.06
Hoàng Hải Bắc
PGS. TS. Bùi Tất Thắng và PGS. TS. Đỗ Hương Lan