Tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
  • Thư viện điện tử và kho tin
  • Đề tài nghiên cứu cấp bộ
  • Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
  • Tham khảo tạp chí
  • Sách toàn văn
  • Thư điện tử
  • Chính phủ
  • left_banner_daotao (1)
  • 3.7 top logo - tin dao tao

Tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk

08/03/2024

Trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Tỉnh do Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên là cơ quan chủ trì, Sở Khoa học và công nghệ Đắk Lắk là cơ quan quản lý đề tài, từ ngày 04-07/3/2024, Viện Nghiên cứu châu Âu phối hợp với Viện FNF Việt Nam, Viện Kinh tế và và Quản lý Tây Nguyên, đã tổ chức Đoàn công tác thực tế nhằm tư vấn, đánh giá hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk.

Tham gia đoàn công tác gồm có:

Về phía Viện FNF Việt Nam có TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc.

Về phía Viện Nghiên cứu Châu Âu có PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng, TS. Hoa Hữu Cường, ThS. Lê Thị Kim Oanh.

Về phía Quỹ hỗ trợ và phát triển thanh niên: Ông Trần Nam.

 Về phía Viện Kinh tế và và Quản lý Tây Nguyên có TS Nguyễn Ngọc Tuyên - Viện trưởng, NCS Đặng Nguyễn Duyên Anh, NCS Đinh Văn Đang.

 Đoàn công tác đã làm việc với 03 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn:

1. Công ty TNHH Nguyễn Văn Foods, Số 51, Thôn 6A, Xã Ea Kly, Huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.

2.  Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Công bằng EATU, Số 22 đường KT, Buôn Ko Tam,  Xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

3. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vương Thành Công, Số 231 Y Wang, Phường Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

Tham gia tiếp và làm việc với đoàn có Giám đốc và cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Một số hình ảnh trong các buổi làm việc của đoàn công tác

Tại buổi làm việc, các chuyên gia trong đoàn công tác cùng với doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ, thảo luận nhìn nhận lại những vướng mắc và tồn tại từ  nội tại của doanh nghiệp thực tế thời gian qua mà các chủ thể sản phẩm OCOP cần hỗ trợ, tháo gỡ để có thể tiếp cận tốt hơn thị trường trong và ngoài nước. Các chuyên gia trong đoàn đã tư vấn đã đánh giá hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, hợp tác xã, tập trung vào các chủ đề như lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, đội ngũ nhân lực, chứng nhận quản lý chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, công nghệ, và thiết bị sử dụng trong hoạt động sản xuất; Cách thức tiếp cận thị trường CHLB Đức theo tiêu chuẩn đối với từng chủ thể được tư vấn thông qua tập huấn, trao đổi riêng với Lãnh đạo doanh nghiệp hoặc toàn thể lao động trong doanh nghiệp. Từ đó đề xuất ra các giải pháp mang tính khả thi cao cho tỉnh Đắk Lắk trong tận dụng những cơ hội đến từ EVFTA để thúc đẩy khả năng tiếp cận sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng tại thị trường khó tính như CHLB Đức. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp được tư vấn tự đánh giá được nội tại và năng lực của doanh nghiệp trong quản trị và hướng đến xuất khẩu; Chỉ ra các biện pháp cần cải thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu của CHLB Đức và đối tác nhập khẩu tại Đức và lựa chọn một số doanh nghiệp, hợp tác xã để tư vấn và ký kết MOU.

PV.

Các tin đã đưa ngày:
62.31.01.01
Đặng Thị Thu Giang
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và TS. Nguyễn Minh Phong
62.31.01.06
Hoàng Hải Bắc
PGS. TS. Bùi Tất Thắng và PGS. TS. Đỗ Hương Lan