Nghiên cứu con người từ tiếp cận khoa học xã hội và nhân văn: Các thành tựu kể từ khi thành lập Viện Nghiên cứu Con người đến nay
(18/12/2023)
Tóm tắt: Sau một phần tư thế kỷ hoạt động, cùng với nhận thức ngày càng rõ về vai trò trung tâm của con người trong mọi chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Viện nghiên cứu Con người đã từng bước khẳng định các hướng nghiên cứu của mình ngày một chuyên sâu và đa dạng. Các nghiên cứu của Viện không chỉ là các nghiên cứu cơ bản mà còn là các nghiên cứu có giá trị thực tiễn, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cũng ngày càng thể hiện rõ bản sắc của nghiên cứu liên ngành và đa ngành. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu của Viện đã thể hiện vai trò tham mưu chính sách trong các vấn đề thực hiện quản trị xã hội bền vững, đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc phát triển đất nước và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Để Viện nghiên cứu Con người trở thành một tổ chức nghiên cứu khoa học về con người có chất lượng cao, có uy tín trong giới khoa học xã hội và nhân văn, các hướng nghiên cứu hiện tại tiếp tục được duy trì, đồng thời, luôn bám sát các yêu cầu trong bối cảnh mới và điều kiện thế giới chuyển đổi nhanh và khó dự đoán để bổ sung và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.
Lễ dâng hoa tượng đài Bác Hồ
(02/12/2023)
Sáng ngày 02/12/2023, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (02/12/1953-02/12/2023). Buổi Lễ vinh dự được đón nhận hoa chúc mừng của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng sự hiện diện của đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện Sử học: 70 năm đồng hành cùng sự phát triển của khoa học xã hội Việt Nam
(01/12/2023)
Viện Sử học mà tiền thân là Tổ Lịch sử thuộc Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học được thành lập ngày 02/12/1953 tại chiến khu Việt Bắc theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đến nay đã tròn 70 năm xây dựng và phát triển. Nhân dịp này, Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xin trích toàn văn bài viết được đăng trong cuốn sách "Viện Sử học 70 xây dựng và phát triển".
Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tri ân các đồng chí nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm và thăm hỏi gia đình các đồng chí cố Chủ tịch Viện Hàn lâm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (02/12/1953 – 02/12/2023)
(30/11/2023)
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đồng chí Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị đã đến thăm hỏi, tri ân GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS.TS. Đỗ Hoài Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Gia đình GS.TS. Đặng Xuân Kỳ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Gia đình GS.VS. Nguyễn Duy Quý, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: 70 năm xây dựng và phát triển
(30/11/2023)
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã có cuộc trao đổi, trả lời phỏng vấn với nhiều tờ báo. Cổng Thông tin điện tử Viện Hàn lâm xin trích toàn văn buổi trò chuyện này với phóng viên Báo Công lý (Cơ quan của Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp)